Cùng Massageishealthy điểm qua 3 công thức và cách làm dưa món củ kiệu theo kiểu miền Trung, miền Bắc mà muối dưa món ăn được liền. Dưa món củ kiệu là một trong những món giải ngán, thay đổi thực đơn ngày Tết với quá nhiều thịt mỡ, cùng xem ngay bên dưới nhé.
Table of Contents
Cách làm dưa món mặn miền Trung chống ngán những ngày Tết
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Dưa món củ kiệu là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm của các gia đình mỗi khi Tết đến Xuân về. Tết năm nay, bạn hãy học cách làm dưa món củ kiệu miền Trung mà chúng tôi giới thiệu dưới đây để chống ngán cho bữa nhiều thịt và dầu mỡ ngày Tết nhé!
Dưa món với kiệu, cà rốt, su hào cũng những nguyên liệu đơn giản, phổ biến là lựa chọn của nhiều chị em khi muốn thoát khỏi vị thịt cá ngày tết. Để có được những hũ dưa món ngon đúng vị thì những nguyên liệu cần có cũng như các bước cần thực hiện cách làm dưa món củ kiệu như sau. Cùng theo dõi nhé !
1. Cách làm dưa món miền Trung mặn ngọt cực ngon
Nguyên liệu làm dưa món củ kiệu miền Trung
Củ kiệu. Củ kiệu bạn có thể mua ở các chợ truyền thống. Củ kiệu khá giống với củ hành về mặt hình dáng, tuy nhiên nó có những vị khác biệt và đặc trưng hơn. Trong trường hợp bạn không thể tìm được củ kiệu để muối thì bạn có thể thay thế bằng phần hành củ.
Cà rốt. Bạn chuẩn bị 200 gram cà rốt tươi (cỡ hai củ vừa phải). Lưu ý chọn phần cà rốt không bị sâu sẹo, dập nát để làm dưa món.
Quả ớt. Dùng loại ớt hiểm bởi chúng có độ cay vừa phải, phù hợp để muối dưa món. Bạn chuẩn bị từ 5 – 7 trái ớt để muối
Củ hành tím. Hành tím trong món dưa món sẽ giúp đổi vị lạ hơn, màu sắc bắt mắt hơn cho món dưa. Bạn chuẩn bị 5 – 6 củ hành tím (khoảng 1 lạng) để muối cùng.
Củ su hào. Su hào là nguyên liệu tiếp theo không thể thiếu để làm dưa món. Su hào bạn cần chọn củ vừa phải hoặc su hào non, không nên chọn su hào già bởi nó rất cứng và nhiều xơ. Chuẩn bị 1 củ su hào cỡ vừa.
Các gia vị cần thiết: Ngoài các nguyên liệu kể trên thì để làm được dưa món, các loại gia vị cũng là phần không thể thiếu. Gia vị bạn cần chuẩn bị ở đây bao gồm: đường, nước mắm, bột ngọt, muối
Dưa cải. Khi làm dưa món, để đa dạng vị hơn thì bạn có thể sử dụng thêm phần bẹ của dưa cải để cùng muối. Vị giòn, chua của bẹ cải khi muối cũng làm cho đĩa dưa món của bạn thêm phần ngon miệng.
Các bước làm dưa món ngâm nước mắm miền Trung
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Củ kiệu: Bỏ lá và rễ, chỉ lấy phần củ trắng rồi mang rửa sạch.
- Hành tím: Hành tím cắt rễ, ngâm hành qua nước gạo, bóc bỏ vỏ chỉ giữ lại phần củ màu tím bên trong.
- Cà rốt, su hào: Gọt vỏ rồi rửa sạch, sau đó cắt thành từng lát mỏng, con chì hoặc tỉa hoa.
- Bẹ dưa cải: Nhặt bỏ phần lá úa, rửa sạch rồi thái khúc khoảng chừng 1cm.
Bước 2: Ngâm nguyên liệu
- Chuẩn bị 1 chậu nước muối loãng rồi cho tất cả các nguyên liệu vào ngâm. Được khoảng 20 phút, bạn vớt các nguyên liệu ra rổ.
- Rửa sạch các nguyên liệu vừa ngâm qua muối bằng nước lạnh. Thực hiện 4-5 lần thì vớt các ngyên liệu ra để cho ra nước.
Bước 3: Phơi nắng
- Đây là bước rất quan trọng quyết định đến độ ngon của món dưa món miền Trung. Sau khi làm sạch, bạn hãy đổ tất cả các nguyên liệu ra một chiếc nia và đem dưới nắng.
- Thời gian phơi nắng thông thường khoảng 1 ngày. Bạn cũng có thể sấy khô các loại nguyên liệu dưa món.
Bước 4: Làm dưa món
- Đổ 150ml nước lọc và 500ml nước mắm vào nồi và đun sôi. Cho tiếp 2 thìa cà phê đường vào quấy đều cho đến khi đường tan hết thì tắt bếp.
- Rửa sạch phần dưa phơi khô, trần qua nước nóng rồi vắt ráo nước.
- Cho dưa vào lọ và đổ ngập nước đã chuẩn bị. Đặt 1 chiếc đĩa và vật nặng đè lên đĩa để dưa không bị nổi.
- Đập kín lọ và chờ khoảng 2 ngày là có thể ăn được.
Dù cách làm dưa món miền Trung tuy hơi cầu kỳ và tốn thời gian nhưng nếu áp dụng đúng công thức chúng tôi chia sẻ ở trên, đảm bảo bạn sẽ một món ăn cực lạ miệng và hấp dẫn.
2. Cách làm dưa món dưa hành miền Bắc chua giòn ngày Tết
Món dưa hành miền Bắc chấm cùng nước mắm tỏi ớt sẽ rất chuẩn vị. Vị chua thanh tự nhiên của củ hành rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn, đồng thời còn ngăn ngừa rất nhiều các loại bệnh khác.
Nguyên liệu làm dưa hành miền Bắc
- 1kg hành củ
- 2 thìa muối
- 1 thìa đường.
Cách thực hiện dưa món miền Bắc
- Hành bóc sạch vỏ, rửa sạch rồi ngâm với nước vo gạo. Ngâm khoảng 1 ngày rồi vớt hành ra, tiếp tục rửa sạch, sau đó vớt ra để ráo và xếp lần lượt vào trong lọ.
- Pha 500ml nước sôi để nguội với đường và muối rồi đổ vào trong lọ đựng hành sao cho ngập hết hành. Ngâm trong khoảng 1 tuần là có thể ăn được.
3. Cách làm dưa món mặn ăn liền chỉ với 30 phút
Dưa món ăn liền giúp kích thích vị giác, giúp bạn ăn ngon miệng hơn. Dưới đây Massageishealthy sẽ chia sẻ 3 cách làm dưa món ăn liền ngon giòn, đảm bảo các thành viên trong gia đình bạn sẽ thích mê.
Cách 1: Dưa món từ cà rốt và củ cải trắng
Nguyên liệu:
- 500g củ cải trắng, cà rốt.
- Giấm gạo: 300ml.
- Nước: 300ml.
- Muối, đường.
Cách làm
- Hòa nước, giấm và đường vào chảo, đun với lửa nhỏ. Khuấy đều cho đến khi đường tan hết thì đổ ra thau nhỏ cho nguội.
- Củ cải trắng và cà rốt thái sợi. Tốt nhất nên rửa cà rốt và củ cải bằng nước sôi.
- Trộn đều cà rốt và củ cải vào nước đường giấm đã pha sẵn là bạn đã có món dưa ngon để ăn kèm trong các bữa ăn.
Cách 2: Dưa món cà rốt và su hào
Nguyên liệu:
- 1 củ su hào non.
- Cà rốt: 2 củ.
- 50g hành khô.
- Đường, muối, giấm.
- Ớt, tỏi.
Cách thực hiện:
- Cà rốt, su hào gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt thành miếng nhỏ dài 1cm. Trộn su hào, cà rốt với 3 thìa muối và khoảng 30 phút cho thấm gia vị. Sau đó rửa sạch su hào cà rôt và bóp cho khô kiệt nước.
- Hành khô bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ.
- Pha 2 thìa đường, 1 thìa muối, 2 thìa giấm và nước sôi với nhau. Thêm ớt và tỏi băm nhỏ vào.
- Cho cà rốt và su hào vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước vừa pha sao cho ngập. Bạn có thể ăn ngay sau khi làm xong, nếu không ăn hết hãy bỏ vào ngăn mát tủ lạnh ăn dần nếu không dưa sẽ bị chua và hỏng.
Cách 3: Dưa món với đu đủ, củ cải và cà rốt
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Đu đủ xanh, củ cải, cà rốt, dứa, tỏi, ớt, giấm, mắm, muối, đường.
Cách thực hiện
- Đu đủ, củ cải, cà rốt gọt vỏ, thái miếng nhỏ vừa ăn. Bóp với muối rồi rửa sạch sau đó đem phơi nắng.
- Pha 2 chén nước mắm, 2 thìa dấm, 1 chén đường, 1/2 chén nước rồi đun sôi, sau đó để nguội.
- Cho đu đủ, củ cải, cà rốt vào trong lọ. Đổ nước đã pha chế vào lọ sao cho ngập hết rau củ. Đậy kín nắp, sau khoảng 3 – 4 ngày là có thể ăn được.
4. Cách làm dưa món bằng đu đủ, cà rốt su hào ngâm nước mắm ăn liền chống ngấy
Sẽ thật thiếu sót nếu trên mâm cơm người Việt trong TẾT này không có chút vị gì đó chua chua, học ngay cách làm dưa món bằng đu đủ thì đúng là chuẩn bài rồi.
Dưa món – nét văn hóa ẩm thực Việt
”Thịt mỡ – dưa hành – câu đối đỏ / Cây nêu – tràng pháo – bánh chưng xanh”. Từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Việt, mọi dịp đặc biệt như Tết, hay đám cỗ, đám Chạp,… bên cạnh thịt gà, giò, chả,… luôn luôn đi kèm một đĩa dưa món.
Không phải để bày cho đẹp mâm cỗ mà đĩa dưa muối là biểu tượng cho 4 sắc thái cơ bản của con người. Chua – cay – mặn – ngọt , tương ứng với hỉ – nộ – ái – ố của cuộc đời mỗi con người. Điều này mang ý nghĩa rằng không ai hoàn hảo, tất cả chúng ta đều phải nếm trải qua mọi biến cốtừ vui buồn, hận, giận thì cuộc sống mới có thể cân bằng.
Món dưa tưởng chừng đơn giản, chân quê nhưng lại mang ý nghĩa nhân văn thật sâu sắc. Còn về mặt sức khỏe, trong bữa cơm hàng ngày có đủ các loại thức ăn thơm ngon hấp dẫn nhưng chủ yếu được chế biến cùng dầu mỡ rất dễ gây ngán khiến bạn không ăn được nhiều. Để cân bằng lại vị giác, trong bữa ăn thường có một món chua mang tính mát đi kèm để giúp cân bằng vị giác, vừa tốt cho hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại, các gia đình thường ít chú ý đến món ăn này mà chỉ tập trung vào các giá trị dinh dưỡng khác. Nếu bạn biết được món ăn dân dã này mang nhiều giá trị đến vậy, chắc chắn sẽ không thể bỏ qua nó trong thực đơn của gia đình.
Một trong những cách làm dưa muối chua được nhiều gia đình áp dụng đó là muối bằng đu đủ. Về tác dụng của đu đủ mặt dinh dưỡng, trong đu đủ có chứa các protid, acid amin, glucid, beta caronten, vitamin C, viatamin B1,B2 cùng các các khoáng chất vô cùng có lợi cho cơ thể.
Khi đu đủ được muối trong điều kiện nồng độ muối cao sẽ tạo ra các vi khuẩn cực kì có lợi cho đường ruột, đặc biệt men trong dưa chua đu đủ có chất chống oxy hóa cao, từ đó làm giảm quá trình lão hóa của cơ thể, đồng thời giảm lượng choresterol hiệu quả.
Đem lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời, món ăn này thực sự nên có trong bữa ăn hàng ngày của gia đình bạn. Không cần tốn quá nhiều thời gian, công sức hay tiền bạc, bạn hoàn toàn có thể tự làm món ăn này tại nhà.
Cách làm dưa món bằng đu đủ không cầu kì như bạn nghĩ, ngược lại vô cùng đơn giản, dễ làm, vừa đảm bảo bảo vệ sinh, vừa tiết kiệm chi phí cho việc phải mua các loại dưa muối sẵn không đảm bảo ngoài thị trường. Không để các bạn phải đợi lâu nữa, hãy cùng chúng mình bắt tay vào làm dưa món bằng đu đủ ngay thôi nhé !
Nguyên liệu làm dưa món Tết
- Đu đủ : 1 quả nhỏ ( 300-500gr ). Để làm dưa món ngon giòn, bạn nên chọn đu đủ hơi xanh một chút, không chọn đu đủ chín sẽ bị nhão, cũng không được chọn đu đủ quá non ( quá xanh ) bởi đu đủ lúc này rất chát, nhựa có tính độc, khi muối trong quá trình lên men người dùng ăn vào sẽ bị ngộ độc.
- Cà rốt : 1 củ nhỏ (200g). Tương tự như cách chọn đu đủ, một lưu ý nhỏ là bạn nên chọn củ cà rốt có phần thân to một chút để dễ cắt tỉa tạo hình, giúp món dưa thêm đẹp mắt.
- Củ kiệu : 200g. Củ kiệu chỉ lấy củ, phần lá các bạn có thể sử dụng tiếp nhưng lời khuyên là không nên bởi sẽ làm món dưa bị hăng nếu ai không quen ăn hành.
- Hành tím : 100g. Có thể thay thế bằng hành tây
- Su hào : 1 củ nhỏ 100g. Nên chọn quả giòn, cứng, hơi non một chút cũng sẽ rất ngon.
- Ớt : 3 quả. Nếu bạn thích ăn cay thì có thể mua nhiều hơn, nên chọn ớt chỉ thiên sẽ làm dậy mùi cho món dưa.
- Muối : 200g. Đường : 300g ( có thể thêm nếu bạn không thích ăn quá chua )
- Gia vị : Nước mắm, tỏi.
Bạn đã ghi nhớ lại các nguyên liệu cần có chưa, đừng bỏ sót món nào nhé vì tất cả đều cần thiết để tạo nên một hũ dưa muối ngon đúng điệu. Cùng bắt tay vào làm ngay thôi !
Các bước thực hiện dưa món đu đủ với su hào, cà rốt
– Đu đủ mua về các bạn gọt vỏ, ngâm sơ qua với nước muối loãng từ 3-5 phút cho bớt nhựa rồi rửa sạch bằng nước lạnh, loại bỏ ruột rồi cắt miếng mỏng vuông từ 2-3cm.
– Cà rốt các bạn rửa sạch, gọt vỏ, khía hình hoa và thái miếng tròn. Su hào cũng gọi vỏ và thái miếng vuông, mỏng.
– Củ kiểu bỏ rễ, chỉ lấy phần củ, bóc lớp màng bên ngoài. Nếu thích ăn nguyên củ các bạn có thể để nguyên hoặc thái đôi tùy ý. Ớt, tỏ, hành tím rửa sạch, thái nhỏ.
– Pha loãng nước lạnh với 5 thìa muối, sau đó cho tất cả phần rau, củ đã sơ chế sạch vào ngâm từ 15-20 phút để giữ được độ giòn, ngon cũng như tránh để đu đủ, su hào bị thâm. Sau đó rửa sạch lại bằng nước và để ráo.
– Phơi khô các nguyên liệu trên dưới trời nắng từ 1-2 ngày. Thời gian phơi tốt nhất là giữa trưa, sau khi phơi ban ngày xong thì buổi tối các bạn nên cất vào góc bếp hoặc khu vực nào đó khô ráo trong nhà.
– Khi các nguyên liệu săn vào một mức nhất định. các bạn nên chú ý công đoạn này, không nên phơi quá khô sẽ khiến rau củ bị héo, khi muối sẽ bị dai.
– Mẹo nhỏ là cứ 5-6 tiếng các bạn nên bấm thử ngón tay vào đu đủ, su hào,… một lần, nếu rau củ chỉ khô vào nhưng lượng nước bên trong vẫn còn cũng như khi bấm giòn là được.
– Khi rau củ đã khô, các bạn đảo qua 1 lượt trên bếp, xóc qua cho bớt bụi rồi để riêng. Bắc nồi lên bếp, đổ 500ml nước mắm cùng 300g đường, 3 thìa cà phê dấm và khuấy đều và đun ở nhiệt độ vừa. Khi nước mắm sôi lên thì các bạn cho 3 thìa cà phê muối vào, tắt bếp và để nguội.
– Để món dưa được đúng vị dân gian, các bạn nên muối trong các chum, vại bằng đất sẽ gúp dưa lên men ngon hơn, không bị khú và để được rất lâu. Tuy nhiên nếu không có chum, vại thì bạn có thể muối trong hũ thủy tinh.
– Xếp rau củ vào hũ, chú ý xếp khít nhau, tránh để trống quá nhiều bởi trong quá trình muối, rau củ sẽ ra nước, làm nước muối bị nhạt, điều này sẽ làm giảm chất lượng món ăn của chúng ta. Từ từ đổ phần nước mắm đã đun vào cho ngập mặt hũ, nhanh chóng vặn nắp, nén chặt.
– Thời gian để món dưa lên men từ 3-5 ngày là ngon nhất. Trong thời gian này bạn hạn chế mở nắp hũ để không khí không bị tràn vào trong.
Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong cách làm dưa món bằng đu đủ tươi ngon tại nhà rồi. Món ăn này rất phù hợp ăn kèm với các loại thịt luộc, đồ dầu mỡ như nem, chả giúp giảm độ ngán. Hi vọng với cách làm đơn giản như trên bạn sẽ có thêm một món ăn ngon trong thực đơn dành cho gia đình.
Ý nghĩa của dưa món trong mâm cơm ngày Tết ở miền Trung
Dưa món được làm từ củ cải, cà rốt, dưa leo, đu đủ, củ kiệu… có vị chua mằn mặn lại giòn. Trong ngày Tết, người miền Bắc ăn bánh chưng với dưa hành, người miền Nam có món bánh tét với tôm khô củ kiệu, thì với người miền Trung dưa món không thể thiếu khi ăn kèm cùng bánh tét.
Dưa món được kết hợp từ nhiều nguyên liệu như cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải, củ kiệu…. được ngâm chua mặn, khi ăn lại hơi giòn giòn. Nghe qua có vẻ đơn giản nhưng để có được hủ dưa món đầy sắc và vị thì tốn không ít thời gian và sự tỉ mỉ.
Đầu tiên là củ kiệu, mua về cắt bỏ lá và rễ, sau đó ngâm cùng với củ cải trong nước tro hòa tan để bớt đi mùi hăng. Sau một ngày, vớt củ kiệu ra để ráo, tiếp tục ngâm trong nước pha phèn chua để trắng và giòn.
Củ cải vớt ra, gọt vỏ thái sợi hoặc thái lát. Các loại củ khác như cà rốt, su su được gọt vỏ, thái sợi hoặc tỉa thành hình cánh hoa, ngôi sao. Dưa leo được thái lát hoặc sợi, đu đủ gọt bỏ vỏ, thái thành từng sợi hoặc tỉa cánh hoa…. Sau khi đã chuẩn bị xong thì đem phơi nắng cho đến khi vừa héo là được.
Phơi các loại củ đơn giản là thế nhưng đòi hỏi bạn phải biết canh lượng nắng. Nếu phơi chưa đủ nắng, các loại củ này sẽ dễ bị nhũn, không giòn và nhanh hư. Nhưng nếu phơi quá héo, khi ăn sẽ dai, không ngon miệng. Trong thời tiết nắng to, chỉ cần phơi một nắng là được.
Ngoài phần nguyên liệu, nước mắm để làm dưa món cũng rất quan trọng, gồm có nước mắm, đường cát và nước lạnh. Nước mắm phải chọn loại nước mắm ngon, trong và không bị lắng cặn.
Các nguyên liệu được hòa tan theo tỷ lệ một bát nước mắm, một bát đường, nửa chén nước lạnh cho lên bếp và nấu sôi. Trong quá trình nấu nhớ khuấy thật đều để các nguyên liệu hòa tan vào nhau, sau đó tắt bếp và để nguội.
Rửa sạch lọ thủy tinh và lau khô, xếp các nguyên liệu vào trong lọ, nếu muốn ăn cay thì cho thêm vài quả ớt phơi khô vào. Sau đó đổ nước mắm đã để nguội và ngập mặt dưa rồi đậy nắp lại.
Trong quá trình ngâm, bạn nhớ để ý khi nào nước mắm trong lọ bị rút xuống, vì thấm vào trong các loại củ thì nhớ đổ thêm nước mắm đã nấu vào. Dưa món để trong khoảng 3 ngày là có thể dùng được.
Trong những ngày Tết, trong bàn ăn gia đình, đĩa dưa món không thể thiếu khi ăn kèm bánh tét. Lát bánh tét dẻo mềm, được ăn kèm với những lát dưa món giòn giòn, đậm đà đem đến cho người ăn cảm giác ngon miệng rất khó quên, một hương vị rất riêng của ngày Tết.
5. Cách làm dưa món ngâm nước mắm chua ngọt ngon ngày Tết
Cách làm dưa món ngâm nước mắm là cách làm món ăn quen thuộc thơm ngon của hai miền Trung và miền Nam, là món ăn không thể thiếu không chỉ bữa ăn hàng ngày mà còn mâm cỗ ngày Tết.
Dưa món vốn là món ăn kèm vốn được ăn thường xuyên vào những ngày Tết cổ truyền của người miền Trung và miền Nam. Còn gì thân quen hơn miếng bánh chưng thơm béo ngậy ăn kèm với dưa món chua chua ngọt ngọt nhưng lại rất giòn tan. Sự kết hợp hoàn hảo ấy gây nhung nhớ rất nhiều cho những người con xa quê.
Tuy vậy, cách làm dưa món ngâm nước mắm không hề khó mà ngược lại rất đơn giản, chỉ cần cái tâm cũng như sự khéo léo của người làm là có thể làm ra món dưa ngâm nước mắm thơm ngon, tròn vị. Cách làm dưa món ngâm nước mắm mà Massageishealthy giới thiệu sẽ giúp các bạn làm ra món dưa thơm ngon đúng điệu.
Nguyên liệu làm dưa món ngâm nước mắm ngon
- Các loại rau củ như: 3 quả đu đủ, 3 đến 4 củ cà rốt, 2 đến 3 củ kiệu, ớt và hành tím tùy theo sở thích, 2 củ su hào
- 500gr đường nâu
- 400ml nước mắm ngon
- Gia vị cần có như muối, bột canh
- Lọ thủy tinh lớn để đựng dưa món
Các bước làm món dưa món ngâm nước mắm chua ngọt
– Bước 1: Lột hết vỏ và rễ của củ kiệu rồi sau đó ngâm với một chút muối rồi rửa thật sạch, để cho ráo nước. Làm tương tự với hành tím.
– Bước 2: Cà rốt, đu đủ và su hào thì đem rửa sạch hết bụi bẩn rồi đem gọt vỏ, thái thành những sợi nhỏ, dài. Tuy nhiên không nên thái quá mỏng thì trong quá trình ngâm sẽ không có độ giòn.
– Bước 3: Cho đu đủ, cà rốt, su hào đã được thái sợi vào ngâm với nước muối loãng, ngâm như vậy khoảng 20 đến 30 phút rồi sau đó vớt ra, xả trực tiếp với nước lạnh rồi sau đó vẩy cho ráo nước. Làm như vậy từ 1 đến 2 lần nữa để đảm bảo các nguyên liệu không bị hăng khi ngâm.
– Bước 4: Sau đó đem đu đủ, cà rốt và su hào đem ra phơi hoặc muốn tiết kiệm thời gian thì có thể cho vào máy sấy khô lại.
– Bước 5: Chế nước ngâm dưa món. Cho 400ml nước mắm vào một nồi lớn đun sôi rồi đổ đường nâu vào đun cho đến khi đường tan hết, đun với lửa nhỏ. Nêm nếm lại hỗn hợp nước ngâm cho vừa với khẩu vị của mình. Sau đó tắt bếp rồi để cho thật nguội.
– Bước 6: Tráng qua hũ thủy tinh với nước sôi rồi sau đó để thật khô. Xếp lần lượt các nguyên liệu đã được phơi khô lên trước rồi sau đó xếp dần dần hành tím và củ kiệu lên sau. Dùng muỗng đổ từ từ hỗn hợp nước mắm vào cho ngập các nguyên liệu.
Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể cho thêm ớt tươi vào để dưa món được đậm đà hương vị hơn. Ngâm từ 2 đến 3 ngày là bạn có thể thưởng thức món dưa món siêu hấp dẫn.
Thật vậy cách làm dưa món không hề khó mà còn vô cùng đơn giản với những nguyên liệu dễ kiếm mà hương vị dưa món lại rất thơm ngon mang đậm hương vị miền Nam, chua chua nhưng lại ngòn ngọt, dịu nhẹ cho ngày Tết cổ truyền.
Dưa món – đậm đà hương vị Việt
Nếu như đối với người miền Bắc thì Tết cổ truyền Việt Nam không thể thiếu đi món dưa hành – một món ăn kèm đặc trưng của người miền Trung và người miền Nam.
Sự kết hợp đặc biệt từ không chỉ củ kiệu mà còn có các nguyên liệu như đu đủ, cà rốt và su hào được sấy khô, đem hương vị thơm ngon, hấp dẫn mà không nào có thể có được, không chỉ chứa đựng hương vị đặc trưng của vùng miền mà còn ẩn chứa những bàn tay tinh hoa của người con yêu quê, mong muốn gửi gắm không chỉ hương thơm mà còn là tình yêu thương quê hương nồng đượm.
Dưa món thì khuyến khích sử dụng khi ăn kèm với các món ăn nhẹ hoặc món ăn kèm không thể thiếu khi thưởng thức với món bánh chưng ngày Tết. Hương vị bùi béo của gạo, đỗ và thịt mỡ của bánh chưng hòa quyện rất ngọt với vị chua chua, ngọt ngọt của dưa món sẽ làm cân bằng lại hương vị Tết truyền thống.
Cho dù là một món ăn kèm thôi nhưng dưa món ngâm nước mắm lại là món không thể thiếu trong mâm cơm Việt, chỉ cần thiếu thôi cũng làm cho món ăn kém hấp dẫn đi rất nhiều.
Dưa món vốn là một món ăn kèm nhưng lại chứa rất nhiều công dụng cũng như chất dinh dưỡng cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho đường tiêu hóa và tim mạch. Một món ăn đơn giản với cách làm đơn giản nhưng lại đem lại rất nhiều công dụng đặc biệt.
Hơn nữa món dưa món ngâm nước mắm này không đòi hỏi quá nhiều cách bảo quản, bạn có thể để dưa món này trong ngăn mát tủ lạnh tầm từ 4 đến 6 tuần, chỉ cần một chút khéo léo cũng như lưu ý trong cách làm thì không sợ dưa món bị nổi váng hay để lại cặn.
Trên đây là cách làm dưa món ngâm nước mắm mà Massageishealthy gửi đến bạn như một món quà tuy đơn giản nhưng hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn tự tay làm được dưa món ngâm nước mắm đúng vị miền Trung và miền Nam để tiếp đãi gia đình và bạn bè, hơn nữa có thể thưởng thức hương vị đặc trưng của vùng miền chỉ với nguyên liệu đơn giản, dễ tìm.
Thật đơn giản và dễ dàng phải không các bạn? Chỉ cần dành một chút thời gian vào bếp và chế biến theo những công thức chúng tôi chia sẻ ở trên là cách làm dưa món ngon miệng rồi! Chúc các bạn thực hiện thành công cách làm dưa món miền Trung, cách làm dưa món miền Bắc và cách làm món dưa ăn liền.