Cách chế biến ghẹ, 7 món ngon từ ghẹ đơn giản dễ chế biến, ghẹ nấu gì ngon nhất?

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Thực đơn các món ngon từ ghẹ, ghẹ nấu món gì ngon và đơn giản

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Cách chế biến ghẹ đơn giản với 7 món ngon từ ghẹ dễ chế biến, ghẹ nấu gì ngon nhất như ghẹ xào tỏi, ghẹ xào tỏi, ghẹ sốt kiểu hàn, ghẹ rang me, lẩu ghẹ nấu chua cay, càng ghẹ rang muối kéo sợi, càng ghẹ kho quẹt, càng ghẹ nấu cà ri đặc sắc ngon cơm, thích hợp tiệc tùng gia đình.

Cách chế biến ghẹ, 7 món ngon từ ghẹ đơn giản dễ chế biến, ghẹ nấu gì ngon nhất?

Cách chế biến ghẹ, 7 món ngon từ ghẹ đơn giản dễ chế biến, ghẹ nấu gì ngon nhất?

I. Khám phá những món ngon từ ghẹ, cách chế biến ghẹ đơn giản thơm ngon

Từ ghẹ có thể chế biến ra cá món ăn đa dạng khác nhau chứ không chỉ có ghẹ hấp. Các món ăn làm từ ghẹ thường được sử dụng trong các bữa tiệc hoặc trong bữa cơm gia đình và những cuộc gặp “tám” cùng hội bạn.

Hãy cùng Massageishealthy tìm hiểu và bỏ túi các bí quyết chế biến món ngon khác nhau để giúp bạn dễ dàng ứng biến trong nhiều tình huống khác nhau nhé!

Khám phá những món ngon từ ghẹ, cách chế biến ghẹ đơn giản thơm ngon

Khám phá những món ngon từ ghẹ, cách chế biến ghẹ đơn giản thơm ngon

Không những có giá thành rẻ hơn cua mà giá trị dinh dưỡng ghẹ đem lại cũng không thua kém gì. Để có một bữa ăn thịnh soạn, tươm tất, chỉ cần vài con ghẹ là đủ.

1. Cách làm ghẹ rang me chua ngọt ngon như ngoài hàng

Ghẹ rang me chua ngọt là món ăn đơn giản cực ngon và bổ dưỡng tại nhà. Bạn hãy tham khảo cách chế biến ghẹ dưới đây nhé.

Cách làm ghẹ rang me chua ngọt ngon như ngoài hàng

Cách làm ghẹ rang me chua ngọt ngon như ngoài hàng

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 2 – 3 con cua tươi
  • Bột năng
  • 1 quả dưa leo
  • 1 củ hành tây
  • Me chua chín
  • Cà pasta
  • Xà lách
  • Hành lá
  • Tỏi
  • Gia vị gồm: đường, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, dầu ăn, ớt, tiêu.

Lưu ý:

Để có món ghẹ rang me ngon và giòn thì chọn nguyên liệu tươi ngon là khâu quan trọng nhất. Để có một chú ghẹ tươi ngon, khi mua nên lưu ý chọn những con ghẹ có màu vàng, khi bấm tay vào phần yếm dưới ức thấy chắc không bị lõm vào, các chân và càng khỏe không bị rụng.

Hoặc phần yếm có màu đỏ tươi là chuẩn. Độ ngon của ghẹ không phụ thuộc vào kích cỡ, thường thì những chọn ghẹ quá to thịt sẽ không chắc bằng những con ghẹ có kích thước vừa phải.

Hướng dẫn thực hiện:

Bước 1: Ghẹ sau khi mua về, rửa sạch rồi bỏ phần mai. Dùng đũa khều nhẹ để lấy phần gạch và cho vào bát riêng.

Tránh làm gãy càng sẽ không đẹp mắt, lúc tách mai cảnh thận để không làm gãy càng. Phần càng ghẹ rất kín và rắn chắc, khi tẩm ướp để gia vị thấm đều, dùng cán dao đập hơi dập phần càng ghẹ.

Bước 2: Cho ghẹ cùng hạt tiêu và hạt nêm vào một chiếc bát tô to rồi xóc đều để ghẹ nhanh thấm gia vị. Để nguyên, ướp trong vòng 30 phút.

Bước 3: Đặt chảo lên bếp, chờ nóng thì cho dầu vào. Khi dầu đã già, cho ghẹ vào rán đều để hạ nhỏ lửa. Ghẹ chiên càng giòn sẽ càng ngon hơn.

Bước 4: Tỏi bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn. Cho vào bát nước nóng một lượng me vừa đủ, dùng đũa hoặc muỗng khuấy đều rồi lọc bỏ hạt chỉ lấy nước và để riêng ra bát.

Bước 5: Dùng một chiếc chảo không dính bắc lên bếp cho xíu dầu vào đun nóng rồi phi tỏi lên cho thơm. Tiếp tục cho thêm hành tây, cà pasta thái nhỏ vào chảo, rồi đổ nước me đã lọc được và hạt nêm vào đảo đều.

Nếu có thể ăn cay bạn có thể cho thêm ớt vào. Tuy nhiên nên cho một chút xíu ớt vào để mùi vị ngon hơn dù bạn không ăn cay được.

Bước 6: Đem 1 – 2 thìa bột năng hoà với nước, đổ từ từ vào phần nước sốt, để bột không bị vón cục bạn nên vừa đổ vừa khuấy đều tay.

Nêm nếm lại gia vị cho hỗn hợp, khi thấy vừa miệng thì cho ghẹ vào xốc đều, đun thêm 5 phút là được. Dọn lên, trình bày và thưởng thức món ngon từ ghẹ này.

2. Cách chế biến ghẹ sốt kiểu Hàn thơm ngon khỏi chê

Nếu như đã quá ngán các món ăn chế biến thông thường từ ghẹ thì tại sao không đổi gió bằng cách làm món ghẹ theo kiểu Hàn. Phần sốt cay của món này ăn với cơm trắng nóng hổi chắc chắn sẽ làm bạn mê đắm.

Cách chế biến ghẹ sốt kiểu Hàn thơm ngon khỏi chê

Cách chế biến ghẹ sốt kiểu Hàn thơm ngon khỏi chê

Nguyên liệu:

  • Ghẹ: 3 con
  • Cá cơm: 4 con (Khô)
  • Tương đậu nành: 1/2gr (Hàn Quốc)
  • Tương ớt: 30g (Hàn Quốc)
  • Ớt bột: 1 muỗng canh
  • Nước tương: 45 ml
  • Rượu gạo Hàn Quốc: 15 ml
  • Tỏi băm: 1 muỗng cà phê
  • Gừng băm: 1/2 muỗng cà phê
  • Tiêu: 1 muỗng cà phê

Chuẩn bị:

Đầu tiên, vệ sinh ghẹ bằng cách dùng bàn chải chà rửa ghẹ cho sạch cát, bẩn. Chỉ giữ lại hai càng lớn còn phần cẳng ghẹ thì cắt cho gọn. Vì phần cẳng rất ít thịt nên không ảnh hưởng đến chất lượng món ăn nhé!

Gỡ bỏ phần yếm ghẹ trước khi tác mai để công đoạn này dễ dàng hơn. Sau khi tách được lớp mai, đem bỏ phần phổi màu xám đen ở 2 bên.

Thực hiện:

Sau khi đã làm sạch cho phần thịt, gạch và mai vào 1 nồi lớn. Đổ 300ml nước, khô cá cơm cùng đậu nành Hàn Quốc vào một nồi khác rồi đun nhỏ lửa trong vòng 5 phút. Phần tương đậu nành có thể mua ở siêu thị bán đồ Hàn.

Sau đó, tắt bếp và vớt khô cá cơm ra khỏi nồi nước hầm. Trộn tất cả các loại gia vị còn lại: Tương ớt Hàn Quốc, ớt bột, xì dầu, rượu gạo, tỏi băm, gừng băm, tiêu cùng với phần nước vừa hầm ở trên cho thật quyện.

Cho phần nước sốt vừa làm xong vào trong nồi chứa ghẹ, đậy nắp nồi lại và đun sôi liu riu với lửa nhỏ trong khoảng 5-7 phút.

Khi thấy phần sốt đã hơi cạn 1 chút và sền sệt lại bám đều quanh ghẹ thì tắt bếp, nhấc nồi xuống cho ra đĩa là đã hoàn thành và ăn được.

Món ăn thành phẩm đạt yêu cầu có phần ghẹ chín đỏ, thấm đượm sốt cay cay thơm nồng. Với sự hài hòa về màu sắc và hương vị thì chỉ nhìn thôi cũng “ chết thèm” rồi!

3. Cách làm món ghẹ rang me cực ngon tại nhà

Ghẹ rang me là một món ăn khá được ưa chuộng và phổ biến nhất ở miền biển. Thịt ghẹ dai ngọt kết hợp với phần nước sốt chua cay làm nức lòng bao tín đồ ẩm thực, khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi không thôi.

Để làm được món ghẹ rang me này không hề khó. Bởi vậy hãy thực hiện ngay cách chế biến ghẹ này để lai rai trong những ngày đầu đông nhé!

Cách làm món ghẹ rang me cực ngon tại nhà

Cách làm món ghẹ rang me cực ngon tại nhà

Nguyên liệu:

  • Ghẹ: 1 kg
  • Me chín: 70 gr
  • Hạt nêm: 1 muỗng canh
  • Đường trắng: 2 muỗng cà phê
  • Tỏi: 2 muỗng cà phê
  • Bột năng: 1 1/2 muỗng cà phê

Cách làm:

Sau khi rửa sạch ghẹ, tách mai lấy phần mình, mai ghẹ để riêng cho ráo nước. Phần càng ghẹ đập dập để khi tẩm ướp gia vị thấm đều vào.

Dùng một bát rưỡi nước sôi, cho vào đó một chút me, khuấy đều, lọc bỏ phần hạt, sau đó nêm 2 muỗng đường và 1 muỗng hạt nêm. Pha 1.5 muỗng cà phê bột năng với tí xíu nước lạnh khuấy tan bột.

Vậy là bạn đã sơ chế xong 2 phần quan trọng cho món ghẹ rang me rồi đấy. Đặt chảo lên bếp và làm nóng dầu rồi phi tỏi thật thơm, cho ghẹ vào đảo đều cho đến khi ghẹ gần chín.

Cho nước me và nước bột năng vào, trong quá trình đổ kết hợp đảo đều để không bị vón cục, đun nhỏ lửa cho đến khi gia vị thấm đều vào ghẹ, nước me sền sệt lại là được.

Xếp ghẹ ra đĩa trang trí và dùng nóng. Vậy là chỉ với vài bước đơn giản bạn đã có thể làm món ghẹ rang me trứ danh rồi đúng không nào?

4. Cách nấu lẩu ghẹ chua cay cho bữa ăn thú vị

Trong tiết trời se lạnh hãy thay bữa cơm của gia đình bạn bằng một nồi lẩu ghẹ nấu chua cay thì còn gì bằng. Phần thịt ghẹ chắc kết hợp với nước dùng đậm đà, có vị cay nhẹ, ăn kèm rau, bún tươi rất ngon. Chần chờ chi nữa mà không trổ tài ngay để cả nhà thưởng thức nào.

Cách nấu lẩu ghẹ chua cay cho bữa ăn thú vị

Cách nấu lẩu ghẹ chua cay cho bữa ăn thú vị

Nguyên liệu:

  • Ghẹ: 3 con
  • Củ cải trắng: 50 gr
  • Nghêu: 6 con
  • Rau tần ô (cải cúc): 100g
  • Nấm kim châm: 100g
  • Cần tây: 100g
  • Hành boa rô: 100g
  • Nước tương: 2 muỗng canh
  • Ớt bột: 2 muỗng cà phê
  • Tương đậu đen: 1 muỗng canh
  • Tỏi băm: 1 muỗng cà phê
  • Gừng băm: 1 muỗng cà phê
  • Tiêu: 1/2 muỗng cà phê
  • Muối: 1/3 muỗng cà phê
  • Hạt nêm: 1/2 muỗng cà phê
  • Nấm linh chi nâu: 100g

Cách làm:

Ghẹ biển sau khi mua về, rửa sạch, để ráo. Cắt bỏ phần gốc nấm kim châm. Rau tần ô, cần tây rửa sạch, cắt khúc. Rửa sạch nấm linh chi nâu, để ráo.

Nghêu ngâm nước cho nhả bớt cặn, đất, có thể thêm vài lát ớt để quá trình nhả bớt cặn và cát nhanh hơn. Củ cải trắng, hành boa rô, rửa sạch đem cắt khúc, cho cả 2 vào nồi cùng 1 lít nước, nấu sôi. Khi nước sôi, vớt hành boa rô ra.

Để có được một nồi lẩu ngon, có lẽ quan trọng nhất chính là nồi nước dùng. Để nêm nếm cho nồi nước dùng bạn cho vào 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu, gừng băm, tỏi băm, 1 muỗng canh tương đậu đen, 2 muỗng cà phê ớt bột, 2 muỗng canh nước tương vào chén, khuấy đều là được.

Cuối cùng cho các nguyên liệu đã sơ chế như ghẹ, nghêu, nấm linh chi nâu vào cùng lúc, đun sôi khoảng 5 phút.

Bạn thấy đấy với ít bước căn bản một nồi lẩu cua chua cay thơm ngon đã được hoàn thành rồi. Lẩu này ăn kèm rau tần ô, cần tây, nấm kim châm cùng chút bún tươi thì đúng chuẩn.

5. Cách làm càng ghẹ rang muối kéo sợi hấp dẫn

Càng ghẹ rang muối kéo sợi, mới nghe cái tên đã thấy được cái lạ và độc đáo của món ăn rồi. Hãy cùng thử làm món ăn này để xem vì sao nó đang làm mưa làm gió trong ẩm thực của giới trẻ nào.

Cách làm càng ghẹ rang muối kéo sợi hấp dẫn

Cách làm càng ghẹ rang muối kéo sợi hấp dẫn

Nguyên liệu:

  • Ghẹ: 500 gr (Càng ghẹ)
  • Muối: 50g
  • Đường trắng: 50 gr
  • Ớt bột: 1 muỗng cà phê

Cách làm:

Chuẩn bị sẵn các nguyên liệu. Rửa sạch càng ghẹ, để riêng. Sau khi luộc chín đem đập dập để dễ thấm gia vị.

Bắc chảo lên bếp, cho phần càng ghẹ vào, đổ chút nước xâm xấp càng ghẹ. Cho vào 40gr muối, 30gr đường, 1 muỗng cà phê muối rồi bật bếp, đảo đều tay.

Khi hỗn hợp trên chảo sôi và sủi bong bóng thì lắc nhẹ kết hợp với đảo đều để không bị cháy.

Cho phần ghẹ ra đĩa. Dùng chảo vừa rang ghẹ, cho số đường và muối còn lại cho vào. Lắc đều chảo để cho đường không bị cháy. Khi đường tan hết, sôi nổi bọt thì dùng đũa kéo thành sợi dài.

Món này khi ăn chấm muối tiêu chanh là chuẩn nhất. Hãy thực hiện ngay để thưởng thức món ngon từ thịt ghẹ này nhé!

6. Cách làm càng ghẹ kho quẹt đậm đà hấp dẫn

Càng ghẹ kho quẹt là món ăn dân dã với nguyên liệu tưởng chừng khá hạn hẹp. Nhưng khi đã chế biến xong thì quả là một món ăn khó ai mà từ chối được. Dùng tay khảy nhẹ từng sớ thịt ngọt ngon quyện với sốt kho quẹt ăn cùng miếng cơm trắng thì đúng là quên luôn lối về.

Cách làm càng ghẹ kho quẹt đậm đà hấp dẫn

Cách làm càng ghẹ kho quẹt đậm đà hấp dẫn

Thường thì càng ghẹ tươi hay có mùi hăng khó chịu, sơ chế ghẹ cũng khá phức tạp. Vậy hãy cùng theo dõi để biết được cách sơ chế và nấu đúng chuẩn nhé!

Nguyên liệu:

  • Ghẹ: 300g
  • Mỡ heo: 200g
  • Nước mắm: 50 ml
  • Đường trắng: 50 gr
  • Tiêu xay: 5 gr
  • Hạt tiêu: 5 gr
  • Hành lá: 5 gr
  • Hành tím: 10g
  • Tỏi: 10 gr
  • Nước: 30ml
  • Dầu ăn: 1 muỗng canh

Cách làm:

Càng ghẹ sau khi đã rửa sạch, cho vào nồi đổ một lượng nước xâm xấp mặt thịt rồi luộc trong 5 phút. Sau đó, đập hơi nứt vỏ phần càng ghẹ để thấm gia vị hơn và tiết kiệm thời gian nấu.

Phần mỡ heo ta sơ chế bằng cách rửa sạch cùng với muối và ngâm trong vòng 15 phút. Sau đó cắt thành những miếng vuông vừa ăn. Cho vào rổ, phơi thật ráo. Cuối cùng cho vào chảo, đảo thật đều tay đến khi vàng là được.

Phần chuẩn bị đã xong bắt đầu bước vào nấu. Cho dầu vào chảo cho nóng rồi phi thơm hành và tỏi băm. Rồi cho thêm 50ml nước mắm, 50gr đường và 30ml nước lọc vào đảo đều cho hòa tan tất cả gia vị, nấu trong vòng 10 phút cho hỗn hợp sệt lại.

Sau khi hỗn hợp nước mắm hơi sệt, cho chút ít tiêu vào đảo đều. Cuối cùng, cho các nguyên liệu đã sơ chế như càng ghẹ, tóp mỡ, hành lá vào đảo đều khoảng 3 phút và tắt bếp. Vậy là món ăn đã hoàn thành rồi đấy, thật đơn giản đúng không nào?

Càng ghẹ kho quẹt ăn hợp nhất với bánh mì hoặc cơm trắng. Sự hài hòa giữa màu sắc và hương vị làm cho món ăn thêm phần quyến rũ.

Nhờ hương vị đặc trưng và cách chế biến khéo léo đã giúp cho loại hải sản này luôn được nhiều người ưa thích. Trong tiết trời se lạnh thêm chút mưa mà được ngồi nhâm nhi món ngon này thật khiến người thưởng thức như muốn quên đi sự đời.

7. Cách nấu càng ghẹ cà ri đặc sắc

Ghẹ nấu cà ri là một món ăn mà chất lượng và sự bổ dưỡng không chê vào đâu được. Phần thịt càng ghẹ chắc nịch kết hợp với các nguyên liệu và gia vị khác nhau sẽ là một món ăn thích hợp cho những bữa tiệc hải sản của gia đình bạn.

Cách nấu càng ghẹ cà ri đặc sắc

Cách nấu càng ghẹ cà ri đặc sắc

Nguyên liệu:

  • Ghẹ: 1 con
  • Bột cà ri: 20g
  • Hành tây: 20g
  • Nước cốt dừa: 250 ml
  • Bột bắp: 1 muỗng canh
  • Dầu ăn: 10 ml
  • Gừng: 3 gr
  • Tỏi: 1 tép
  • Ngò rí: 5 gr
  • Đường trắng: 10 gr
  • Nước mắm: 1/2 muỗng canh
  • Muối: 1/2 muỗng cà phê

Cách làm:

Ghẹ sau khi mua về rửa sạch, gỡ bỏ phần mai, các phần không ăn được đem loại bỏ như: ruột, chất nhầy, … phần thân ghẹ chặt làm đôi, sau đó rắc chút bột lên.

Bắc chảo lên bếp, đun nóng 10ml dầu ăn, sau đó rang ghẹ với lửa nhỏ. Cho tiếp gừng băm, tỏi băm, hành tây thái lát nhỏ vào khi thấy ghẹ chuyển sang màu đỏ rồi đảo đều.

Cho 250ml nước cốt dừa vào, nêm 20g bột cà ri, 2g muối, 10g đường, 10ml nước mắm. Khi nước sốt đặc lại thì tắt bếp.

Đây là một món ăn mà bất cứ những người yêu thích hải sản không nên bỏ qua. Hãy thực hiện ngay xem nó có xứng đáng với thời gian và công sức của bạn bỏ ra không nhé!

II. Tác dụng tuyệt vời của thịt ghẹ

Không những là món khoái khẩu, ghẹ còn có lợi ích rất lớn đối với người sử dụng chúng. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1.Thành phần dinh dưỡng có trong ghẹ

Nói về thành phần dinh dưỡng thì so với thịt heo hay cá, thịt ghẹ có thành phần dinh dưỡng rất phong phú, có hàm lượng protein cao hơn nhiều.

Cung cấp lượng canxi, photpho, sắt và các vitamin A, B1, B2, C,…dồi dào cho cơ thể. Nó còn chứa một lượng lớn calcium, magnesium và axit béo omega 3, rất tốt cho tim, mạch.

Khám phá những món ngon từ ghẹ, cách chế biến ghẹ đơn giản thơm ngon

Khám phá những món ngon từ ghẹ, cách chế biến ghẹ đơn giản thơm ngon

Các chuyên gia ý tế đã chỉ ra rằng, ăn thịt ghẹ giúp làm giảm cholesterol xấu và triglycerides trong máu. Vị ngọt, mặn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sinh huyết, tán ứ, giảm đau, bổ xương tuỷ có trong thịt ghẹ rất tốt cho cơ thể đang phát triển ở trẻ nhỏ và tình trạng suy yếu ở người cao tuổi.

2. Tác dụng của thịt ghẹ ít người biết đến

2.1 Đối với trẻ nhỏ

Vitamin có rất nhiều trong thịt ghẹ, đặc biệt là đầy đủ các nhóm vitamin B, các khoáng chất như chất sắt, kali, canxi, đồng… Hơn thế, mẹ có thể cho bé ăn thịt ghẹ thoải mái mà chẳng cần lo sợ bởi trong tất cả hải sản thì ghẹ chứa ít lượng thủy ngân nhất.

Ghẹ biển có thể cung cấp từ 300 – 500 mg chất béo chỉ với 85g thịt, cung cấp cho não bộ của bé lượng axit béo omega 3 cần thiết. Ngoài ra thịt ghe rất đặc biệt ở chỗ là ăn không có cảm giác ngán, không béo như ăn mỡ gà mỡ cá.

Tuy nhiên, đang có nhiều bà mẹ sợ cho bé ăn nhiều thịt ghẹ bởi sợ dư thừa cholesterol. Nhưng kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ cholesterol trong thịt gà và thịt thăn mẹ hay cho bé ăn là 44mg/kg và 50mg/kg thì lượng cholesterol ở thịt ghẹ là từ 30 – 56mg/kg. Như vậy các mẹ hãy yên tâm về vấn lượng cholesterol trong thịt ghẹ nữa nhé.

2.2 Đối với phụ nữ đang mang bầu

Tác dụng của thịt ghẹ đối với bà bầu đó là: cung cấp hàm lượng protein cao, axit béo omega-3 và những chất dinh dưỡng khác mà rất ít chất béo bão hòa rất quan trọng trong thai kỳ.

Bà bầu và bà mẹ đang cho con bú ăn loại hải sản an toàn để vừa có được những lợi ích cho sức khỏe, vừa ngăn chặn được tác hại đối với sự phát triển của trẻ, đó là những gì mà các nhà khoa học đã khuyến cáo.

Chứa nhiều protein, chất sắt, axit béo omega-3, là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của não bộ và đôi mắt nên ghẹ là thực phẩm không thể thiếu trong thời kỳ mang thai. Protein và các chất dinh dưỡng cốt yếu khác có trong thịt ghẹ giúp cho sức khỏe của bà mẹ và của thai nhi.

2.3 Đối với nam giới

Ghẹ biển chữa chứng liệt dương, bồi bổ cơ thể nên nó luôn là món đặc sản cho mọi lứa tuổi nhất là nam giới.

Công dụng của thịt ghẹ: ghẹ biển tính lạnh, vị hàn, có tác dụng thanh nhiệt, sinh huyết bổ xương, tủy, tăng cường sinh lực, chữa chứng liệt dương. Có tới 15g chất đạm, 2,6g chất béo, vitamin A, canxi và các nguyên tố vi lượng trong 100g thịt ghẹ.

III. Ai không nên ăn ghẹ?

Tuy nhiên có một số trường hợp không nên quá lạm dụng thịt ghẹ vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như bệnh tình đó là: Phụ nữ mang thai, cho con bú, người bệnh tiểu đường, bệnh gout…

1. Người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, huyết áp cao

Chứa hàm lượng Natri cao nên những người bị bệnh tiểu đường, bệnh thận và huyết áp cao không nên ăn quá nhiều cua ghẹ, sẽ làm bệnh nặng hơn (100g thịt cua có 691mg natri, đáp ứng 29% nhu cầu cho cơ thể mỗi ngày).

2. Người bị bệnh gout, viêm khớp

Bệnh gout, viêm khớp sẽ càng đau đớn và gây bệnh nặng hơn nếu ăn nhiều cua ghẹ, bởi lượng axit uric trong máu tăng cao và lắng đọng các thể purin ở khớp.

3. Người hay bị dị ứng hạn chế ăn cua, ghẹ

Có thể gây ra các triệu chứng như: nổi mề đay, ngứa, nôn nao, phù nề mặt, đau quặn bụng, nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở… nên những người bị dị ứng không nên sử dụng. Nếu đã lỡ dùng thì nên đi bệnh viện gấp, kẻo nguy hại cho tính mạng.

4. Người đang uống thuốc

Khả năng hấp thu sắt và thuốc kháng sinh của hệ tiêu hóa sẽ bị giảm nếu như sử dụng ghẹ bởi lượng đồng chứa nhiều trong nó.

Lượng Selen quá nhiều có khả năng làm chậm sự đào thải thuốc ra khỏi cơ thể, làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của thuốc giảm đau (thuốc an thần).

Không những thế, ăn cua trong khi dung thuốc chống đông máu (như aspirin, clopidogrel, dalteparin, enoxaparin, heparin, ticlopidin) có thể làm tăng dược tính của thuốc chống đông máu và tăng nguy cơ bị xung huyết.

5. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên hạn chế ăn cua, ghẹ, chỉ nên ăn 1-2 lần mỗi tuần, mỗi lần dưới 100g.

IV. Cách phân biệt cua và ghẹ

Cua và ghẹ là 2 loại thực phẩm rất giàu Canxi, không những thế chúng còn khá giống nhau về hình dạng. Vậy đâu là cua? Đâu là ghẹ? Làm sao để phân biệt?

Đều thuộc lớp giáp xác, cua và ghẹ rất giàu các chất bổ dưỡng đặc biệt dành cho phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ. Bởi ngoại hình có nét tương đồng nên người ta hay nhầm lẫn giữa cua và ghẹ, không ít trường hợp đã mua nhầm đâu nhé.

Cách chế biến ghẹ, 7 món ngon từ ghẹ đơn giản dễ chế biến, ghẹ nấu gì ngon nhất?

Cách chế biến ghẹ, 7 món ngon từ ghẹ đơn giản dễ chế biến, ghẹ nấu gì ngon nhất?

1. Điểm giống nhau giữa cua và ghẹ

Đều sống ở vùng sông, biển, cua và ghẹ có vỏ cứng, có càng và nhiều chân. Khi ăn hoặc chế biến đều phải tách bỏ vỏ và chỉ lấy phần thịt.

Không chỉ vậy chúng còn khá tương đồng nhau về kích cỡ. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ những con cua đực và sống tuổi thọ cao vẫn sẽ to hơn một chút.

2. Điểm khác nhau giữa cua và ghẹ

  • Màu sắc

Đầu tiên bạn nên dựa vào màu sắc của chúng khi chúng vẫn còn sống. Nếu như cua có màu xám rêu (đối với cua biển, sống ở vùng nước sâu), hay màu vàng đồng (đối với cua sống ở vùng nước trũng, nhiều phèn), thì ghẹ lại có màu rêu pha lẫn đốm hoa trắng rất bắt mắt.

Nếu cua và ghẹ khi đã qua chế biến, thì vỏ cua sẽ có màu cam rất đẹp mắt, trơn láng không sần sùi. Còn ghẹ khi chín, vỏ sẽ có màu cam nhạt có đốm trắng và vỏ sần sùi hơn cua.

  • Hình dáng lớp vỏ bên ngoài

Ngoài ra nếu chú ý kĩ các đặc điểm bên ngoài cũng có thể phân biệt được thịt cua và ghẹ.

Thường cua sẽ có đốm hoa nhỏ li ti trên chân. Có hình ô van khá tròn hơn trên vỏ, phần mắt lõm vào trong, phần mai rất cứng. Bụng cua sẽ có màu trắng ngà, cua cái sẽ có yếm to hơn cua đực một chút. Thịt cua ngon nhất khi lớp vỏ cứng, cua mới thay vỏ sẽ có lớp vỏ mềm.

Ghẹ thì phong phú hơn về chủng loại: ghẹ đỏ, ghẹ xanh, ghẹ ba chấm,.. Tuy chúng khác nhau về màu sắc một ít. Tuy nhiên phần vỏ chúng vẫn có đốm rải đều trên vỏ và chân ghẹ.

Hình ô van khá dài hơn cua xuất hiện trên mai, hai bên hông vỏ có nhiều gai nhọn. Hai càng ghẹ nhỏ và dài hơn cua rất nhiều. Cũng có 8 chân, 2 mắt lõm vào trong như cua nhưng phần bụng của ghẹ có màu trắng sữa và rất cứng.

  • Thịt cua và ghẹ khác nhau như thế nào?

Nếu nhìn vào thịt cua và ghẹ thành phẩm thì thật khó mà phân biệt được. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy khi bóc ra, thớ thịt cua khá to hơn, màu sắc của phần thịt cũng đạm hơn. Thịt cua sẽ có vị ngọt thanh, mùi nhẹ và thịt khá ngon hơn, thịt ghẹ, sẽ có vị ngọt ít hơn, mùi nồng và rất đặc trưng. Cho nên khi ăn vào bạn sẽ nhận ra được ngay.

V. Cách sơ chế và bảo quản ghẹ

Bởi sống ở môi trường có chứa nhiều tạp chất, bùn và cát nên sơ chế sao để làm ra được một món ăn từ ghẹ thơm ngon, đậm đà hương vị rất quan trọng.

1. Sơ chế ghẹ như thế nào?

Chất lượng của món ăn sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp nếu công đoạn này làm không cẩn thận và thịt ghẹ vẫn còn sạn. Sau đây là một số thao tác để sơ chế nhanh nhất.

Để tránh tay có thể bị thương, khi bắt đầu sơ chế không nên tháo lớp dây buộc ở mình ghẹ ra vì càng của nó rất chắc và khỏe.

Sau khi lật cái yếm dưới bụng ghẹ lên, dùng kéo hoặc dao nhọn chọc thẳng vào phần lõm dưới bụng nó cho đến khi các chân và càng của nó duỗi thẳng ra.

Bạn phải lột bỏ yếm và phần trứng bên ngoài (nếu có). bây giờ đã có thể tháo phần dây buộc ra.

Tiến hành vệ sinh phần vỏ bằng bàn chải để làm sạch ghẹ. Đem đi rửa lại một lần nữa bằng nước sạch rồi để ráo.

Lưu ý:

Khi mua ghẹ tươi sống về rồi đổ vào nước lạnh, đó là một sai lầm mà nhiều người mắc phải.

Việc bỏ vào nước lạnh sẽ khiến cho ghẹ bị sốc nhiệt do sự thay đổi nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và nhiệt độ của nước, dẫn đến chết. Thịt ghẹ sẽ không còn ngon khi ghẹ chết trước lúc sơ chế, làm món ăn trở nên không ngon, kém hấp dẫn.

Để giữ được vị ngọt của hải sản sau khi sơ chế nên luộc với nước lạnh, khi chín tới chỉ nên để cho sôi khoảng 1- 2 phút rồi vớt ra.

2. Mẹo bảo quản ghẹ sống

Nên sơ chế luôn sau khi mua ghẹ về. Nếu thời gian không cho phép thì nên bảo quản bằng thùng lạnh. Lưu ý là các nên cho ghẹ vào đĩa rồi mới đặt lên phần đá lót ở dưới đáy thùng.

Cách chế biến ghẹ, 7 món ngon từ ghẹ đơn giản dễ chế biến, ghẹ nấu gì ngon nhất?

Cách chế biến ghẹ, 7 món ngon từ ghẹ đơn giản dễ chế biến, ghẹ nấu gì ngon nhất?

Việc để ghẹ trực tiếp lên đá có thể làm ghẹ bị chết nếu để lâu không sơ chế. Để không khí lọt vào được nên đặt thùng lạnh ở nơi thoáng mát. Đây là một số phương pháp cũng như mẹo vặt để có thể giúp bạn giữ được độ tươi ngon của ghẹ sống khi chưa kịp sơ chế chúng.

3. Mẹo khử mùi tanh của ghẹ

Để có được một món ăn ngon từ ghẹ thì việc khử mùi tanh là điều cần thiết. Cách làm cũng rất đơn giản. Dùng rượu vang trắng cùng chút gừng để rửa ghẹ là có thể khử đi mùi tanh rồi.

Lưu ý: gừng chỉ cần đập nhuyễn vắt lấy nước. Không chỉ ghẹ, đây là dung dịch rất tốt để khử đi mùi tanh của hải sản. Ngoài ra còn có thể dùng trong quá trình tẩm ướp gia vị vào ghẹ đấy nhé.

Trong quá trình sơ chế mùi tanh còn bám vào tay của các bà nội trợ rất khó chịu. Để giải quyết vấn đề này, có thể sử dụng những nguyên liệu sẵn có sau đây:

  • Muối

Đây là gia vị mà trong bất kỳ căn bếp nào cũng có. Không những có tác dụng diệt khuẩn và chống viêm nó còn đặc biệt khử mùi rất cao. Cho một ít muối vào lòng bàn tay rồi xát nhẹ, sau đó rửa lại bằng xà bông kết hợp nước lạnh là được.

  • Kem đánh răng

Có lẽ ít người bến đến phương pháp này đúng không nào? Sau khi đã rửa tay bằng xà bông, thì tiếp tục rửa lại bằng một chút kem đánh răng là được.

Tay không những sạch mùi tanh mà còn có mùi thơm dễ chịu của bạc hà. Tiếp tục rửa lại bằng xà bông nếu bạn không yêu thích mùi của lại kem đánh răng mà nhà bạn đang sử dụng nhé!

Cách chế biến ghẹ, 7 món ngon từ ghẹ đơn giản dễ chế biến, ghẹ nấu gì ngon nhất?

Cách chế biến ghẹ, 7 món ngon từ ghẹ đơn giản dễ chế biến, ghẹ nấu gì ngon nhất?

Qua bài viết này hi vọng sẽ làm cho bữa ăn của gia đình bạn ngày càng chất lượng, thêm phong phú và bớt đi sự nhàm chán. Hãy luôn theo dõi và đừng quên chia sẻ những bài viết thú vị và bổ ích trên Massageishealthy để mọi người cùng biết nhé.

Chúc các bạn thành công với những món ăn hấp dẫn từ ghẹ nhé.

Chủ đề tìm kiếm phổ biến trên Google:
món ngon từ ghẹ sữa, thịt càng ghẹ làm món gì, ghẹ xào tỏi, thịt ghẹ bóc sẵn nấu gì ngon, thịt ghẹ nấu món gì ngon, thịt ghẹ xào với gì, chế biến món ngon từ thịt ghẹ, canh ghẹ
4.4/5 - (7 bình chọn)

You may also like