A. Cách làm dấm táo mèo tại nhà từ táo mèo, chuối tây (chuối chín)
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Hôm nay hãy cùng Massageishealthy học ngay cách làm dấm táo mèo từ táo mèo, chuối tây hoặc chuối chín rất đơn giản nhé. Nếu như giấm ăn thông thường được sử dụng phổ biến trong nhà bếp với mục đích chế biến ra những món ăn ngon hấp dẫn thì dấm táo mèo được đánh giá là có nhiều công dụng hơn.
Dấm táo mèo vừa có những tác dụng tốt cho sức khoẻ vừa có thể dùng để làm đẹp cho các chị em phụ nữ và tất nhiên cũng có thể dùng trong ẩm thực để thay thế dấm ăn thông thường. Nếu như e ngại chất lượng khi mua ở ngoài bạn có thể tự làm dấm táo mèo tại nhà đấy, xem ngay cách làm giấm táo mèo của Massageishealthy nhé!
Table of Contents
Nguyên liệu chuẩn bị
- Táo mèo: khoảng 3kg, táo tươi và là táo xanh càng tốt
- Bình đựng: 1 bình hoặc can nhựa loại khoảng 2-3 lít (nếu có bình thủy tinh thì càng tốt)
- Nước đun sôi để nguội sạch: khoảng 2.5 đến 3 lít
- Chuối tây chưa cần chín lắm: 1-2 quả (mục đích dùng ngâm kết hợp để dấm táo lên men nhanh hơn)
Chi tiết cách làm giấm táo mèo đơn giản tại nhà
– Bước 1: Bạn rửa sạch táo mèo, bạn nên sử dụng táo mèo tươi để làm, ngâm với nước muối loãng (mục đích đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm) hoặc có bình sục ozon thì dùng xục qua cho sạch sẽ. Vớt táo ra cho ráo nước rồi sau đó bổ đôi để cả hạt nhé hoặc nếu thái mỏng được thì tốt hơn.
– Bước 2: Sau đó đổ nước đun sôi để nguội vào bình thủy tinh (dùng bình thủy tinh đi cho nó lành và chất lượng bạn ạ, sau này ok rồi thì hãy dùng bình hoặc chai nhựa), nước để hơi ấm ấm nhé, đừng để nguội quá để táo nhanh lên men hơn.
– Bước 3: Bạn cho táo đã thái ở trên vào trong bình để ngâm, cho thêm quả chuối tây vào nhé (mục đích để táo nhanh lên men thôi) hoặc muốn nhanh lên men nữa thì có thể cho thêm 1-2 thìa đường trắng vào.
– Bước 4: Đậy nắp bình thủy tinh lại, tuy nhiên bạn không nên đậy kỹ quá, trong thời gian khoảng 2 tuần đầu cần có sự xuất hiện của oxy để đẩy quá trình lên men lên. thời gian ủ dấm tầm 3-4 tuần là dùng được.
Lưu ý khi làm dấm táo mèo
– Ngoài sử dụng nước đun sôi để nguội bạn có thể dùng nước dấm gạo ngon để ngâm cùng táo (đẩy nhanh quá trình lên men và cũng làm cho táo có vị khác hơn chút)
– Táo không nên để cả quả, bạn có thể bổ đôi hoặc thái lát mỏng trộn với ít đường trắng sau đó cho vào ngâm dấm để làm dấm táo mèo. Bạn cũng có thể sử dụng táo mèo đã thái sau đó phơi khô để làm dấm.
Tác dụng của dấm mèo đối với việc làm đẹp
Trị mụn, làm sạch da: Pha loãng nước lọc với dấm táo mèo theo tỉ lệ 3:1 làm toner, dùng như nước hoa hồng bằng cách thấm toner bôi đều lên da mặt, chờ bay hơi là được không cần rửa lại với nước.
Làm trắng da: Hòa theo tỉ lệ 8 nước : 1 dấm táo mèo , dùng bông gòn bôi lên chỗ da cần làm trắng hoặc làm dịu vết da cháy nẳng. Để qua đêm, sáng ngủ dậy tắm qua một lần nước là được.
Xóa mờ vết thâm: Pha loãng nước và dấm táo mèo theo tỉ lệ 1:2, dùng bông chấm lên vết thâm hoặc vết chân chim, làm đều đặn trong 2 tuần sẽ có hiệu quả rõ ràng.
Giảm cân: Uống 1 cốc nước dấm táo mèo sau khi ăn cơm xong sẽ giúp bạn tiêu mỡ, giảm béo.
Giờ thì không chỉ biết cách làm dấm táo mèo tại nhà mà bạn còn biết thêm những tác dụng tuyệt vời của nó đối với việc làm đẹp cho bản thân đúng không nào? Hãy thử bắt tay vào việc thực hiện để sử dụng trong gia đình mình nhé!
B. Cách làm dấm chuối ngon, Cách nuôi con giấm bằng chuối chín
Có thể thấy hầu như trong nhiều món ăn của các gia đình từ món ngâm đến món ăn vặt, ăn chính đều có nguyên liệu là giấm. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mua sẵn giấm cũng là điều thường thấy, nhưng tại sao bạn lại không nghĩ đến việc tự tay mình làm ra giấm sạch từ nguyên liệu hết sức đơn giản chính là chuối chín.
Vi khuẩn axetic (thông thường sẽ nghe đến tên con giấm) là những vi khuẩn bé nhỏ khi giấm đã lên men, các bạn sẽ chỉ nhìn thấy một lớp trắng nổi lên trên mặt hũ giấm. Dưới đây Massageishealthy sẽ giúp bạn thực hiện làm giấm chuối cùng đường, nước dừa, rượu bưởi vô cùng đơn giản nhưng cực kì tốt nhé!
Nguyên liệu làm giấm nuôi bằng chuối
- Chuối chín: 5 trái.
- 1 trái dừa tươi hoặc đường cát trắng: 100gr
- Rượu gạo: 100ml
- Nước sôi để nguội: 5 lít
- Một cái hũ làm giấm có thể tích: 7 lít
Các bạn có thể mua được chuối chín ở siêu thị hay các cửa hàng bán trái cây, tuy nhiên các bạn chỉ nên chọn những trái chuối có độ chín vừa phải. Như vậy sẽ giúp cho giúp cho giấm làm ra ngon và thơm hơn nhé.
Cách làm giấm nuôi bằng chuối tại nhà
Bước 1: Tạo giấm cái
Khi làm tại nhà, mình sẽ hướng dẫn các bạn nên làm theo cách dưới đây:
– Chuẩn bị một cái hũ thủy tinh (kích cỡ lớn nhỏ tùy vào lượng giấm bạn muốn làm), rồi cho nước dừa tươi, chuối và rượu vào hũ, châm nước sôi để nguội vào khoảng 8/10 thể tích hũ, đậy nắp, để ở chỗ thoáng mát, không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và không xê dịch nếu không giấm sẽ dễ bị hỏng.
– Để trong khoảng 45-60 ngày, tùy thời tiết, sẽ tạo ra một lớp men vi sinh nhìn như một lớp váng trắng đục trên mặt của hũ giấm, đó là “con giấm”.
– Thời gian để càng lâu, con giấm càng dày lên và trở thành trong đục như một con sứa lớn. Khi có con giấm là nước trong hũ bắt đầu trở thành giấm chua, để càng lâu càng chua.
– Để giấm có độ chua vừa ý, các bạn nên canh thời gian của giấm, nếm thử thấy độ chua vừa ý, nhẹ tay chiết giấm ra, lưu ý chiết thật nhẹ nhàng, cẩn thận đừng để con giấm trôi theo bể ra.
Bước 2: Nuôi giấm
– Sau khi chiết giấm ra, các bạn vẫn để xác chuối và con giấm trong hũ, pha nước đường với công thức: 1 chén đường cát trắng, 6 chén nước lọc, khuấy cho tan đường hết, thêm vào hũ giấm và cũng chỉ thêm 8/10 hũ như ban đầu.
– So với lần đầu tiên thì thời gian nước đường thành giấm lần này sẽ nhanh hơn và sẽ kết thành một lớp con giấm khác. Khi giấm đã chua, lại chiết ra rồi thêm nước đường vào theo công thức trên. Theo công thức trên bạn sẽ tạo được giấm cái.
Bước 3: Gây hũ giấm mới
– Khi lấy giấm ra từng lần và thêm nước đường các bạn sẽ tạo ra được một lớp giấm mới mỏng hơn. Khi đó lớp giấm đầu tiên bạn có được sẽ rất dày.
– Phải gây hũ giấm khác khi trong hũ đã phải có kết vài lớp “con giấm” vì những lớp con giấm sẽ dày lên làm choán hết thể tích hũ. Dùng một hũ thủy tinh khác, nhẹ tay sớt một lớp con giấm sang hũ mới rồi châm nước đường theo công thức trên, thời gian sau nước đường trong hũ mới sẽ trở chua thành giấm.
– Sau khi các bạn đã gây được hũ giấm mới lần thứ ba thì lúc này phần xác chuối ở hũ đầu tiên các bạn phải vớt ra nhé.
Bước 4: Lọc lấy thành phẩm giấm nuôi bằng chuối
– Khi các bạn đã hoàn thành việc gây giấm trên, điều cần làm tiếp theo chính là lọc lại giấm đó bằng vải thưa. Giấm này bạn đã có thể dùng được rồi nhé. Nhưng nếu muốn cất giữ, các bạn cần đun sôi giấm lại, để nguội và cho vào chai đậy kín.
– Nếu để lâu mà chưa dùng đến, giấm trong chai sẽ tiếp tục kết màng thành con giấm, hiện tượng này bình thường, giấm sẽ chua hơn và vẫn dùng được. Giấm làm bằng chuối có màu trắng trong, hơi đục.
Kinh nghiệm nuôi giấm đơn giản
Để giấm nhanh lên men, hãy đậy nắp hũ bằng vải vì con giấm thích không khí, chúng cần không khí giàu oxi để “thở”.
Nếu có con giấm sẵn từ trước thì quá trình lên men càng nhanh hơn nhé. Con giấm này có được là do bạn làm lần thứ 2 hoặc xin của những người làm từ trước.
Bạn có thể thêm vào hũ vài miếng dứa thật chín vào thay cho chuối, sẽ cho ra giấm có mùi thơm của dứa và màu hơi vàng sánh đẹp mắt.
Mặc dù công thức này làm giấm sẽ khá lâu, tuy nhiên các bạn sẽ nhận được thành phẩm không ngoài mong đợi đâu nhé. Chất lượng sẽ vô cùng tốt vì nguyên liệu đã được các bạn chọn lọc nha.
Nhưng nên nhớ rằng trong khi làm giấm cũng như giấm đã làm xong, luôn để hũ, chai giấm chỗ thoáng mát, bóng râm không để ra nắng.
Cách bảo quản hũ giấm bằng chuối thật tốt
Các bạn nhớ không đụng hay mở nắp hũ giấm vào những ngày có chu kỳ kinh nguyệt vì nếu các chị em có “đèn đỏ” mở nắp hay chạm vào lọ giấm vào những ngày này, lọ giấm sẽ hỏng, lớp giấm cái sẽ chuyển sang màu sậm, lúc này sẽ không mang lớp giấm cái để làm thêm mẻ sau được nữa. Mặc dù khoa học không chứng minh điều này nhưng các bạn vẫn nên cẩn thận nhé.
Cách nuôi giấm bằng chuối chín rất đơn giản mà thành phẩm đem lại đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tương truyền, nuôi giấm trong nhà sẽ làm ăn phát đạt hơn đấy nhé! Bài viết trên, mình đã hướng dẫn các bạn làm giấm bằng chuối chín một cách đơn giản nhưng đảm bảo ngon và chất lượng an toàn như các bạn mong muốn nhé.
C. Cách làm dấm chuối, nuôi dấm chuối tự nhiên tại nhà
Cách làm dấm chuối từ những trái chuối chín tự nhiên, không hoá chất tại nhà sẽ giúp bạn có được những hũ giấm thơm, ngon mà không hại sức khoẻ. Để làm dấm chuối, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu và tiến hành theo các bước của kênh cẩm nang như sau.
Nguyên liệu làm dấm chuối
- Chuối chín: 5 – 7 trái
- Dừa xiêm tươi: 1 trái
- Đường cát trắng: 100 gram
- Rượu gạo: 100 ml
- Nước lọc đun sôi để nguội: 5 lít
- Hũ đựng dấm: 1 hũ có thể tích từ 6 – 7 lít
Cách làm dấm chuối như sau:
- Bước 1: Làm nước dấm cái
Chuối chín: Bóc vỏ chuối sau đó bổ đôi chuối theo chiều dọc. Trong trường hợp quả chuối không quá lớn, bạn có thể để nguyên cả quả.
Dừa xiêm tươi: Chặt vỏ và chiết lấy nước dão dừa.
Chuẩn bị xong các nguyên liệu trên, bạn bắt đầu xếp chuối vào hũ thuỷ tinh theo chiều dọc của quả. Cách làm này sẽ giúp chuối không bị nổi khi đổ nước ngâm.
Tiếp theo, bạn đổ lần lượt vào hũ ngâm nước dừa tươi + rượu gạo + nước sôi để nguội sao cho nước bằng 8/10 chiều cao của bình. Đổ nước ngâm xong, bạn đậy chặt nắp hũ và để hũ vào nơi khô, thoáng, tránh côn trùng và ánh sáng mặt trời trực tiếp.
- Bước 2: Canh nước dấm
Ngâm hũ dấm đã tạo trong thời gian từ 50 – 60 ngày. Lúc này, bạn sẽ nhìn thấy ở trên bề mặt của bình sẽ có lớp váng màu trắng đục. Dân gian gọi lớp váng này là con dấm. Càng để lâu, con dấm này càng lớn và dày thêm lên.
Khi nước dấm cái bắt đầu có con dấm cũng là lúc nước dấm bắt đầu có được vị chua. Con dấm càng lớn, nước dấm càng chua. Do vậy càng gần đến ngày kiểm tra dấm, bạn phải chú ý để đảm bảo nước dấm đạt được độ chua vừa phải.
- Bước 3: Chiết dấm và nuôi dấm mới
Sau khi nước dấm đã đạt được độ chua theo ý, bạn tiến hành chiết nước dấm ra một hũ riêng. Khi chiết, cần đảm bảo con dấm vẫn được giữ nguyên trong hũ nuôi cũ, không bị vỡ hay chảy ra ngoài.
Giữ lại xác chuối trong hũ dấm ban đầu. Pha nước lọc đun sôi để nguội với 100 gram đường cát theo tỉ lệ 1 đường: 6 nước. Khuấy tan nước đường rồi lại đổ vào hũ ngâm với lượng nước cũng bằng 8/10 thể tích bình.
Thời gian nuôi dấm mới này sẽ nhanh hơn hũ đầu tiên. Lúc này, nước ngâm mới sẽ tạo ra con dấm mới, kết hợp cùng con dấm cũ nên con dấm sẽ rất lớn. Khi dấm đã đạt được độ chua mong muốn, bạn lại chiết nước dấm riêng ra.
- Bước 4: Nuôi dấm lần 3 và bảo quản dấm
Chiết dấm: Chiết lấy nước dấm lần 2 xong, bạn dùng một chiếc thìa nhỏ hớt bớt con dấm ra ngoài để con dấm không chiếm hết diện tích. Tiến hành pha nước đường và đổ vào hũ ngâm tương tự như bước 3.
Trong lần nuôi thứ ba này, dấm sẽ mau hơn rất nhiều hai lần trước. Dấm nuôi xong, bạn chắt lấy nước dấm và bỏ đi phần xác chuối, con dấm đã có.
Bảo quản dấm: Dấm sau khi được tách chiết thành công, bạn cần lọc qua lớp vải mịn sạch để loại bỏ những con dấm còn sót lại. Lọc xong, bạn có thể dùng dấm để sử dụng ngay, trực tiếp mà không phải thông qua thêm một khâu nào nữa.
Trường hợp dấm nhiều và bạn muốn bảo quản, cho dấm đã nuôi vào một chiếc nồi nhỏ rồi đun sôi. Dấm nguội, bạn cho dấm vào chai bảo quản rồi dậy kín nắp lại.
Một số mẹo nhỏ khi làm dấm chuối
Chọn chuối: Nên chọn những quả chuối sứ để làm dấm bởi chuối sứ có được độ ngọt, thơm tự nhiên hơn các giống chuối khác. Chuối để làm dấm cần chín vừa tới, không được xanh nhưng cũng không được nẫu.
Nuôi dấm: Để dấm lên men nhanh thì khi nuôi dấm, nên đậy nắp hũ bằng vải thoáng nhưng vẫn kín để cho không khí lọt vào. Như vậy, con dấm sẽ mau lên hơn và dấm của bạn sẽ sớm được “thu hoạch”.
Làm dấm xong, bạn cần bảo quản dấm tại nơi khô, thoáng. Nên để những hũ dấm đã được vào bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Cách làm dấm chuối tại nhà tuy hơi lâu song về chất lượng, bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Vì vậy, bạn đừng tiếc thời gian ban đầu thực hiện để có được thành phẩm dấm chuối thơm ngon phục vụ cho bữa ăn gia đình nhé. Chuyên mục nội trợ nấu ăn ngon trên kênh cẩm nang đời sống gia đình Massageishealthy chúc các bạn thực hiện thành công.
D. Cách làm giấm gạo từ bia, gạo trắng
Nguyên liệu không thể thiếu trong khâu chế biến các món ăn, nước chấm là giấm gạo. Với công dụng làm tăng hương vị, đây còn là nguyên liệu phục vụ cho các mục đích khác như giảm cân rất hiệu quả. Vậy hãy cùng Massageishealthy chia sẻ cách làm giấm gạo đúng chuẩn nhé!
Với việc ra ngoài hàng quán thì rất đơn giản có thể mua ngay được một chai giấm gạo. Nhưng những chai giấm mua sẵn đó không đảm bảo chai giấm đó không chứa các chất bảo quản, chất và chưa có kiểm định về chất lượng.
Vì vậy, khuyên chị em nên tự tay làm giấm gạo tại nhà vừa đảm bảo lại dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian. Đến lúc giấm hoàn thành, bạn có thể yên tâm sơ chế chúng với các món ăn, pha nước chấm, thậm chí là làm đẹp mà không phải lo sợ hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe từng thành viên trong gia đình.
Nguyên liệu
- 1kg gạo trắng
- 500g men bia
- 400g đường trắng
- 2 quả trứng gà
- 1 miếng vải mỏng và mịn có thể lọc được bã
- 1 nồi dày, có thành hơi cao chút
- Đồ đựng giấm, có thể là lọ thủy tinh và vại ( không nên đựng giấm bằng đồ nhựa)
Các bước sơ chế
Đối với gạo trắng bạn vo thật sạch, nấu thành cơm như bình thường. Tiếp đó, đổ khoảng 1,5 l nước sôi để nguội vào, để trong tủ lạnh qua đêm.
Sau đó, bạn lấy trứng gà đã chuẩn bị ra tách lấy mỗi lòng trắng. Rửa sạch dụng ục nồi và chai đựng
Các bước thực hiện
– Bước 1: Bạn lấy cơm đã được ngâm để qua đêm trong tủ lạnh ra, đổ tất cơm vào chiếc khăn vải mỏng đã chuẩn bị để vắt. Bạn nên chắt hết phần nước gạo ra và giữ lại bã. Nếu nhà bạn không có tủ lạnh bạn cũng có thể ngâm cơm như vậy ở bên ngoài qua đêm.
– Bước 2: Bạn lấy một vật dụng khác đựng nước gạo, thực hiện đong cứ khoảng 4 bát gạo từ chậu này sang chậu khác bạ cho thêm 2 bát con đường. Sau đó dùng muỗm khuấy đều lên cho đường tan vào nước gạo.
– Bước 3: Sau đó, bạn cho nước cơm đã pha với đường lên bếp đun khoảng 40 phút thì tắt đi để nguội ( lưu ý bạn nên để lửa vừa tầm, không nên bật to quá).
– Bước 4: Tiếp theo bạn trộn đều 500g men bia vào nước gạo vừa đun theo tỉ lệ 1:1 rồi cho vào các đồ đựng bạn vừa mới chuẩn bị. Cứ để hỗn hợp lên men tự nhiên khoảng 1 tuần, mở ra ngửi thấy có mùi chua chua, nồng của giấm .
– Bước 5: Đây là công đoạn cuối cùng sau 4 tuần ủ giấm. Lúc này, bạn đem hết số lượng giấm ra cho vào nồi dày đun sôi với lòng trắng trứng gà.
Với 5 bước không còn gì đơn giản hơn là bạn đã thực hiện xong một quy trình chế biến giấm gạo tại nhà rồi. Mách nhỏ bạn cách kiểm tra chất lượng giấm đã đạt chuẩn chưa, bạn xem nước giấm gạo có màu trắng trong, dậy mùi thơm đặc trưng không? Nếu là giấm tốt sẽ lên men có mùi thơm, không xuất hiện kết tủa. Cuối cùng việc bạn phải làm là để giấm gạo ở nơi khô thoáng và tránh ánh nắng mặt trời.
E. Cách làm giấm bằng chuối và nước dừa
Với các cách chế biến giấm khác nhau như cách làm giấm gạo nuôi từ gạo trắng, giấm từ quả táo mèo. Giấm được chế biến từ nước dừa tươi và chuối sẽ có công thức và cách làm khác biệt đem lại hương vị giấm đặc biệt hấp dẫn.
Nguyên liệu
- 1 lít nước dừa
- Nước lọc nấu sôi để cho nguội
- Rượu trắng có nồng độ trên 30, không mùi hắc
- 6 quả chuối xiêm chín, bóc hết vỏ chuối và các sợi chuối bao quanh.
- Lọ tủy tinh to có nắp đậy chặt, đã rửa sạch và để khô.
Các bước thực hiện
– Bước 1: Trước tiên bạn lấy bình thủy tinh đã chuẩn bị ra, sau đó đổ hỗn hợp nước dừa tươi, chuối, rượu trắng và nước lọc vào. Đậy thật chặt nắp bình khoảng 50 phút ở chỗ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời ( sẽ làm biến chất của giấm khi thành phẩm).
– Chú ý không xê dịch lọ nhiều lần, quan sát sau khoảng thời gian ngâ sẽ thấy trên mặt bình có một lớp kết tủa men vi sinh nổi lên có màu trắng đục. Đó được gọi là nuôi con giấm, để càng lâu thì con giấm càng nhiều lên và trở thành mảng váng lớn có màu trong đục. Khi đấy, phần nước giấm bên dưới đã trở thành giấm chua và bạn sẽ lấy dụng cụ như muôi múc hết giấm ra ( không để con giấm ra cùng).
– Bước 2: Sau khi đã đưa được hết nước giấm ra ngoài, bạn cứ giữ nguyên bã chuối và con giấm ở trong bình. Sau đó bạn pha nước đường trắng theo tỉ lệ 6:1 ( 1 bát đường trắng cho thêm 6 bát nước lọc), khuấy cho lượng đường tan vào nước rồi đổ vào bình .
– Qua quá trình lên men, chúng ta cũng thấy một lớp kết tủa bên trên và hình thành con giấm. Bạn lại thực hiện chắt nước giấm ra và đổ thêm nước ph đường vào bình như trên.
– Bước 3: Sau khi bạn thực hiện các lần thay giấm như vậy sẽ thu được nhiều lớp giấm con khác nhau, xếp thành từng tầng trong bình. Giấm chua sau khi chiết ra, thì cho vào lọc kĩ với tấm vải mỏng, sau đó đun sôi nước giấm lên là có thể dùng được.
– Sau khi làm liên tiếp các công đoạn cho nước pha đường vào hũ giấm thì ta vất bỏ hết bã chuối bên trong ra. Và luôn phải chú ý để giấm ở nhưng nơi thoáng mát, nhiệt độ vừa phải và đặc biệt là ánh nắng mặt trời. Cách nhận biết giấm làm bằng chuối và nước cốt dừa có màu đục đục vàng và có vị thơm của chuối chín lên men.
Có rất nhiều cách làm giấm gạo, giấm chuối, cách làm giấm táo mèo,… phục vụ cho món ăn ngon mà bạn cần phải bỏ túi ngay những công thức mà trang Massageishealthy đã chia sẻ. Chúc các bạn hoàn thành hũ giấm thành công!