Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅ 4 cách làm bánh ăn dặm cho bé không cần lò nướng cho trẻ từ 8 tháng đến 2 tuổi

4 cách làm bánh ăn dặm cho bé không cần lò nướng cho trẻ từ 8 tháng đến 2 tuổi

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Sự phát triển toàn diện của trẻ em luôn cần nguồn dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ vì thế ngoài những bữa ăn chính trong ngày, các mẹ hãy chăm vào bếp làm thêm những món bánh ăn dặm cho bé hấp dẫn cho bé yêu của mình nhé.

Các loại bánh mà Massageishealthy giới thiệu hôm nay đều vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng rất tốt cho sự phát triển của bé, hãy cùng theo dõi cách làm bánh ăn dặm cho bé không cần lò nướng cho trẻ từ 8 tháng đến 2 tuổi ngay bây giờ nhé!

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Các loại bánh ăn dặm cho bé không cần lò nướng đơn giản dễ làm tại nhà

1. Cách làm bánh dày đậu xanh mềm ngon dễ làm cho bé

Chiếc bánh dày đậu xanh tròn dẹt, mềm mềm là một trong các món bánh ngon cho bé mà các mẹ có thể tự làm tại nhà. chiếc bánh tuy đơn sơ nhưng khiến các bé rất thích thú khi thưởng thức. Bánh rất mềm, nhân đỗ ngọt bùi rất phù hợp với khẩu vị của trẻ nhỏ và cũng bổ sung được nhiều chất dinh dưỡng đấy nhé!

Bánh dày đậu xanh mềm ngon dễ làm cho bé

Bánh dày đậu xanh mềm ngon dễ làm cho bé

Nguyên liệu cần có:

  • Bột nếp 200g
  • Đậu xanh 200g
  • Hành tím 2 củ
  • Đường cát trắng 100g
  • Muối tinh 1/4 thìa cà phê

Cách làm bánh dày đậu xanh đơn giản:

1. Phần nhân đậu

Bước 1: Đậu xanh ngâm trước 2-3 tiếng với nước lạnh cho nở. Sau khi đậu đã nở bỏ ra vo sạch và loại bỏ hạt hạt đậu sâu.

Bước 2: Nấu chín đậu bằng cách, cho nước ngập xâm xấp mặt đậu. Bắc nồi lên bếp đun đến khi nước sôi thì hạ xuống lửa nhỏ để cho đậu chín. Thỉnh thoảng lấy đũa đảo đều để đậu không bị xát vào đáy nồi sẽ bị cháy. (các bạn nấu chín bằng nồi cơm điện sẽ rất nhanh và không lo khoản đậu bị cháy đậu đâu)

Bạn nấu chín bằng nồi cơm điện sẽ rất nhanh

Bạn nấu chín bằng nồi cơm điện sẽ rất nhanh

Bước 3: Khi đậu chín thì đánh nhuyễn phần đậu, múc 1 bát đậu riêng ra để làm vỏ đậu bên ngoài. Phần đậu bên ngoài thì cho vào xào cùng hành khô phi thơm sên cho mịn là được, cho đường vào phần đậu đã sên để làm nhân đậu ngọt.

Lưu ý: Khi sên nhận các bạn chọn chảo chống dính để sên thì không lo đậu bị sát vào đáy chảo. Nhân nên sên nhão chỉ đủ để viên miếng bột lại là được. Nhân bánh dày sẽ nhão hơn nhân bánh trung thu đấy.

2. Phần vỏ bánh

Bước 1: Bột nếp cho ra âu. Hòa tan muối vào với một ít nước.

Bước 2: Cho từ từ nước vào với bột nếp, vừa rót vừa dùng đũa hoặc thìa khuấy cho đều. Trộn bột cho đến khi bột dẻo, mềm, khi nặn thử bánh thấy bánh đứng và không dính tay là được.

Trộn bột cho đến khi bột dẻo, mềm

Trộn bột cho đến khi bột dẻo, mềm

  • Bước 3: Ủ bột trong 30p trước khi nặn bánh.

3. Nặn bánh

Bước 1: Bạn hãy chia bột nếp và nhân đậu ra thành các phần đều nhau.

Bước 2: Sau đó ấn dẹt miếng bột nếp rồi cho phần nhân đậu vào trong vo tròn lại sao cho phần bột nếp bao kín phần nhân đậu bên trong.

Bước 3: Đem bánh đi hấp, xửng trước khi hấp các bạn nhớ lót 1 lớp lá chuối hoặc giấy nến có cắt nhiều lỗ nhỏ lên để chống dính nhé, hấp trong khoảng 10-15p là bánh sẽ chín tùy vào độ nhỏ bé của bánh.

Đem bánh đi hấp

Đem bánh đi hấp

Lưu ý: Trong thời gian hấp bánh, các bạn phải xả hơi cho nồi nhé, khoảng 4-5p thì bạn mở nắp vung cho thoát hơi nước, nếu quên xả hơi thì vỏ bột nếp sẽ bị phồng lên, đến khi ra ngoài gặp không khí lạnh vỏ bột sẽ bị xẹp đi, chảy nhão trông bánh sẽ không được đẹp.

Bước 4: Khi bánh chín, còn nóng thì lăn bánh qua phần đậu bớt lại lúc trước để bánh không bị dính và ngon hơn. Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong món bánh dày đậu xanh rồi.

Ngoài nhân ngọt ra thì các bạn làm nhân đậu mặn

Ngoài nhân ngọt ra thì các bạn làm nhân đậu mặn

Ngoài nhân ngọt ra thì các bạn làm nhân đậu mặn cũng rất ngon đấy. Khi sên nhân đậu thay vì cho đường vào thì các bạn sẽ cho muối và 1 ít hạt tiêu sẽ rất thơm. Tuỳ theo khẩu vị của bé mà bạn có sự điều chỉnh phù hợp nhất nhé!

2. Bánh tai heo giòn tan cho bé ăn sáng, ăn vặt

Bánh tai heo không còn xa lạ với người lớn chúng ta nữa nhưng đối với các bé thì vô cùng mới mẻ và thú vị đấy nhé. Thử làm xem bé có thích không các bạn nhé.

Bánh tai heo giòn tan cho bé ăn sáng, ăn vặt

Bánh tai heo giòn tan cho bé ăn sáng, ăn vặt

Nguyên liệu cần có:

  • Bột mì đa dụng 400g
  • Đường 60g
  • Sữa tươi có đường 110ml
  • Bột cacao 5g
  • Trứng gà 2 quả
  • Baking powder 1tsp
  • Bơ nhạt để nhiệt độ phòng 40g
  • Ngũ vị hương 1/2 gói

Cách làm bánh tai heo:

Bước 1: Cho tất cả các nguyên liệu vào âu to trừ bột ca cao và ngũ vị hương. Đeo găng tay rồi nhồi bột cho bột thật mịn màng không còn vón cục.

Đeo găng tay rồi nhồi bột cho bột thật mịn

Đeo găng tay rồi nhồi bột cho bột thật mịn

Bước 2: Chia bột ra làm 2 theo tỉ lệ 2-1. Phần bột nhỏ trộn chung với bột ca cao và ngũ vị hương để tạo màu nâu.

Bước 3: Cán mỏng phần bột trắng và phần bột nâu bằng nhau. Đặt bột nâu lên trên bột trắng rồi cán thêm 1 lần nữa cho 2 bột dính vào với nhau.

Bước 4: Cuộn tròn các lớp bột bánh lại cuộn thật chặt tay rồi cắt bột thành khoanh mỏng khoảng 1 li.

Bước 5: Đun sôi dầu trên bếp, lượng dầu ăn đủ để ngập mặt bánh. Khi dầu nóng già thì hạ bớt lửa và thả 1 ít bánh vào chảo, chiên cho bánh nở, nổi lên và có màu vàng thì vớt bánh ra giấy thấm cho bớt dầu. Chờ bánh nguội thì cất vào hộp kín dùng dần.

Bánh tai heo để nguội sẽ rất giòn

Bánh tai heo để nguội sẽ rất giòn

Bánh tai heo để nguội sẽ rất giòn rụm, ngũ vị hương sẽ làm món bánh trở nên hấp dẫn hơn đấy. Để bánh hấp dẫn hơn nữa trước khi chiên có thể lăn miếng bột qua lớp vừng trắng và cán mỏng rồi mới đem rán. Khi cắt bánh các bạn đừng cắt quá mỏng, khi chiên bánh sẽ bị vỡ nhé. Cho bé yêu thưởng thức ngay nào!

3. Cách làm bánh gối nhỏ xinh cho bé từ bột mì

Bánh gối vàng ươm mang hình dáng xinh xinh của chiếc gối. Chỉ cần nhìn qua là bé yêu của bạn sẽ bị hấp dẫn ngay với những chiếc bánh xinh xắn này.

Không những thế, khi ăn bé sẽ cảm nhận được phần nhân thập cẩm với đầy đủ thịt, mộc nhĩ, miến, trứng cút… vừa ngon lại vừa bổ dưỡng đúng không nào?

4 Loại Bánh Ngon Cho Bé Và Cách Làm Bánh Cho Bé Ăn Sáng Ăn Vặt

4 Loại Bánh Ngon Cho Bé Và Cách Làm Bánh Cho Bé Ăn Sáng Ăn Vặt

Nguyên liệu vỏ bánh: Cho 20 vỏ bánh

  • Bột mì đa dụng 300g
  • Nước 150-170ml
  • Muối 1 nhúm nhỏ
  • Men bánh mì 3g

Nguyên liệu cho nhân bánh

  • Thịt nạc vai xay 200g
  • Mộc nhĩ, nấm hương
  • Hành khô
  • Miến 200g
  • Trúng cút
  • Hành lá
  • Cà rốt băm nhỏ

Các bước làm bánh gối

  • 1. Vỏ bánh:

Không có tỉ lệ củ thể cho nước và bột, nó còn phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và loại bột mì bạn sử dụng.

Với 300g bột mì hôm nay mình sử dụng hết 155ml nước nhé.

Với 300g bột mì hôm nay mình sử dụng hết 155ml nước nhé.

Trộn đều bột mì, muối, men làm bánh mì trong âu. Cho từ từ từng ít nước một vào, dùng thìa (spatula) trộn đều cho bột hút hết nước thì cho ra bàn (mâm) và dùng tay nhào bột, khi nhào có thể thêm một ít nước.

Ban đầu nhào bạn sẽ cảm thấy bột khô và nặng, tuy nhiên đừng vì thế mà cho thêm nước vào nhé, trong quá trình nhào bột sẽ mềm ra và ẩm hơn. Các bạn nhào tầm 15-20p sẽ thấy bột trở nên dẻo mịn, không còn dính vào tay là được.

Để bột nghỉ 20-30p tùy nhiệt độ phòng, trời nóng thì nhanh hơn, lạnh thì lâu hơn một chút. Các bạn có thể lấy chính cái âu ( bát) mà mình vừa sử dụng ban đầu khi nhồi bột để ủ.

Trong lúc chờ ủ bột thì tranh thủ xào nhân và chuẩn bị nước chấm nhé.

Trong lúc chờ ủ bột thì tranh thủ xào nhân và chuẩn bị nước chấm nhé.

  • 2. Xào nhân:

Mộc nhĩ, nấm hương, miến ngâm nở, băm nhỏ. Hành lá rửa sạch thái nhỏ. Hành khô bóc vỏ, các bạn bót 1 ít để tí phi cho mỡ thơm, còn lại cùng băm nhỏ. Trộn đều các nguyên liệu với nhau, tẩm ướp gia vị cho vừa ăn.

Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành khô, cho hỗn hợp thịt vào xào cuối cùng rắc thêm 1 ít hạt tiêu cho thơm. Các bạn đừng xào kỹ quá làm mất ngọt nhé.

  • 3. Cán vỏ:

Khi hết thời gian ủ bánh, bạn bỏ bột ra, nhào lại 1 chút cho tan bớt bọt khí trong quá trình ủ bột. Rắc 1 ít bột áo (bột mì khô) xuống bàn sau đó cán bột ra mỏng, lớp vỏ bánh càng mỏng thì bánh càng giòn, nhưng đừng tham mỏng quá mà bánh dễ bị vỡ, nhân hở ra ngoài, khi đó dầu thấm vào trong bánh ăn rất ngán.

Bạn cán bột mỏng ra

Bạn cán bột mỏng ra

Dùng khuôn ( miệng bát ăn cơm) ấn lên để cắt được miếng vỏ bột hình tròn. Khi được chiếc vỏ nào bạn nhớ bọc 1 lớp màng bọc thực phẩm lại cho vỏ bánh không bị khô nhé.

  • 4. Gói bánh:

Cái này tùy vào sự khéo léo mỗi người để tạo hình cho chiếc bánh nhé. Các bạn cho nhân thịt, trứng cút vào giữa miếng bột, rồi gấp đôi miếng bột lại để được hình bán nguyệt.

Bạn gấp 1 mép của đầu hình bán nguyệt lại, rồi cứ như vậy gấp từng đoạn ngắn, ấn chắc tay tạo hình vặn xoắn tạo thành hình một chiếc gối trẻ em.

  • 5. Rán bánh:

Đặt chảo lên bếp, cho dầu vào chảo để đủ ngập mặt bánh. Sau khi dầu sôi cho bánh vào chiên tới vàng chín và bánh nổi lên là được. Vớt bánh ra giấy thấm dầu cho hút bớt dầu đi. Cuối cùng, bày ra đĩa, hoàn tất nước chấm là chúng mình đã có ngay món bánh gối thơm ngon giòn tan rồi.

Vài bước là bạn đã có ngay món bánh gối thơm ngon

Vài bước là bạn đã có ngay món bánh gối thơm ngon

4. Bánh flan bí đỏ bổ dưỡng cho bé ăn dặm

Chắc là không có đứa trẻ nào mà không thích bánh flan cả đúng không nào? Vậy thì hôm nay hãy thử biến tấu một chút với món bánh flan bí đỏ bổ dưỡng tuyệt vời của chúng tôi nhé!

Bánh flan bí đỏ bổ dưỡng cho bé ăn dặm

Bánh flan bí đỏ bổ dưỡng cho bé ăn dặm

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Trứng gà 10 quả
  • Đường cát 30g
  • Sữa tươi 2 bịch (440g)
  • Sữa đặc 1 hộp (380g)
  • Nước sôi 1 hộp sữa (400ml)
  • Vani 1 ống
  • Bí đỏ 1 (bí hồ lô), và một phần nhỏ làm nhân

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế bí – Bí đỏ rửa sạch vỏ. Dùng dao sắc cắt phần cuống bí, tách rời ra như cái nắp. Hoặc cầu kì hơn bạn có thể dùng dao khoét nắp hình răng cưa sẽ đẹp hơn.

Dùng dao sắc cắt phần cuống bí

Dùng dao sắc cắt phần cuống bí

Nạo hết phần ruột và hạt bên trong quả. Do trái bí khó chín hơn bánh flan nên bạn cần hấp trái bí trước 15 phút. Miếng bí rời, cắt hạt lựu và luộc qua cho mềm

Bước 2: Làm hỗn hợp bánh flan – Đổ sữa đặc ra âu, cho nước sôi vào, khuấy tan. Cho thêm sữa tười vào khuấy đều. Để nguội một chút rồi tiếp tục cho đường và vani vào khuấy đều.

Đập trứng ra tô, dùng đũa khuấy cho tan. Lưu ý khuấy nhẹ tay và khuấy theo 1 chiều để hỗn hợp không bị nổi bong bóng, sẽ làm rỗ bánh. Đổ hỗn hợp trứng vào sữa, dùng rây để lọc bỏ phần lòng trắng còn lơn cợn. Đổ hỗn hợp trên và bí thái hạt lựu vào quả bí.

Đập trứng ra tô, dùng đũa khuấy cho tan.

Đập trứng ra tô, dùng đũa khuấy cho tan.

Bước 3: Hấp cách thủy – Hấp cách thủy bánh flan bí đỏ, thời gian hấp khoảng 40 – 60 phút, lửa không được lớn, lâu lâu bạn mở ra kiểm tra để tránh nước rớt vào sẽ bị rỗ và xem mặt bánh đã se đặc lại chưa.

Nếu lấy tăm kiểm tra, nếu không bị dính bánh là bánh đã chín. Để bánh nguôi, rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh ít nhất 3 tiếng rồi hãy dùng nhé.

Mùi của bí ngô hòa quyện vào bánh flan làm cho mùi thơm của bánh rất quyến rũ, khi cắn vào lớp bánh mềm được bao bọc bởi vỏ dẻo của bí sẽ có cảm giác tuyệt ngon, đảm bảo bé yêu nhà bạn sẽ thích mê li đấy.

Cho vào ngăn mát tủ lạnh 3 tiếng là có thể dùng được

Cho vào ngăn mát tủ lạnh 3 tiếng là có thể dùng được

Như vậy là chúng ta đã tham khảo xong 4 cách làm bánh ăn dặm cho bé không cần lò nướng cho trẻ từ 8 tháng đến 2 tuổi của mình có thể tự do ăn sáng, ăn vặt rồi. Hãy thử tất cả rồi xem bé yêu thích loại bánh nào nhất nhé, chúc các bạn thành công!

Massageishealthy sưu tầm và tổng hợp.

4.2/5 - (11 bình chọn)

You may also like