Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅Đồ ăn vặt món ăn vặt ✅ Nấm sữa chua Kefir là gì, có tác dụng gì, cách nuôi con giấm sữa chua (men sữa chua) với 6 bước

Nấm sữa chua Kefir là gì, có tác dụng gì, cách nuôi con giấm sữa chua (men sữa chua) với 6 bước

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Nấm sữa chua Kefir hay còn được gọi là con giấm Kefir, sữa chua Kefir đều là một loại, thực chất là một thực phẩm lên men lactic nhờ vi khuẩn ưa ấm lactic vừa lên men rượu nhờ nấm men, rất giàu Enzim với các vi khuẩn có lợi, giúp bạn cân bằng hệ tiêu hóa. Nấm Kefir có nhiều dinh dưỡng và trị liệu hơn so với sữa chua. Bên cạnh đó, Kefir có nhiều tên gọi khác nhau: nấm kefir, hạt kefir, nấm sữa, men sữa, men kefir, sữa chua kefir.

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Nấm sữa Kefir là gì – Công dụng và cách nuôi con giấm đơn giản tại nhà

Kefir là một loại nấm sữa của Tây Tạng, là những đám vi sinh vật dạng keo sống cộng sinh kết dính với nhau, ăn sữa để nuôi thân và chúng luôn luôn cần sữa và không khí để phát triển mỗi ngày. Nấm sinh trưởng theo cách tự đẻ thêm những vụn nhỏ và những vụn nhỏ ấy sẽ dần dần dính thành chùm, thành khối lớn hơn.

Khác biệt hẳn với các loại nấm khác. Kefir thuộc nhóm nấm men, là một loại vi khuẩn ăn sữa tươi. Chúng sản sinh ra một số loại men có lợi cho cơ thể, rất giàu khoáng chất, vitamin và có chức năng rất tốt để chống lại những vi trùng gây bệnh cho con người.

Kefir là một loại nấm sữa của Tây Tạng

Kefir là một loại nấm sữa của Tây Tạng

Nếu ăn nấm trong một khoảng thời gian nhất định, loại “vi khuẩn” này sẽ giúp cơ thể của bạn dễ hấp thu, đặc biệt có tác dụng tốt đối với trẻ biếng ăn và bà bầu. Ngoài ra nấm còn hỗ trợ chữa bệnh (bệnh tim mạch, huyết áp, gan, phổi,..), duy trì tế bào phát triển tốt, giúp hệ thần kinh khỏe mạnh.

Nấm sữa Kefir cũng là một trong những cái tên khá hot

Nấm sữa Kefir cũng là một trong những cái tên khá hot

Các chế phẩm từ sữa luôn chứa rất nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ và nấm sữa Kefir cũng là một trong những cái tên khá hot trong thời gian gần đây bởi những lợi ích mà nó mang đến cho mọi người.

Dành cho ai vẫn chưa biết rõ về loại nấm sữa thú vị này, Massageishealthy sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích và cách làm nấm sữa Kefir tại nhà dưới đây, đừng bỏ qua nhé!

Sữa chua Kefir – Nấm sữa Kefir là gì ? Có nguồn gốc từ đâu ?

Tây Tạng là vùng đất chứa nhiều điều huyền bí. Tại vùng đất huyền thoại này đã sản sinh ra nhiều kỳ hoa dị thảo có tác dụng tuyệt vời và nổi tiếng thế giới như đông trùng hạ thảo, nấm tuyết linh chi….

Tây Tạng có một sản phẩm thiên nhiên nữa có tác dụng làm da trắng ngần, mịn màng, đồng thời còn giúp giữ gìn và duy trì sức khoẻ, đó là nấm tuyết Tây Tạng, hay còn gọi là nấm Tuyết Liên, giấm Nhật, nấm Kefir.

Nấm sữa Kefir là gì ? Có nguồn gốc từ đâu ?

Nấm sữa Kefir là gì ? Có nguồn gốc từ đâu ?

Công dụng của Sữa Nấm Kefir ra sao?

Nấm sữa Tây Tạng Kefir này là một sinh vật sống, ăn sữa tươi và sản sinh ra một loại men rất có lợi cho cơ thể. Sữa nấm có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, phục hồi những chức năng bị yếu.

Nấm sữa Tây Tạng Kefir này là một sinh vật sống, ăn sữa tươi

Nấm sữa Tây Tạng Kefir này là một sinh vật sống, ăn sữa tươi

Bản thân sữa nấm không làm cho người ăn béo lên, mà nó chỉ làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cho cơ thể chống lại được những bệnh tật xâm nhập, từ đó sẽ ăn uống ngon miệng và ngủ tốt.

Cụ thể những loại bệnh như bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, huyết áp, xương khớp… nếu ăn sữa nấm trong thời gian dài thì sẽ khắc phục cơ bản, thậm chí có thể hoàn toàn khỏi bệnh.

Ăn sữa nấm thời gian dài có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh

Ăn sữa nấm thời gian dài có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh

Giúp chữa bệnh tim, tuần hoàn máu, xơ cứng động mạch , thiếu máu , bệnh hô hấp, phổi hen xuyễn . Làm tan sạn trong thận và mật .đường tiểu tiện . Lở loét bao tử , lao ruột và thập nhị tràng ,tiêu chảy , táo bón

  • Trị mọi trường hợp lỡ loét .
  • Ngừa và trị bệnh huyết áp cao. Làm tan mỡ trong máu , ngăn chận sự tập trung của tế bào mỡ đặc biệt ở vùng bụng của người lớn . Nhờ đó giữ được sự cân xứng , tránh mập phệ .
  • Ngăn chặn sự bành trướng các tế bào lão hoá , nhờ đó kéo dài được tuổi thọ .
  • Thần kinh rối loạn , mất ngủ, kém ăn , chán nản ,buồn bã .
  • Làm cân bằng lượng đường lactose trong máu , nhờ đó trị được bệnh tiểu đường .
  • Mật, yếu gan, Đau gan vàng da .
  • Trị thận suy. Làm tái tạo tế bào tóc, nhờ đó trị được bệnh rụng tóc , giúp tóc mọc nhiều và đen hơn .
  • Ung thư nội tạng, phổi, gan, thận, mật , ruột, bao tử,máu ngứa và bệnh ngoài da, trong uống ngoài thoa ( rửa sạch và bôi rửa nhiều lần)
  • Có đầy đủ chất bổ cho cơ thể .

So sánh sữa Kefir với sữa chua khác nhau thế nào?

Sữa kefir và sữa chua đều là những sản phẩm sữa lên men và chúng có chứa các vi khuẩn có lợi. Tuy nhiên sữa Kefir có chứa các vi khuẩn có lợi mà không được tìm thấy trong sữa chua như Lactobacillus Caucasus, Leuconostoc, Acetobacter species, và Streptococcus species.

Kefir chứa nhiều men có lợi như Saccharomyces kefir và Torula kefir, nó có thể kiểm soát và loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh khác cho cơ thể bằng cách thâm nhập vào màng niêm mạc nơi chứa các vi khuẩn có hại chúng tạo thành một nhóm SWAT loại bỏ các vi khuẩn có hại và tăng cường cho đường ruột.

Kefir chứa nhiều men có lợi như Saccharomyces kefir và Torula kefir

Kefir chứa nhiều men có lợi như Saccharomyces kefir và Torula kefir

Nấm men và vi khuẩn có lợi trong Kefir cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng hơn so với sữa chua bằng cách giúp tiêu hóa các thực phẩm mà bạn ăn và luôn giữ cho đường ruột luôn sạch và khỏe mạnh.

Do kích thước hạt sữa của Kefir nhỏ hơn so với sữa chua nên nó dễ dàng tiêu hóa hơn. Đặc biệt nó rất bổ dưỡng và thích hợp cho trẻ sơ sinh, người già, người thường xuyên mệt mõi và hay rối loạn tiêu hóa.

Cách nuôi nấm sữa chua Kefir đơn giản tại nhà không bị chết

Học cách nuôi nấm sữa chua Kefir đơn giản tại nhà

Học cách nuôi nấm sữa chua Kefir đơn giản tại nhà

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm nấm sữa

  • 1 bịch sữa tươi không đường để ở nhiệt độ phòng.
  • Ly thủy tinh
  • Một cái nồi to đủ đặt ly vào nằm ngang.
  • Kéo
  • Vải màn mỏng (khăn sữa em bé) sạch
  • Vài cọng thun.

Cách làm nấm sữa Kefir ngon tuyệt

Bước 1: Cho nước vào nồi, đun sôi. Nước sôi tắt bếp cho ly vào đặt ngang ra dùng đũa lăn đều ly để khử trùng sau đó vớt ly ra. Cho kéo vào khử trùng vớt kéo ra.

Bước 2: Úp ly xuống một cái rổ để một lúc cho hơi nước bốc đi hết ly nguội lại (tuyệt đối không lau ly vì sẽ khiến ly bị nhiễm khuẩn trở lại).

Bước 3: Bịch sữa phải khô ráo (tránh tình trạng lấy từ trong tủ lạnh ra xả lạnh mà trên bịch sữa còn đọng nước). Nếu bịch sữa đọng nước phải dùng khăn khô lau sạch.

Bước 4: Lấy kéo đã khử trùng (không dùng miệng cắn xé bịch) cắt xéo miệng bịch nhẹ nhàng rót vào ly từ từ.

Sau đó lấy vải màn đậy ly lại, lấy thun cột vải màn với miệng ly cho cố định kéo căng vải màn ra là xong. để ly sữa vào nơi khô ráo thoáng mát sau từ 4-5 ngày chậm nhất là một tuần sẽ thu được sản phẩm.

Sau đó lấy vải màn đậy ly lại, lấy thun cột vải màn chặt lại

Sau đó lấy vải màn đậy ly lại, lấy thun cột vải màn chặt lại

Bước 5: Và thành quả là đây: Đổ phần sữa đấy qua một chiếc ray để lấy phần sữa chua tự nhiên chảy xuống hết. Tuyệt đối không dùng thìa để ép sữa qua ray. Phần sữa còn lại trong ray chỉ dùng thìa khuấy nhẹ để lấy phần sữa còn lại.

Đổ phần sữa đấy qua một chiếc ray

Đổ phần sữa đấy qua một chiếc ray

Bước 6: Lấy nước uống đổ qua ray một lúc các bạn sẽ thấy sản phẩm thu hoạch được là những “miếng” giống như bã đậu màu trắng sữa là men.

Tiếp tục cho phần men đấy vào một ly sữa tươi tiếp theo để nuôi tiếp. Những lần sau thì sẽ không cần phải trụng ly gì cả, cứ đổ sữa ra ly cho men vào là chúng sống.

Những lưu ý quan trọng khi nuôi nấm Kefir

  • Khi cấy lần đầu, tất cả các dụng cụ đều phải đảm bảo thật sạch.
  • Mỗi ngày phải lọc sữa một lần vì con nấm chỉ ăn chỗ sữa ngâm đó trong vòng 24 tiếng là hết .
  • Nếu để quên không lọc thì nấm sẽ bị chết .
  • Nấm sữa không bao giờ được nuôi hoặc rửa bằng nước ấm, nấm sẽ chết ngay.
Những lưu ý quan trọng khi nuôi nấm Kefir

Những lưu ý quan trọng khi nuôi nấm Kefir

Cách sử dụng nấm sữa Kefir

  • Bạn có thể uống sữa lúc đói buổi sáng sớm rồi ăn quà sáng sau đó độ một tiếng.
  • Tốt nhất là uống trước khi đi ngủ, sau đó không ăn uống gì kể cả uống nước lọc mà chỉ đi đánh răng thôi.
  • Pha thêm đường tùy theo khẩu vị mỗi người để ăn cho ngon miệng.
  • Mùi vị của sữa nấm thơm và ngậy như sữa chua.
  • Uống cực kỳ tốt, thậm chí còn tốt hơn cả sữa chua bình thường mà cách làm thì lại không hề lách cách.
Cách sử dụng nấm sữa Kefir

Cách sử dụng nấm sữa Kefir

Những công dụng của nấm sữa Kefir vô cùng tốt cho sức khoẻ đúng không nào? Vì vậy hãy áp dụng cách làm nấm sữa Kefir của chúng tôi để tự tay làm ra và sử dụng hàng ngày nhé.

Kinh nghiệm nuôi nấm kefir cho người mới bắt đầu

Nấm Kefir hay còn gọi là nấm sữa là loại nấm được ví như “thần dược” cho sức khỏe của con người, có xuất xứ từ vùng cao nguyên Tây Tạng huyền bí.

Nấm có công dụng tuyệt vời với sức khỏe con người, tuy nhiên ngược lại với công dụng tuyệt vời ấy là giá thành không hề rẻ và cách nuôi nấm tại nhà cũng không hề dễ.

Nấm Kefir được ví như “thần dược” cho sức khỏe của con người

Nấm Kefir được ví như “thần dược” cho sức khỏe của con người

Rất nhiều các chị em phụ nữ đã chịu thua trước loại nấm này vì đặc tính “khó ưa” của nó. Hôm nay Massageishealthy xin đưa ra một số kinh nghiệm nuôi nấm kefir, hy vọng có thể giúp chị em chinh phục được con nấm khó tính này nhé.

Kinh nghiệm nuôi nấm kefir cho thấy đây là một loại nấm cực kì khó tính, chúng kiêng kị rất nhiều thứ và có thể chết bất cứ khi nào nếu trong quá trình nuôi bạn không đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của chúng.

Chính vì thế mà đã có rất nhiều chị em đau đầu vì nó, nuôi đi nuôi lại nấm vẫn bị chết. Vì thế Massageishealthy xin đưa ra một số kinh nghiệm nuôi nấm kefir hữu ích đã được tổng hợp và đúc kết lại sau đây. Hy vọng sẽ giúp bạn thành công:

Một số kinh nghiệm nuôi nấm Kefir

* Giai đoạn chuẩn bị trước khi nuôi nấm Kefir
  • (1) Dụng cụ để ngâm, nuôi nấm Kefir

Nấm kefir là một loại nấm rất kỵ với kim loại và chúng có thể ăn mòn kim loại khi tiếp xúc với chất liệu này. Vậy nên tất cả các dụng cụ dù là nhỏ nhất (môi, thìa, dụng cụ lọc,…) dùng trong quá trình vệ sinh nấm, nuôi nấm,… đều không được sử dụng kim loại.

Với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi nấm Kefir thường hay mắc phải lỗi này khiến nuối nấm hay bị “fail”.

Dụng cụ để ngâm, nuôi nấm Kefir

Dụng cụ để ngâm, nuôi nấm Kefir

Bởi vậy, lời khuyên đưa ra là các bạn có thể nên sử dụng các chất liệu nhựa cao cấp hoặc thủy tinh để nấm được phát triển tốt và đảm bảo có thêm những chất độc hại cho cơ thể con người khi ăn thức ăn từ nấm.

Dùng thìa gỗ, muôi nhựa, lọ thủy tinh để làm vật dụng nuôi nấm kefir sẽ đảm bảo an toàn hơn.

Dùng thìa gỗ, muôi nhựa, lọ thủy tinh để làm vật dụng nuôi nấm kefir sẽ đảm bảo an toàn hơn.

  • (2) Bảo quản nấm khi vận chuyển từ nơi mua về

Từ những người có kinh nghiệm nuôi nấm Kefir lâu năm, để chắc chắn nấm không bị chết trong quá trình vận chuyển về nhà, bạn cần cho nấm vào hộp nhựa kín.

Sau đó, đổ sữa tươi vào theo tỉ lệ 1 thìa cafe nấm tương ứng với 200 ml sữa tươi, rồi vặn nắp lọ lại và vận chuyển như bình thường.

Nấm có thể không bị chết trong vòng 3 ngày hoặc hơn kể từ ngày bắt đầu mua. Vì thế nếu buộc phải mua nấm ở nơi xa, bạn có thể cân nhắc có nên mua nó hay không nhé.

* Giai đoạn nuôi nấm Kefir
  • (1) Vệ sinh nấm đúng cách trước khi nuôi

Để đảm bảo vệ sinh cũng như giúp nấm có tiền đề để phát triển tốt trong tương lai thì chắc chắn bạn phải “tắm rửa” cho nó trước phải không? Có hai cách bạn có thể sử dụng để vệ sinh nấm trước khi bắt đầu quá trình nuôi:

– Cách 1: Đưa nấm vào một cái tô nhựa hay ca nhựa, sau đó đổ nước đun sôi để nguội vào, dùng môi nhựa khuấy nhẹ nhàng (không được khuấy mạnh nhé, nấm có thể chết đó). Tiếp tục đổ nấm vào rây nhựa, lắc hoặc đảo nhẹ để nước róc hết, thế là đã xong rồi.

– Cách 2: Quy trình của cách 2 cũng giống như cách 1, nhưng nếu bạn có điều kiện hơn, có thể thay nước sôi để nguội bằng sữa để rửa nấm vì dù sao nấm cũng “mê” sữa nhất mà.

Quy trình nuôi nấm Kafir

Quy trình nuôi nấm Kafir

Lưu ý: Bạn chỉ nên vệ sinh nấm tối đa hai lần như vậy, không nên rửa nấm đến khi nước trong vì rất có thể bạn đã vô tình “rửa” đi rất nhiều vi khuẩn có lợi của con nấm. Kinh nghiệm nuôi nấm Kefir này khá quan trọng nhưng không phải ai cũng biết… Sau bước này là bạn có thể bắt đầu làm sữa chua được rồi đấy.

  • (2) Chọn loại sữa nuôi nấm Kefir phù hợp

Sữa là nguồn thức ăn không thể thiếu của nấm Lefir, chỉ cần bạn không cung cấp đủ sữa cho chúng trong vòng vài giờ là chúng có thể chết bất cứ lúc nào. Bởi vậy, một kinh nghiệm nuôi nấm Kefir không thể thiếu là bạn cần phải đảm bảo nấm luôn luôn trong tình trạng đủ thức ăn nhé.

Sữa là nguồn thức ăn không thể thiếu của nấm Lefir

Sữa là nguồn thức ăn không thể thiếu của nấm Lefir

Nên sử dụng sữa tươi, sạch, không đường, ít béo, hạn sử dụng ngắn để nuôi nấm, không nên sử dụng sữa có thời gian sử dụng lâu dài vì có thể làm nấm chậm phát triển hơn. Trong toàn bộ thời gian nuôi nấm, chỉ nên sử dụng một loại sữa để nấm không mất thời gian thích nghi với môi trường mới làm chậm tiến độ phát triển của chúng.

Tuy nhiên, việc muốn đổi thành một loại sữa ngon hơn trong quá trình nuôi thì bạn hoàn toàn có thể đổi được mà không lo nấm bị chết nhé. Bởi những con nấm sẽ tự động thích nghi với môi trường mới.

  • (3) Vệ sinh và cấy lại sữa ngay khi thấy nấm Kefir chuyển màu vàng

Trong quá trình nuôi nấm nếu thấy hiện tượng nấm bắt đầu chuyển sang màu vàng và xuất hiện mùi lạ thì tức lá nấm đang bị thiếu sữa. Lúc đó bạn phải ngay lập tức đem nấm đi vệ sinh, đổ sữa cấy lại. Nếu để hiện tượng này trong một thời gian dài thì sẽ không cứu nấm được nữa đâu.

  • (4) Nấm Kefir nổi lên chưa chắc là nấm đã chết

Một hiện tượng khác bạn có thể gặp trong quá trình nuôi nấm đó là nấm sẽ nổi lên rồi lặn xuống. Đừng lo, đó là chuyện hoàn toàn bình thường, không phải cứ thấy nấm nổi lên là những con nấm đã chết đâu nhé, hãy cứ tiếp tục nuôi như bình thường.

  • (5) Tốc độ phát triển phụ thuộc vào thời tiết

Điều kiện thời tiết bên ngoài cũng có thể tác động đến sự sinh sôi nảy nở của nấm, đôi khi nấm sẽ với tốc độ nhanh nhưng đôi khi lại phát triển chậm lại. Do đó, kinh nghiệm nuôi nấm Kefir ở đây là nên để lọ nấm ở nơi thoáng mát, nhiệt độ, độ ẩm ở mức ổn định nhất.

  • (6) Nấm mới sinh ra có thể bé hơn nấm ban đầu

Trong quá trình nuôi, có thể bạn sẽ thấy hiện tượng nấm phát triển tốt, số lượng tăng lên trông thấy nhưng từng con nấm không to mà chỉ bé xíu, thậm chí bé hơn so với con nấm ban đầu.

Có ba nguyên nhân gây ra điều này, một là có thể là do loại nấm, hai là do nấm tự tách nhỏ ra trong quá trình nuôi, ba là trong khi vệ sinh nấm bạn đảo mạnh tay làm nấm tách ra. Tuy nhiên con nấm to hay nhỏ cũng không ảnh hưởng gì đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm nhé.

Nấm mới sinh ra có thể bé hơn nấm ban đầu

Nấm mới sinh ra có thể bé hơn nấm ban đầu

Trên đây là một số kinh nghiệm nuôi nấm Kefir mà Massageishealthy muốn gửi đến những người đã, đang và sẽ có mong muốn “đánh bại” con nấm khó tính nhất hành tinh này, rất mong bạn sẽ thành công trong các lần nuôi tiếp theo.

Nấm sữa Kefir ăn nhiều, dùng nhiều có tốt ?

Nhiều người dân, đặc biệt là những bệnh nhân ung thư và các bà mẹ trẻ đang mách nhau dùng nấm sữa kefir để trị các bệnh. Nhưng theo ý kiến các chuyên gia, cần thận trọng vì sử dụng quá nhiều có thể gây bệnh.

PGS.TS Nguyễn Kim Vũ, phó chủ tịch Hội sinh học Việt Nam cho biết, hiện chưa có nghiên cứu nào về giống nấm này. Đây là loại nấm lưu truyền trong dân gian nên không rõ có phải đúng chủng kefir hay không. Muốn biết chính xác phải kiểm tra bằng sinh học phân tử, xác định ADN và xem xét có chủng tạp ở ngoài hay không.

Nấm Sữa Chua Kefir Là Gì - Cách Nuôi Con Giấm Kefir ( Men Sữa Chua )

Nấm Sữa Chua Kefir Là Gì – Cách Nuôi Con Giấm Kefir ( Men Sữa Chua )

Nếu đúng là chủng kefir, thì sử dụng có lợi cho sức khoẻ bởi thành phần chủ đạo của nấm là lactic, có tác dụng lớn tạo ra môi trường axit làm đông tụ protein, có sự kháng khuẩn nên tạo ra sức đề kháng cho cơ thể.

DS Phan Đức Bình, phó tổng biên tập Tạp chí Thuốc và Sức khoẻ cho hay, kefir là một loại men, trông giống như những hạt cơm nguội, to 2-3mm, có nhiều vi sinh vật cộng sinh với chúng sống nhờ sữa và giúp bảo quản sữa nên từ lâu đời người dân sống quanh vùng núi Capcas (thuộc Liên Xô cũ) đã biết sử dụng để làm rượu (nuôi bằng nước cốt trái cây), làm sữa chua (nuôi bằng sữa bò, trâu, dê, lạc đà) tương tự như yaourt.

Giá trị dinh dưỡng của nó gồm các dưỡng chất của sữa, một số vi sinh vật có lợi cho đường ruột và sản phẩm lên men của kefir, như các axit hữu cơ (chủ yếu là axit lactic), một ít sinh tố, kể cả sinh tố B12 do vi sinh vật tạo ra…

Giá trị dinh dưỡng của Kefir gồm các dưỡng chất của sữa

Giá trị dinh dưỡng của Kefir gồm các dưỡng chất của sữa

Theo TS Trần Thị Thanh Hiền, trưởng Ban kiểm soát chất lượng Công ty Cổ phần sữa Vinamilk, chưa có cơ sở khoa học nào trong nước cũng như thế giới chứng minh sữa, sữa chua (nấm sữa kefir cũng là dạng sữa lên men gần giống sữa chua) có khả năng điều trị bách bệnh. Sữa lên men chỉ có tác dụng tốt cho đường tiêu hoá.

Tuy nhiên, chủng kefir được lưu truyền trong dân gian, khi thực hiện lại qua các khâu lọc bỏ qua rổ rá… Vì vậy, quá trình lên men và sử lý đều là môi trường thuận lợi cho các chủng khác xâm nhập (ngoài không khí có rất nhiều chủng nấm, đặc biệt là nấm mốc). Vậy, người dân phải rất cẩn thận khi chế biến, tránh để nhiễm khuẩn, gây hại cho sức khoẻ, đặc biệt là trẻ em.

Người dân phải rất cẩn thận khi chế biến, tránh để nhiễm khuẩn

Người dân phải rất cẩn thận khi chế biến, tránh để nhiễm khuẩn

Có nên ăn càng nhiều kefir càng tốt hay không?

Theo DS Bình, đối với giá trị trị bệnh của kefir theo một số tài liệu thì ăn càng nhiều kefir càng tốt là cường điệu quá đáng. Tốt nhất, nên giới hạn ở mức 200 – 400ml sữa/ngày, nếu ăn quá nửa lít sữa kefir/ ngày và ăn liên tục, có thể làm cho một số người không chịu nổi, nhất là người viêm loét dạ dày, nhạy cảm với chất chua.

Ngoài ra, một lít sữa kefir tương đương 1 lít sữa bò tươi và như vậy chứa tới 37g chất đạm, 50g bột đường, 35g chất béo, 1.230mg calcium. Lượng chất bổ này tốt cho cơ thể nhưng nếu cộng thêm với thức ăn hàng ngày thì sẽ bị dư, nhất là chất béo nên có thể gây phì.

Ăn càng nhiều kefir càng tốt là cường điệu quá đáng

Ăn càng nhiều kefir càng tốt là cường điệu quá đáng

Đối với những bệnh nan y, các chuyên gia đều khuyên, nếu không còn cách nào khác thì có thể dùng kefir để thử nghiệm. Tuy nhiên, nó có thể tốt cho người này nhưng không tốt cho người khác. Vì vậy, khi sử dụng, cần phải kiểm tra, theo dõi bản thân, nếu thấy các biểu hiện lạ (đau bụng, tiêu chảy…) thì phải ngừng ngay.

Theo:http://dantri.com.vn/suc-khoe/nam-sua-kefir-dung-nhieu-co-tot-1225240479.htm

Massageishealthy sưu tầm và tổng hợp.

3.5/5 - (12 bình chọn)

You may also like