Mứt là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Thế nhưng ăn mứt như thế nào để không ảnh hưởng sức khỏe trong những ngày đầu măm mới. Những lời khuyên dưới đây giúp bạn giữ gìn sức khỏe khi dùng mứt Tết.
I. Ăn mứt an toàn trong ngày Tết – Các loại mứt giúp tăng cân, giảm cân
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Dinh dưỡng trong mứt Tết
Mứt Tết phong phú với nhiều loại củ quả như: mứt khoai lang, mứt bí đa, mứt dừa, mứt gừng, mứt hồng, mứt me…
Mứt cung cấp đường bột, protein, axit hữu cơ, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra trong mứt Tết còn có một số chất chống lão hóa tốt cho cơ thể.
Các loại mứt có tác dụng đặc trưng riêng. Như mứt gừng giúp chống nôn, giải độc, làm ấm tỳ vị, chữa ho… Mứt sen giúp giảm stress, chống suy nhược… Mứt khoai lang giúp chống táo bón, nhuận trường… Mứt hồng chống suy nhược, tiểu đêm… Mứt cà rốt sáng mắt, đẹp da, ngừa ung thư….
Tuy có nhiều công dụng, nhưng không nên ăn nhiều mứt. Nguyên nhân là vì mứt có thành phần đường khá lớn nên dễ gây bệnh tiểu đường. Ngoài ra mứt nhiều màu sắc là do sử dụng phẩm màu trong chế biến nên cũng không tốt cho sức khỏe.
Những người đang có những vấn đề sức khỏe dưới đây nên tránh ăn mứt
Người béo phì
Mứt nhiều đường chính vì vậy không thích hợp cho người béo phì. Việc ăn nhiều mứt có thể khiến cho người béo phì bỏ bữa ăn chính đầy đủ dẫn đến cơ thể không được cung cấp các dưỡng chất như đạm, béo, vitamin, khoáng chất… Ngược lại đường gia tăng năng lượng khiến cho người béo dễ mệt mỏi hơn bình thường.
Người bị đái tháo đường
Người bị bệnh đái tháo đường cũng nên tránh ăn mứt. Lượng đường trong mứt sẽ khiến cho bệnh đái tháo đường càng nghiêm trọng hơn. Nếu người bị bệnh đái tháo đường thèm ăn mứt có thể ăn một chút nhưng nên bớt lượng bột đường trong bữa ăn chính.
Phụ nữ mang thai
Bà mẹ mang thai không nên ăn mứt vì lượng đường trong mứt không có lợi cho thai phụ. Ngoài ra củ quả đã làm mứt cũng đã mất hết vitamin không còn nhiều hiệu quả cho sức khỏe.
Thực phẩm tươi sống sẽ thích hợp với mẹ bầu hơn. Ăn nhiều mứt mẹ bầu có thể bị tăng cân, dễ bị tiểu đường thai kỳ nhưng thiếu dưỡng chất cho thai nhi.
Trẻ nhỏ
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện chính vì vậy nếu cho trẻ ăn nhiều mứt sẽ bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra trẻ ăn nhiều mứt sẽ bỏ bữa và dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
Lưu ý cách bảo quản mứt ngày Tết
- Nên giữ mứt trong hũ thủy tinh và phủ một lớp đường lên để giữ mùi thơm và tránh chảy nước.
- Nên để mứt ở nơi khô ráo, nhiệt độ thấp, không nên để ánh sáng chiếu vào trực tiếp.
- Không nên để mứt trong tù lạnh sẽ dễ làm hỏng mứt. Nên đậy kín mứt lại sau khi dùng, tránh để lẫn lộn mứt đã dùng với mứt chưa dùng.
II. Ăn mứt Tết có béo không, có gây tăng cân không ?
Ăn mứt Tết có béo không là thắc mắc của nhiều chị em. Trên thực tế, không phải tất cả các loại mứt đều gây tăng cân, một số loại mứt có tác dụng giảm cân hiệu quả.
Mứt tết là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết của gia đình người Việt, nhưng nó cũng có thể là mầm gây họa cho sức khỏe.
Hầu hết các lợi mứt là các thực phẩm dinh dưỡng vì có chứa nhiều thành phần tốt cho cơ thể như đường bột, protein, axit hữu cơ, vitamin và khoáng chất, nhiều chất chống lão hóa tốt cho sức khỏe.
Đặc biệt hơn là các nhóm hóa thực vật có tác dụng chống oxy hóa tế bào tăng cường lợi gan, thải độc cho cơ thể.
Tuy nhiên, mứt thường quá ngọt, không thích hợp cho người tiểu đường, người có đường máu cao, béo phì, hay người muốn ăn kiêng.
Bên cạnh đó, một số loại mứt chứa nhiều loại beta carotene hoặc vitamin A, C như mứt cà chua, cà rốt, táo, mận, kiwi…sẽ bị phân hủy do nhiệt độ và thời gian chế biến mứt quá lâu sẽ làm mất tác dụng của các nhóm vitamin này.
Do đường nhiều nên mứt tạo ra năng lượng là chính, không cung cấp đủ thành phần dưỡng chất nhất là các vitamin, khoáng chất cho cơ thể so với lúc còn tươi.
Vì vậy không tốt khi dùng cho người già, trẻ em, và các phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ; không nên ăn nhiều hoặc thay thế cho các thực phẩm khác.
Ăn nhiều mứt dễ sinh đầy bụng và làm giảm mất cảm giác đói, do đó làm hạn chế cảm giác thèm ăn trong 2 bữa ăn chính.
Vì thế, dưới khía cạnh dinh dưỡng, tốt nhất là nên giảm bớt lượng mứt sử dụng và thay thế bằng cách ăn các loại trái cây tươi trong những ngày tết như dưa hấu, cam, quýt, bưởi, hồng, dâu, táo…có lợi cho sức khỏe.
Có thể thay thế mứt tết bằng các loại hạt ngũ cốc hoặc hạt bí, đậu phộng, hạt điều, đậu hòa lan, riêng với hạt dưa thì chú ý vì nếu được nhuộm bằng phẩm màu không tốt cũng có hại cho sức khỏe.
III. Các loại mứt Tết ăn vào sẽ giảm cân nhanh
Mứt nhiều đường là thế, tuy nhiên nếu biết chọn loại mứt phù hợp thì chị em vẫn có thể vừa được ăn ngon, vừa giảm cân hiệu quả.
Mứt vỏ bưởi
Bạn có biết vỏ bưởi có thể giảm mỡ máu, tan mỡ thừa, giảm cân và ngăn ngừa béo phì không? Không những vậy, vỏ bưởi còn có tác dụng giảm cholesterol, giúp tinh thần được sảng khoái.
Bên cạnh đó, vỏ bưởi còn có thể chữa được nhiều bệnh thông thường như: trị đầy bụng, tiêu đàm, lợi tiểu… Đặc biệt, tinh dầu trong vỏ bưởi có tác dụng kích thích tóc mọc nhanh và khỏe.
Mứt dứa
Mứt dứa rất dễ ăn, không bị ngán vì có vị chua, ngọt xen lẫn. Nhâm nhi những lát mứt dứa dẻo ngon cùng với tách trà nóng sau những bữa cơm gia đình quây quần thì còn gì tuyệt vời hơn. Hãy cùng thưởng thức và giảm cân với vị ngon của món mứt hoa quả này bạn nhé.
Mứt cam
Cam là loại trái cây giàu vitamin C, giúp tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch trong những ngày mùa đông lạnh giá, đồng thời còn có khả năng kháng viêm, ngăn ngừa chứng cảm lạnh, và hỗ trợ bạn giảm cân nữa đấy.
Bạn có thể tự chế biến món mứt cam thơm ngon và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe này. Món mứt cam ăn cùng cùng với bơ và bánh mì có thể cho bạn một bữa ăn sáng gọn nhẹ, ngon lành và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Mứt bí đao
Tết đến nếu chị em muốn giảm cân mà da vẫn đẹp thì hãy thưởng thức món mứt bí đao.
IV. Ăn mứt dừa có béo, có dễ bị tăng cân không?
Không chỉ là một món ăn truyền thống mỗi dịp tết đến xuân về mà mứt dừa còn được coi là một bài thuốc mang đến nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người.
Cũng giống như rất nhiều loại mứt khác hiện tại, mứt dừa không được nhiều người yêu thích bởi đa số đều sợ độ ngọt từ mứt dừa và nhất là các bạn gái vì nhiều ý kiến cho rằng mứt dừa có thể gây tăng cân nhanh.
Tuy nhiên món ăn này lại mang đến những công dụng tốt cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết.
Mời bạn xem thêm: Cách làm mứt dừa hình hoa cúc ngũ sắc đẹp mắt ngày Tết
V. Tác dụng của các loại mứt Tết cho sức khỏe
Hãy cùng Massageishealthy điểm qua những lợi ích tốt đối với sức khỏe của mứt dừa cũng như các loại mứt Tết khác.
– Trị chướng bụng, khó tiêu: Các loại mứt như mứt gừng, mứt quất… vừa có tác dụng trợ tiêu hóa, lại thông cổ.
Gừng kết hợp với đường giúp làm ấm người, kích thích tiêu hóa. Quả quất chín làm thành mứt cũng có tác dụng chữa ho, làm nước giải khát, giúp tiêu hóa tốt hơn.
– Giải độc, thanh nhiệt: Ngoài tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, gừng còn có tác dụng giải độc, chống nôn mửa, trướng bụng, đau bụng do ăn uống không điều độ. Mứt quất, mứt bí cũng có thêm tác dụng giải độc do rượu, thuốc lá gây ra.
– Các bệnh về dinh dưỡng: Mứt cà rốt và mứt hồng là hai loại mứt đứng hàng đầu trong tác dụng trị các chứng liên quan đến dinh dưỡng như: ăn khó tiêu, gầy còm, thiếu máu, trẻ em chậm lớn, chậm mọc răng và ỉa chảy do thiếu chất dinh dưỡng.
Mứt cà rốt còn chữa được kiết lị mãn tính. Mứt hồng chữa suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng và ho mãn tính.
– Chữa bỏng, mụn nhọt: Dầu dừa vừa giúp chữa bỏng, mụn nhọt, lai là chất béo dễ tiêu hóa, phòng ngừa xơ vữa động mạch. Ngoài ra phải kể đến mứt khoai lang với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải rượu, trị mụn nhọt.
– Chữa táo bón: Mứt dừa có tác dụng nhuận tràng, là vị thuốc chống táo bón trong những ngày tết do ăn nhiều chất đạm. Hoặc như mứt khoai lang có tác dụng bồi dưỡng cơ thể và giúp nhuận tràng tốt hơn.
Bên cạnh ý nghĩa là món ăn cổ truyền mang đến không khí tết cùng cách làm mứt dừa đơn giản có thể làm ở nhà thì những lợi ích của mứt dừa đối với sức khỏe như đã nói bên trên thì tết này bạn cũng nên tự tay chế biến những đĩa mứt dừa ngon và dẻo cho gia đình mình nhé!