A. Cách nấu cơm tấm dẻo ngon, không bị nhão bằng xửng hấp hoặc nồi cơm điện
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Cách nấu cơm tấm có phần phức tạp hơn so với nấu cơm gạo thường bởi gạo tấm khá nhỏ, rất dễ bị khô hoặc nhão khi nấu nếu người thực hiện không biết cách. Để nấu cơm tấm dẻo ngon, bạn cần thực hiện theo công thức của kênh cẩm nang đời sống gia đình Massageishealthy như sau.
Chuẩn bị nấu cơm tấm
- Gạo tấm: 150 gram
- Muối ăn tinh: 1/6 muối
- Dụng cụ: nồi cơm điện, xửng hấp (nếu muốn nấu cơm bằng cách hấp)
Cách nấu cơm tấm như sau
Bước 1: Vo và ngâm gạo
– Cho gạo tấm vào rá nhỏ sau đó đem vo và nhặt sạch sạn bẩn, hạt gạo hư. Tiếp đến, bạn cho gạo tấm vào một chiếc tô rồi đổ ngập nước và ngâm gạo.
– Ngâm gạo tấm trong nước từ 20 – 30 phút cho hạt nở đều, đảm bảo khi nấu cơm chín ngon, không bị khô hoặc nhão.
Bước 2: Nấu cơm tấm
-
Nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện
– Chắt bỏ nước ngâm gạo và cho gạo tấm vào nồi cùng với lượng muối đã chuẩn bị. Tiếp đến, bạn đổ nước vào nồi cơm điện theo tỉ lệ 1 gạo : 1,5 nước. Dàn đều gạo và nước trong mặt nồi sao cho không bằng phẳng, tránh bị kênh đáy nồi.
– Bật nồi cơm ở chế độ nấu và để cho cơm được nấu tự nhiên. Sau khi nồi cơm đã chín và chuyển qua chế độ ủ, bạn để nguyên điện và ủ cơm ít nhất 15 phút cho hạt cơm được chín hẳn. Sau thời gian này, bạn rút điện ra và giữ cơm trong nồi thơm 10 – 15 phút nữa trước khi thưởng thức.
-
Nấu cơm tấm bằng xửng hấp
– Cho gạo tấm đã ngâm vào xửng hấp. Tiếp đến, bạn trộn đều gạo với muối rồi đặt xửng vào trong nồi hấp đã đổ nước sẵn. Bắc nồi hấp lên bếp và đun lửa to nhất cho đến khi nước trong nồi sôi.
– Khi nước trong nồi hấp sôi được khoảng 2 phút, bạn hạ lửa về mức nhỏ nhất để đảm bảo hạt gạo được chín đều. Tiến hành hấp cơm từ 30 – 40 phút. Sau thời gian này, bạn mở vung nồi và tiến hành kiểm tra độ chín của hạt gạo.
– Trường hợp hạt cơm đã chín tơi mềm, bạn tắt bếp và để ủ cơm khoảng 10 phút nữa trước khi thưởng thức. Nếu hạt cơm vẫn chưa chín kỹ, bạn có thể hấp thêm từ 3 – 5 phút tuỳ theo độ chín cho đến khi cơm chín hẳng.
Thưởng thức cơm tấm và các biến thể của cơm tấm
Cơm tấm là một món ăn ngon được rất nhiều người yêu thích. Đặc biệt, món ăn này khá phổ biến ở các tỉnh miền Trung cũng như Nam Bộ. Để thưởng thức cơm tấm, bạn có thể chuẩn bị kèm một số món ăn quen thuộc và tạo thành các món ăn như:
– Cơm tấm sườn
Cơm tấm được thưởng thức kèm với món sườn nướng hoặc sườn bì. Ngoài ra, bạn có thể thêm với phần rau nộm cùng nước mắm kẹo để rưới lên món ăn, giúp cho bữa cơm của bạn thêm phần đậm đà hơn.
– Cơm tấm chả trứng
Cơm tấm chả trứng là sự kết hợp của cơm tấm với món chả trứng rán rất đặt biệt. Đây là món ăn vừa đơn giản trong cách thực hiện, vừa ngon chẳng kém gì các kiểu cơm tấm cầu kỳ khác như cơm tấm sườn, cơm tấm cá kho…
– Cơm tấm thịt cốt lết
Cơm tấm thịt cốt lết hoặc sườn cốt lết có phần phức tạp hơn. Món thịt cốt lết này bạn có thể sử dụng phương pháp nướng hoặc kho đều ngon. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm một số món rau xanh khác để bữa ăn thêm nhiều dinh dưỡng hơn.
Nấu cơm tấm rất dễ bị khô quá hoặc nhão quá. Vì vậy nếu muốn có những bát cơm tấm ngon, bạn cần tuân thủ đúng các bước trong cách nấu cơm tấm đã chia sẻ trên đây. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên những món ngon khi thưởng thức kèm cơm tấm nữa nhé. Chuyên mục nội trợ nấu ăn ngon chúc các bạn thực hiện thành công với cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện không bị nhão này.
B. Cách nấu cơm tấm thơm ngon không bị nhão đơn giản nhất
Cách nấu cơm tấm ngon có thể được thực hiện bằng phương pháp sử dụng nồi cơm điện hoặc cẩn thận hơn là với xửng hấp (nồi hấp). Dưới đây là hai công thức nấu cơm gạo tấm chuẩn nhất của kênh cẩm nang Massageishealthy chia sẻ mà bạn có thể tham khảo.
Nguyên liệu nấu cơm tấm
- Gạo tấm: 200 gram
- Muối ăn: 1/5 thìa cafe
- Bơ: ½ thìa cafe (có thể thay thế bằng dầu ăn)
- Lá dứa: 3 – 5 lá (áp dụng cho công thức nấu cơm bằng xửng)
Cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện
- Bước 1: Vo và ngâm gạo tấm
Cho gạo tấm vào nồi cơm điện và vo sạch. Nhặt kỹ đầu mày trấu, sạn để món cơm đạt chất lượng tốt nhất. Không nên dùng rá vo gạo vì rất dễ làm gạo bị lọt và mất đi trong quá trình vo.
Vo gạo xong, đem ngâm gạo trong nước chừng 20 phút. Việc ngâm gạo này sẽ giúp hạt gạo được no nước, nở và chín đều khi nấu. Bạn có thể ngâm gạo bằng nước lạnh hoặc nước hơi ấm đều được.
- Bước 2: Chế nước, chuẩn bị nấu cơm
Hết thời gian ngâm gạo, bạn chắt bỏ nước ngâm gạo cũ và cho nước mới vào nấu cơm. Tỉ lệ nước chuẩn để nấu cơm gạo tấm là 1 gạo + 1,5 nước. Tuy nhiên, bạn cũng có thể điều chỉnh lượng nước này theo nhu cầu ăn cơm khô/mềm của gia đình.
Cho vào nồi cơm gạo tấm phần muối ăn + bơ rồi trộn đều. Muối và bơ sẽ giúp món cơm đậm đà hơn, đáy nồi cơm không bị khê cũng như cơm tấm có được màu sắc bắt mắt hơn.
- Bước 3: Nấu cơm gạo tấm
Đặt ruột nồi vào nồi cơm điện và chuyển chế độ nấu. Để cho nồi cơm tự nấu cho tới khi cơm chuyển về chế độ ủ chừng 15 phút thì bạn ngắt nguồn điện, để cơm được giữ nóng tự nhiên trong nồi.
Ủ cơm thêm khoảng 15 phút nữa thì bạn lại cắm lại điên nhưng chỉ giữ ở chế độ ủ. Thời gian cắm điện nồi cơm sẽ rơi vào khoảng 10 – 15 phút nữa. Sau khi ủ xong, bạn có thể lấy cơm ra, xới đều và thưởng thức.
Cách nấu cơm tấm bằng xửng hấp
- Bước 1: Chuẩn bị gạo và xửng hấp
Tương tự như công thức nấu cơm gạo tấm bằng nồi cơm điện, trước tiên bạn cũng đem vo sạch gạo tấm. Đối với việc hấp cơm, bạn không nhất thiết phải ngâm gạo trước. Tuy nhiên để cơm mau chín và chín đều, bạn có thể ngâm từ 10 – 15 phút trước khi đổ vào xửng.
Với phần lá dứa, bạn rửa sạch rồi cắt làm các khúc nhỏ. Xếp phần lá dứa này xuống dưới đáy nồi hấp. Sử dụng lá dứa để hấp chín gạo tấm sẽ giúp món cơm tấm có phần thơm và hấp dẫn hơn.
- Bước 2: Hấp cơm gạo tấm
Đổ gạo tấm đã ngâm hoặc vo sạch vào xửng sau đó đặt lên nồi hấp. Đặt nồi hấp lên bếp và đun với mức lửa to để nước hấp nhanh sôi. Sau khi nước sôi được 2 – 3 phút và đã lên hơi, bạn hạ nhỏ lửa để cơm được chín đều.
Tiến hành hấp cơm từ 30 – 40 phút. Hết thời gian trên, bạn dùng đũa xới đều để kiểm tra độ chín của các hạt gạo. Nếu cơm đã chín mềm, tơi đều thì bạn tắt bếp và nhấc xửng ra khỏi nồi để tránh cơm bị nhão. Ngược lại, bạn có thể thêm thời gian nấu cơm tấm cho phù hợp để hạt gạo được chín ngon.
Những lưu ý khi nấu cơm gạo tấm
Chọn mua gạo: Gạo tấm là phần gạo vỡ ra ở phía đầu của hạt gạo trong quá trình xay sát. Khi chọn gạo, bạn không nên chọn loại quá vụn vì như vậy nấu cơm sẽ rất khó, dễ bị nát giống cháo. Nên chọn kích cỡ hạt tấm trung bình hoặc hơi lớn một chút sẽ ngon hơn.
Thưởng thức cơm tấm: Cơm tấm là món ăn đặc trưng của Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ. Trong thực đơn cơm tấm, bạn có thể bắt gặp các món ăn kèm theo như sườn rim, trứng, trần bì, cốt lết… Tuỳ theo sở thích, bạn có thể chế biến đa dạng để phù hợp với sở thích cá nhân và cả gia đình.
Trong cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện không bị nhão này, bạn cần tuân thủ đúng thời gian nấu và lượng nước nấu sao cho món cơm đạt chất lượng cao nhất. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, gia đình bạn đã có thêm lựa chọn để thay đổi thực đơn thật hấp dẫn.
C. Giới thiệu các quán cơm tấm ngon khu vực Quận 1 Sài Gòn
Nhắc đến Sài Gòn phải kể đến cơm tấm, bánh mì và quà vặt. Hôm nay hãy cùng Massageishealthy dạo quanh những hàng cơm tấm ngon quận 1 nhất định phải thử nhé.
Đôi nét về cơm tấm – nét đặc trưng món ngon Sài Gòn
Đến Sài Gòn hẳn bạn chẳng còn xa lạ gì với cơm tấm, một món vô cùng quen thuộc của người dân nơi đây, nếu bạn muốn ăn một bữa sáng no bụng thì cơm tấm là lựa chọn vô cùng hợp lý, bây giờ chẳng mấy khó khăn để tìm thấy cơm tấm ở đất Sài Gòn, từ các quán ven đường đến các nhà hàng lịch sự. Nhưng lỡ đến quận 1, bạn có biết quán nào bán cơm tấm ngon?
Những ngày đầu khi chiến tranh vừa chấm dứt, gạo tấm hay còn gọi là gạo gãy, giá của gạo tấm chẳng mấy cao so với đời sống thời bấy giờ. Khoảng thời gian đó, gạo tấm vốn dĩ là thức ăn cho vật nuôi, loại gạo hỏng rơi vãi trong lúc sàng.
Nhưng không vì thế mà cơm tấm dở, mà trái lại hạt cơm xốp thơm, ăn chung với sườn được ướp vừa đủ gia vị, nướng khéo để có màu vàng ngon, hấp dẫn, miếng sườn giòn giòn bên ngoài nhưng bên trong lại mềm ngọt rất đưa cơm. Đặc biệt còn có nước mắm chua ngọt, tóp mỡ, hành phi. Tất cả những điều ấy tạo nên vị cơm thơm, thịt sườn ngọt, đậm đà của gia vị mà chỉ cần nhắc tới là thèm.
Một phần cơm tấm thường gồm những món gì?
Một phần cơm tấm thường đi cùng sườn, bì, chả, trứng ốp la, bạn có thể chọn đầy đủ cả 4 món hoặc chọn ít hơn, nhưng đây là 4 thức ăn kèm phổ biến nhất đến nỗi nếu làm biển hiệu người ta phải xếp tên chúng bên nhau: Cơm tấm, sườn, bì, chả, ốp la.
Sườn: Sườn ăn với cơm tấm thường là loại sườn cốt lết heo được tẩm ướp gia vị chua ngọt, sau đó đem nướng trên than có mùi thơm đặc trưng của khói. Đi ngang quán cơm tấm là thấy ngay vỉ sườn nướng trước cửa tiệm, mang vào không khí mùi vị đặc trưng của sườn nướng.
- Trứng: Trứng ở đây thường là trứng ốp la và tùy bạn chọn chiên kĩ hay lòng đào nhé.
- Bì: là hỗn hợp gồm thịt và da heo cắt sợi trộn với thính và nêm gia vị cho vừa miệng.
- Chả, còn gọi là chả trứng, với thành phần khá nhiều nguyên liệu như: trứng, cua, thịt xay, nấm mèo và bún tàu. Chả được chưng sẵn khi ăn thì xắt lát.
1. Cơm Tấm Cali quận 1
Hệ thống Cơm Tấm Cali ra đời đưa món ăn dân dã này lên một tầm vóc mới, với cách bài trí đặc biệt. Ở đây phục vụ nhiều loại thức ăn khác nhau từ cơm tấm truyền thống là sườn bì chả tới những món riêng biệt như tàu hũ ky tôm thịt, trứng cút ốp la….
Nếu bạn lo lắng về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm thì cơm tấm Cali là một địa điểm đáng tin cậy với không gian vô cùng sạch sẽ, hiện đại và thoáng mát. Ngoài ra tại Cali còn có món cơm tấm cháy giòn ăn cực ghiền.
Hệ thống cơm tấm Cali tại quận 1 cho các bạn tham khảo: 32 Nguyễn Trãi, 222 Hai Bà Trưng, 236 Lê Thánh Tôn, Tầng 3 TTTM Parkson 35Bis – 45 Lê Thánh Tôn, 48 Nguyễn Huệ. Được mở cửa từ 6h đến khoảng 21h.
2. Cơm Tấm Bụi quận 1
Cơm Tấm Bụi Sài Gòn đặc trưng bởi miếng sườn to chà bá, nếu mua cơm bỏ hộp mang về nhiều khi bỏ không vừa miếng sườn vào hộp nữa. Miếng sườn nướng dày hơn một phân, xòe rộng tay còn không đủ hết miếng sườn.
Và điều đặc biệt hơn nữa là Bụi ướp sườn bằng nước tương, khi ăn hơi khô nhưng bù lại rất thơm, khi nướng lên miếng sườn có màu vàng mật đẹp trông vô cùng hấp dẫn.
Tại quận 1 bạn có thể tìm đến số 100 Thạch Thị Thanh, phường Tân Định để thưởng thức cơm tấm Bụi nhé.
3. Cơm tấm 77 Bùi Viện
Với vị trí trong con phố Tây, đây là quán cơm tâm thu hút rất đông du khách ở khu vực này ghé ăn hàng ngày. Là quán ăn gia đình nên diện tích hơi nhỏ khoảng 4, 5 bàn phía trong nhà, nhưng lại rất chu đáo trong từng món ăn.
Bước vào tiệm cơm tấm nhỏ này, bạn sẽ hoa mắt với đủ các thức ăn kèm. từ sườn nướng, bì, chả đến ốp la rồi. Quán còn có rất nhiều món khác vô cùng hấp dẫn như gà rô ti, tôm càng, lạp xưởng, xíu mại,…
Món bì ở đây khá ngon gồm toàn thịt nạc trộn chung với bì khô và thính. Món chả trứng của quán còn rất độc đáo khi làm chung với hột vịt muối.
4. Cơm tấm Thuận Kiều
Thương hiệu Cơm tấm Thuận Kiều có từ trước năm 1975, cho đến nay, Cơm Tấm Thuận Kiều đã có tới 54 món ăn trên thực đơn phong phú cho bạn tha hồ lựa chọn.
Cơm Thuận Kiều đi đầu trong việc mang hương vị truyền thống đến với món ăn, bên cạnh đó còn có những món được phát triển thêm rất phong phú.
Để duy trì được thương hiệu khá lâu như vậy nên chất lượng của Cơm Tấm Thuận Kiều là điều không phải bàn cãi, bởi để có thể giữ vững vị thế trong ẩm thực Sài Gòn cho đến tận bây giờ cũng đã là cả một quá trình khá dài.
Phần cơm vừa đủ, có thể hơi ít với những ai có khẩu phần lớn nhưng bù lại bạn có một miếng thịt to được ướp gia vị cùng ngũ vị hương nên rất thơm. Ăn kèm một phần đồ chua như: cải chua, củ kiệu…nên ăn không thấy ngán.
Cơm tấm Thuận Kiều tại quận 1 bạn có thể ghé các địa chỉ: 26 Tôn Thất Tùng, 46 Đinh Tiên Hoàng, 114 Yersin nha.
Sau khi cùng Massageishealthy dạo quanh những hàng cơm tấm ngon quận 1 nhất định phải thử hẳn các bạn đã tìm được những quán ngon để gửi gắm dạ dày mỗi khi đi ngang quận 1 rồi phải không nào?