1. Cách làm bánh cốm gạo dẻo Hà Nội đậu xanh lá nếp
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Nhắc đến bánh cốm dẻo người ta sẽ có thể tưởng tượng ra ngay cả một bầu trời mùa thu Hà Nội trong lành, thanh mát y như hương vị của chiếc bánh này. Cách làm bánh cốm Hà Nội với mùi thơm ngây ngất, mát dịu quyện trong lớp vỏ bánh dẻo mềm xanh mướt cùng lớp nhân đậu xanh bùi ngọt tạo nên một ấn tượng khó quên đối với bất kì ai đã từng thử qua!
Mặc dù chưa từng đến Hà Nội nhưng chỉ cần được thưởng thức bánh cốm dẻo bạn sẽ hình dung được một ít về mùa thu thủ đô. Và không cần phải đến thủ đô mới có bánh cốm để ăn nhé, sau hôm nay bạn sẽ có thể tự tay làm nên những chiếc bánh ngon tuyệt với hướng dẫn chi tiết về cách làm bánh cốm dẻo ngon dưới đây của Massageishealthy. Cùng xem thử nhé!
Table of Contents
Nguyên liệu cần có làm bánh cốm
- Cốm khô 300g
- Đậu xanh cà vỏ 50g
- Đường 80g
- Bột nếp làm bánh dẻo 3 thìa canh
- Dầu ăn 1 thìa canh
- Nước hoa bưởi
- Nước 300ml
- Lá nếp 3-4 lá
- Túi nilon loại dày
Cách làm bánh cốm đậu xanh ngon dẻo
Bước 1: Cốm nhặt bỏ những hạt xấu, rửa qua với nước lạnh. Ngâm cốm với nước ấm trong vòng 40-45p cho cốm nở mềm. Lượng nước sẽ ngập qua mặt cốm 1 ít nhé.
Bước 2: Đậu xanh ngâm nước cho mềm trong khoảng 3 tiếng rồi đem hấp chín. Cho đậu đã chín cùng với 30g đường và một ít nước xay nhuyễn.
Bước 3: Cho đậu xanh xay nhuyễn, dầu ăn và 1/2 chỗ bột nếp vào vào chảo chống dính. Đặt chảo lên bếp sên nhỏ lửa đến khi thấy đậu xanh dẻo, khô thì cho 1 ít nước hoa bưởi vào đảo đều vào với đậu cho thơm. Nhấc đậu ra và bọc lại để 1 bên.
Bước 4: Cho 300ml nước cùng 50g đường và lá nếp vào nồi có đáy dày. Đun cho đường tan hết thì vớt là nếp ra và cho cốm vào xào ở mức lửa nhỏ.
Vừa đun các bạn vừa khuấy đều để cốm không bị vón cục. Đến khi thấy cốm tan hết, không còn lẫn những hạt cốm rắn và thấy cốm tróc nồi, dẻo đặc là được.
Lưu ý: Nếu các bạn lỡ tay cho nhiều nước, cốm bị loãng thì rắc thêm 1 ít bột gạo nếp rang để cốm được ráo hơn nhé.
Bước 5: Chờ cho cốm thật nguội thì mới gói bánh. Cốm còn nóng sẽ rất khó gói và khi cốm nóng để trực tiếp lên túi nilon cũng không tốt cho sức khỏe. Chuẩn bị sẵn luôn cả 1 bát dầu ăn nữa nhé.
Nhúng thì vào dầu ăn cho khỏi dính rồi múc 1 ít cốm đổ lên lớp túi nilon. Dùng thìa đã có dầu ăn dàn mỏng lớp cỗm ra cho thành hình vuông.
Và cuối cùng cho cốm lên trên dùng thìa (nhúng qua dầu ăn để chống dính) dàn cho kín lớp đậu. Gói lớp nilon và nắn lại các mép sao cho bánh thành được hình vuông thật đẹp.
Nếu các bạn không quen gói và muốn bánh cốm được đẹp, mịn màng hơn thì nên dùng khuôn vuông để tạo hình cho bánh. Bánh ăn sẽ ngon hơn khi để bánh ở nơi thoáng mát sau 2 ngày.
Với công thức này, chắc chắn bạn sẽ chinh phục được những “cái bụng” khó tính nhất của gia đình mình.
2. Cách làm bánh cốm gạo làng vòng đơn giản
Ngoài cách làm bánh cốm ngon tuyệt từ đậu xanh, Massageishealthy sẽ hướng dẫn bạn làm bánh cốm từ gạo cũng ngon không kém.
Nguyên liệu làm bánh cốm gạo
- Cơm khô (1 bát)
- Đường cát (2/3 chén)
- Gừng băm nhỏ.
- Chanh (1 múi)
- Dầu ăn.
Các bước làm bánh cốm gạo làng vòng
Bước 1: Cho cơm khô vào chả rồi đảo đều tay để chế biến cơm khô thành cốm.
Bước 2: Cho đường và nước vào nồi rồi đun sôi trên bếp. Sau đó cho gừng vào và đợi đến khi đường hơi sánh đặt thì cho chanh vào.
Bước 3: Sau đó cho dầu ăn vào chảo và đợi dầu sôi thì cho cơm khô vào. Khi hạt cơm khô phồng nên đều thì ta đã được cốm làm từ gạo. Vớt cốm ra và dùng dầu thấm để thấm hết dầu ăn.
Bước 4: Cho đường và cốm vào chảo rồi đảo đều tay để đường với cốm hòa quyện với nhau.
Bước 5: Cho đường vào chảo lớn rồi đun với lửa vừa phải. Khi đường chảy ra, cho cốm vào và rộn đều. Đợi cốm ngấm đều đường thi tắt bếp, đợi cốm gần nguội thì nắm thành miếng vừa ăn.
Lúc này bạn đã hoàn thành xong món cốm làm từ gạo rất ngon và giòn. Đây sẽ là món ăn vặt khoái khẩu cho các con của bạn trong những ngày trời hơi se se lạnh đó. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong cách làm bánh cốm dẻo thơm ngon đậm vị Hà Nội cùng chúng tôi rồi đấy, thật sự không hề phức tạp đúng không nào?
Hiếm có ai đến Hà Nội mà không một lần thưởng thức món bánh cốm trứ danh đặc sản nơi đây – và thậm chí còn mang về làm quà cho người thân. Và cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà món bánh này được yêu thích đến vậy. Cái thứ mùi thơm ngây ngất, mát dịu quyện trong lớp vỏ bánh dẻo mềm xanh mướt cùng lớp nhân đậu xanh bùi ngọt tạo nên một ấn tượng khó quên đối với bất kì ai đã từng thử qua.
Bây giờ thì mùa thu Hà Nội nằm trong tay bạn đấy, sẵn sàng thử tài chiêu đãi người thân và bạn bè chưa nào, chúc các bạn thành công nhé!
3. Cách làm bánh cốm dẹp trộn dừa ngon béo đúng chuẩn vị Trà Vinh miền Tây
Bánh cốm dẹp trộn dừa là một món ăn có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Cốm là món ăn vặt, thường có tại mùa thu Hà Nội, là kết tinh của các ông cha ta ngày trước, làm phong phú hơn các món ăn Việt.
Cốm không chỉ có ở mỗi Việt Nam ta, mà còn có ở những nước thuộc Đông Nam Á, nơi mà nền văn minh lúa nước phát triển mạnh mẽ.
Hòa theo xu hướng phát triển của thế giới, chính sách mở cửa của nhà nước, nhiều món ăn của nhiều nước nhiều dân tộc cũng theo đó mà du nhập vào Việt Nam.
Trong số đó nổi lên món cốm dẹp trộn dừa một đặc sản Trà Vinh của người Khmer, Thái, Campuchia, món này thường được họ dùng vào dịp lễ Ok Om Bok hay còn gọi là lễ cúng trăng. Món ăn này để ngoài trời 2 – 3 ngày vẫn không bị thiu và mất đi độ ẩm như cốm tươi Hà Nội.
Để phù hợp hơn với khẩu vị người việt mình, cũng như dễ dàng trong việc tìm nguyên liệu và cách chế biến. Hôm nay Massageishealthy xin được giới thiệu cho các bạn công thức làm món cốm dẹp trộn dừa theo đúng chuẩn miền Tây nhé!
Nguyên liệu làm bánh cốm dẹp trộn dừa
- 250g cốm dẹp (màu trắng hoặc xanh đều ngon).
- 80ml nước cốt dừa.
- 300g dừa nạo. Các bạn chọn dừa dẻo sẽ ngon hơn là dừa già. Vì dừa già có chứa nhiều dầu, để lâu sẽ có mùi.
- 4 muỗng canh đường cát trắng, xay mịn.
- Một nhúm muối nhỏ, giúp tăng độ ngọt cho món ăn.
Nếu như bạn không thể mua được cốm dẹp tươi, có thể mua cốm khô có bán tại các siêu thị cũng được. Khi dùng cốm khô, nhớ giảm lượng nước cốt dừa xuống, nếu không cốm sẽ bị ướt, nhão và không ngon.
Cách làm cốm dẹp trộn dừa ngon đơn giản
-
Bước 1: Chuẩn bị phần nước sốt dừa
Cho nước cốt dừa, đường, muối vào nồi và khuấy đều, tiếp theo ta bắc nồi lên bếp và đun đến khi nước cốt dừa sôi lăn tăn thì tắt bếp, để nước cốt dừa nguội.
Bước này giúp diệt các vi khuẩn có trong nước cốt, giúp món ăn để được lâu hơn. Lưu ý là chỉ để sôi lăn tăn thì các bạn phải tắt ngay bếp, nếu không nước cốt dừa sẽ bị tách lớp, không ngon nữa đâu ạ.
-
Bước 2: Chuẩn bị cốm dẹp
Cốm dẹp tươi khi mua về rửa sơ qua nước cho sạch bụi bẩn rồi trút qua rổ cho ráo nước, lưu ý chỉ rửa sơ thôi, nếu rửa kĩ cốm dễ bị nhớt. Không được ngâm cốm trong nước quá 5 phút, điều này sẽ làm cho cốm bị mềm nhão.
Đối với cốm khô mua ở siêu thị, các bạn nấu nước sôi, sau đó bỏ cốm vào hấp trong 1-2 phút cho cốm nở đều là được. Không hấp quá lâu nếu các bạn không muốn nhận thành quả là cháo cốm.
-
Bước 3: Trộn cốm và nước cốt dừa
Cốm sau khi sơ chế, các bạn sẽ múc trải đều trên khay rộng, để trước quạt cho cốm tơi và khô. Để cốm ráo trong vòng 30 phút thì các bạn bắt đầu rưới nước cốt dừa vào, nhớ dùng nĩa hoặc đũa trộn đều. Không dùng muỗng vì sẽ làm cốm không được đẹp mắt.
Sau khi trộn 20ml nước cốt dừa đầu tiên, các bạn cho cốm nghỉ 10 phút rồi trộn tiếp với 10ml nước cốt dừa tiếp theo để cho cốm ngấm nước cốt dừa. Trộn tới khi cốm dẻo, bạn cảm thấy hạt cốm đã no nước rồi thì nghỉ.
Lưu ý: tùy theo loại cốm mà bạn chọn thì khả năng hút nước của cốm sẽ khác nhau, do đó các bạn vừa trộn vừa ăn thử, tới khi cốm dẻo là đạt yêu cầu. Không cần bắt buộc phải dùng hết 80ml nước dừa nhé.
-
Bước 4: Trộn cốm cốt dừa và dừa sợi
Cốm sau khi ngấm cốt dừa, các bạn đổ vào tô, thêm phần dừa nạo đã chuẩn bị ở trên vào. Lúc này các bạn nên dùng nĩa để trộn cốm thì dừa với cốm mới dễ hòa quyện với nhau.
Nếu bạn nào thích ăn béo béo thì nên chọn dừa dẻo, nạo sợi to, còn bạn nào thích ăn vị cốm, thì nên chọn dừa già, mài nhuyễn. Có thể kết hợp 2 loại dừa vào để món cốm ngon miệng hơn đấy.
-
Bước 5: Trình bày món ăn và cùng thưởng thức thôi nào
Cốm sau khi trộn xong, các bạn rắc thêm một ít đường vào cho đẹp mắt (với những người không thích ăn quá ngọt, có thể bỏ qua bước này cũng được!). Cho cốm dừa nghỉ khoảng 10-15 phút để đường tan và thấm đều vào hỗn hợp là có thể dùng.
Khi dùng món cốm dẹp trộn dừa đặc sản Trà Vinh này, các bạn có thể nắm vào tay, bóp thành một cục nhỏ, thưởng thức dần như xôi. Ăn theo cách này ngon hơn dùng chén muỗng đó.
Vậy là Massageishealthy đã giới thiệu xong cho các bạn món ăn này, còn chần chờ gì mà không mau mau làm ngay để cho gia đình và bạn bè cùng thưởng thức nào. Mùa thu tới rồi, chúc các bạn có một mùa thu tròn vẹn, sum vầy bên gia đình và những người thân yêu nhé!