Hướng dẫn cách làm bánh trôi nước ngon tuyệt ngay tại nhà
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Những ngày mùa đông lạnh giá, món ăn vặt yêu thích của chúng ta không thể không kể đến chính là bánh trôi nước (chè trôi nước). Dưới cái giá lạnh của từng đợt gió đông bắc về chỉ cần một bát bánh trôi nước cũng đủ ai đó ấm lòng.
Một chút mùi thơm cay của gừng cùng vị ngọt lịm của nước đường sẽ khiến bạn yêu món bánh trôi nước ngay từ lần trải nghiệm đầu tiên. Lý giải cho điều đó, các bạn hãy cùng kênh cẩm nang Massageishealthy khám phá cách làm bánh trôi nước ngay bây giờ nhé!
Table of Contents
Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh trôi nước trong tết Hàn Thực
Ngày 3/3 âm lịch là ngày Tết Hàn Thực. Ngày này, các gia đình làm bánh trôi bánh chay cúng ông bà, tổ tiên và không kiêng đốt lửa. Với người Việt trong dịp này nhiều nơi làm bánh trôi bánh chay cúng thần hoàng.
“Hàn thực” nghĩa là đồ ăn nguội, nấu sẵn. Tết Hàn thực nhà nhà đều cúng gia tiên bằng bánh trôi, bánh chay nguội mong mùa màng bội thu để có những sản vật làm từ lúa gạo dâng lên tổ tiên.
Thực ra, Tết Hàn thực ở Việt Nam bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc mà vẫn được lưu truyền cho tới ngày nay.
Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.
Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài.
Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, phong thưởng rất hậu cho những người có công nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi không oán giận gì, về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.
Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng. Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.
Vua đau lòng, thương xót nên đã lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn tưởng niệm Giới Tử Thôi.
Cũng từ đó, ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất. Vào những ngày này, người dân đều ăn đồ nấu chín để nguội với tấm lòng thành kính nhất.
Từ thời Lý, Tết Hàn thực đã được Việt hóa. Người Việt Nam ăn tết Hàn thực với mục đích chủ yếu là để lễ Phật và cúng gia tiên. Tết Hàn thực ở Việt Nam không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện.
Người Việt tượng trưng cho Tết Hàn thực bằng bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa đó là những thức ăn nguội (hàn thực) và gọi tết này là “Tết bánh trôi – bánh chay”. Hiện nay, Tết này vẫn được duy trì ở miền Bắc, nhất là các tỉnh xung quanh Hà Nội.
Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.
Ở một số vùng, người ta làm thêm món bánh nhót, cách làm tương tự bánh chay nhưng chỉ khác hình dáng được người dân nơi đây nặn giống như trái nhót lạ mắt.
I – Cách làm bánh trôi nước đậu xanh nước cốt dừa truyền thống
Nguyên liệu nấu bánh trôi nước
- 400gr bột nếp
- 200gr đậu xanh xát vỏ
- 300gr đường thốt nốt hoặc đường hoa mai
- 2 muỗng canh hành tím băm nhỏ
- 100gr gừng
- 4 muỗng canh dầu ăn
- 1 muỗng canh vừng rang vàng
- 2 muỗng cà phê muối
- 1 muỗng cà phê đường
- 100gr hành tím phi vàng
Cách làm chè trôi nước đơn giản nhất
Bánh trôi nước được chia làm ba phần quan trọng: Nước đường, nhân bánh và vỏ bánh.
Phần 1: Nước đường
– Bước 1: Gừng làm sạch, cắt nhỏ xong đập dập.
– Bước 2: Cắt đường thốt nốt hoặc đường hoa mai thành từng phần nhỏ. Nếu dùng đường thốt nốt sẽ có vị ngọt mát và tốt hơn cho sức khỏe nhé mọi người.
– Bước 3: Bắc nồi nhỏ lên bếp, đổ 500 ml nước cùng đường và gừng vào. Để lửa nhỏ vừa, sau đó bạn dùng muỗng canh khuấy cho đường tan. Cho thêm một 1 muỗng cà phê muối vào nồi. Vặn lửa to chờ nước sôi.
– Bước 4: Nước đường sôi, vặn nhỏ lửa để khoảng 10 phút. Để sao cho dậy lên mùi thơm của gừng còn nước đường hơi sệt lại một chút.
Phần 2: Nhân bánh.
– Bước 1: Rửa đậu xanh nhiều lần cho đến khi nước đậu xanh trong. Sau đó bạn cho vào một cái tô lớn, ngâm đậu cùng 500ml nước trong 30 phút.
– Bước 2: Cho đậu xanh đã ngâm vào nồi cơm điện. Đổ nước sao cho sâm sấp ngang mặt đậu nấu chín.
– Bước 3: Khi đậu xanh đã chín, bạn chuyển ra một tô lớn. Ngay khi đậu còn đang nóng, bạn tán nhuyễn sao cho đậu xanh đã tán nhìn mềm và mịn.
– Bước 4: Đậu xanh đã tán nhuyễn xong cho thêm 1 muỗng cà phê đường và 100gr hành tím phi vàng trộn đều tay.
– Bước 5: Dùng muỗng canh múc đậu và nặn thành từng viên tròn nhỏ. Làm lặp lại cho đến khi hết phần đậu xanh tán nhuyễn. Ước lượng được khoảng 8 viên nhân.
Phần 3: Vỏ bánh
– Bước 1: Cho từ từ 300ml nước sôi cùng 4 muỗng canh dầu ăn vào 350gr bột nếp. Vừa cho từ từ vừa trộn đều tay bột nếp. Khuấy cho đến khi nào hỗn hợp bột rất dính và ướt. Đậy kín trong 15-30 phút. Bước này nhằm mục đích khiến bột thấm vào nước, nở ra và ít nước hơn.
– Bước 2: Rắc một ít bột áo lên mặt bàn, chuyển bột đã nhào lên trên. Nhào một thành một thanh dài khoảng 20cm. Khi đã thành hình, cắt thanh bột ra thành 8 phần bằng nhau.
– Bước 3: Nắn viên bột đã chia thành hình tròn sau đó ấn dẹt viên bột sao cho có đường kính gấp đôi viên nhân đậu xanh bạn đã nặn ở phần thứ 2.
– Bước 4: Đặt phần nhân đậu xanh đã làm ở giữa miếng bột tròn đã cán. Sau đó bạn khéo léo bọc kín lại. Phần nhân và bột phải khít sát nhau không có chỗ hở hay chỗ không khí có thể tràn vào. Có làm như vậy thì khi nấu bánh sẽ không bị vỡ ra.
– Bước 5: Dùng hai bàn tay lăn tròn lại những viên bánh đã nặn ở bước trên sao cho chúng tròn xinh và mịn bột. Lưu ý là không được làm lòi nhân ra đâu nhé.
– Bước 6: Bạn lót một tấm bọc thực phẩm lên trên đĩa. Xếp nhẹ nhàng từng viên bột lên trên, cách xa để chúng không dính lại vào nhau.
– Bước 7: Đun sôi 500ml nước, để lửa to. Cho nhẹ nhàng từng viên bột vào nồi nước đang sôi. Dùng muôi khuấy nhẹ nhàng để chúng không dính vào nhau. Đun đến khi viên bột nổi lên bề mặt nước, để khoảng 2-3 phút là chín.
– Bước 8: Nhân bánh chín, vớt chúng vào một tô nước lạnh để sẵn. Để 1-2 phút, vớt ra cho ráo nước rồi thả vào tô nước đường đã đun sôi. Rắc nhẹ chút vừng lên trước khi ăn.
Trên đây là cách làm bánh trôi nước, các bạn hãy thưởng thức món ăn khi chúng còn nóng ấm nhé. Mình tin chắc bạn sẽ thích món bánh trôi nước này ngay từ những lần cảm nhận đầu tiên. Hãy cùng kênh cẩm nang đời sống gia đình Massageishealthy , chuyên mục món ngon mỗi ngày san sẻ món ngon này đến tất cả mọi người nhé!
II – Cách làm bánh trôi nước miền Bắc bằng bột gạo tẻ, bột gạo nếp
Bánh trôi là một trong những loại bánh đặc trưng của miền Bắc, nhất là dịp tết Hàn thực. Món bánh thơm ngon, hấp dẫn này bạn có thể ăn nhiều mà chẳng biết chán. Thế nhưng để làm món bánh này đòi hỏi bạn phải có sự khéo léo đấy nhé.
Nếu bạn đang muốn tìm công thức cho món bánh trôi nước miền bắc thì hãy cùng Massageishealthy thực hiện cách làm bánh trôi nước miền bắc dưới đây.
Nguyên liệu cần có cho món bánh trôi nước miền bắc
- Đường phèn
- Bột gạo tẻ, bột gạo nếp
- Dừa tươi
- Vừng trắng
- Muối
Cách làm bánh trôi nước miền Bắc
Từ những nguyên liệu đã chuẩn bị chúng tôi sẽ hướng dẫn làm món bánh trôi nước miền bắc với những bước đơn giản dưới đây.
Bước 1: Pha chế bột
– Tiến hành trộn bột tẻ với bột nếp theo tỷ lệ 1:4. Tùy từng khẩu phần ăn mà bạn trộn sử dụng khối lượng nhiều hay ít. Cho nước và chút muối vào hỗn hợp bột vừa rồi trộn đều lên.
– Hãy đảm bảo trộn đều tay đến khi thấy bột dẻo và mềm là được. Dùng màngg thực phẩm bọc bột lại rồi ủ trong khoảng 30 phút.
Bước 2: Làm nhân bánh
– Đường phèn đem chặt thành từng miếng nhỏ, hãy ước lượng làm sao cho với vừa kích thước bánh.
Vừng trắng đem rang vàng đến khi có mùi thơm thì tắt bếp, đổ ra đĩa có lót giáy và dàn mỏng. Dừa tươi mua về nạo thành sợi nhỏ.
Bước 3: Tiến hành làm bánh
– Khi đã hoàn thành 2 bước trên chúng ta bắt tay vào bước quan trọng trong cách làm bánh trôi nước miền bắc. Đó là bước làm bánh được thực hiện như sau:
– Từ phần bột bánh đem ủ ở bước 1 bạn lấy từng phần một rồi xoa thành hình tròn. Dùng ngón tay ấn vào giữa viên bột rồi đặt nhân đường vào giữa. Sau đó ve viên bột lại thật kín để bao lấy hết phần đường.
– Tiếp tục làm như vậy cho đến khi hết bột và nhân. Xếp bánh trôi đã nặn ra đĩa.
Bước 4: Nấu bánh
– Bắc một nồi nước lên bếp rồi đun sôi. Khi nước sôi thả bánh vào. Đến khi nước sôi trở lại thì hạ nhỏ lửa. Tiếp tục đun cho đến khi bánh nổi lên thì vớt ra, thả vào nồi nước đun sôi để nguội.
– Dùng muôi có lỗ vớt bánh ra đĩa, rải đều để các viên bánh không bị đè lên nhau.Rắc vứng rang, dừa nạo sợi lên trên rồi thưởng thức.
Cách làm bánh trôi nước miền bắc dễ dàng phải không nào? Món bánh này có thể thưởng thức khi còn nóng hay nguội đều thơm ngon hết ý. Chúc bạn thành công với món bánh ngon “tuyệt cú mèo” này để thiết đãi cả gia đình nhé.
III – Cách làm bánh trôi nước miền nam bằng bột sắn và bột nếp
Bánh trôi nước là món ăn phổ biến của người dân Việt. Mỗi vùng miền lại có công thức làm món bánh này khác nhau. Hôm nay Massageishealthy sẽ chia sẻ với các bạn cách làm bánh trôi nước miền nam ngon đúng chuẩn.
Nguyên liệu làm bánh trôi nước đậu xanh lá dứa
- Bột nếp 250g
- Đậu xanh 150g
- Dừa nạo, vừng trắng rang
- Bột sắn
- Lá dứa, sữa đặc 20ml
- Nước cốt dừa 300ml
- Gừng vài nhánh
- Đường, muối. hành phi 1 muỗng canh
Cách làm bánh trôi nước miền Nam chuẩn vị
– Cho bột nếp trộn với nước rồi nhào lên. Dùng màng bọc phủ kín trong khoảng 30 phút cho bột nở.
– Đậu xanh đem ngâm nước nóng khoảng 1 giờ cho đậu mềm và nở to. Sau đó cho đậu xanh vào hấp chín. Lấy khoảng 1 bát con đậu xanh đem cất riêng. Phần đậu còn lại cho vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn.
– Bắc đậu xanh lên bếp, thêm chút nước đun sôi, dùng xạn gỗ dằm đậu xanh để đậu xanh nát mịn. Khi nước đậu xanh cạn thì cho thêm sữa đặc, đường và dừa nạo vào trộn đều.
– Đợi hỗn hợp nguội thì ve thành những viên nhỏ bằng khoảng đốt tay trỏ. Đặt hết phần nhân này ra một cái đĩa. Lấy phần bột đã ủ đem ra nhào lại, nhào đến khi thấy bột mịn mềm và không bị dính tay là được.
– Lấy một nhúm bột nặn vo tròn, rồi ấn dẹt. Tiếp đến cho phần nhân ở bước hai vào ve tròn viên bột, đảm bảo bao bọc kín phần nhân bánh. Làm tương tự cho đến khi hết nguyên liệu. Xếp các viên bánh ra đĩa.
– Khi đã hoàn thành 3 bước trên chúng ta bắt tay vào bước 4 trong quy trình cách làm bánh trôi nước miền nam.
– Bạn bắc một nồi nước lên bếp nấu sôi thì cho bánh trôi nước vào để luộc. Đến khi thấy bánh nổi nghĩa là bánh đã chín, bạn vớt bánh ra một tô nước đun sôi để nguội khoảng 2 phút thì vớt bánh ra đĩa. Dùng ngón tay chấm vừng trắng rang lên trên mặt bánh.
– Cho bột sắn dây ra một cái tô, thêm nước lá dứa đã giã vào cùng với gừng cắt sợi, đường vào tô rồi khuấy đều. Cho hỗn hợp vào một cái nồi, bắc lên bếp rồi đun liu riu để đường tan hết. Đến khi sền sệt thì tắt bếp.
– Bày bánh trôi ra đĩa, chan nước đường ở bước 5 vào,thêm chút nước cốt dừa, đậu xanh, dừa nạo, mè rang lên trên rồi thưởng thức.
Cách làm bánh trôi nước miền nam đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian. Món bánh thơm vị dứa, dừa, vừng cùng vị dẻo dai của bánh chắc chắn sẽ khiến bạn thích thú và ngon miệng, hi vọng sẽ là một công thức làm bánh trôi nước cho bạn tham khảo trong mùa Tết Hàn thực đang đến rất gần. Chúc bạn thành công với món bánh trôi nước miền Nam này!
IV – Cách làm chè trôi nước ngũ sắc từ màu tự nhiên
Sốt xình xịch với những viên chè trôi nước ngũ sắc sặc sỡ. Món chè mềm mịn tan ngay vào trong miệng. Với nhân đậu xanh thơm bùi, và đặc biệt nước đường nâu trong hấp dẫn thêm ít gừng cắt sợi thơm phưng phức và điểm chút vị béo của nước cốt dừa là hoàn hảo luôn nhé! Món này nếu thích bạn có thể rắc thêm ít đậu phộng rang giã nhỏ để ăn kèm nhé!
Nguyên liệu nấu chè trôi nước ngũ sắc
Phần nhân
- Đậu xanh không vỏ 200 gr
- Dừa nạo 50 gr
- Hành phi 30 gr
- Sữa đặc 100 gr
- Dầu ăn 30 ml
Phần vỏ
- Bột nếp 700 gr
- Khoai lang 100 gr(Tím)
- Gấc 65 gr
- Bột trà xanh 30 gr
- Sữa tươi không đường 100 ml
- Sữa đặc 75 gr
- Đường trắng 75 gr
Phần nước đường
- Đường thốt nốt 300 gr
- Gừng 2 củ
Phần nước cốt dừa
- Nước cốt dừa 150 ml
- Bột năng 1/2 muỗng cà phê
- Mè trắng 20 gr(Rang sẵn)
Cách thực hiện món chè trôi nước ngũ sắc
Bước 1: Nấu và tán nhuyễn đậu xanh
– Đậu xanh vo sạch, ngâm với nước 30 phút cho mềm. Vớt đậu ra cho vào nồi, đổ nước săm sắp mặt rồi đem luộc khoảng 12-15 phút đến khi đậu chín là được.
Bước 2: Xào và vo viên nhân đậu xanh
– Cho lên chảo 30ml dầu ăn, đổ đậu xanh vào xào với lửa vừa đến khi thấy nhân khô hơn, không còn dính chảo thì nhắc xuống.
Bước 3: Trộn bột làm vỏ trôi nước
– Cho 600gr bột nếp vào thố, để riêng 100gr bột khô phòng trường hợp khi bột nhão sẽ thêm vào.
– Chuẩn bị sẵn 450ml nước ấm, đổ từ từ nước ấm vào bột, dùng tay nhào sao cho bột tạo thành một khối dẻo mịn. Nếu như khối bột quá ướt thì thêm bột khô vào nhồi thêm nhé.
Bước 4: Trộn màu riêng từng phần bột và vo viên
– Tạo màu cho vỏ chè trôi nước: màu đỏ lấy từ 50gr ruột gấc, màu cam lấy từ 15gr ruột gấc pha với 50ml sữa tươi không đường, màu xanh lấy từ 30gr bột trà xanh pha với 50ml sữa tươi không đường, màu tím lấy từ 100gr khoai lang tím luộc chín, và màu trắng tự nhiên.
– Chia khối bột ra thành 5 tô có các cục nhỏ bằng nhau, thêm màu vào từng tô rồi nhào cho màu lên đều.
– Những màu tạo ra từ nước như màu xanh và cam có thể sẽ hơi nhão nên bạn cứ cho thêm bột khô vào nhàu đến khi cục bột mịn, không còn nhão và dính tay là được.
– Vo tròn từng cục bột, ấn dẹt mỏng rồi cho nhân đậu xanh vào chính giữa gói lại. Làm lần lượt từng màu cho đến hết.
– Mẹo nhỏ: Nếu làm hết nhân mà vẫn còn bột thì bạn có thể vo bột thành những viên nhỏ cỡ 1 đốt ngón tay, nấu chung với chè ăn sẽ ngon và đỡ ngán hơn.
Bước 5: Luộc từng loại viên trôi nước
– Thấm vào tay một lớp mỏng dầu ăn rồi vo từng viên chè, làm như vậy để tạo cho viên chè trôi nước độ bóng đẹp sau khi luộc và hạn chế các viên chè dính vào nhau.
– Bắc nồi nước sôi rồi cho riêng từng màu vào luộc đến khi chín, nổi lên thì vớt ra, cho ngay vào tô nước lạnh.
Bước 6: Nấu chè trôi nước
– Nấu nước đường: cho vào nồi 1.2 lít nước cùng với 400gr đường thốt nốt, nấu đến khi đường tan nước sôi thì cho vào 2 củ gừng xắt sợi.
– Cho tiếp những viên chè trôi nước vào nấu khoảng 10 phút để chè thấm đường. Món chè sẽ ngon hơn khi bạn làm nước cốt dừa ăn kèm bằng cách cho 150ml nước cốt dừa cùng với 1 ít muối vào nồi, chờ đến khi sôi thì cho thêm 1/2 muỗng cà phê bột năng pha với một ít nước vào, khuấy đều để tạo độ sệt.
Thành phẩm chè trôi nước ngũ sắc
– Khi ăn bạn múc chè ra chén cùng với nước đường, rưới thêm nước cốt dừa và một ít mè rang là có thể dùng được rồi.
Hãy thử trải nghiệm món chè trôi nước ngũ sắc thay vì món chè trôi nước một màu trắng truyền thống. Chắc hẳn các bé nhà bạn sẽ thích bởi màu sắc sặc sỡ của những viên trôi nước đấy!
V – Cách làm bánh trôi nước khoai lang tím bằng bột mì
Các bạn đã không còn quá xa lạ với món bánh trôi nước truyền thống và muốn tìm một công thức mới, lạ hơn, độc hơn? Hôm nay Massageishealthy sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bánh trôi nước bằng bột mì, nào cùng xắn tay lên và trải nghiệm nhé!
Nguyên liệu làm bánh
- Bột mì
- Khoai lang tím
- Đường nâu, vừng đen, lạc, dầu ăn
Cách làm bánh trôi nước bằng bột mì
– Khoai lang tím, rửa sạch, luộc chín, bóc vỏ rồi nghiền nát. Cho bột mì vào trộn đều cùng khoai lang để làm vỏ bánh trôi. Nếu thấy hỗn hợp khô bạn có thể cho thêm nước vào nhào để làm vỏ bánh trôi mềm hơn, ngon hơn.
– Lạc rang chín, bỏ vỏ, giã nhỏ. Vừng đen bạn cũng đem rang chín và giã nhỏ. Trộn đều lạc với vừng đã giã nhỏ cùng đường nâu với độ ngọt vừa ăn, bạn cho thêm một chút dầu ăn (hoặc mỡ lợn) vào nhé. Sau đấy cho hỗn hợp này vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 10 – 15 phút để dễ ve thành nhân hơn.
– Tiếp theo là đến công đoạn nặn bánh trôi trong quy trình cách làm bánh trôi nước bằng bột mì. Phần bột đã nhào cùng khoai lang làm vỏ bánh bạn chuẩn bị ở bước 1 giờ đem ra chia thành từng viên nhỏ vừa ăn, ve tròn, ấn dẹt ở giữa trong lòng bàn tay, cho nhân lạc vừng đen chuẩn bị ở bước 2 vào, gấp kín mép bánh lại và ve tròn.
– Khi nặn bánh bạn chú ý tay hơi khum lại để dễ gấp kín mép bánh sau khi cho nhân và nhớ là sau khi đã cho nhân bạn đừng ve bánh kỹ quá, bánh sẽ dễ bị nát và vỡ khi luộc đấy nhé!
– Các bạn nặn bánh tương tự như hướng dẫn ở trên đến khi hết bột. Bạn chuẩn bị trước một bát nước lạnh (nước đun sôi để nguội).
– Cho một nồi nước lên bếp đun sôi già nước thì thả bánh trôi đã nặn ở bước 3 vào luộc chín. Khi nước sôi lại, bánh nổi lên trên thì đợi thêm 2 phút nữa sau đó vớt bánh ra thả vào bát nước lạnh bạn đã chuẩn bị sẵn đó. Công đoạn này giúp bánh se lại và không bị dính với nhau.
Dành cho những bạn thích ăn chè trôi
– Sau khi luộc bánh xong, nồi nước luộc bánh vẫn đang sôi bạn cho thêm đường nâu vừa ăn vào cùng vài lát gừng đập dập, quấy đều cho đường tan hết.
– Bột năng hòa cùng nước lạnh cho tan hết, sau đó bạn đổ từ từ vào nồi nước đường đang sôi. Bạn chú ý là vừa đổ bột năng vừa quấy đều tay để bột không bị vón cục nhé.
– Khi thấy nước đường hơi sánh lại thì tắt bếp. Cuối cùng bạn chỉ việc vớt bánh trôi ra bát rồi chan nước đường gừng và thưởng thức thôi.
Với cách làm bánh trôi nước bằng bột mì mà Massageishealthy đã hướng dẫn ở trên chắc rằng các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm cho mình trong cách làm bánh trôi mà không phải lúc nào cũng cần đến bột nếp. Chúc các bạn thành công nhé!
VI – Công thức làm bánh trôi bằng bột năng ngon độc đáo
Món bánh trôi với nguyên liệu làm vỏ bánh là bột nếp đã quá quen thuộc. Nhưng nếu vào một ngày bạn muốn thưởng thức món bánh này mà lại không mua được bột nếp thì phải làm sao?
Hãy bình tĩnh bạn nhé, bởi hôm nay Massageishealthy sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bánh trôi bằng bột năng đơn giản, dễ làm mà cũng ngon như bột nếp. Các bạn cùng tham khảo nhé!
Nguyên liệu làm bánh trôi bằng bột năng
- Bột năng
- Đậu xanh không vỏ
- Đường trắng
- Vừng, cùi dừa
Hướng dẫn cách làm bánh trôi bằng bột năng
– Với cách làm bánh trôi bằng bột năng thì bạn không còn dùng bột nếp làm vỏ bánh như thường thấy mà thay vào đó là bột năng.
– Bột năng bạn mua về đổ ra bát to rồi từ từ đổ nước sôi vào trộn đều tay tránh bị vón cục. Sau đó dùng tay nhào bột thật kỹ, càng nhào kỹ bột sẽ càng dẻo. Khi thấy bột dẻo quánh lại, nặn thử thấy không dính tay là được.
– Đậu xanh không vỏ ngâm cùng nước ấm cho đậu nhanh mềm rồi đem hấp chín, đánh nhuyễn, trộn cùng đường trắng vừa ăn để làm nhân bánh.
– Sau khi chuẩn bị xong vỏ bánh và nhân các bạn đến với công đoạn nặn bánh. Cũng tương tự như bạn làm bánh trôi với bột nếp. Bột năng bạn đem chia nhỏ thành từng phần vừa ăn, khoảng bằng quả nhãn lồng. Ấn dẹt bột trong lòng bàn tay, xúc 1 thìa nhỏ nhân đậu xanh cho vào giữa, gấp mép bánh lại cho kín nhân và ve tròn bánh.
– Bạn cũng có thể nặn nhân đậu xanh thành những viên tròn nhỏ trước để khi cho vào bánh sẽ dễ gấp kín mép bánh hơn đấy nhé. Bạn làm tương tự như vậy đến khi hết bột.
– Bạn chuẩn bị trước một bát nước đun sôi để nguội để thả bánh vào sau khi luộc.
– Cho nồi nước lên bếp đun sôi thì hạ nhỏ lửa, thả bánh trôi đã nặn vào luộc chín. Khi nước sôi lại, bánh nổi lên trên thì bạn luộc thêm khoảng 2 phút nữa, sau đấy dùng muỗng thủng vớt bánh ra cho vào bát nước nguội chuẩn bị sẵn cho bánh se lại và không bị dính.
– Đợi bánh nguội bạn chỉ việc vớt bánh ra đĩa, gạn bớt nước rồi rắc vừng hoặc cùi dừa nạo nhỏ lên trên là hoàn thành món bánh trôi bằng bột năng rồi.
Lưu ý khi làm chè trôi nước
- Nếu có điều kiện, bạn có thể ngâm 2kg gạo nếp trong vòng 6 giờ, đem xay gạo ướt để thu lấy phần bột rồi, cho hỗn hợp bột nước này vào một túi lọc, đợi nước dóc cho bột khô bớt lại, lấy bột ra nhào lại cho mịn, dẻo để làm bánh.
- Với cách làm chè trôi nước bằng bột gạo nếp kiểu này bánh sẽ dai và thơm hơn.
- Bạn có thể thay thể dừa khô bằng dừa tươi nạo thành sợi nhỏ, và một chút vừng trắng rang.
- Chè trôi nước sẽ ngon hơn nếu bạn đậy nắp bảo quản trong tủ lạnh từ 2-3 giờ
Vị ngọt nhẹ thanh mát của món chè trôi nước chắc làm nhiều người đặc biệt yêu thích, chè trôi nước không chỉ là một món ăn vặt ngon miệng mà còn đặc trưng cho một nét ẩm thức truyền thống của đất nước ta với những món ăn làm từ gạo nếp. Rất đơn giản như các công thức làm bánh trôi khác phải không các bạn?
Với cách làm bánh trôi bằng bột năng đã chia sẻ ở trên Massageishealthy hi vọng sẽ giúp chị em phụ nữ có thêm kinh nghiệm nội trợ, đặc biệt là trong cách làm bánh trôi. Chúc các chị em thành công!
VII – Cách nấu chè trôi nước đậu phộng nước cốt dừa rất đơn giản
Chè trôi nước ngọt mát lại mềm thơm là một món tráng miệng lý tưởng, đặc biệt ấm bụng cho chiều đông lạnh. Cách nấu chè trôi nước không bị cứng sẽ được Massageishealthy bật mí với bạn, hãy nắm lòng công thức này ngay bạn nhé!
Nguyên liệu
- 300g bột nếp
- 30g bột năng
- 300g đậu phộng
- 100g dừa sấy khô
- 200ml nước cốt dừa
- 500g đường nâu hoặc đường mật
- 100g dừa tươi nạo
- 1 thìa café muối
- 100ml giấm ăn
- 1 củ gừng
- 30g vừng
Mẹo cực hay nấu chè trôi nước không bị cứng
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Đầu tiên, trong cách nấu chè trôi nước không bị cứng mà Massageishealthy chia sẻ thì bạn phải chuẩn bị đầy đủ tất cả các nguyên liệu trên đây. Đậu phộng bạn đem rang cẩn thận, xát bỏ lớp vỏ và vỡ nhỏ vừa, bạn cũng lưu ý kẻo chúng rất dễ bị cháy khi rang với lửa lớn đấy. Tiếp theo dùng chính đỗ lạc xay với nước cốt dừa.
Bước 2: Trộn bột và nặn bánh
Bạn nhớ rằng khi trộn bột để làm bánh bạn sẽ chú ý tỷ lệ chuẩn theo công thức sau: 300g bột nếp, 30g bột năng và 1 thìa café muối ăn, theo tỷ lệ này bạn có thể áp dụng với lượng bột bánh mình sẽ làm nhé. Nhào đều tay cùng với khoảng 200ml nước sôi cho vào từ từ và trộn thật đều, nhào bột đến khi bột mịn và dẻo không bị dính tay thì được.
Sau đó để bột nghỉ khoảng 10 phút bọc qua giấy bóng thực phẩm thì các bạn dùng bột nặn thành hình tròn, để dẹp và thêm nhân động phộng dừa vào rồi nặn lại cho tròn trịa, xinh xắn. Lần lượt nặn đều bánh cho đến khi hết các nguyên liệu.
Bước 3: Nấu bánh trôi
Bạn chuẩn bị một nồi và cho khoảng 500ml nước và thêm vài lát gừng thái chỉ mỏng cùng chút giấm ăn khoảng 50ml, đó cũng chính là bí quyết trong cách nấu chè trôi nước không bị cứng vì giấm ăn có tác dụng làm mềm bánh trôi đấy các bạn.
Vị chua của giấm cũng sẽ không ảnh hưởng đến hương vị của bánh do lát nữa trong bước tiếp theo, chúng ta sẽ làm chè đường ăn với bánh trôi, vị ngọt của đường sẽ giúp vị chua chua của giấm không còn rõ ràng nữa.
Đợi nước sôi bạn sẽ cho bánh trôi vừa nặn vào, những chiếc bánh đã chín sẽ nổi lên bề mặt nên nhận biết rất dễ. Khi đó, bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc muôi và vớt bánh đã chín ra, tuy nhiên mọi người thường dùng cách cho bánh vào một tô nước lạnh, cách làm này sẽ khiến bánh trôi nước của chúng ta không mềm ngon đâu.
Bước 4: Nấu chè đường
Bạn có thể pha chút bột sắn với nước lạnh cùng xíu đường và nấu lên cùng chút đỗ xanh ăn cùng chè trôi nước, hoặc bạn thay thế bột sắn bằng bột năng cũng được nhé!
Bạn đun sôi hỗn hợp đường mật cùng với nước, thêm chút gừng tươi sợi nhỏ là được. Khi ăn bạn sẽ múc chè đường và cho bánh trôi để ăn cùng, trên mặt bánh đừng quên rắc thêm chút vừng và dừa nạo, nếu có cả chút đậu xanh nữa thì càng tuyệt.
Vị của đường mật man mát, ngọt thanh quyện với với vị ngậy mà thơm của bánh trôi, cay cay của gừng tạo thành một món bánh tráng miệng, một thức quà chiều tinh tế cho ngày đông lạnh buốt.
Phần nước chan bánh sẽ thêm đặc sắc và hấp dẫn hơn nếu bạn dùng hỗn hợp nước cốt dừa lá dứa để thực hiện. Đơn giản lắm, bạn chỉ cần pha và khuấy đều nước cốt dừa với nước lạnh, sau đó thêm 1/5 muỗng cà phê muối, 3 muỗng cà phê đường và nước cốt lá dứa vào rồi đun sôi. Khi này bạn cho thêm bột năng hòa tan với nước lạnh cho từ từ vào hỗn hợp nước cốt dừa đang sôi. Khuấy đều để không bị vón và tắt bếp khi hỗn hợp đã chín và mịn thơm.
Một số gợi ý với món chè trôi nước
Bạn cũng đã quen thuộc với các món bánh trôi, bánh chay là 2 thức bánh đặc biệt của lễ Hàn thực. Đối với món bánh truyền thống ấy thì người ta vẫn dùng bánh trôi màu trắng không pha thêm bất cứ màu sắc nào, còn những ngày thường với chút ngẫu hứng chiều đông bạn có thể thoải mái sáng tạo màu sắc cho chúng.
Ngoài cách nấu chè trôi nước không bị cứng mà Massageishealthy đã chia sẻ với bạn thì bạn có thể làm ra những chiếc bánh trôi nước nhiều màu sắc với nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên.
Bạn có thể làm chè trôi nước từ khoai lang tím, đậu xanh và bột. Vị thơm ngọt và cả bùi bùi của khoai lang tím khi kết hợp để làm bánh trôi thật lạ miệng và ngon mắt. Ngoài ra bạn cũng làm được bánh trôi nước màu xanh khi dùng lá dứa, màu vàng xam khi dùng bí ngô, vàng nhạt của khoai lang và đặc biệt màu đỏ hôi hổi của gấc chín, hoặc màu đỏ mận của củ dền, cam của cà rốt, … đa dạng màu sắc, hương vị cho bạn tha hồ lựa chọn.
Chỉ cần bạn xay nhuyễn và dùng nước cốt của chúng để trộn làm bột bánh chỉ riêng khoai lang tím, bí ngô thì bạn luộc chín chúng và giã nhuyễn và sau đó trộn và nặn cùng với bột bánh như bình thường. Đối với bột trà xanh, matcha thì bạn chỉ cần trộn với bột từ ngay bước đầu và làm bánh cũng như cách mà Massageishealthy đã giới thiệu.
Về nhân bánh thì ngoài nhân dừa và vừng bạn có thể dùng nhân đậu xanh giã nhuyễn và vị ngọt, thông thường khi làm chè trôi nước người ta thường sử dụng loại nhân bánh này hơn, lúc ăn sẽ rắc chút sợi dừa lên trên và thưởng thức thôi. Tin rằng với sự khéo léo của bạn, món bánh trôi nước sẽ thật ngon mắt và cũng thật ngon miệng.
VIII – Cách làm bánh trôi nước đường đen cho tết Hàn thực
Cách làm bánh trôi nước, nặn bánh trôi nước để cúng Tết Hàn thực thường được thực hiện vào tối 2.3 hoặc ngày 3.3 âm lịch hàng năm. Đây là món bánh truyền thống rất dễ làm và hầu như trong những ngày này, nhà nhà đều có ít nhất từ 1 – 2 đĩa thắp hương ông bà tổ tiên. Và để có được những đĩa bánh trôi tròn, trắng và ngon thì bạn thực hiện theo công thức sau.
Nguyên liệu làm bánh trôi nước gồm những gì
Bột gạo: Bột gạo để làm bánh trôi ngon thường sẽ cần đảm bảo tỉ lệ 4 phần gạo nếp – 1 phần gạo tẻ. Nếu bạn làm toàn bằng gạo nếp thì bánh sẽ khó đạt được độ dẻo vừa mà thay vào đó lại rất dính, khó ăn.
Có 2 cách để bạn chuẩn bị bột gạo làm bánh trôi. Cách thứ nhất, bạn đem xay khô khoảng 400 gram gạo nếp và 100 gram gạo tẻ thành bột mịn. Xay xong, bạn đem phần bột này đi ngâm từ 5 – 6 tiếng cho bột nở. Cách này thường áp dụng với những gia đình không có điều kiện xay bột nước.
Cách thứ 2 và cũng là phổ biến hơn cả đó là cách xay bột ướt. Với cách này, bạn ngâm chung phần gạo tẻ và gạo nếp từ 5 – 6 tiếng sau đó đem xay kỹ với nước.
Đường phèn: Cùng với bột gạo thì đường phèn là phần không thể thiếu khi nặn bánh trôi. Đây là loại đường làm từ mật mía theo dạng phên. Bạn có thể mua loại đã cắt miếng nhỏ sẵn hoặc cả miếng lớn và sau đó về tự cắt.
Dừa tươi nạo sợi: Phần dừa này dùng để rắc lên trên đĩa bánh sau khi hoàn thành. Chuẩn bị khoảng 50 gram dừa nạo.
Vừng: Cũng như dừa tươi, vừng sẽ được dùng để làm cho món bánh trôi thêm đẹp mắt. Phần vừng này bạn cần chọn loại đã rang chín (có thể tự rang hoặc mua sẵn). Chuẩn bị khoảng 30 gram vừng.
Cách làm bánh trôi nước ngon
-
Bước 1: Nhào bột làm bánh
Nhào cho bột mịn, dẻo là công đoạn đầu tiên của bước này. Nếu bạn chọn làm bột khô thì sau thời gian ngâm bột, bạn sẽ cho bột vào một chiếc khăn xô và để trên 1 chậu cát cho hút nước. Tương tực với bột ướt thì bạn cũng cho bột đi hút nước cho tới khi ấn vào một thấy không dính tay, bột mềm mịn là được.
Xoa mỏng một chút dầu ăn lên một chiếc mâm sạch sau đó đặt khối bột lên nhào thật kỹ. Nhào xong, bạn để cho bột nghỉ chừng 10 phút.
-
Bước 2: Nặn và luộc bánh
Bắc một nồi nước vừa phải lên bếp và đặt một chậu nước đã đun sôi để lạnh bên cạnh. Đun từ từ cho nồi nước sôi dần. Trong lúc này, bạn sẽ lấy từng phần bột nhỏ, xoa tròn rồi ấn dẹt. Cho 1 viên đường đen cỡ vừa phải vào giữa rồi lại vê kín viên bột.
Làm tương tự như vậy cho tới khi hết nguyên liệu. Khi nước sôi, bạn thả bánh vào luộc chín. Cách để xác định bánh đã chín là khi bánh đã nổi lên trên mặt nồi chừng 1 phút. Bánh chín, bạn dùng muôi thủng vớt bánh và thả ngay vào chậu nước lạnh bên cạnh.
-
Bước 3: Hoàn thiện món bánh trôi nước.
Bánh trôi nước sau khi thả vào chậu nước lạnh chừng 3 – 5 phút, bạn dùng thìa vớt bánh ra đĩa rồi rắc vừng lên trên. Tiếp đến, bạn rắc một lớp dừa tươi nạo sợ lên trên là có thể bày ra bàn và thưởng thức được rồi.
Có thể khẳng định, cách làm bánh trôi nước này được xem là một trong những công thức làm bánh truyền thống dễ nhất. Bởi thế, chỉ cần chú ý một chút về tỉ lệ bột, thời gian luộc bánh là ai cũng có thể thực hiện chúng ngay tại nhà. Vậy thì ngày Tết Hàn thực năm nay, thay vì tới các cửa hàng thì bạn hãy chuẩn bị bột và làm trực tiếp tại nhà nhé.
Trên đây chính là cách làm bánh trôi nước mà chuyên mục cách làm bánh của kênh cẩm nang Massageishealthy chia sẻ đến các bạn đọc một cách chi tiết nhất. Chúc các bạn có được những đĩa bánh trôi, bánh chay thật ngon và hấp dẫn nhé!