1. Cách làm bánh khoai mì đậu xanh nước cốt dừa bằng nồi cơm điện
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Cách làm bánh khoai mì nướng bằng nồi cơm điện dưới đây vừa đơn giản vừa rất tiện lợi cho các gia đình chưa có lò nướng. Đặc biệt, dù không sử dụng lò nướng nhưng món bánh mì khoai nướng vẫn ngon mê ly khiến các bé mê tít!
Table of Contents
Giá trị dinh dưỡng của khoai mì (củ sắn)
Khoai mì hay còn gọi là củ mì, củ sắn rất giàu tinh bột, protein, khoáng chất, vitamin A, viamin nhóm B và vitamin C, hạt bột sắn nhỏ mịn, độ dính cao. Tuy nhiên củ mì lại nghèo chất béo và nhất là nghèo đạm, hàm lượng các acid amin không cân đối, thừa arginin nhưng thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh.
Khoai mì có hàm lượng tinh bột khá cao, giá trị dinh dưỡng như một số loại của khoai lang, khoai tây, khoai môn… Nó chứa nhiều cacbonhydrate cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn có kali và chất xơ. Vì thế đây là một món ăn khá quen thuộc ở nhiều vùng quê và miền núi.
Do những thành phần dinh dưỡng mà nó sở hữu, cho chúng ta thấy rằng khoai mì là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong khoai mì có chứa một lượng chất xơ cao giúp chúng ta có cảm giác no lâu, ức chế cảm giác thèm ăn rất hiệu quả cho những ai muốn giảm cân.
Không những vậy, khoai mì còn giúp giảm mức cholesterol không lành mạnh ra khỏi cơ thể, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Hàm lượng Carbohydrates dồi dào, khoai mì sẽ cân bằng năng lượng cơ thể, đốt cháy mỡ thừa hiệu quả.
Do có nhiều tinh bột, củ sắn còn được dùng để chế bột làm bánh, làm mạch nha và chế rượu, chất xơ ngăn ngừa táo bón và các bệnh tim mạch. Củ sắn còn có tác dụng cân bằng lượng nước trong máu.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích ấy thì ăn khoai mì sai cách cũng rất dễ ngộ độc vì hợp chất là cyanogenic glucosides bên trong củ và lá khoai mì. Đã từng có trường hợp ngộ độc cấp tính dẫn đến tử vong cho người và gia súc.
Các loại khoai mì sẽ được phân chia theo việc căn cứ vào hàm lượng cyanide, cụ thể là:
- Khoai mì ngọt thì hàm lượng cyanide chứa bên trong là 40-130 ppm (phần triệu);
- Khoai mì không đắng chứa hàm lượng cyanide khoảng 40-180 ppm;
- Khoai mì đắng chứa khoảng 80-412 ppm và khoai mì cực đắng chứa 280-490 ppm.
Đối với những củ mì có hàm lượng cyanide ít hơn 50 ppm thì hoàn toàn vô hại, nhưng nếu ăn thường xuyên trong thời gian dài thì có thể sẽ bị ngộ độc cyanide. Riêng với loại khoai mì đắng nếu không được xử lý đúng, cũng sẽ bị ngộ độc cyanide ngay làn ăn đầu tiên.
Tác dụng của khoai mì
Khoai mì (củ sắn) là một trong những loại rau củ nhiệt đới có nhiều giá trị dinh dưỡng, nhiều cách thức sử dụng và phổ biến tại Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu những công dụng của khoai mì ngay nhé.
- Giúp giảm cân
Khoai mì chứa một lượng chất xơ cao mà hàm lượng calo thấp. Ăn khoai mì luộc giúp bạn no lâu, giảm cảm giác thèm ăn và là loại thực phẩm hoàn hảo trong quá trình giảm cân của bạn.
- Tuyệt vời cho hệ tiêu hóa
Lượng chất xơ có trong khoai mì giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa, hấp thụ tất cả các độc tố từ ruột của bạn và hỗ trợ giảm viêm trực tràng.
- Tốt cho đôi mắt
Khoai mì cung cấp lượng vitamin A giúp cải thiện thị lực, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về mắt (quáng gà, suy giảm thị lực, khô mắt…).
- Hệ xương khỏe mạnh
Trong khoai mì có chứa chất dinh dưỡng như vitamin D, canxi, kẽm là các yếu tố góp phần cho hệ xương chắc khỏe, cứng cáp, giữ mật độ xương trong cơ thể không bị loãng.
- Giúp làm mềm và sáng da
Vỏ khoai mì là một phương thuốc tuyệt vời cho mọi vấn đề về da. Phơi khô vỏ khoai mì và tán thành bột, trộn với nước thành hỗn hợp bột nhão. Thoa đều trên mặt trong 20 phút và rửa sạch. Mặt nạ bột vỏ khoai mì giúp loại bỏ dầu thừa, thu nhỏ các lỗ chân lông, trẻ hóa và làm sáng da.
- Là loại thực phẩm không chứa gluten
Có khoảng 10% dân số toàn cầu bị dị ứng với gluten (dễ dẫn đến các vấn đề liên quan đến sức khỏe như hệ thần kinh, bệnh về đường ruột,…). Khoai mì là loại thực phẩm giàu tinh bột, ứng dụng chế biến đa dạng (làm bánh, mì, súp,…) dễ dàng mà lại an toàn cho người dị ứng gluten.
- Có lợi cho phụ nữ mang thai
Nhu cầu chính của phụ nữ trong thời gian mang thai là folate (axit folic), Vitamin C. Củ khoai mì có hàm lượng chất này rất dồi dào, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho các mẹ bầu. Mặc dù khoai mì có một hương vị nhạt, bạn có thể ăn kèm trong salad hoặc các món thịt khác cũng rất tuyệt.
Lưu ý khi sử dụng khoai mì (củ sắn) tránh gây ngộ độc
Khoai mì nếu không được chế biến đúng cách sẽ còn tồn dư hàm lượng xyanua – chất có khả năng gây ngộ độc với con người. Do đó, trước khi sử dụng hãy lưu ý và cẩn trọng trong việc nấu nướng. Bạn nên nấu đảm bảo thật chín thì khi đó đây trở thành món ăn an toàn và bổ dưỡng. Hãy nấu chín kĩ khoai mì trước khi sử dụng để an toàn cho người dùng
Khoai mì là loại củ phổ biến, dễ tìm mua cũng như có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Hãy bình luận ngay ở dưới, bạn đã từng ứng dụng chế biến loại củ này như thế nào nhé.
Nguyên liều cần chuẩn bị
- 1 kg củ khoai mì (sắn).
- 200g bơ.
- 150g đậu xanh đã đãi vỏ.
- 2 quả trứng gà ta.
- 1/2 muỗng cà phê muối.
- 1 chén đường.
- 1,5 chén nước cốt dừa.
- 1 thìa cà phê vani.
- 1 chén dừa nạo nhỏ
- 1/2 chén sữa đặc ông Thọ.
Cách thực hiện tại nhà
Sắn cắt khúc khoảng 5-7cm, gọt sạch vỏ, ngâm với nước muối pha loãng để qua đêm. Rửa sạch lại nhiều ả lần với nước sau đó vớt ra để ráo. Cắt sắn thành các miếng nhỏ, cho vào máy sinh tố xay nhuyễn. Đổ khoai mì ra rổ cho ráo nước.
Đậu xanh vo sạch, ngâm 3-4 giờ trước. Cho đậu xanh vào nồi hấp khoảng 15-20 phút cho đến khi chín mềm. Tiếp tục cho đậu xanh vào máy sinh tố và xay nhuyễn.
Cho tiếp 1/4 chén sữa đặc ông Thọ vào xay tiếp cho đến khi thu được hỗn hợp sánh mịn. Trộn sắn, đậu xanh, trứng gà, đường, vani, nước cốt dừa, muối, bơ tan chảy, dừa nào, sữa đặc có đường vào trộn đều.
Đổ tất cả hỗn hợp vào nồi cơm điện và bật ở chế độ nấu cơm và bắt đầu nướng bánh. Kiểm tra bánh chín bạn ngắt điện và để nguyên bánh trong nồi thêm 3-5 phút rồi lấy ra. Lật mặt bánh rồi tiếp tục nướng cho đến khi bánh chín vàng là được.
Mẹo nhỏ: Trước khi đổ hỗn hợp bột bánh vào nồi, bạn nên quét một lớp dầu ăn ở quanh lòng nồi để khi nướng bánh sẽ không bị dính vào nồi.
2. Cách làm bánh khoai mì dừa nạo nướng bằng lò vi sóng đơn giản
Trên đây là cách làm bánh khoai mì nướng bằng nồi cơm điện, dưới đây chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn các bạn cách làm bánh khoai mì nướng bằng lò vi sóng
Nguyên liệu làm bánh khoai mì
- Bột khoai mì: 1kg
- Trứng gà: 2 quả.
- 180g đường.
- Dừa nạo sẵn: 300g.
- 1 hộp sữa ông Thọ.
- Bơ hoặc dầu ăn, vani, nước cốt dừa.
Cách làm bánh khoai mì
Pha bột khoai mì với nước, đổ vào túi vải mỏng rồi vắt cho ra hết nước. Tách lấy 2 lòng đỏ trứng gà (không sử dụng lòng trắng vì sẽ khiến bánh bị tanh).
Thêm đường vào lòng đỏ trứng gà rồi đánh tan, tiếp tục thêm 2 thìa canh sữa đặc ông thọ, 1 thìa canh nước cốt dừa vào đánh đều cho đến khi thu được hỗn hợp đồng nhất thật bông và thật sánh.
Đổ hỗn hợp trên vào bột khoai mì, thêm 1 ít vani vào rồi trộn đều với nhau. Thoa dầu hoặc bơ vào khuôn bánh rồi đổ hỗn hợp bột bánh vào, rắc dừa nạo lên trên hoặc có thể trộn dừa nạo vào hỗn hợp bột tùy theo sở thích.
Lấy tăm chọc vào bánh, nếu bánh không dính vào tăm tức là bánh đã chín, còn nếu thấy bánh dính vào que tăm thì chưa chín.
3. Cách làm bánh khoai mì đậu xanh nướng bằng lò nướng
Nguyên liệu làm bánh khoai mì đậu xanh
- Khoai mì: 1kg.
- Đậu xanh: 100g.
- Đường trắng: 300g.
- Bột bắp: 1 thìa canh.
- Nước cốt dừa: 400ml.
- Vani: 2 ống.
- Sữa đặc: 2 thìa canh.
- 1 thìa bơ.
Cách làm bánh khoai mì đậu xanh
Khoai mì bỏ vỏ, ngâm 2 tiếng trong nước để loại bỏ hết độc tố và tránh bị thâm. Gỡ bỏ chỉ ở giữa lõi, cắt nhỏ rồi cho vào máy sinh tố xay nhuyễn. Cho vào vải sạch vắt hết nước.
Đậu xanh rửa sạch, ngâm với nước ấm khoảng 3h rồi đem đãi sạch vỏ. Cho đậu xanh vào nồi, thêm 1/2 thìa cà phê muối, tiếp đó đổ nước cốt dừa ngập đậu rồi đun lửa nhỏ cho tới khi cạn nước thì dùng thìa tán nhuyễn đậu. Trộn đều đậu xanh với khoai mì cùng vani, sữa đặc, nước cốt dừa, 1/2 thìa cà phê muối và bột bắp.
Tráng bơ xung quanh đáy khuôn, đổ hỗn hợp bột vào khuôn rồi cho vào lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C khoảng 40 60 phút (tùy thuộc vào độ dày và kích thước của bánh).
4. Cách làm bánh khoai mì hấp nước cốt dừa bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu làm bánh khoai mì hấp
- 2 củ khoai mì.
- 2 muỗng canh bột năng.
- 50g dừa khô.
- 150g đường.
- 400ml nước cốt dừa.
- Màu lá dứa.
- Màu đỏ hoa hồng.
Cách làm bánh khoai mì hấp
Khoai mì gọt sạch vỏ, ngâm với nước lạnh để qua đêm cho bớt độc. Mài khoai mì để thành từng sợi nhuyễn. Vắt khô các sợi khoai mì thu được được khoảng 400g khoai.
Cho vào bát khoai mì 200ml nước dừa, 150gr đường và 1,5 muỗng canh bột năng và trộn đều. Chia khoai mì thành 3 phần: 1 phần dùng để trộn nước lá dứa, 1 phần trộn với màu đỏ hoa hồng và 1 phần để nguyên.
Xếp đều từng phần bánh khoai mì vào khuôn hoặc đĩa. Cho vào nồi hấp để hấp chín. Bánh chín, bạn gắp ra để nguội sau đó có thể cắt theo hình tùy thích rồi lăn qua dừa khô.
Có thể hòa nước cốt dừa cùng 1/2 muỗng bột năng rồi khuấy trên bếp cho tới khi sánh lại, khi ăn chan hỗn hợp nước cùng bánh khoai mì hấp.
Cách làm bánh khoai mì nướng bằng nồi cơm điện này vừa đơn giản lại vô cùng tiện lợi với những gia đình không có lò nướng. Nhanh tay làm ngay cho bé yêu nhà mình nhé.
Chúc các bạn thực hiện thành công với cách làm bánh khoai mì nướng bằng nồi cơm điện, cách làm bánh khoai mì nướng bằng lò vi sóng, cách làm bánh khoai mì đậu xanh nướng và bánh khoai mì hấp mà chúng tôi giới thiệu hôm nay! Chúc các bạn ngon miệng.
5. Cách làm bánh khoai mì đậu xanh nướng bằng nồi cơm điện
Mặc dù hiện nay có rất nhiều những loại bánh thơm ngon có hình thức đẹp mắt được nhiều người yêu thích nhưng chắc rằng thế hệ 9X trở về trước vẫn không quên được hương vị thơm ngon của món bánh khoai mì tuổi thơ.
Tuy bề ngoài giản đơn nhưng hương vị bánh lại vô cùng khó cưỡng, khiến bạn chỉ muốn ăn mãi mà thôi. Hôm nay Massageishealthy sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh khoai mì đậu xanh nướng bằng nồi cơm điện mà không cần đến lò nướng chuyên dụng. Cùng xem ngay nhé!
Nguyên liệu chuẩn bị
- 1 kg khoai mì (củ sắn)
- 150 gram đậu xanh đã đãi vỏ
- 200 gram bơ lạt
- 2 quả trứng gà
- 1 bát con đường
- 1 muỗng cafe vanila
- 1/2 muỗng cafe muối
- 1 bát con dừa nạo
Các bước làm
– Bước 1: Khoai vì đem gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng khúc khoảng 5 – 7 cm rồi ngâm vào nước muối ít nhất 2 tiếng hoặc có thể ngâm qua đêm để nhựa trong khoai ra hết. Sau đó đem rửa sạch với nước nhiều lần rồi để cho ráo.
– Bước 2: Cắt khoai mì thành từng miếng nhỏ (càng nhỏ càng tốt) sau đó cho khoai vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Khi khoai đã nhuyễn, cho ra rổ và để cho ráo nước.
– Bước 3: Ngâm đậu xanh trong nước từ 3 – 4 tiếng trước khi nấu hoặc ngâm 2 tiếng trong nước lạnh để đậu nở mềm. Sau đó đem vo sạch lại rồi hấp khoảng 15 phút để đậu chín mềm.
– Bước 4: Cho đậu vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng sữa rồi dùng rây lọc lại để đậu mịn nhất có thể.
– Bước 5: Cho đậu và khoai đã xay vào trộn chung với các nguyên liệu còn lại bao gồm nước cốt dừa, bơ, sữa đặc, muối, trứng gà, vani, dừa nạo cho đến khi tạo thành hỗn hợp đồng nhất thì cho vào nồi cơm điện.
– Bước 6: Bật nồi cơm điện ở chế độ nướng bánh (nếu có). Nếu không có chế độ nướng bánh, bạn hãy bật nút nấu như thông thường rồi dùng một chiếc đũa chèn để nút không bật lên và bánh được nướng trong khoảng 1 giờ thì tắt điện. Hãy lưu ý khoảng 20 – 30 phút bạn hãy mở nắp ra xem chừng bánh tránh bị cháy.
– Bước 7: Khi bánh chín bạn tắt điện đi, nhưng vẫn giữ bánh trong nồi từ 5 – 7 phút nữa rồi nhấc ra, lật lại mặt bánh bên kia rồi tiếp tục nướng với thời gian 1 giờ để hai mặt bánh đều chín vàng như nhau.
– Bạn có thử xem bánh chín hay chưa thử bằng cách dùng que thử bánh hoặc que tăm nhọn đâm vào giữa bánh, nếu que khô, không dính bột ướt là bánh đã chín.
Khi bánh chín bạn chỉ cần đổ bánh ra, để nguội bớt rồi cắt thành từng miếng vừa ăn thì có thể thưởng thức ngay rồi. Thành phẩm món bánh khoai mì nướng bằng nồi cơm điện sẽ thơm mùi nước cốt dừa hoà quyện với bơ cùng với vị mềm, mịn, bùi bùi rất đặc trưng của khoai mì mà không hề bị ngán.
Đủ hấp dẫn chưa nào? Cuối tuần này hãy thử thực hiện ngay cách làm bánh khoai mì nướng để chiêu đã bạn bè và cả nhà món bánh khoai mì của tuổi thơ vô cùng thơm ngon nhé. Chúc các bạn thành công!