Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅Cách làm bánh ✅ 2 cách làm bánh cống ăn với bánh ướt giòn ngon đặc sản miền Tây Sóc Trăng, Cần Thơ

2 cách làm bánh cống ăn với bánh ướt giòn ngon đặc sản miền Tây Sóc Trăng, Cần Thơ

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Hướng dẫn cách làm bánh cống đặc sản Sóc Trăng – Cần Thơ giòn rụm

Nếu bạn đã yêu thích ẩm thực Tây Nam Bộ thì không thể nào bỏ qua món bánh cống Sóc Trăng vừa giòn giòn, vừa ngọt bùi vô cùng hấp dẫn khiến người đã từng nếm qua sẽ không thể quên. Hôm nay Massageishealthy sẽ giới thiệu đến bạn cách làm bánh cống Sóc Trăng vừa giòn, vừa ngon đơn giản ngay tại nhà, cùng xem nhé!

2 cách làm bánh cống ăn với bánh ướt giòn ngon đặc sản miền Tây Sóc Trăng, Cần Thơ

2 cách làm bánh cống ăn với bánh ướt giòn ngon đặc sản miền Tây Sóc Trăng, Cần Thơ

Bánh cống là gì? Đặc sản bánh cống ở tỉnh nào miền Tây?

Gần gũi và quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết làm loại bánh cống. Bởi đây là một món bánh rất khó làm, từ khâu chọn và chuẩn bị nguyên liệu đến khâu chế biến, canh lửa. Dù ở bất kỳ công đoạn nào, người làm cũng phải biết kết hợp hài hòa kinh nghiệm và bí quyết của mình để tạo ra từng chiếc bánh.

Bánh cống là một món bánh rất khó làm

Bánh cống là một món bánh rất khó làm

Giống như rất nhiều loại bánh khác trong văn hóa của người Việt, một chiếc bánh cống ngon chính là sự kết hợp ăn ý giữa vỏ và nhân bánh. Thế nhưng, điều đặc biệt của bánh cống nằm ở chỗ, nguyên liệu làm nên vỏ bánh không phải là bột mì hay bột gạo, mà nó là sự hòa quyện giữa đậu nành và gạo tài nguyên được lựa chọn cẩn thận và ngâm mềm trong suốt 24 tiếng đồng hồ.

Nhân bánh được tạo thành từ thịt heo xay nhuyễn, nêm nếm vừa ăn và đậu xanh còn nguyên hạt chần sơ qua nước sôi. Mặt bánh được trang trí bằng một, hai con tôm, vừa tạo sự thẩm mỹ vừa góp phần làm tăng vị ngọt từ hải sản cho chiếc bánh.

Người ta gọi chiếc khuôn dùng đúc bánh là “cống”. Đó cũng là một cách lý giải vì sao loại bánh này lại có một cái tên như vậy. Vỏ và nhân bánh sau khi bỏ vào khuôn sẽ được cho vào chảo mỡ đang sôi rồi canh cho đến khi bánh chín vàng đều và tỏa mùi thơm béo ngậy.

Một chiếc bánh cống ngon là kết quả không chỉ của sự chuẩn bị kỹ lưỡng các nguyên liệu làm bánh, mà còn là sự nhạy bén ở các khâu để bánh vàng và giòn ngon, nước mắm phải được pha sao cho hợp khẩu vị người ăn,…

Người ta gọi chiếc khuôn dùng đúc bánh là “cống”

Người ta gọi chiếc khuôn dùng đúc bánh là “cống”

Bánh cống được dùng chung với nước mắm và rau sống các loại để làm giảm đi cái béo của dầu mỡ và không làm người ăn có cảm giác mau ngán.

Một miếng bánh cống giòn được quấn quanh bởi rất nhiều loại rau như bắp cải, diếp cá, làm cho người ta cảm nhận được vị béo của đậu xanh và đậu nành, vị ngọt của thịt heo, vị thơm của rau, cộng với vị nước mắm rất vừa ăn.

Chỉ nghe miêu tả là thấy hấp dẫn rồi đúng không các bạn? Bây giờ thì bắt tay vào bếp với cách làm 2 loại bánh cóng Sóc Trăng và Cần Thơ nhé

I – Cách làm bánh cống giòn ngon theo kiểu Sóc Trăng

Nguyên liệu chuẩn bị để làm bánh cống

  • 100gr đậu xanh nguyên hạt
  • 200gr bột gạo
  • 200gr thịt heo bằm có lẫn mỡ
  • 25gr đậu nành
  • 200gr tôm
  • 250ml nước
  • 5 cọng hành lá
  • Hành tím
  • 1/2 muỗng cà phê muối
  • 1 muỗng cà phê đường
  • Dầu ăn.

Cách làm bánh cống Sóc Trăng giòn ngon

Bước 1: Đậu nành bạn ngâm qua đêm rồi rửa sạch vớt ra để ráo nước. Bạn cho đậu nành vào máy xay sinh tố, thêm 50ml nước rồi xay nhuyễn.

Đậu xanh bạn cũng ngâm qua đêm, rửa sạch rồi vớt ra đem hấp chí, bạn chú ý chỉ hấp vừa chín tới chứ không hấp lâu đậu sẽ nát nhé. Hành tím và hành lá bạn thái nhỏ.

Bước 2: Bạn cho một ít dầu ăn vào chảo rồi cho hành tím vào phi thơm,sau đó thêm một ít thịt băm vào xào cùng một thìa hạt nêm.

Bước 3: Bạn chuẩn bị một cái âu lớn, cho toàn bộ bột gạo, bột đậu nành vào rồi cho thêm 250ml nước cùng một chút muối và khuấy cho hỗn hợp đều lên, hỗn hợp đạt chuẩn sẽ sền sệt, đặc hơn bột bánh xèo một chút nha.

Bước 4: Bạn chuẩn bị một cái chảo sâu lòng hoặc nồi chiên, cho dầu ăn vào chảo sao cho dầu ăn ngậm được muôi chiên bánh. Bạn chờ dầu sôi rồi nhúng muôi vào cho nóng muôi thì lấy ra.

Muôi làm bánh cống bạn có thể mua được ở các cửa hàng bán dụng cụ làm bánh, nếu k có bạn có thể dùng muôi múc canh sâu lòng nha.

Muôi nóng thi bạn cho một ít bột vào muôi, sau đó cho bên một ít đậu xanh vào.

Muôi nóng thi bạn cho một ít bột vào muôi, sau đó cho bên một ít đậu xanh vào.

Bước 5: Tiếp theo là một ít thịt băm rồi thêm một ít bột phủ lên trên thịt. Bạn chia hỗn hợp sao cho đầy muôi. Bạn có thể gõ nhẹ đáy muôi để bột có thể chảy sâu xuống, kết chặt với các hỗn hợp phía dưới.

Tiếp theo là một ít thịt băm

Tiếp theo là một ít thịt băm

Chảo dầu thật sôi bạn hãy cho muôi vào

Chảo dầu thật sôi bạn hãy cho muôi vào

Tiếp đó bạn lựa 1 con tôm để nhẹ lên trên rồi nhúng từ từ cái muôi vào chảo dầu đang sôi trên lửa nhỏ.

Tiếp đó bạn lựa 1 con tôm để nhẹ lên trên rồi nhúng từ từ cái muôi vào chảo dầu đang sôi trên lửa nhỏ.

Bước 6: Khi bánh chín, lúc này bạn chỉ cần lấy đầu con dao rồi cho bánh ra khỏi muôi, rồi vẫn để bánh trong chảo dầu cho tới khi bánh vàng thì vớt bánh ra.

Bánh chín vàng thì vớt ra

Bánh chín vàng thì vớt ra

Bạn tiếp tục làm như vậy cho tới khi hết các nguyên liệu nhé. Cho bánh ra đĩa và cắt nhỏ bánh rồi thưởng thức thôi nào. Bánh sẽ ngon hơn khi ăn nóng và ăn kèm cùng rau sống với nước chấm chua ngọt nha. Đảm bảo không làm bạn thất vọng đâu nhé.

Bánh cóng thường được ăn kèm với rau sống

Bánh cóng thường được ăn kèm với rau sống

Như vậy là chúng ta đã hoàn thành xong cách làm bánh cống Sóc Trăng rồi đấy, hoàn toàn không có gì khó khăn đúng không nào?

II – Cách làm bánh cống Cần Thơ ăn với bánh ướt giòn rụm

Đến với vùng đất Cần Thơ “gạo trắng nước trong”, điều khiến du khách nhớ mãi không chỉ là những dòng kênh nhỏ núp bóng dừa xanh mà còn là hương vị của những chiếc bánh cống vàng ươm đặc sản dân dã của vùng sông nước nơi đây.

Cái tên bánh cống hay còn gọi là bánh cống nghe có vẻ thật lạ, là một trong những món ăn độc đáo của ẩm thực Cần Thơ . Sở dĩ nó có tên như vậy vì khuôn làm bánh có hình giống như cái cống hình ống có lòng sâu, hình dáng tựa như phin cà phê. Trước đây khuôn bánh thường đẽo từ thân tre, nay thường dùng khuôn được đúc bằng nhôm vừa bền lại dễ dùng.

Cái tên bánh cống hay còn gọi là bánh cống nghe có vẻ thật lạ

Cái tên bánh cống hay còn gọi là bánh cống nghe có vẻ thật lạ

Nguyên liệu chính để làm bánh là bột gạo, đậu xanh, thịt băm và tôm. Một chủ quán người miền Tây mách rằng để bánh được ngon thì cách pha bột, cách trộn nhân khá quan trọng, sao cho vỏ bánh giòn vàng, nhân bánh đậm đà.

Bột làm bánh gồm ba phần gạo, một phần nếp, ngâm với nước muối loãng qua một đêm cho hạt gạo mềm rồi xay bột. Bột xay rồi lại vắt cho ráo nước, sau đó lại trộn bột với một phần ba bột mỳ, thêm nước và hành lá cắt nhỏ.

Nhân bánh gồm đậu xanh đã đãi vỏ được nấu chín còn nguyên hạt, thịt lợn băm nhuyễn xào chín trộn chung với đậu xanh. Bánh cống đậm đà hơn không thể thiếu tôm. Tôm được chọn làm nhân bánh là loại tôm tươi, rửa sạch, bỏ râu.

Nhân bánh gồm đậu xanh thịt heo và tép

Nhân bánh gồm đậu xanh thịt heo và tép

Chuẩn bị mọi nguyên liệu xong xuôi, khâu chiên bánh cũng khá hấp dẫn. Điều thú vị là thực khách có thể vừa thưởng thức bánh cống cũng vừa có thể xem các chủ quán chiên bánh. Bánh cống ăn tới đâu chiên tới đó.

Một chảo dầu sôi sâu lòng, lấy muỗng cho bột vào khuôn cống sau đó cho nhân là đậu xanh và thịt bằm, đổ trên nhân bánh một chút bột nữa, sau cùng là để lên đó một vài con tôm. Nhúng cống ngập trong dầu sôi liu riu, lửa càng nhỏ bánh mới giòn đều từ ngoài vỏ bánh đến trong nhân.

Nguyên liệu làm bánh cóng Cần Thơ

  • 100gr đậu xanh nguyên hạt
  • 200gr bột gạo
  • 200gr thịt heo bằm có lẫn mỡ
  • 25gr đậu nành
  • 200gr tôm
  • 250ml nước
  • 5 cọng hành lá
  • Hành tím
  • 1/2 muỗng cà phê
  • 1 muỗng cà phê đường
  • Dầu ăn.

Hướng dẫn cách làm banh cong Can Tho tại nhà

Đậu nành ngâm qua đêm, rửa sạch rồi vớt ra để ráo nước. Cho đậu nành vào máy xay sinh tố, thêm 50ml nước rồi xay nhuyễn. Đậu xanh cũng ngâm qua đêm, rửa sạch rồi vớt ra đem hấp chín.

Đậu bạn chỉ hấp cho vừa chín tới, bở như hình là được, không hấp quá lâu đậu nát. Hành tím và hành lá thái nhỏ.

Làm nóng ít dầu ăn trong chảo rồi cho hành tím vào phi thơm, sau đó thêm thịt heo bầm vào xào cùng với 1 thìa cà phê hạt nêm.

Dùng một tô to bỏ toàn bộ bột gạo, bột đậu nành với lượng nước còn lại và muối vào, khuấy cho hỗn hợp tan đều, hỗn hợp bột sẽ sền sệt, đặc hơn bột bánh xèo một chút.

Chuẩn bị chảo loại sâu lòng hoặc nồi chiên, dầu ăn cho vào chảo phải đủ ngập muôi chiên bánh. Chờ cho dầu sôi, nhúng muôi vào cho nóng thì lấy ra .

Cho một ít bột vào muôi. Sau đó thêm một ít đậu xanh vào. Tiếp theo cho thịt bằm vào và thêm một ít đậu phủ lên trên thịt.

Chế tiếp hỗn hợp bột vào cho đầy muôi. Bạn có thể gõ nhẹ đáy muôi xuống tấm thớt hay nơi nào đó cứng để bột có thể chảy sâu xuống, kết chặt với các hỗn hợp phía dưới. Lựa 1 con tôm, để nhẹ nhàng lên trên. Nhúng từ từ cái muôi vào chảo dầu đang sôi với lửa nhỏ.

Chờ khi bánh chín thì dùng 1 đầu nhọn con dao lấy bánh ra khỏi muôi, vẫn để bánh trong dầu sôi cho tới khi bánh vàng đều thì vớt ra. Bánh này chiên thì hơi tốn dầu vì dầu phải ngập muôi, và dầu sau khi chiên sẽ đen, không dùng lại được.

Bánh cóng với vỏ bánh vàng ươm, vị ngọt đậm đà và béo ngậy

Bánh cóng với vỏ bánh vàng ươm, vị ngọt đậm đà và béo ngậy

Giữa bao nhiêu thứ đặc sản của vùng đất miền Tây, ai đã nếm bánh cống một lần đều khó có thể quên được cái tan giòn của vỏ bánh vàng ươm, vị ngọt đậm đà và béo ngậy được cân bằng lại rất khéo bởi cái tài tình của bát nước chấm với đủ loại rau ăn kèm này.

Hãy tranh thủ những ngày cuối tuần ngắn ngủi thử tài để chiêu đãi gia đình nhé các bạn! Chúc các bạn thành công với cách làm bánh cống ăn bánh ướt này!

You may also like

You cannot copy content of this page