Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅Góc tác dụng ✅ Đường phèn làm từ gì, đường phèn có tác dụng gì, đường phèn có phải là phèn chua không?

Đường phèn làm từ gì, đường phèn có tác dụng gì, đường phèn có phải là phèn chua không?

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Khái niệm về đường phèn là đường gì?

Đường phèn là một dạng đường ở dạng kết tinh có công thức hóa học là C5H10O6, tên khoa học là Saccharose. Đường phèn làm từ mía như các loại đường khác hoặc bằng đường kính trắng. Đường phèn có tác dụng tốt và được sử dụng nhiều trong ngành ẩm thực, chế biến món ăn và hỗ trợ trị các bệnh đường hô hấp, trị ho, cảm cúm.

Đường phèn làm từ gì, đường phèn có tác dụng gì, đường phèn có phải là phèn chua không?

Đường phèn làm từ gì, đường phèn có tác dụng gì, đường phèn có phải là phèn chua không?

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Đường phèn và cuộc sống hàng ngày của chúng ta

Chắc hẳn trong mỗi người chúng ta, không phải ai cũng biết đường phèn. Chúng ta thường dùng đường cát trong mỗi bữa ăn hàng ngày.

Nói đến đường phèn, ta thường nghĩ đến những khối đường được kết cứng lại, có vị thanh, ngọt, trẻ nhỏ thường rất thích, nhưng không hẳn ai cũng biết đến đường phèn, thậm chí là chưa từng thấy bao giờ.

Từ thời xưa, đường phèn đã được sử dụng như một gia vị đặc trưng của người Việt. Với vị ngọt dịu thanh làm cho các món ngon, các loại thức uống, nước trà trở nên đậm đà hương vị hơn. Đường phèn còn được sử dụng trong các bài thuốc dân gian xưa trị ho, cảm cúm….

Lúc trước, các gia đình hay sử dụng đường phèn để pha trà, ngâm nước trà để mời khách. Dùng đường phèn chưng với chanh, mật ong, hoa đu đủ đực và một số loại quả khác nhằm hỗ trợ chữa trị các bệnh như ho, cảm cúm, viêm họng hạt cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Vậy thì, bạn đã bao giờ nghĩ đến tác dụng của đường phèn trong cuộc sống chưa? Đường phèn là đường như thế nào? Hôm nay, bài viết của Massageishealthy sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh đường phèn là gì và có tác dụng gì. Cùng xem nhé!

Công thức hóa học của đường phèn là gì?

Đường phèn có tên khoa học là Saccharose có công thức hóa học là C5H10O6 hay còn được mọi người gọi là băng đường. Thành phần cấu tạo nên đường phèn cũng tương tự như đường cát như nước mía, củ cải đường, đường thốt nốt, lúa miến ngọt,…

Đường phèn có chứa chất saccharose và một số nguyên tố vi lượng giúp phân giải fructose và glucose. Đường phèn là nguyên liệu phổ biến trong pha chế vì có vị ngọt thanh khác hẳn đường cát.

Đường phèn là gì? Công dụng của đường phèn trong làm bánh, và tác dụng của đường phèn đối với sức khỏe con người như thế nào?

Đường phèn là gì? Công dụng của đường phèn trong làm bánh, và tác dụng của đường phèn đối với sức khỏe con người như thế nào?

Đường phèn làm từ gì? Đường phèn có phải là phèn chua không?

Đường phèn được làm từ mía hoặc củ cải đường, cũng có một số trường hợp làm đường phèn từ các loại đường khác như đường kính trắng, đường thốt nốt, lúa miến ngọt. Vậy thì đường phèn có phải là phèn chua hay không? Rất nhiều bạn đã nhầm lẫn giữa 2 loại đường này.

Phèn chua có công thức trong hóa học là Al2(SO4)3. Phèn chua là một dạng muối có tinh thể to nhỏ khác nhau, không có màu hoặc có màu trắng đục. Phèn chua có khả năng tan trong nước và không tan được trong cồn.

Như các bạn đã thấy ở trên với công thức hóa học khác nhau, được sản xuất từ các nguyên liệu khác nhau. Phèn chua là hợp chất vô cơ còn đường phèn là hợp chất hữu cơ. Vì vậy, phèn chua không phải là đường phèn.

Các bạn đã từng nghe câu “Ngọt như đường cát, mát như đường phèn”. Vậy đường phèn là gì và đường phèn có tác dụng như thế nào với sức khỏe?

Các bạn đã từng nghe câu “Ngọt như đường cát, mát như đường phèn”. Vậy đường phèn là gì và đường phèn có tác dụng như thế nào với sức khỏe?

Quy trình sản xuất đường phèn như thế nào?

Đường phèn được sản xuất trong công nghiệp bằng cách sử dụng đường kính trắng, sau đó pha cho hoàn toan hoàn toàn trong một lượng nước nhất định. Tiếp đến, cho thêm vôi tôi, hoặc thêm cả trứng gà vào để lọc bớt nhiều tạp chất, làm dịu đi vị ngọt vốn có của đường.

Sau đó, cho hỗn hợp gồm nước đường, vôi tôi này lên đun với lửa nhỏ, cứ thế, khi nước bốc hơi gần hết thì tiếp tục châm nước thêm vào. Đun đến khi nào đường chín thì đổ vào các thùng, các khung để tạo hình cho đường phèn.

Để nguội các mẻ đường khoảng 15 ngày, lúc này đường phèn sẽ nguội và kết tinh thành thể rắn, cứng và có hình dạng từng khối như bạn vẫn nhìn thấy, dễ dàng mua được ở các siêu thị, cửa hàng hoặc đại lý lớn nhỏ ngoài thị trường.

Đặc điểm lý tính của đường phèn ra sao?

Đường phèn có một đặc điểm vô cùng đặc biệt, đó chính là ở dạng chất rắn, có thể tùy biến ra nhiều hình dạng đặc thù và dùng làm quà tặng cho bạn bè, người thân.

Ngoài ra, đối với những ai thích uống trà, đường phèn là một sự lựa chọn hoàn hảo làm cho ly trà của bạn có sức hấp dẫn hơn, thơm ngon hơn bởi vị ngọt thanh mà đường phèn mang lại.

Vậy thì, những tác dụng cụ thể của đường phèn là gì? Hãy cùng Massageishealthy theo dõi phần tiếp theo để giải đáp nhé.

Đường phèn và đường cát được làm từ nước mía, nước củ cải đường

Đường phèn và đường cát được làm từ nước mía, nước củ cải đường

Chỉ tiêu đánh giá, kiểm định chất lượng đường phèn gồm những gì?

  • Độ Pol >= 98 %
  • Độ ẩm <= 0,8 %
  • Hàm lượng đường khử <= 0.9 %
  • Hàm lượng SO2 <= 11 mg/kg
  • Độ màu <= 30 IU

Ăn đường phèn có hại không? Những ai nên hạn chế dùng đường phèn?

Tuy đường phèn được làm từ mía, đường kính và không quá nguy hại đối với sức khỏe, nhưng bạn cũng nên sử dụng có liều lượng, tránh lạm dụng dễ dẫn đến các căn bệnh như đái tháo đường, béo phì, gan máu nhiễm mỡ và các bệnh đường tiêu hóa khác.

Quan trọng nhất là các bệnh nhân mắc chứng bệnh tiểu đường, vì thành phần của đường phèn tương tự như đường cát. Và cũng chưa hề có một công bố y tế, khoa học nào khuyên người bệnh tiểu đường nên sử dụng đường phèn cả.

Do đó, tốt nhất thì nếu bạn mắc các chứng bệnh này thì không nên sử dụng quá nhiều đường phèn.

Ăn đường phèn có béo không, có mập lên không?

Việc ăn đường phèn dễ dẫn đến việc mập và béo lên đã được nhiều nghiên cứu chứng mình là đúng. Bản chất đường phèn tuy đã qua nhiều công đoạn sơ chế, tinh chế sản xuất nhưng nó vẫn là đường cát.

Do đó nó thừa hưởng những đặc tính, giá trị và hàm lượng thành phần giống như đường cát trắng, và việc bạn ăn quá nhiều đường phèn hoàn toàn có khả năng bạn béo lên.

Đường cát trắng hay đường phèn đều là một trong những nguyên liệu tạo vị ngọt.

Đường cát trắng hay đường phèn đều là một trong những nguyên liệu tạo vị ngọt.

Đường vốn dĩ đã là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các bệnh như tiểu đường, béo phì và rất nhiều căn bệnh khác với cơ thể.

Đường nếu bạn ăn quá nhiều, tích lũy trong cơ thể quá nhiều thì sẽ gây cảm giác nặng nề, làm suy yếu đi nhiều hệ thống miễn dịch, sức đề kháng, và còn khiến làn da bạn lão hóa 1 cách nhanh chóng.

Hãy ngưng thói quen sử dụng quá nhiều đường trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn, cũng như thói quen ăn các loại bánh ngọt, uống các loại thức uống giải khát chứa quá nhiều thành phần đường – gây nguy hại đến sức khỏe của bạn về lâu về dài.

Mỗi ngày nên sử dụng bao nhiêu đường phèn thì tốt?

Nói như phân tích ở trên không có nghĩa rằng ăn đường phèn là có hại cho sức khỏe. Việc bạn sử dụng 1 liều lượng đường phèn hợp lý là điều chúng ta đang hướng đến.

Theo khuyến cáo của tổ chức y tế Thế Giới WHO chỉ ra rằng: người trường thành chỉ nên sử dụng tối đa 6 muỗng cafe đường phèn mỗi ngày, và đối với trẻ em thì từ 2 – 3 muỗng.

Cách sử dụng đường phèn như thế nào là tốt nhất?

Đường phèn bạn có thể sử dụng như một loại gia vị nêm nếm (thay cho đường cát trắng) trong việc chế biến các món ăn hàng ngày.

Bạn cũng có thể dùng để pha trà, pha nước giải khát hoặc nấu các loại nước sâm, nước mát giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan hiệu quả. Bạn cũng có thể thêm đường phèn vào nồi chè của bạn nữa nhé.

Đường phèn có tốt hơn đường cát không?

Như Massageishealthy đã nêu ở phía trên, cả đường phèn và đường cát đều có cùng thành phần, nguyên liệu sản xuất giống nhau, cùng dùng để tạo vị thanh ngọt trong các món ăn, tuy nhiên công dụng của 2 loại đường này không hẳn là như nhau.

Bạn nên nhìn vào mục đích bạn muốn sử dụng để có thể chọn sử dụng đường phèn hay đường cát nhé.

Đường phèn là một gia vị thông dụng của người Việt Nam, dư vị ngọt thanh đặc trưng của đường phèn tan trên đầu lưỡi giúp món ăn

Đường phèn là một gia vị thông dụng của người Việt Nam, dư vị ngọt thanh đặc trưng của đường phèn tan trên đầu lưỡi giúp món ăn

Đường phèn: là loại được đã qua tinh chế, xử lý, loại bỏ những tạp chất vốn có trong đường cát hoặc các nguyên liệu sản xuất (mía, củ cải đường…) nên đường phèn được đánh giá là đường tinh khiết, ít tạp chất nhất.

Đường phèn có tác dụng thanh lọc, đào thải các chất độc hại của cơ thể, và vị ngọt dịu hơn nhiều so với đường cát. Đường phèn được sử dụng rộng rãi nhất ở các loại nước sâm, nước giải nhiệt, dùng để nấu chè, phá nước mát để uống, giải nhiệt ngày hè.

Đường cát trắng: Đường cát trắng thì phổ biến hơn rất nhiều so với đường phèn. Do đường cát được các bà nội trợ sử dụng trong việc chế biến, nấu nướng, tẩm ướp ẩm thực hằng ngày, pha nước cam nước chanh để uống.

Một công dụng khác của đường cát trắng là nó giúp ổn định đường huyết, giúp hoa quả được tươi lâu hơn.

Qua phân tích trên, bạn dễ dàng nhìn thấy những điểm giống và khác nhau của 2 loại đường phèn và đường cát trắng này.

Tùy vào mục đích bạn muốn sử dụng từ đó có thể chọn dùng loại đường nào nhé. Tuy nhiên bạn cũng nên dùng có liều lượng, tránh mắc phải các bệnh không đáng có nhé.

Đường phèn có tác dụng gì, ăn đường phèn nhiều có tốt không?

Nói đến đường phèn, không thể không nói đến những món ăn liên quan đến đường phèn. Đường phèn được cho là một gia vị không thể thiếu trong những món ăn của người Việt thời xưa.

Và cho đến ngày nay, đường phèn còn dùng để nấu chè, nấu thạch để tăng vị ngon và hấp dẫn, bởi vì đường phèn ngọt thanh hơn đường cát và có chi phí rẻ hơn, cho nên đường phèn được sử dụng khá nhiều vào những món ăn vặt này.

Không những vậy, đường phèn còn được cho là một bài thuốc hay cho đông y, rất hay và hiệu quả.

Ngoài những tác dụng kể trên, đường phèn có tác dụng như thế nào đối với cơ thể? Chắc chắn rằng trong mỗi chúng ta ai cũng muốn tìm hiểu điều đó. Vậy thì những nội dung sau đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.

Theo Đông y, đường phèn vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ và phế. Công năng chủ trị: bổ trung ích khí, hòa vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm.

Theo Đông y, đường phèn vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ và phế. Công năng chủ trị: bổ trung ích khí, hòa vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm.

Đường phèn có tác dụng thanh lọc giải nhiệt cơ thể

Đường phèn cũng giống như đường cát, nhưng lại có nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể hơn. Người ta hay dùng đường phèn trong việc pha chế các loại thức uống để tạo nên vị thanh và mát.

Khi hấp thu đường phèn vào cơ thể, đường phèn sẽ sản sinh ra một chất làm cho cơ thể trở nên thoải mái, dễ chịu. Bên cạnh đó, đường phèn còn cung cấp thêm năng lượng dưới dạng glucose giảm căng thẳng, mệt mỏi và làm cho mọi giác quan trở nên nhạy bén hơn.

Đường phèn có tác dụng chữa trị các cơn ho cảm

Khi dùng đường phèn chưng cất với quất hoặc chanh, bạn có thể tạo ra một loại dược liệu trị ho và viêm họng cực kỳ có hiệu quả. Đặt biệt là vào những ngày thay đổi thời tiết, cơ thể dễ bị những bệnh cảm mạo như vầy.

Đơn giản là vì trong đường phèn có sản sinh ra một chất làm sạch miệng, giảm thiểu cơn ho. Nếu bạn không có thời gian chưng đường phèn thì hãy cho bé nhà ngậm một viên đường nhỏ, cũng sẽ đem lại hiệu quả cực kỳ nhanh chóng.

Ngoài ra, đường phèn còn có một số bài thuốc trị bệnh ho kết hợp với một vài dược liệu như: chưng đường phèn với hoa cúc giúp giảm huyết áp, chưng cất với hoa thủy điệp làm giảm ho hiệu quả, chưng cất với hoa hồng làm giảm ho do thời tiết,…

Đường phèn giúp điều trị bệnh khá hiệu quả, nếu bạn muốn bệnh nhanh chóng khỏi, thì hãy tìm mua những loại đường phèn có chất lượng cao để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Ngoài ra, còn có các bài thuốc trị ho từ đường phèn

  • Chưng với hoa cúc giúp hạ huyết áp
  • Chưng cách thủy với hoa điệp, phơi sương, uống vào sáng sớm để trị ho dai dẳng, trị viêm họng bổ cho người lao phổi.
  • Chưng với cánh hoa hồng tươi để uống trị ho do thời tiết
  • Đem nấu với vỏ quýt, trị chứng ho khan do thời tiết
  • Nấu đặc với bầu, gạn bỏ bã lấy nước dùng, kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
  • Pha cùng với gừng tươi với nước sôi để trị cảm dạo do thay đổi thời tiết
  • Nấu chưng với táo tàu, gừng tươi để trị cảm, ho, viêm đường hô hấp do thời tiết
  • Nấu cháo với nhân sâm, gạo nếp, hạt sen để bồi bổ khí huyết.
  • Đường phèn có tác dụng bổ thận

Vị ngọt đặc trưng của đường phèn không chỉ có tác dụng về mặt dinh dưỡng, giúp trị nhiều loại bệnh cảm ho, dễ uống bởi vị ngọt thanh, tươi mát mà còn là một thần dược cho các quý ông trong việc bổ thận sinh tinh.

Dùng đường phèn chưng cất với rễ cây đậu bắp sẽ giúp đời sống tình dục trở nên đậm màu hơn, tăng khả năng thải độc tố của cơ thể và đặc biệt được cánh mày râu ưa thích.

Cách chưng lá húng với đường phèn trị cảm cúm, ho hiệu quả.

Húng chanh giã nát, trộn vào với đường phèn, sau đó, đem hấp cách thủy khoảng 15 phút, để nguội, chắt lấy nước và uống từ từ, uống 2 lần trong 3 ngày liên tiếp sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, nếu trường hợp nặng có thể dùng lâu hơn.

Cách chưng hoa đu đủ đực với đường phèn trị bệnh đường hô hấp.

Chuẩn bị khoản 15 bông hoa đu đủ đực, rửa sạch rồi cho vào chén sứ hấp cách thủy với đường phèn.

Đối với người lớn chỉ cần uống 1 chén mỗi ngày để trị ho, còn đối với trẻ nhỏ thì nên chắt nước hằng ngày cho trẻ uống nhiều lần liên tục. Dùng 3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn.

Cách hấp hoa hồng bạch với đường phèn trị ho cho trẻ

Chuẩn bị 15g hoa hồng bạch với 1 thìa đường phèn sắc hoặc hấp uống hằng ngày. Dùng khi còn nóng để có hiệu quả trị bệnh, uống liên tục trong vòng một tuần.

Nếu nhà bạn có trẻ bị ho, lấy 15g cánh hồng bạch tươi và một quả quất chín, nửa muỗng đường phèn đem hấp cách thủy và cho trẻ uống hằng ngày.

Tuy nhiên, đường phèn phải sử dụng đúng cách và đúng liều lượng, nếu không thì sẽ gây ra một số tác hại cho cơ thể như: tiểu đường, béo phì,…

Đối với người đang bệnh tiểu đường, đường phèn sẽ càng làm cho người đó bệnh tình nặng thêm nếu dùng thường xuyên.

Bài thuốc hoa đu đủ đực hấp đường phèn chữa ho hiệu quả

Cho nên phải biết điều chế lưu lượng đường phèn khi dùng trong các món ăn hằng ngày hoặc chế biến nước. Hạn chế sử dụng đường phèn quá nhiều trong một ngày vì sẽ gây ra tình trạng thừa cân béo phì.

Ngoài việc như một loại gia vị để giúp món ăn thêm ngọt và thanh mát, đường phèn còn nhiều công dụng bất ngờ khác mà không phải ai cũng biết.

Ngoài việc như một loại gia vị để giúp món ăn thêm ngọt và thanh mát, đường phèn còn nhiều công dụng bất ngờ khác mà không phải ai cũng biết.

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu được những công dụng của đường phèn trong đời sống hằng ngày. Biết được đường phèn là gì? Tác dụng của đường phèn là như thế nào? Điều đặt biệt ở đây là đường phèn giúp trị ho vô cùng hiệu quả nếu được chưng với chanh hoặc quất.

Xin cảm ơn mọi người đã cùng tôi tìm hiểu chi tiết về các tác dụng của đường phèn, mọi chi tiết về các tác dụng xung quanh đời sống chúng ta mời bạn truy cập vào trang web Massageishealthy nhé.

5/5 - (4 bình chọn)

You may also like