Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅ 72 món cháo dinh dưỡng cho bé, các món cháo ngon cho trẻ ăn dặm từ 6 đến 12 tháng tuổi

72 món cháo dinh dưỡng cho bé, các món cháo ngon cho trẻ ăn dặm từ 6 đến 12 tháng tuổi

bởi Mâm Cơm Việt
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

I – 10 cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm (6 tháng – 1 tuổi)

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ thì không quá khó, nhưng có không ít các bà mẹ trẻ không biết cách nấu đúng, nêm nếm gia vị theo khẩu vị người lớn dẫn đến trẻ bị biếng ăn, bị ốm khi bắt đầu ăn dặm. Việc con trẻ biếng ăn, hay ốm vặt rất dễ dẫn đến mẹ bị áp lực cộng với công việc nhiều, khiến mẹ dễ . Càng như vậy càng không hề tốt chút nào mẹ nhé.

10 cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm ( 6 tháng - 1 tuổi )

10 cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm ( 6 tháng – 1 tuổi )

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Trong từng giai đoạn ăn dặm thì trẻ có thể ăn các món như sau

Giai đoạn trẻ 6 tháng trở lên có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm bằng các món ăn nhẹ, mềm và thanh đạm như: đậu hũ non, bí đỏ, các loại trái cây như chuối, cà rốt luộc nghiền, khoai tây nghiền, súp lơ nghiền,….

Giai đoạn trẻ 7 tháng trở lên có thể tập cho trẻ ăn một số món mặn, để trẻ tập quen khẩu vị cũng như bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như: cá đồng lọc sạch xương, thịt gà xay, óc heo, tủy heo, trứng hấp,…

Giai đoạn trẻ trên 8 tháng tuổi, có thể tập cho trẻ thích nghi với một số đồ tanh, hải sản: như tôm, cá biển, ghẹ,… Nếu như trẻ bị dị ứng nhẹ với món ăn đó, các bạn có thể tập cho bé ăn bằng cách mỗi ngày cho trẻ ăn một muỗng nhỏ, như vậy trẻ sẽ bớt dị ứng với món hải sản nhỏ.

Nếu như trẻ bị dị ứng nặng, Massageishealthy khuyên các bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, để họ tư vấn món ăn phù hợp cho trẻ trong giai đoạn này!

Giai đoạn trẻ trên 9 tháng tuổi, lúc này các bạn có thể tập cho trẻ ăn lương thực phụ, đồng thời tiến hành cai sữa cho bé, vì giai đoạn này, sữa mẹ đã không còn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển nữa rồi.

Các loại thức ăn nên ăn trong giai đoạn này gồm: Cháo nhuyễn, ngũ cốc, yến mạch, nếu trẻ khỏe mạnh hơn, có thể tập cho trẻ ăn cơm nát cũng được nhé.

Giai đoạn trẻ trên 1 tuổi, lúc này trẻ có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm như người lớn. Tuy vậy các bạn cũng nên lưu ý băm nhỏ các thực phẩm dành cho trẻ, vì lúc này trẻ vẫn chưa có thói quen nhai, nên cho trẻ tập ăn bánh quy, cookie để luyện khả năng nhai.

Các bạn lưu ý trẻ ăn ngọt hơn mình, nên khi nêm thức ăn, các mẹ cho ít muối, nước mắm vì dễ ảnh hưởng tới gan, thận, và hệ tiêu hóa của con nhé.

Trong quá trình ăn dặm, các bạn tuyệt đối không được sử dụng bột ngọt, bột nêm

Trong quá trình ăn dặm, các bạn tuyệt đối không được sử dụng bột ngọt, bột nêm

Trong quá trình ăn dặm, các bạn tuyệt đối không được sử dụng bột ngọt, bột nêm, các loại gia vị nêm sẵn, vì nó có chứa chất khiến não trẻ không phát triển được tốt.

Sau khi giới thiệu sơ về các chất dùng cho con ăn dặm, Massageishealthy xin giới thiệu tới các bạn 15 công thức cháo, súp dành cho giai đoạn ăn dặm. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Cháo gà nấm ( nấm hương + nấm rơm)

Nguyên liệu: 50g thịt gà, 30g nấm hương + nấm rơm, hành lá, gia vị gồm muối, đường, dầu oliu.

Cách thức chế biến: Đầu tiên, các bạn bắt đầu hấp thịt gà (Lưu ý là hấp thì thịt gà sẽ giữ được độ ngọt, cháo sẽ ngon hơn, kích thích nụ vị giác của các con tốt hơn), khi thịt gà chín đều thì băm nhỏ với đầu trắng của hành lá cho thơm hơn.

Nấm hương: nếu bạn sử dụng nấm khô thì cần rửa sạch, sau đó cho ít nước vào luộc chín rồi băm nhỏ. Nếu bạn sử dụng nấm tươi, thì chỉ cần rửa sạch và cho vào máy xay nát là được. Nấm rơm cắt bỏ phần rễ, chần qua nước sôi cho mềm, để con dễ ăn hơn, sau đó băm nhỏ.

Tiếp theo, các bạn bắc nồi nước lên nấu cháo trắng, nhớ là nấu loãng thôi, không nên nấu đặc như cho người lớn ăn, cho thịt gà + nấm rơm + nấm hương + nước luộc nấm hương vào khuấy đều, sau đó nêm nếm cho vừa miệng trẻ, có thể nêm nhạt hơn mình thường ăn. Cháo chín đều, các bạn múc cháo ra tô và cho dầu oliu vào cùng.

2. Súp bí đỏ phô mai

Cách nấu súp bí đỏ phô mai ngon cho bé

Cách nấu súp bí đỏ phô mai ngon cho bé

Nguyên liệu: 50g bí đỏ, 100ml sữa tươi, 10g phô mai bột, gia vị gồm đường, dầu oliu.

Cách thức chế biến: Bí đỏ gọt vỏ, hấp chín, sau đó bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Bắc nồi lên bếp, bỏ 100ml sữa tươi lên cho sôi lăn tăn thì bỏ bí đỏ xay nhuyễn vào và ngoáy đều.

Khi bí đỏ và sữa tan đều, các bạn tiếp tục cho 10g phô mai bột vào (nhớ chọn loại phô mai tươi mài bột, vì phô mai bột ở ngoài đa phần đều có nên gia vị sẵn, các bạn nhớ hỏi người bán để chọn đúng loại cho con mình nhé).

Cuối cùng, các bạn nêm thêm đường cho vừa ăn (vì phô mai có vị mặn nên không cần nêm muối). Múc ra tô và bỏ nửa muỗng cà phê dầu oliu vào.

3. Cháo sườn non rau củ

Nguyên liệu: 50g sườn non, 1/2 kg xương ống (các bạn ninh lấy nước dùng, để dành trong tủ đông để có thể sử dụng được nhiều lần, tiết kiệm được rất nhiều thời gian), 1 chén rau củ thập cẩm (nếu các bạn không mua được, có thể thay thế bằng nửa củ cà rốt, nửa củ dền, ¼ củ khoai tây), gia vị gồm: muối, đường, hành và ngò rí.

Cách thức chế biến: Bỏ xương ống vào nồi nước sôi, hầm trong 2 tiếng để lấy được tinh túy từ nước xương hầm. Sau đó các bạn lấy phần nước xương vừa đủ, bỏ sườn non vào hầm cho mềm rục, bỏ rau củ vào cùng với gạo.

Nấu cho cháo chín nhừ thì nêm nếm gia vị cho vừa khẩu vị của trẻ. Múc ra bát, bỏ hành và ngò rí băm thật nhuyễn, như vậy sẽ tập cho con ăn hành, ngò, tăng sức đề kháng.

4. Cách nấu cháo trứng

Nguyên liệu và cách nấu như món cháo gà nấm, nhưng khi cháo gần chín, thì thay vì mình cho dầu oliu vào, các bạn đập một quả trứng gà ta vào ngoáy đều.

Món cháo này, giúp bé tăng cường khả năng phát triển trí não. 2 ngày một lần, các bạn nên bổ sung vào thực đơn của bé một trái trứng gà, vì trứng gà sẽ cung cấp thêm canxi và chất bổ dưỡng cho bé. Nếu bé nhà bạn không ăn được lòng đỏ, các bạn có thể quậy chung với cháo, bé sẽ rất thích đấy.

5. Cháo thịt bò nấu với khoai lang

Cháo thịt bò nấu với khoai lang

Cháo thịt bò nấu với khoai lang

Nguyên liệu: 50g thịt bò thăn, 2 củ khoai lang vừa tay, một nắm gạo nhỏ, gia vị gồm muối, đường, hành lá.

Cách thức chế biến: Thịt bò các bạn rửa sạch, băm nhuyễn, nếu ngại băm, có thể nhờ người bán xay sẵn cũng được. Tiếp theo, các bạn cho thịt bò với 1 ít nước ấm, ngoáy đều cho tan thịt ra, để bé dễ nuốt. Bắc nồi nước lên bếp, nước sôi, thịt bò vừa tới chín thì tắt bếp.

Sau đó, các bạn hấp chín khoai lang, rồi dùng thìa, cà nhỏ khoai ra, đến khi khoai dẻo, thành bột thì đạt yêu cầu.

Bắc nồi cháo trắng lên, nấu đặc một chút cho gạo nở bung ra. Tiếp theo cho thịt bò đã ngoáy tan và khoai lang nghiền vào khuấy cho đều, cháo không lợn cợn là đạt yêu cầu. Tiếp theo các bạn nêm nếm cho vừa miệng rồi bắc xuống. Múc cháo ra tô, có thể cho thêm dầu oliu vào để cháo ngon hơn nhé!

6. Cháo cá

Cháo cá

Cháo cá

Nguyên liệu: 100g phi lê cá lóc, một nắm gạo, gia vị gồm, gia vị gồm muối, đường, hành lá, dầu ăn.

Cách thức chế biến: Cá các bạn rửa sạch, luộc với ít muối, sau đó gỡ bỏ những xương dăm còn sót lại, bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Bỏ nắm gạo vào nước luộc cá, nấu cho đến khi gạo nở bung ra thì cho đầu trắng của hành lá vào, để cháo ko có mùi tanh.

Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, sau đó bắc xuống và bỏ nốt phần hành xanh còn lại vào. Múc ra tô, có thể cho thêm một chút tiêu để bé tập ăn ( lưu ý: các bạn nêm lấy đầu đũa chấm một ít nhỏ tiêu thôi nhé, vì nếu ăn nhiều, sẽ hại hệ tiêu hóa còn đang non nớt của bé lắm).

7. Cháo cua/ghẹ

Nguyên liệu: Một con cua/ghẹ, một nắm gạo nhỏ (có thể thay bằng bún gạo, nui để bé đổi món ), gia vị gồm muối, đường, dầu ăn.

Cách chế biến: Cua/ghẹ, rửa sạch, cho lên bếp hấp. Lấy nước hấp cua/ghẹ để nấu nui, bún, cháo. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Múc ra tô cho trẻ ăn thử, nếu con không bị dị ứng với hải sản, các mẹ có thể gỡ thịt cua/ghẹ cho con ăn kèm với cháo.

Hoặc cho con ăn không cũng được. Hải sản sẽ cung cấp thêm canxi, giúp con phát triển chiều cao cũng như củng cố khung xương tốt hơn. Nếu cơ địa của trẻ không bị dị ứng, các bạn có thể cho trẻ ăn 2 tuần/ bữa hải sản, để trẻ đổi khẩu vị cũng như bổ sung thêm canxi và các khoáng chất cần thiết.

8. Cháo tôm và bí đỏ

Trong các cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ, thì việc nấu món ăn từ tôm có thể tốn nhiều thời gian của mẹ nhất. Tôm khi mua về nên chế biến ngay, không nên để ngăn đông, sẽ sinh ra những chất độc hại.

Nếu có điều kiện, Massageishealthy gợi ý các bạn nên mua tôm giáp sắt biển, tôm này tuy đắt hơn tôm sú, nhưng đảm bảo vệ sinh và không có nhiều chất kích thích cũng như hóa chất tẩm ướp như tôm sú.

Nguyên liệu: 50g tôm làm sạch, 2 miếng bí đỏ nhỏ vừa tay, một nắm gạo nhỏ, gia vị gồm muối, đường, hành lá.

Cách làm: Bắc nồi nước lên bếp, cho gạo và bí đỏ vào nấu cho gạo bung ra và bí đỏ thật là nhừ. Tôm làm sạch, bỏ chỉ đen, băm nhỏ (lưu ý không nên bỏ máy xay sinh tố, vì bỏ máy xay tôm sẽ dính, khó hòa tan với cháo).

Nếu câc bạn không có thời gian, có thể luộc tôm chín và bỏ vào máy xay, nhưng nếu làm theo cách này, các vitamin và khoáng chất từ tôm sẽ bị hao hụt nhiều. Cho tôm băm nhuyễn vào cháo, khuấy đều. Cho nồi xuống bếp, tắt lửa và múc hỗn hợp ra tô, rắc hành lá lên trên vậy là đã xong món cháo ngon lành cho bé rồi đấy.

9. Cháo Mực

Nguyên liệu: 50g mực ống tươi, 1-2 con mực khô, một nắm gạo nhỏ, gia vị gồm muối, đường, gừng.

Cách chế biến món ăn: Cho mực khô + gừng vào nước nấu trong vòng một tiếng để mực ra nước ngọt, sau đó vớt mực khô + gừng ra, cho gạo vào nấu cho nở bung. Mực ống làm sạch, băm nhỏ sau đó cho vào nồi cháo, ngoáy cho tan ra. Nêm nếm vừa ăn rồi múc ra tô cho trẻ, lưu ý là mực đã ngọt sẵn, nên các bạn cho ít gia vị thôi nhé.

10. Cháo nghêu

Cách Nấu Cháo Ngêu Ngon - Bí Quyết Nấu Cháo Ngêu Cho Bé

Cách Nấu Cháo Ngêu Ngon – Bí Quyết Nấu Cháo Ngêu Cho Bé

Nguyên liệu: 150g nghêu ngâm cho hết cát, nước dùng từ xương ống hoặc xương gà, một nắm gạo nhỏ, gia vị gồm muối, đường, gừng.

Cách làm: Cho nghêu đã ngâm hết cát vào nồi, bỏ ít nước, nấu cho nghêu mở miệng thì vớt nghêu ra rổ, để nguội, lấy phần nhân. Lấy phần nước trong của nghêu, trộn với nước xương và nấu cùng với gạo cho nở ra. Cho nghêu và gừng vào cháo, nêm gia vị và tắt bếp. Múc cháo ra tô cho bé.

Theo đông y, nghêu vị ngọt mặn tính lạnh, không độc, tác dụng giải khát tiêu khối cứng, giải độc rượu, sưng lở, ung nhọt. Nếu bé nhà bạn đang bị rôm sảy do mùa nóng, thì còn chần chờ gì mà không nấu cho bé món ăn này.

Vậy là Massageishealthy đã trình bày xong 10 cách nấu cháo cho bé trong đợt ăn dăm này rồi đó. Chúc các bạn thành công với các công thức trên và cảm thấy đỡ vất vả cũng như stress trong quá trình cho bé ăn dặm nhé!

II – Học cách nấu cách nấu các món cháo giàu dinh dưỡng cho trẻ em

Cháo không chỉ giúp trẻ hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn kích thích vị giác của trẻ. Mẹ hãy cùng chúng tôi đổi món mỗi ngày cho trẻ với 22 món cháo dinh dưỡng thơm ngon dưới đây nhé.

1. Cháo thịt cóc và củ mài

Cháo thịt cóc và củ mài

Cháo thịt cóc và củ mài

Nguyên liệu:

  • 5g thịt cóc.
  • Củ mài 20g.
  • Gạo tẻ.
  • Gạo nếp vừa đủ.

Cách làm món ăn này:

– Gạo nếp, gạo tẻ, củ mài lần lượt cho vào máy sinh tố rồi xay nhuyễn thành bột. Gạo nếp và gạo tẻ mang đi nấu thành cháo, nấu cùng với củ mài.

– Cóc sơ chế thật sạch, sau đó lấy phần đùi và mình, nướng vàng và giã nhuyễn thành bột. Cháo sau khi chín, cho bột cóc vào, nêm nếm thêm gia vị, đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút thì tắt bếp.

– Với loại cháo này, mẹ có thể cho trẻ ăn 3 lần/ngày, hoặc ăn liên tục trong 5 ngày, sau đó dừng lại 5 ngày rồi lại tiếp tục ăn.

2. Cháo lươn với cà rốt

– Cháo lươn rất tốt cho trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng, còi xương. Theo Đông y, lươn có tác dụng bồi bổ khí huyết, chữa bệnh biếng ăn, ăn không tiêu, tiêu chảy, suy dinh dưỡng ở trẻ em.

– Đặc biệt, các thành phần dinh dưỡng trong lươn cũng rất nhiều như chất béo 25,6g, chất đạm 12,7g, năng lượng 285 calo, rất tốt cho trẻ em. Vì vậy, lươn thường được các bà nội trợ chế biến thành nhiều món cháo dinh dưỡng cho trẻ nhỏ như cháo lươn cà rốt chẳng hạn, và còn nhiều món cháo khác nữa.

– Chuẩn bị nguyên liệu: 25g gạo tẻ, 10g thịt lợn, 20g cà rốt, 1 con lươn loại vừa còn sống.

– Cách làm: Sơ chế lươn cho sạch, sau đó cho vào hấp hoặc luộc chín, lấy phần thịt lươn, bằm nhỏ. Sau khi gạo tẻ chín mềm cùng cà rốt thì cho lươn vào nấu tiếp đến khi cháo chín. Khi cháo chín, nêm gia vị vừa phải rồi đun thêm khoảng 7-10 phút. Tắt bếp, để nguội khoảng 2 phút rồi cho trẻ ăn.

3. Cháo thịt gà nấu với bí đỏ

Cháo thịt gà giúp trẻ lưu thông khí huyết, ăn ngon miệng

Cháo thịt gà giúp trẻ lưu thông khí huyết, ăn ngon miệng

– Cháo thịt gà giúp trẻ lưu thông khí huyết, ăn ngon miệng hơn, ăn được nhiều hơn.

– Thịt gà và bí đỏ đều có tính ấm, nên khi kết hợp với nhau sẽ giúp cơ thể lưu thông khí huyết, đặc biệt là trẻ ăn ngon miệng và hấp thụ tốt hơn.

– Nguyên liệu chế biến: 50g thịt gà, 50g bí đỏ, 80g gạo tẻ

– Cách làm: Thịt gà bỏ xương, băm nhỏ. Bí đỏ hấp và tán sao cho nhuyễn. Gạo tẻ sơ chế, đun chín nhừ, sau đó cho bí đỏ và thịt gà vào nồi ninh khoảng 10 phút. Nêm gia vị vừa miệng với trẻ, rồi tắt bếp.

– Lưu ý, cho trẻ ăn khi cháo còn ấm giúp trẻ ăn ngon hơn và hương vị cháo cũng không bị mất đi, vừa thơm lại vừa dễ ăn.

Đổi món với cháo thịt gà giúp trẻ lưu thông khí huyết, ăn ngon miệng hơn, ăn được nhiều hơn.

Thịt gà và bí đỏ đều có tính ấm, nên khi nấu cùng nhau ăn vào sẽ giúp cơ thể lưu thông khí huyết, đặc biệt kích thích trẻ ăn ngon miệng và hấp thụ tốt hơn.

Nguyên liệu chế biến: 50g thịt gà, 50g bí đỏ, 80g gạo tẻ.

Cách làm: Thịt gà bỏ xương, băm nhỏ. Bí đỏ hấp chín và giã nhuyễn sao cho nhuyễn. Gạo tẻ sơ chế, đun chín nhừ thành cháo đặc, sau đó cho bí đỏ và thịt gà vào nồi ninh khoảng 10 phút. Nêm gia vị vừa miệng với trẻ, rồi tắt bếp.

Lưu ý, ăn cháo khi còn nóng giúp trẻ ăn ngon hơn và hương vị cháo cũng không bị mất đi, vừa thơm lại vừa dễ ăn.

4. Cháo thịt/ xương đậu cô ve hấp dẫn cho bé yêu

– Cháo thịt đơn giản mà lại giàu dinh dưỡng, xương hầm dùng nấu cháo làm cho cháo có vị ngọt hơn, ngon đậm đà hương vị.

– Nguyên liệu: gạo tẻ 25 g, đậu 30 g, thịt 20 g.

– Cách làm: Thịt heo và đậu cô ve xay nhuyễn. Đối với xương thì ninh lấy nước dùng để nấu cùng gạo thì món cháo sẽ ngọt hơn rất nhiều. Sau khi gạo được nấu thành cháo trắng đặc sền sệt, cho thịt heo và đậu đã xay nhuyễn vào nấu khoảng 2 phút, nêm nếm gia vị cho vừa miệng và tắt bếp.

– Lưu ý, không nên nấu kỹ quá khiến đậu sẽ mất đi vitamin cũng như nát nhừ không ngon nhé các bà mẹ!

5. Cháo cua đơn giản

– Chuẩn bị: bột gạo 20g, cua , bột bông cải 20g, bột năng 5g.

– Cách làm: Cua sau khi mua về luộc chín, lấy thịt ra và mang đi xay nhuyễn. Sau đó hòa cua đã xay nhuyễn với ít nước cho tan đều. Cho nước và bột năng vào nấu chín, tiếp tục cho bột gạo và cua vào đảo đều khoảng 2 phút. Thấy cháo chín mịn, cua tan đều trong cháo thì nêm gia vị và tắt bếp.

– Tốt nhất mẹ nên cho trẻ thưởng thức món cháo dinh dưỡng này khi còn ấm để cháo không bị tanh và mất đi hương vị.

6. Cháo tôm nấu cải thảo hoặc cải xanh

Cháo tôm cung cấp canxi cho trẻ

Cháo tôm cung cấp canxi cho trẻ

– Cháo tôm cung cấp canxi cho trẻ em, giúp cho xương săn chắc hơn.

– Mẹ có thể biến tấu cháo dinh dưỡng với cháo tôm nấu cùng cải thảo hoặc cải xanh. Hai loại cải này đều thích hợp cho việc nấu cùng tôm. Món cháo này rất thích hợp với những trẻ đang bị rôm sẩy, nóng trong người.

– Chuẩn bị: Gạo tẻ 25g, tôm 2 con lớn, 1 bẹ cải thảo hoặc 10g cải xanh.

– Cách làm: Gạo vo sạch, nấu thành nồi cháo trắng đặc. Tôm luộc chín, bóc hết vỏ, lấy phần thịt đem giã nhỏ. Sau đó, cho tôm xào sơ qua cùng hành tím. Cải thảo hoặc cải xanh băm nhỏ, cho xào cùng tôm. Cháo trắng chín nhừ, cho tôm và rau vào đảo đều trong 2 phút, nêm gia vị rồi tắt bếp.

7. Cháo cá lóc cà rốt

Đổi món với cháo cá lóc giúp trẻ ăn ngon miệng hơn

Đổi món với cháo cá lóc giúp trẻ ăn ngon miệng hơn

– Đổi món với cháo cá lóc giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Với món cháo này, mẹ có thể kết hợp nấu cùng cà rốt, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

– Chuẩn bị: Gạo tẻ 20g, cá lóc nhỏ, cà rốt 10g.

– Cách làm: Nấu gạo tẻ thành cháo trắng đặc sệt. Cá lóc luộc, bỏ xương lấy thịt. Mẹ nhớ là lọc bỏ xương thật kỹ vì cá lóc có khá nhiều xương nhỏ, không bỏ xương kỹ sẽ làm cho trẻ dễ bị hóc xương. Sau đó, cà rốt hầm chín mềm, xay nhuyễn, trộn hỗn hợp cá với cà rốt vào cháo trắng, nêm gia vị và nấu thêm 5 phút, tắt bếp.

– Mẹ nhớ cho trẻ ăn khi còn nóng để cá không dậy mùi tanh.

8. Cháo thịt bò giàu protein

Cháo thịt bò cung cấp đạm cho trẻ vui chơi cả ngày

Cháo thịt bò cung cấp đạm cho trẻ vui chơi cả ngày

– Cháo thịt bò cung cấp đạm cho trẻ vui chơi cả ngày. Sự kết hợp tuyệt vời của thịt bò cùng cà rốt, khoai tây để nấu thành món cháo dinh dưỡng cho trẻ.

– Chuẩn bị: thịt bò, cà rốt hoặc khoai tây 30g, gạo tẻ.

– Cách làm: Gạo tẻ vo sạch, nấu nhừ thành cháo trắng đặc, chín mềm. Thịt bò xay nhuyễn, cà rốt luộc chín và tán nhuyễn. Sau khi cháo trắng chín, cho thịt bò vào nấu 1 phút. Nêm gia vị và cho cà rốt vào, tắt bếp.

– Cháo thịt bò rau củ không chỉ thơm ngon mà còn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho trẻ.

9. Cháo chim cút nấu vỏ quýt khô

– Nguyên liệu: Chim cút 1 con, gạo nếp, gạo tẻ, vỏ quýt 30g.

– Chim cút sơ chế, bỏ ruột, đầu, ướp mắm muối. Vỏ quýt tán thành bột, sau đó nhồi vào bụng chim cút và nấu cùng với gạo tẻ, gạo nếp. Nấu trên bếp sakhoảng 20 phút, thấy cháo chín hơi đặc, nêm gia vị vừa đủ, tắt bếp.

– Mẹ lấy phần cháo cho trẻ, phần thịt có thể lấy hoặc không. Cho trẻ ăn mỗi ngày một lần là tốt nhất và có thể ăn liên tục từ 5 – 10 ngày.

10. Cháo ếch rau mồng tơi

Cháo ếch rau mồng tơi

Cháo ếch rau mồng tơi

– Cháo ếch rất tốt cho trẻ còi xương.

– Chuẩn bị: Ếch loại vừa, gạo tẻ, rau mồng tơi.

– Cách làm: Ếch làm sạch, lấy phần thịt băm nhỏ, sau đó xào qua với hành phi cho thơm. Rau mồng tơi thái chỉ. Nấu cháo trắng đặc đến khi cháo chín mịn, cho rau vào nấu nhừ.

– Rau chín tới, cho thịt ếch vào, nêm gia vị, tắt bếp. Rau mồng tơi phải được nấu kỹ để trẻ ăn không bị đau bụng.

11. Cháo cá lóc khoai tây lạ miệng

– Nguyên liệu chế biến: cá lóc 30g, bột gạo 20g, khoai tây 10g.

– Cách chế biến: Cá lóc làm sạch, luộc chín lấy thịt. Khoai tây luộc chín, xay hoặc tán nhuyễn. Sau đó cho hỗn hộp cá, rau củ nấu chín, cho bột gạo vào từ từ, khuấy đều cho mịn. Nêm gia vị vừa miệng với bé, cháo chín tới thì tắt bếp và nhấc xuống.

– Các mẹ có thể tham khảo thêm một số loại cháo dinh dưỡng dễ làm dành cho trẻ nữa nhé.

12. Cháo thịt heo nấu cùng rau ngót

Cháo thịt heo nấu cùng rau ngót

Cháo thịt heo nấu cùng rau ngót

– Chuẩn bị: Gạo tẻ, thịt nạc heo 30g, rau ngót 30g.

– Cách làm: Gạo vo sạch, bắt lên bếp nấu khi thành cháo trắng đặc. Thịt heo rửa sạch, băm nhỏ. Rau ngọt rửa sạch, vò nát, xắt nhuyễn hoặc cho xay nhuyễn. Hành đập nhỏ, phi thơm, cho thịt heo vào xào sơ, nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

– Thịt chín tới, đổ thịt vào nồi cháo, đảo đều tới khi thịt chín thì cho rau ngót đã xay vào nấu tiếp. Để lửa thật nhỏ trong vòng 5 phút, khi thấy cháo, thịt, rau chín đều, quyện đều thành màu xanh nhạt thì nêm gia vị lần cuối, thêm dầu ăn dành riêng cho trẻ và cuối cùng là tắt bếp.

13. Cháo thịt heo bí đỏ

Cháo thịt heo bí đỏ

Cháo thịt heo bí đỏ

– Bí đỏ rất giàu vitamin A, cực tốt cho đôi mắt của trẻ. Bí đỏ nấu cùng với thịt heo sẽ giúp bé thưởng thức món cháo dinh dưỡng và thơm ngon.

– Thành phần nguyên liệu: gạo tẻ 30g, thịt heo 30g, một miếng nhỏ bí đỏ.

– Cách làm: Gạo nấu chín thành cháo trắng đặc. Thịt heo rửa sạch, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Bí đỏ bỏ vỏ, ruột, cắt hạt lựu. Hành trắng đập dập, phi thơm, cho thịt heo vào xào sơ, nêm gia vị vừa miệng. Bí đỏ cho vào cháo hầm nhừ.

– Sau đó, cho thịt vào cháo, để lửa khoảng 2 phút, thịt chín, cho thêm một ít dầu ăn dành cho trẻ, đảo đều và tắt bếp. Khi nấu cháo bí đỏ, có thể cho một chút dầu oliu hoặc bơ, như vậy, hương vị cháo sẽ thơm ngon hơn rất nhiều.

14. Cháo thịt heo/ sườn heo nấu cùng đậu Hà Lan

Cháo thịt heo/ sườn heo nấu cùng đậu Hà Lan

Cháo thịt heo/ sườn heo nấu cùng đậu Hà Lan

– Mẹ đổi món cho trẻ với cháo đậu Hà Lan nấu cùng thịt heo hoặc sườn heo

– Chuẩn bị: 30g gạo tẻ, thịt heo 30g hoặc sườn heo 100g, đậu Hà Lan 10g.

– Cách làm: Gạo tẻ nấu chín thành cháo trắng (Nếu dùng sườn heo thì ninh sườn cho tới khi nhừ, lấy nước nấu cùng gạo thành cháo). Đậu Hà Lan rửa sạch, cho vào nồi, đổ ngập nước, nấu chín mềm. Sau khi đậu chín, dùng tay nghiền nát đậu.

– Hành đập dập, phi thơm, cho thịt heo đã băm sẵn vào xào sơ qua, nêm gia vị vừa đủ. Thịt heo chín tới, cho vào cháo trắng khuấy đều. Khoảng 1 phút sau, cho tiếp đậu Hà Lan vào. Nêm gia vị lần cuối, tắt bếp.

– Đối với sườn heo, sau khi ninh nhừ lấy nước để nấu cháo, mẹ gỡ lấy phần thịt, xé nhỏ ra và cho vào cháo.

15. Cháo thịt bò nấu cà rốt, phô mai

Cháo thịt bò nấu cà rốt, phô mai

Cháo thịt bò nấu cà rốt, phô mai

– Cháo thịt bò nấu cùng cà rốt có màu sắc nhìn rất bắt mắt, kích thích vị giác trẻ. Thịt bò giàu dinh dưỡng, kết hợp cùng cà rốt và phô mai sẽ mang lại hương vị béo, thơm ngon, kích thích vị giác của trẻ.

– Chuẩn bị: Thịt bò 30g (thịt bò thăn), cà rốt 30g, phô mai 1-2 miếng nhỏ.

– Cách làm: Thịt bò sơ chế, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Cà rốt cắt hạt lựu. Hành trắng đập dập, phi thơm, trút thịt bò xào sơ qua, nêm gia vị, tắt bếp. Nấu gạo trắng thành cháo đặc, sau đó cho thêm cà rốt vào nấu nhừ khoảng 5-7 phút.

– Khi cháo trắng và cà rốt sánh lại, mịn, cho thịt bò vào, đảo đều, nêm gia vị, tắt bếp. Trẻ thích ăn phô mai thì cho vào 1 ít, để nguội. Mẹ nhớ không nên nấu thịt bò quá lâu ở nhiệt độ cao sẽ khiến thịt dai, trẻ sẽ khó ăn.

16. Cháo tôm súp lơ

Cháo tôm súp lơ

Cháo tôm súp lơ

– Cháo súp lơ xanh thanh mát khiến bé ăn ngon miệng hơn.

– Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, tôm 5-7 con loại lớn, 1 nhánh súp lơ nhỏ, dầu ăn cho trẻ hoặc 1,2 miếng phô mai.

– Cách làm: Gạo tẻ nấu thành cháo trắng đặc mịn. Tôm rửa sạch, bóc vỏ và chỉ đen ở lưng, cắt hạt lựu. Ướp tôm với chút gia vị, dầu ăn, hành bâm nhỏ. Súp lơ xanh trần qua nước sôi, thái miếng nhỏ, sau đó cho vào cháo nấu chín.

– Phi hành với dầu cho vàng, cho tôm xào sơ qua, nêm gia vị vừa miệng, tắt bếp. Sau đó cho tôm vào nồi cháo trắng, đảo đều tay sao cho tôm, cháo, súp lơ hòa quyện. Khi thấy cháo chín tới, sánh mịn thì tắt bếp.

– Múc cháo ra bát để nguội cho trẻ ăn, có thể thêm một ít phô mai nếu trẻ thích.

17. Cháo cua cùng bí đỏ

Cháo cua cùng bí đỏ

Cháo cua cùng bí đỏ

– Thơm ngon với cháo thịt cua giàu canxin. Bí đỏ không chỉ kết hợp với thịt heo, bò mà còn rất thích hợp khi kế hợp cùng cua, một món ăn cung cấp nhiều dưỡng chất canxi cho bé.

– Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, cua, bí đỏ 30g.

– Cách làm: Gạo tẻ nấu chín thành cháo trắng đặc, loãng tùy theo sở thích của mỗi trẻ. Bí đỏ cắt hạt lựu cho vào nấu chín. Thịt cua hấp chín, lấy thịt. Phi thơm hành, cho cua vào xào nhanh tay, nêm gia vị.

– Sau đó cho vào nồi cháo, đảo đều, nêm gia vị lần cuối, tắt bếp. Mẹ có thể cho thêm dầu ăn hoặc phô mai sau khi đã múc cháo nóng ra bát.

18. Cháo trứng + đậu hũ non

Cháo trứng + đậu hũ non

Cháo trứng + đậu hũ non

– Món cháo đơn giản, dễ làm và giàu dinh dưỡng.

– Chuẩn bị: Gạo 30g, trứng gà 1 quả, đậu hũ một miếng nhỏ.

– Cách làm: gạo tẻ nấu thành cháo trắng hơi đặc. Trứng và đậu trộn đều lại, đánh nhuyễn. Khi cháo sôi, cho hỗn hộp trứng đậu vào nồi cháo, đảo nhanh, nêm gia vị vừa đủ rồi tắt bếp. Mẹ có thể rắc thêm chút ngò nếu trẻ ăn được để tăng thêm hương vị thơm. Với cháo này, nên cho trẻ ăn nóng để cháo không bị dậy mùi tanh của trứng khi nguội.

19. Cháo trứng bắc thảo

Cháo trứng bắc thảo

Cháo trứng bắc thảo

– Bé đổi vị với cháo trứng bắc thảo. Dinh dưỡng từ trứng bắc thảo nấu lên có vị thơm đặc biệt, chắc chắn sẽ kích thích vị giác của trẻ.

– Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, trứng gà 1 quả, ½ lòng đen hột vịt bắc thảo.

– Cách làm: Gạo tẻ nấu thành cháo hơi đặc, mịn. Cho lòng đen trứng bắc thảo và trứng gà đánh đều lên. Khi nồi cháo sôi, trút hỗn hợp trứng gà và trứng bắc thảo vào, đảo đều tay, nêm gia vị vừa đủ, sau 2 phút tắt bếp. Mẹ có thể nêm thêm chút dầu ăn cho bé.

– Với món ăn này, mẹ có thể xắt thêm ít lá tía tô cho trẻ ăn, có tác dụng giải cảm rất tốt.

20. Cháo gan

Cháo gan

Cháo gan

– Chuẩn bị: Gạo tẻ 30g, gan heo miếng nhỏ, cà chua ½ quả.

– Cách làm: Gạo tẻ nấu thành cháo trắng loãng hoặc đặc tùy theo sở thích của bé. Gan băm nhuyễn, cà chua bỏ vỏ, bỏ hạt, thái hạt lựu. Đập dập hành trắng, phi thơm với dầu, cho gan vào xào (khi mua nhớ lựa gan còn tươi trong ngày, không chọn gan đã để qua đêm). Khi gan dậy mùi, cho tiếp cà chua vào xào cho chín, nêm gia vị vừa miệng, tắt bếp. Nồi cháo sôi thì cho gan và cà chua vào, đảo đều, nêm gia vị lần cuối, tắt bếp.

– Với món ăn này, mẹ nhớ cho trẻ ăn khi còn nóng để cháo không dậy mùi tanh của gan khi nguội.

21. Thanh đạm cháo đậu hũ rau ngót

Thanh đạm cháo đậu hũ rau ngót

Thanh đạm cháo đậu hũ rau ngót

– Thanh đạm với cháo rau ngót, đậu hũ ngon tuyệt cú mèo. Nếu trẻ biếng ăn rau, mẹ có thể chế biến món cháo này để tăng cường chất xơ cho trẻ.

– Chuẩn bị: Gạo tẻ 30g, đậu hũ miếng nhỏ, rau ngót 30g.

– Cách làm: Gạo tẻ nấu chín thành cháo trắng đặc, mịn. Đậu hũ nghiền nát, rau ngót làm sạch, xay nhuyễn hoặc xắt nhỏ. Cho rau ngót vào nồi cháo đang sôi và nấu chín, nêm gia vị vừa đủ, tiếp tục trút hết đậu vào nồi cháo, đảo đều. Mẹ lại nêm gia vị lần cuối và tắt bếp.

– Mẹ múc cháo ra bát và nêm thêm chút dầu ăn cho bé để cháo có vị ngậy thơm.

22. Cháo thịt gà nấm rơm

Cháo thịt gà nấm rơm

Cháo thịt gà nấm rơm

– Bổ dưỡng với cháo gà nấu nấm rơm.

– Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, 1 đùi gà, nấm rơm 30g

– Cách làm: Đùi gà ninh nhừ lấy nước để nấu cháo. Gạo tẻ nấu với nước gà ninh thành cháo trắng đặc, mịn. Gà bỏ xương, xé nhỏ thịt. Nấm rơm làm sạch, thái chỉ hoặc xắt nhỏ. Khi cháo sôi, mẹ cho nấm rơm vào đun đến khi chín, tiếp tục cho thịt gà vào ninh nhừ. Cháo chín, nêm gia vị vừa miệng, tắt bếp. Mẹ có thể cho thêm chút hành nếu trẻ ăn được gia vị.

Dưới đây là danh sách tổng hợp 40 món cháo cho bé ăn dặm theo kiểu truyền thống, đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết cho trẻ và siêu hấp dẫn các bé 6 tháng đến 1 tuổi cho các mẹ tham khảo để bổ sung thêm vào thực đơn ăn dặm hàng ngày cho bé.

Tổng hợp các món cháo ăn dặm cho bé từ 6-12 tháng tuổi đầy dinh dưỡng

Các mẹ lưu ý: Các món ăn sau sẽ được phân chia theo từng giai đoạn và cách phân chia cụ thể như sau:

  • Giai đoạn trẻ 6 tháng trở lên: Cho các bé ăn chủ yếu ăn các món bột như lòng đỏ trứng gà, đậu hũ, thịt heo, bò, gà, tim, sườn,…
  • Giai đoạn trẻ 7 tháng trở lên: Có thể cho bé bắt đầu thử nghiệm với một số món tanh như: bột cua đồng, chim bồ câu, cá, lươn,…
  • Giai đoạn trẻ trên 8 tháng tuổi: Có thể cho bé làm quen với hải sản như ngao, ghẹ, tôm, cua, cá,…
  • Giai đoạn trẻ trên 9 tháng tuổi: Cho trẻ bắt đầu làm quen với cháo hạt hoặc thức ăn được xay mịn.
  • Giai đoạn trẻ trên 1 tuổi: Lúc này bé có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm như người lớn, chuyển từ thực phẩm xay mịn sang băm nhỏ, và nên tăng dần độ thô để con tập và hoàn thiện kĩ năng nhai, nuốt.
40 Món Cháo Dinh Dưỡng Cho Bé Ăn Dặm - Cách Nấu Cháo Ăn Dặm

40 Món Cháo Dinh Dưỡng Cho Bé Ăn Dặm – Cách Nấu Cháo Ăn Dặm

Các mẹ nhớ không nên nêm gia vị, nếu có nêm thì nêm thật nhạt để khỏng ảnh hưởng tới thận, hệ tiêu hóa của con nhé !

  • Món cháo 1: Cháo thịt heo – củ cải – cà chua

Trẻ ở độ tuổi ăn dặm cần được cho ăn nhiều món khác nhau để giúp trẻ có thể nhận biết được nhiều mùi vị khác nhau của thức ăn, và bổ sung thêm những dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Củ cải trắng rất lành tính, bạn có thể cho trẻ ăn dặm sớm, nhưng thời điểm tốt nhất là nên cho con ăn lúc con được khoảng trên 7 tháng tuối.

  • Món cháo 2: Cháo móng giò, hạt sen

Món cháo chân giò hầm hạt sen là món ăn rất bổ dưỡng cho bé trong giai đoạn đầu của quá trình ăn cháo, đặc biệt là món cháo này được nấu bằng nồi nấu cháo chuyên dụng Bbcooker. Cháo sẽ rất nhừ, nhuyễn, thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng và đặc biệt rất phù hợp với hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn này.

  • Món cháo 3: Cháo thịt bò xào chua ngọt

Trong quá trình phát triển của trẻ, cần bổ sung nhiều dinh dưỡng và vitamin cần thiết. Thịt bò chứa một lượng sắt, kẽm và các vitamin khác, rất cần cho trẻ khôn lớn và phát triển toàn diện. Nhưng sử dụng thịt bò khi nào, cách chế biến và kết hợp thực phẩm vs thịt bò ra sao để có các món ăn dặm vừa ngon vừa bổ dưỡng, kích thích trẻ ăn dặm tốt vẫn là điều mà nhiều bà mẹ còn đang lúng túng. Và thịt bò xào chua ngọt chính là giải pháp hoàn hảo vào lúc này

  • Món cháo 4: Cháo gà nấm hương/nấm rơm

Cháo gà nấm hương/nấm rơm

Cháo gà nấm hương/nấm rơm

Bé đang độ tuổi ăn dặm rất muốn khám phá những hương vị mới của thức ăn. Việc khám phá này không chỉ kích thích vị giác và khứu giác của bé mà còn giúp phát triển trí não tối ưu hơn. Hãy tặng bé một bữa sáng ngon miệng với món cháo gà nấm hương dưới đây, mẹ nhé!

  • Món cháo 5: Cháo tim heo – hành, rau cần tây

Tim lợn được các chuyên gia khuyên là 1 trong 3 loại nội tạng lợn nên ăn. Bởi tim có hương vị rất ngon mà lại nhiều dưỡng chất. Tim rất dồi dào sắt, kẽm, selen, vitamin nhóm B như B2, B6, axit folic, B12. Tim đặc biệt giàu chất CoQ10, một chất rất quan trọng cho hoạt động của cơ thể, giúp bé tràn đầy năng lượng cho các hoạt động.

  • Món cháo 6: Cháo óc heo – rau ngót

Cháo óc heo khá bổ dưỡng nếu dùng làm thực phẩm ăn dặm cho bé ăn, tùy nhiên cần đảm bảo an toàn vệ sinh hợp lý để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé.

  • Món cháo 7: Cháo móng giò hạt sen – hành hoa

Cháo móng giò hạt sen là một món ăn ngon tuyệt với thịt chân giò mềm, ngọt xương, hạt sen bùi bùi bở tơi cùng cháo đậm hương vị. Tất cả hòa quyện với nhau trong bát cháo nóng hổi cùng chút gia vị của hành lá, hạt tiêu tạo nên bát cháo ngon không thể chối từ.

  • Món cháo 8: Cháo thịt bò – mướp – giá đỗ

Đây là loại thịt được nhiều người ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng mà thực phẩm này mang lại. Trong thịt bò rất giàu protein chiếm gần 30% nên giúp cho cơ thể của bé tăng trưởng tốt và duy trì sự hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, thịt bò còn chứa những chất dinh dưỡng như vitamin B12, kẽm, selenium, sắt, niacin, vitamin B6, photpho,…

Cháo thịt bò – mướp – giá đỗ

Cháo thịt bò – mướp – giá đỗ

Trẻ em thì thường rất hay gặp bệnh thiếu máu, hầu như bé nào cũng sẽ mắc phải trường hợp này. Biểu hiện rõ ràng nhất là suy nhược cơ thể, mệt mỏi, kém ăn. Thịt bò là loại thực phẩm giải quyết được vấn đề này nhanh chóng khi mà trong thịt bò rất giàu sắt làm cho cơ thể phục hồi nhanh chóng.

  • Món cháo 9: Cháo thịt heo – tàu hũ – cà chua – rau mùi

Cháo thịt heo đậu hũ là một món ăn vừa quen vừa lạ với nhiều người với thịt heo mềm, ngọt thịt, đậm hương vị hòa trong đậu hũ mát lành cùng cháo thơm ngon hấp dẫn chắc chắn khiến bạn không thể chối từ.

  • Món cháo 10: Cháo vịt – khoai sọ

Cách nấu cháo vịt cho bé ăn dặm đúng cách & đủ dinh dưỡng: Theo đông y, thịt vịt vị ngọt, tính mát, có tác dụng tư âm, giáng hỏa, thanh nhiệt, hóa đàm, tư âm, dưỡng vị. Thích hợp cho người mang nhiệt trong người, suy nhược cơ thể, chán ăn, phát sốt, đại tiện bón kết và thủy thũng dùng thịt vịt càng có lợi. Khoai sọ giàu tinh bột và thường được sử dụng thay cho gạo hoặc khoai tây.

Khoai sọ có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau với hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Từ những thực phẩm trên, ta có thể chế biến thành một thực đơn ăn dặm ngon miệng, bổ dưỡng cho bé yêu.

  • Món cháo 11: Cháo sườn heo cà rốt

Cháo sườn heo cà rốt

Cháo sườn heo cà rốt

Cháo sườn heo cà rốt là một món ăn vô cùng dinh dưỡng với sườn heo thơm ngon, thịt mềm hòa trong bát cháo ngọt nước, đậm hương vị cùng màu vàng cam của cà rốt. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên bát cháo vô cùng hấp dẫn.

  • Món cháo 12: Cháo vịt đậu xanh

Cháo vịt đậu xanh là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình. Bát cháo vịt thơm ngon đậm hương vị với thịt vịt mềm, tươi ngon hòa trong cháo đậu xanh thơm ngon, ngọt vị đem lại cho người thưởng thức một cảm giác tuyệt vời.

  • Món cháo 13: Cháo chim bồ câu hầm hạt sen nấm hương

Món chim bồ câu hầm hạt sen là món ăn rất bổ dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe cho trẻ. Đây cũng là món ăn thơm ngon, kích thích vị giác và sự thèm ăn cho mẹ.

  • Món cháo 14: Cách nấu Cháo gà – bí đao

Món cháo thịt gà hầm quả bí xanh là món ăn rất bổ dưỡng cho bé trong giai đoạn đầu của quá trình ăn cháo, đặc biệt là món cháo này được nấu bằng nồi nấu cháo chuyên dụng Bbcooker. Cháo sẽ rất nhừ, nhuyễn, thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng và đặc biệt rất phù hợp với hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn này.

  • Món cháo 15: Cháo gan gà với rau cải ngọt

Cháo gan gà với rau cải ngọt

Cháo gan gà với rau cải ngọt

Gan gà rất giàu chất sắt và vitamin B12, nếu cơ thể có sự thiếu hụt vitamin này có thể gây ra bệnh thiếu máu. Vitamin B12 có thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ, thúc đẩy tâm trạng và năng lượng, làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

  • Món cháo 16: Cháo thịt bò – bí đỏ – phomai

Với cách chế biến đơn giản của món cháo thịt bò, bí đỏ, phô mai, các mẹ sẽ có thực đơn ăn dặm ngon miệng, kích thích thèm ăn và dễ tiêu hóa cho trẻ. Kết hợp những thực phẩm này lại với nhau, các mẹ sẽ có thực đơn ăn dặm ngon miệng, kích thích trẻ thèm ăn và dễ tiêu hóa.

  • Món cháo 17: Cháo thịt heo – hoa thiên lý

Thịt lợn nạc có tới hơn 20 loại acid amin rất cần thiết cho cơ thể đang phát triển của bé. Đồng thời, trong thịt heo cũng có chứa các chất chiết xuất tan trong nước như creatin, glycogen, acid latic… Các chất này tạo ra mùi vị đặc biệt, kích thích tiết dịch vị rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

  • Món cháo 18: Cháo chả trứng

Chả trứng thịt bằm chiên là món ăn khá ngon thường dùng cho buổi điểm tâm sáng. Khi ăn ta xúc trứng ra đĩa, rắc tiêu và ngò lên mặt. Dọn ăn nóng với cơm và chấm nước tương + ớt xắt lát. Cách làm chả trứng thịt bằm đạt yêu cầu khi trứng chín vàng đều, thơm ngon, tguyên miếng không bị nát hay bị cháy.

  • Món cháo 19: Cháo ếch với rau mồng tơi

Cháo ếch với rau mồng tơi

Cháo ếch với rau mồng tơi

Cháo ếch với rau mồng tơi là 1 trong những món ngon từ thịt ếch cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng dành cho bé trong gia đoạn ăn dặm. Đặc biệt món ăn này rất tốt cho các bé biếng ăn và cói xương trong giai đoạn 1 đến 3 tuổi.

  • Món cháo 20: Cháo gà tần hạt sen

Cháo gà tần hạt sen thơm, ngọt và mềm vị thịt gà, bùi vị hạt sen. Cách thực hiện lại rất đơn giản và nhanh chóng, các mẹ hãy thử nấu cho bé nhà mình nhé. Cháo gà tần kết hợp với hạt sen là món ăn đặc biệt bổ dưỡng, ăn dặm đúng cách.

  • Món cháo 21: Cháo thịt bò + cải mầm

Rau mầm có giá trị dinh dưỡng gấp 3-5 lần rau bình thường, kết hợp với bò sẽ tạo nên bữa ăn đủ chất cho con. Bên cạnh đó, khi kết hợp với thịt bò – 1 thực phẩm có nhiều chất sắt và vitamin nhóm B như B3, B5, B6 và B12, giúp duy trì sự hình thành của tế bào máu và các tế bào thần kinh – sẽ tạo thành một bữa tối tràn đầy năng lượng cho bé yêu.

  • Món cháo 22: Cháo tim heo – cải thảo

Cháo tim heo – cải thảo

Cháo tim heo – cải thảo

Tim lợn được các chuyên gia khuyên là 1 trong 3 loại nội tạng lợn nên ăn. Bởi tim có hương vị rất ngon mà lại nhiều dưỡng chất. Tim rất dồi dào sắt, kẽm, selen, vitamin nhóm B như B2, B6, axit folic, B12. Tim đặc biệt giàu chất CoQ10, một chất rất quan trọng cho hoạt động của cơ thể, giúp bé tràn đầy năng lượng cho các hoạt động.

  • Món cháo 23: Cháo thịt bò- mướp tây – phomai

Cháo thịt bò là món ăn bổ dưỡng và rất tốt cho các bé ăn dặm, thịt bỏ bổ sung nhiều chất sắt, tốt cho bé. Ngoài ra cháo thịt bò thích hợp cho bữa sáng, ăn tối nhẹ, đặc biệt có tác dụng giải cảm rất tốt.

  • Món cháo 24: Cháo sườn non – rau ngót

Món cháo sườn phù hợp với bất kì độ tuổi nào từ người lớn đến trẻ em, đặc biệt đây là một trong những món cháo không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của trẻ. Đối với trẻ ăn dặm, cháo sườn là món ăn giàu dinh dưỡng, dễ hấp thụ cho bé, mẹ hãy nấu món cháo sườn cho bé thưởng thức, thay đổi khẩu vị giúp bé ăn ngon miệng hơn.

  • Món cháo 25: Cháo thịt bò – khoai lang

Cách nấu cháo thịt bò khoai lang là sự kết hợp hài hòa, độc đáo giữa thịt bò và khoai lang. Đặc biệt nếu như bé nhà bạn thường xuyên bị táo bón thì đây chính xác là món cháo mà bạn đang tìm kiếm cho bé đấy.

  • Món cháo 26: Cháo gan gà – bí đỏ – bắp bao tử – rau mùi

Cháo gan gà – bí đỏ – bắp bao tử – rau mùi

Cháo gan gà – bí đỏ – bắp bao tử – rau mùi

Khi bé được khoảng 10 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn các loại nội tạng động vật, trong đó có gan gà tươi – một thực phẩm rất bổ dưỡng cho bé. Mẹ có thể nấu các món cháo gan gà bí đỏ ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi từ gan gà kết hợp với các loại rau củ khác ngon tuyệt.

  • Món cháo 27: Cháo móng giò – khoai sọ

Móng giò chứa một hàm lượng lớn canxi, sắt, vitamin A, B, C nhất định, nhất là chất protit trong móng giò sau khi tan ra có 11 khoáng chất không kém gì móng gấu. Đông y cho rằng, móng giò có tác dụng bổ máu, làm cho da mềm mại, bổ tinh thận. Móng giò heo là một trong những thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chủ yếu là protein và chất béo.

  • Món cháo 28: Cháo thịt bò – cà tím – lá lốt tía tô

Cà tím rất giàu vitamin a và folate. Cùng với thịt bò bổ sung rất nhiều chất đạm cho bé. Ngoài ra cà tím có nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hoá của bé. Các mẹ đừng bỏ qua nguyên liệu này trong thực đơn ăn dặm của con nhé ! Cà tím mua về ngâm rửa sạch và chế biến cả vỏ để giữ được nhiều dinh dưỡng.

  • Món cháo 29: Cháo lườn gà – đậu hũ non – bí đỏ

Món cháo lườn gà – đậu hũ non – bí đỏ với đầy đủ dinh dưỡng của thịt và các loại rau củ quả, sẽ là món ăn dặm tuyệt vời cho trẻ.

  • Món cháo 30: Cháo chim câu, đỗ Hà Lan và ngô ngọt

Cháo bồ câu là món ăn rất bổ dưỡng dành cho trẻ em, người mới ốm dậy đồng thời bổ sung năng lượng cho người lao động nặng nhọc. Món cháo thêm thơm ngon với đậu Hà Lan và bắp.

  • Món cháo 31: Cháo trứng cho bé ăn dặm

Cháo trứng cho bé ăn dặm

Cháo trứng cho bé ăn dặm

Cháo trứng gà có lẽ là món ăn thơm ngon và bổ dưỡng nhất mà hầu hết tất cả các mẹ đều lựa chọn để bổ sung cho con trong những ngày tháng ăn dặm. Bởi trứng gà rất tốt cho sự phát triển đồng đều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

  • Món cháo 32: Súp khoai tây phomai

Món này rất thơm và ngậy nếu bé nào hay bị táo bón thì nên cho thêm ít rau cải bó xôi vào nữa nhé. Món súp khoai tây mình có thể chế biến theo nhiều vị khác nhau thay đổi cho bé như cá hồi, thịt gà …. Các mẹ siêng tý là có thể nấu được bát súp ngon cho bé yêu của mình rồi.

  • Món cháo 33: Cháo cá quả + mồng tơi

Cháo cá quả mồng tơi, là món ăn có cách chế biến đơn giản nhưng lại rất thơm ngon và bổ dưỡng, rất thích hợp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm.

  • Món cháo 34: Cháo lươn hạt sen

Cháo lươn hạt sen bí đỏ là một trong những món cháo thơm ngon được chế biến từ lươn. Đây cũng là món cháo các mẹ không nên bỏ qua trong thực đơn hàng ngày của bé.

  • Món cháo 35: Cháo ếch rau mồng tơi

Cháo ếch với rau mồng tơi là 1 trong những món ngon từ thịt ếch cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng dành cho bé trong gia đoạn ăn dặm. Đặc biệt món ăn này rất tốt cho các bé biếng ăn và cói xương trong giai đoạn 1 đến 3 tuổi.

  • Món cháo 36: Cháo tôm yến mạch

Yến mạch là một loại ngũ cốc thơm ngon giàu dinh dưỡng giàu protein, canxi, khoáng chất và vitamin nhóm B rất tốt cho cơ thể. Yến Mạch có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe và làm đẹp, trong thành phần của yến mạch chứa chất chống ung thư, tăng khả năng vận động của cơ bắp, chống lão hóa, bảo vệ tim mạch và chăm sóc da.

  • Món cháo 37: Cháo cải bó xôi + khoai lang nghiền

Cháo cải bó xôi + khoai lang nghiền

Cháo cải bó xôi + khoai lang nghiền

Cải bó xôi được coi là một trong những loại rau giàu dinh dưỡng bậc nhất. Nó có chứa một lượng dưỡng chất vitamin áp đảo trong tất cả các loại rau củ. Cải bó xôi sẽ cung cấp một hàm lượng vitamin và chất khoáng dồi dào cho sự phát triển và tăng trưởng của bé yêu.

Canxi và magie trong này sẽ giúp cho hệ xương của bé phát triển vượt trội. Sắt và kali sẽ bổ trợ cho sự phát triển não bộ và lưu thông tuần hoàn máu ở trẻ. Ngoài ra, lượng vitamin A có trong cải bó xôi sẽ giúp tăng cường thị lực.

  • Món cháo 38: Cháo thịt rau muống

Rau muống là loại rau có hàm lượng muối khoáng cao, giúp bổ sung nhiều loại vitamin, tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch,… Cho bé yêu ăn dặm với món cháo dinh dưỡng này chắc chắn sẽ giúp bé phát triển cả về cân nặng và thể chất bên trong, cách làm không hề khó nha các mẹ!

  • Món cháo 39: Cháo cá cà rốt cho trẻ

Cách làm cháo cá cà rốt là món ăn dặm hội tụ các nguyên liệu giàu dưỡng chất như: thịt cá, cà rốt và gia vị, mang đến món cháo đậm vị, giàu dưỡng chất và vitamin giúp trẻ nhỏ sáng mắt và thông minh.

  • Món cháo 40: Cháo mực + cà rốt + thì là

Cháo cá mực, cà rốt là món ăn có vị ngọt, thơm, rất thích lợp để làm thực đơn dặm cho bé. Mực có giá trị dinh dưỡng cao như có nhiều protid, chất béo, đường, khoáng và nhiều loại axít amin. Cà rốt cũng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều chất bổ khác như các vitamin A, B, C, D, E, acid folic, kali và sợi Pectin (giúp hạ cholesterol máu).

Cháo cá mực, cà rốt là món ăn có vị ngọt, thơm

Cháo cá mực, cà rốt là món ăn có vị ngọt, thơm

Bước vào thời kì ăn dặm của trẻ, mẹ không những bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn nên bổ sung các dạng món ăn khác nhau như bột, cháo, súp. Các mẹ có thể ghi nhớ công thức nấu một số món ngon dưới đây để làm mới khẩu vị cho bé nhé!

Trên đây là cách làm các món cháo rất đa dạng cho trẻ đổi vị. Các mẹ cùng tham khảo và nấu cho bé yêu của mình nhé.

You may also like

You cannot copy content of this page