I – Cách tự làm lạp xưởng tươi ngon tại nhà đơn giản nhất
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Cách làm lạp xưởng tươi ngon hết ý với nguyên liệu đơn giản và các bước thực hiện dễ dàng hiện đang được rất nhiều chị em chia sẻ rầm rộ. Trong bài viết này, hãy cùng kênh món ngon Massageishealthy khám phá các nguyên liệu cũng như công thức chuẩn nhất để cho ra đời những thanh lạp xưởng ngon miễn chê nhé.
Table of Contents
Cách làm lạp xưởng heo: Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có
Nguyên liệu dùng để chế biến lạp xưởng khá giống với nguyên liệu để làm xúc xích. Các nguyên liệu cần có cũng như cách lựa chọn nguyên liệu để chế biến được thực hiện như sau:
– Lòng non: Lòng non dùng để làm lạp xưởng là loại lòng non tươi. Bạn không nên chọn các đoạn lòng quá to hoặc dày. Nên chọn các đoạn lòng nhỏ, dài và có độ mỏng vừa phải.
Chú ý khi chọn lòng lợn non cần quan sát kỹ xem lòng còn giữ được màu trắng tự nhiên cùng với màu hồng của các mạch máu hay không. Để đảm bảo, bạn chỉ nên chọn mua tại những cơ sở uy tín, có giấy kiểm định của các cơ quan chức năng về vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Thịt nạc: Đối với thịt nạc, bạn không nên chọn phần thịt quá nạc để tránh bị khô. Nên chọn phần thịt có kèm một chút mỡ để lạp xưởng được mềm hơn cũng như việc xay nhỏ sẽ dễ hơn.
Bạn có thể chọn phần thịt mông sau đó bỏ bì hoặc phần thịt nạc vai nếu bạn thích ăn nhiều mỡ. Nếu không có đủ thời gian cũng như dụng cụ để xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn thị thì bạn có thể chọn mua trực tiếp giò sống để về nhồi lạp xưởng.
– Mỡ: Với phần mỡ cho vào lạp xưởng, ngoài phần mỡ đã được xay nhuyễn cùng phần thịt nạc thì bạn cũng cần một phần mỡ tách riêng để nhồi kèm thịt. Khi chọn mỡ để nhồi, bạn nên chọn phần mỡ ở dưới lớp thịt thăn vì đây là phần mỡ có độ giòn cao và rất thơm.
– Các gia vị cần thiết: Các gia vị cần thiết bao gồm: chanh, dấm, đường, muối, rượu (tốt nhất là rượu mai quế lộ), hạt tiêu, bột nêm, mắm…
Mẹo làm sạch và khử mùi lòng heo một cách nhanh chóng
Chỉ với một vài mẹo vặt nhỏ thì bạn đã có thể chế biến những món ăn từ lòng heo thơm ngon bổ dưỡng mà không còn mùi nữa.
Lòng heo là món ăn được nhiều người ưa thích, tự làm sạch lòng heo tại nhà vừa an toàn lại còn cho bữa cơm gia đình thêm thú vị. Nhưng nếu không biết làm thì mùi hôi sẽ rất khó chịu và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp bạn làm sạch được lòng heo và chế biến món ăn ngon, thơm hơn rất nhiều.
Sử dụng bột mì và chanh
Khi mua lòng heo về thì bạn nên đem lộn trái lại, lấy hết màng mỡ, sau đó cho một ít bột mì trộn chút muối vào bóp kĩ, rửa lại bằng nước. Sau đó dùng chanh chà xát để những gì còn sót lại sẽ ra hết, rồi xả nước thật mạnh. Với cách này lòng heo vừa sạch và trắng.
Sự kết hợp của giấm và muối
Cũng giống như bao tử, lòng heo mua về nên lộn trái, vuốt cho sạch chất dơ trong ruột, chà xát với giấm và muối, rửa sạch lại bằng nước lạnh. Sau đó chần sơ lòng qua nước sôi, rồi vuốt sạch lần nữa.
Sử dụng giấm và phèn chua
Đây là cách làm dân gian thường áp dụng rất phổ biến. Khi rửa lòng heo, cho thêm vào nước một ít giấm ăn và một muỗng phèn chia, bóp vài lần rồi rửa kĩ lại bằng nước, ruột sẽ sạch và không có mùi. Ngoài ra, các mẹ còn có thể dùng nước gạo để rửa hay nước dưa chua. Cách này có thể khử hết mùi hôi của lòng heo.
Thường các mẹ hay dùng vôi hoặc phèn chua, những chất để làm lòng sạch và trắng nhưng phải cẩn thận liều lượng khi dùng chất này. Vôi và phèn chua bị lạm dụng, ngoài việc hại đến sức khỏe còn làm mất đi cái vị ngon ngọt đặc trưng của món lòng.
Cách làm lạp xưởng heo tươi ngon như sau
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Làm sạch lòng non dưới vòi nước chảy. Bạn làm sạch bề ngoài với chanh, dấm và muối trắng. Lộn mặt trong của lòng và cũng tiếp tục làm sạch với các nguyên liệu trên.
Chú ý phần trong này bạn cần làm sạch kỹ hơn. Bạn có thể dùng một chiếc thìa con nhỏ hoặc phần sống lưng của dao để cạo sạch lớp bột bám trên bề mặt. Cách làm này cũng sẽ giúp phần vỏ lạp xưởng được mỏng và ngon hơn.
Thịt nạc bạn rửa sạch, thái miếng nhỏ sau đó đem xay nhuyễn. Chú ý bạn xay càng mịn càng tốt vì như vậy khi ăn lạp xưởng sẽ có vị béo và ngon hơn.
Đối với mỡ, bạn cũng đem rửa sạch và xắt thành miếng nhỏ cỡ hạt lựu. Chú ý đừng cắt quá to hoặc quá nhỏ để tránh mất đi vị ngon đặc trưng của ruột lạp xưởng
Sau khi đã xay nhuyễn thịt và cắt mỡ thành dạng hạt lựu, bạn cho hai phần này vào trộn đều với các gia vị như đường, mắm, hạt nêm, một chút rượu mai quế lộ, hạt tiêu… Sau khi trộn đều, bạn có thể phần nguyên liệu này dưới ánh nắng mặt trời hoặc cho vào lò nướng và để mức nhiệt khoảng 50 độ trong vòng 2 tiếng là được.
- Bước 2: Nhồi lạp xưởng
Sau khi sơ chế xong nguyên liệu, bước tiếp theo cần thực hiện đó là bạn nhồi phần nhân đã chuẩn bị vào lớp vỏ. Với bước này, bạn có thể sử dụng một chiếc phếu nhỏ hoặc nếu không có phếu, bạn có thể cắt miệng của một chiếc chai uống nước để dùng thay thế cho chiếc phễu.
Trong quá trình nhồi lạp xưởng, bạn nên chú ý vuốt đều xuống để dàn phần nhân sao cho chúng không bị dồn ứ hoặc lỏng lẻo quá. Sau khi nhồi xong, bạn dùng chỉ buộc thực phẩm để buộc đoạn lạp xưởng thành các khúc theo độ dài tuỳ ý.
- Bước 3: Làm chín lạp xưởng
Công đoạn làm chín lạp xưởng có hơi khác một chút so với công thức làm xúc xích. Sau khi nhồi và buộc lạp xưởng xong, nếu gặp trời nắng to thì bạn có thể mang phơi nắng phần lạp xưởng đã nhồi trong khoảng từ 3 – 4 ngày.
Sau khi phơi khô, bạn có thể cho vào lò vi sóng tiếp tục sấy khô với nhiệt độ khoảng 50 độ trong khoảng từ 3 – 6 tiếng để lạp xưởng khô và chín đều.
Trường hợp ở thời điểm bạn làm lạp xưởng mà không gặp được đợt nắng to thì sau khi nhồi lạp xưởng xong, bạn cho ngay sản phẩm vào lò nướng và đặt nhiệt độ sấy là khoảng 50 độ.
Bật lò liên tục trong khoảng từ 15 – 18 tiếng tuỳ vào độ to của chiếc lạp xưởng mà bạn làm. Chú ý trong quá trình sấy và làm chín, cứ khoảng 2 – 3 tiếng bạn dùng kẹp đảo đều các mặt để sản phẩm chín đều.
Lạp xưởng sau khi làm khô, chín có thể sử dụng trong khoảng 10 ngày nếu để ngăn mát tủ lạnh hoặc lâu hơn nếu bạn để trên ngăn đá. Trên đây là cách làm lạp xưởng đơn giản tại nhà. Chúc các bạn thành công với món lạp xưởng từ công thức đơn giản này của Massageishealthy nhé.
II – Cách làm lạp xưởng Mai Quế Lộ chồng con đều thích
Lạp xưởng được làm từ thịt, mỡ, tẩm ướp gia vị, cho vào ruột heo và phơi hay sấy khô. Nếu làm khéo và hợp vệ sinh, bạn có thể để ăn dần trong cả năm. Lạp xưởng là món ăn khô của Trung Quốc. Ở Việt Nam, Sóc Trăng là nơi có tiếng làm lạp xưởng ngon.
Đây là loại thực phẩm dự trữ nên nếu làm khéo và hợp vệ sinh, có thể để cả năm không hư. Vào bếp làm món lạp xưởng mai quế lộ thơm phức, ngon mê ly đãi cả gia đình dịp Tết này nhé!
Nguyên liệu làm lạp xưởng:
- 500 thịt heo (thịt mông hay thịt đùi)
- 200gr thịt ba chỉ không da (lựa miếng có mỡ nhiều)
- 2 muỗng canh rượu mai quế lộ
- 1 muỗng canh dầu hào
- 1,5 muỗng canh đường
- 1 muỗng canh gia vị ướp thịt xá xíu (gia vị này tạo màu đỏ cho lạp xưởng)
- 1/2 muỗng cà phê bột tiêu
- 1 muỗng canh xì dầu
- 1/2 muỗng cà phê bột nêm
- 1/2 muỗng cà phê bột tỏi
- 1 khúc ruột già heo
Cách làm lạp xưởng như sau:
– Bước 1: Ruột già rửa sạch với muối + gừng. Gỡ bỏ lớp mỡ thừa bám bên ngoài. Ngâm ruột với 1 muỗng canh rượu mai quế lộ trong 10 phút. Sau đó đổ nước vào bên trong ruột rửa đi rửa lại vài lần. Cuối cùng thấm khô nước.
– Bước 2: Thịt heo và ba chỉ rửa sạch, lau khô. Sau đó thái hạt lựu nhỏ. Cho thịt vào âu cùng với các gia vị phía trên và 1 muỗng canh rượu mai quế lộ, mang bao tay trộn đều. Để 1 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh cho thịt thấm.
– Bước 3: Cho thịt vào bao bắt kem có gắn đui tròn, để đui vào ruột già rồi từ từ bóp đẩy thịt xuống. Dùng dây ni lông cột thành từng đoạn dài ngắn tùy ý.
– Bước 4: Dùng cây tăm xăm vài lỗ lên cây lạp xưởng (cách này giúp thoát nước ra ngoài nhanh khi ta phơi nắng)
– Bước 5: Lạp xưởng phơi nắng 5-7 ngày hoặc lâu hơn. Đến khi thấy lạp xưởng khô héo là được.
Với công thức này, lạp xưởng phơi qua 1 lần nắng là đã có màu đỏ rất đẹp rồi! Nếu muốn để lâu, bạn hãy bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, dùng dần trong những ngày Tết này nhé! Lạp xưởng có thể nướng hoặc chiên tùy ý thích. Chúc các bạn thành công với cách làm lạp xưởng thơm ngon, đơn giản này.
III – Cách làm lạp xưởng đơn giản từ ruột và thịt heo xay không bị chua
Cách làm lạp xưởng ngay ở nhà với hai phần nguyên liệu chính là từ ruột non (lòng non) và thịt heo (thịt lợn) xay là công thức chế biến món nguội rất quen thuộc. Mặc dù là chỉ cần thực hiện qua các bước đơn giản song để có được những thanh lạp xưởng thơm ngon, để được lâu thì chị em sẽ phải nắm được những nguyên tắc nhất định.
Để món lạp xưởng sau khi làm ra không bị chua, không bị mốc và giữ được mùi thơm đặc trưng của các nguyên liệu tạo thành thì các bạn thực hiện theo từng chỉ dẫn cụ thể sau đây.
Nguyên liệu để làm lạp xưởng gồm có
– Thịt heo: Thịt heo bạn sẽ chuẩn bị làm hai phần, đó là phần thịt nạc và phần mỡ bì cứng. Bạn có thể lựa nguyên phần thịt nạc và phần mỡ thăn tách riêng hoặc chọn phần thịt có cả nạc và mỡ đều được.
– Tỉ lệ mỡ với nạc bạn cần đảm bảo trong món lạp xưởng này là 2 phần thịt và 1 phần mỡ. Do đó, tuỳ lượng lạp xưởng bạn muốn làm mà bạn cân đối phần thịt này cho phù hợp với yêu cầu.
– Lòng heo: Lòng heo chọn phần lòng non. Chú ý khi chọn, bạn chọn những đoạn lòng nhỏ, dài và còn nguyên màu hồng, có thể nhìn rõ các tia máu khi kéo căng. Chọn như vậy là để đảm bảo đó là phần lòng tươi, sẽ rất phù hợp cho bạn để làm lạp xưởng.
– Các gia vị: Gia vị cho vào nhân lạp xưởng không quá phức tạp và khó kiếm bởi nó là những loại gia vị quen thuộc hằng ngày. Để có món lạp xưởng thơm ngon, không bị chua hay mốc sau khi làm thì bạn chuẩn bị đầy đủ các loại gia vị bao gồm: đường, xì dầu, rượu mai quế lộ, hạt tiêu, muối, rượu trắng.
Cách làm lạp xưởng ngon như sau
- Bước 1: Chuẩn bị phần ruột lạp xưởng
Xay thịt: Có hai cách để bạn xử lý thịt. Cách thứ nhất, nếu bạn muốn những chiếc lạp xưởng của mình thật mịn khi thái thì bạn cho phần thịt và mỡ vào xay chung và xay nhuyễn như xay giò. Cách này có nhược điểm đó là bạn sẽ rất khó cảm nhận được vị thơm, béo ngậy của mỡ và thịt.
Cách thứ 2, nếu bạn muốn ăn để cảm nhận rõ hơn vị thịt thì sẽ cho hai phần thịt này vào băm chứ không xay. Với cách này, miếng lạp xưởng sẽ nhìn ngon mắt hơn với các hạt mỡ được đan xen nhau giữa các phần thịt nạc.
Ướp thịt: Cho phần thịt đã xay hoặc băm vào ướp cùng với các loại gia vị đã chuẩn bị theo tỉ lệ: 2 thìa cafe đường + 2 thìa cafe xì dầu + 2 thìa cafe rượu mai quế lộ + 1 thìa cafe muối + 1 thìa cafe hạt tiêu vào và trộn đều. Trộn xong bạn ướp thịt trong vòng từ 3 – 4 giờ.
- Bước 2: Chuẩn bị phần vỏ
Phần vỏ ở đây tức là phần lòng heo. Xử lý lòng heo cho sạch và có thể dùng làm lạp xưởng bằng cách bạn bóp kỹ cả phần trong và ngoài lòng với muối và rượu trắng. Cẩn thận hơn, bạn có thể dùng thêm cả phần chanh tươi.
Lưu ý khi làm lòng, bạn cần lộn trái đoạn lòng để đảm bảo phần ruột bên trong được làm sạch. Bạn không cần cạo ruột lòng cho mỏng bởi khi bóp muối, rượu và chanh thì phần ruột này cũng đã mỏng đi đáng kể rồi.
- Bước 3: Nhồi và phơi lạp xưởng
Chuẩn bị xong cả ruột và vỏ, bạn tiến hành nhồi thịt vào ruột heo thông qua máy nhồi hoặc thông qua một chiếc phễu. Khi nhồi, bạn cần dàn đều tay để thịt xuống đều, phần lòng căng đều thịt.
Nhồi xong, bạn dùng dây buộc thực phẩm buộc lạp xưởng thành các khúc đoạn cỡ 5 – 7 cm rồi đem ra phơi nắng. Bạn phơi dưới ánh nắng liên tục như vậy từ 3 – 4 ngày là được. Trường hợp trời không có nắng thì bạn cần phơi lạp xưởng lâu hơn.
Với cách làm lạp xưởng này, sau thời gian phơi bạn sẽ có được những cây lạp xưởng đỏ au, bắt mắt và ăn cực ngon. Không những thế, chúng lại còn rất đảm bảo chất lượng và đặc biệt là không bị mốc hay chua.
Vậy thì Tết này, hãy cùng trổ tài làm lạp xưởng cho cả nhà cùng thưởng thức thôi nào. Chúc các bạn có được món lạp xưởng thật ngon này nhé!
IV – Cách làm lạp xưởng hun khói Tây Bắc thơm ngon chuẩn vị
Bạn đã từng nếm qua hương vị của món lạp xưởng hun khói Tây Bắc thì có lẽ bạn sẽ không quên được vị ngọt ngọt béo ngậy của nó. Nhưng không phải lúc nào ra chợ cũng có thể mua được nên chúng ta đành tự học cách làm lạp xưởng hun khói Tây Bắc chuẩn vị ngon đặc trưng của vùng này.
Các nguyên liệu làm lạp xưởng hun khói Tây Bắc
- Thịt nạc
- Thịt mỡ
- Ruột lợn
- Đường, xì dầu, rượu trắng, muối
- Hạt tiêu hột hay hạt mắc kén
Các bước làm lạ xưởng Tây Bắc thơm ngon
- Bước 1: Chế biến nguyên liệu
Lạp xưởng Tây Bác ngon nhất khi được làm từ thịt lợn bản nhưng nếu khó thể mua ta có thể thay thế bằng thịt lợn thường ngày chúng ta hay ăn. Nhưng để lạp xưởng ngon nhất nên chú ý lựa chọn thịt lợn cũng phải chất lượng.
Khi mua ruột lợn về bạn nên bóc sạch lớp mỡ màng dính quang thành ruột cả bên ngoài lẫn bên trong. Và dùng đũa tuốt sạch các chất bám trong ruột.
Sau đó cần rửa sạch bằng chanh và muối để khử mùi hôi cũng như chất bẩn. Rửa lại nhiều lần bằng nước sạch và ướp ruột lợn bằng rượu trắng vừa để sạch sẽ vừa thơm.
Ướp thịt nạc và thịt mỡ bằng một chút muối để sau khi thái gia vị ngấm sâu hơn vào thịt làm món lạp xưởng đậm đà hơn.
Thay vì xay thịt nạc và thịt mỡ lợn thì bạn nên thái thịt thành các miếng nhỏ hình hạt lựu để đảm bảo độ béo ngậy của lạp xưởng. Và cũng do việc xay thịt sẽ làm thịt nát và mất chất.
- Bước 2: Ướp thịt
Thái thịt xong, bạn cho thịt nạc và thịt mỡ vào một chiếc bát lớn để ướp gia vị.
Gia vị ướp bao gồm: một chút đường cát, một chút xì dầu, một chút rượu trắng (nếu có rượu mai quế lộ hay rượu Mao Đài thì vị của lạp xưởng sẽ đậm chất Tây Bắc hơn), một chút muối (nếu có muối diêm thì tốt nhất), một chút hạt tiêu hay hạt mắc kén. Trộn đều gia vị cùng thịt.
Để hương vị món ăn được đậm đà, bạn nên ướp thịt trong khoảng 3-5 tiếng để gia vị thẩm thấu toàn bộ thịt.
Trong thời gian chờ thịt ướp, bạn cũng nên phơi lòng ra để lòng se lại khiến lạp xưởng giòn, dai hơn. Khi phơi bạn thổi hơi vào ruột để nó phồng lên, khi phơi xong lại rút khí ra. Nếu sau khi phơi lòng quá khô thì nên bóp chút rượu trước khi nhồi thịt.
- Bước 3: Nhồi thịt vào ruột lợn
Bạn nên dùng một đoạn ống luồn hay phễu để có thể nhồi thịt dễ dàng hơn. Bạn nhồi thịt theo từng đoạn tùy sở thích mà để lạp xưởng hun khói Tây Bắc dài hay ngắn.
Khi hết đoạn bạn dùng dây buộc 2 đầu lại. Cứ như thế cho tới khi hết ruột lợn hay phần thịt nhồi. Trong khi nhồi nếu thấy phần nào quá căng thì bạn nên dùng kim chọc vài lỗ để không khí thoát ra toàn bộ làm cho lạp xưởng chặt hơn.
- Bước 4: Phơi lạp xưởng
Có khá nhiều cách để làm lạp xưởng theo tùy ý thích mỗi người bạn có thể lựa chọn một trong các cách sau:
Cách đầu tiên cũng là cách đơn giản nhất chính là phơi nắng lạp xưởng. Bạn chỉ cần dựng một cái giá và phơi lạp xưởng khoảng 3-4 nắng để thịt săn lại. Nên trần sơ qua nồi nước sôi với bát rượu trắng trước khi phơi sẽ giúp lạp xưởng không bị hỏng. Nhưng nhược điểm chính là cần thời tiết nắng ráo mới có thể sử dụng phương pháp này.
Cách thứ hai chính là hun khói lạp xưởng. Ưu điểm của cách làm lạp xưởng hun khói Tây Bắc hun khói này là mùi và vị của lạp xưởng sẽ đậm đà hơn nhiều so với cách phơi nắng. Bạn làm một chiếc giá trên bếp than hoa rồi hun khói cho tới khi thịt khô vỏ và ngả sang màu hơi hồng đỏ là được.
- Bước 5: Chế biến lạp xưởng theo ý muốn
Cách thứ nhất là bạn có thể hấp lạp xưởng lên bằng lò vi sóng hay nồi hấp hoặc đơn giản là nồi cơm điện. Với cách này, món lạp xưởng sẽ ngọt hơn và không bị khô khi thưởng thức.
Cách còn lại chính là chiên lạp xưởng nhưng thay vì sử dụng dầu để chiên thì bạn dùng nước để chiên. Bạn cho chút nước lên chảo và cho lạp xưởng đã thái lát vào khi nước sôi. Như vậy lạp xưởng sẽ không bị ngấy do quá nhiều dầu mỡ.
Bạn có thể thưởng thức lạp xưởng cùng với cơm trắng, xôi, bánh mỳ hay ăn không đều rất ngon. Món ăn này cũng cực phù hợp cho đấng mày râu uống rượu, uống bia.
Lưu ý để làm lạp xưởng hun khói Tây Bắc thơm ngon nhất
– Hương vị của lạp xưởng mỗi nơi một khác nhưng lạp xưởng hun khói Tây Bắc luôn béo, bùi và cay nồng. Từ cách làm lạp xưởng này bạn có thể làm tương tự cách làm xúc xích Tây Bắc.
– Và nếu không tìm được đủ vị thì cách làm lạp xưởng hun khói Tây Bắc sẽ không có gì khác so với các vùng khác. Bởi vị đặc trưng chính là nhờ gia vị mà có.
– Ruột lợn để làm lạp xưởng phải là lòng non. Ngoài các gia vị trên còn có thể phi hành ướp thịt cho thơm hơn, dậy mùi vị lạp xưởng hơn.
– Thời gian phơi lạp xưởng càng lâu thì lạp xưởng sẽ càng ngon càng săn chắc lại và không còn cảm nhận được độ ngấy của mỡ. Mà chỉ còn độ ngậy, bùi hòa quyện giữa thịt nạc và thịt mỡ.
Bạn có thấy cách làm lạp xưởng hun khói Tây Bắc khó, câu trả lời đã được giải đáp ngay bên trên. Vậy thì nếu bạn muốn ăn sẽ không mất công tìm kiếm mà có thể tự làm để thưởng thức vừa ngon vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hơn thế nữa chính là tiết kiệm chi phí hơn khi mua hoặc giá thành không thay đổi những số lượng ta tự làm được nhiều hơn. Bạn có thể làm lạp xưởng hun khói Tây Bắc hoặc tự làm theo ý thích từ các bước cơ bản trên mà sáng tạo ra.
Ăn lạp xưởng nhiều hằng ngày có tốt không?
– Lạp xưởng chứa khá nhiều cholesterol và các axít béo no, không tốt cho tim mạch và các bệnh liên quan đến chuyển hóa lipit máu nói chung.
– Lạp xưởng cũng thường có nhiều muối, nên ảnh hưởng không tốt đến huyết áp. Do phương pháp chế biến và thời gian bảo quản, lạp xưởng thường không còn vitamin, nhất là các vitamin tan trong nước, nên ăn nhiều lạp xưởng có thể làm mất cân đối khẩu phần.
– Không ăn quá nhiều lạp xưởng. Lượng đạm trong khẩu phần hàng ngày nếu ăn vào khoảng 150g, và đã ăn 3 cây lạp xưởng thì ngày hôm đó không ăn thêm các thức ăn giàu đạm như cá, thịt, trứng…
– Giảm bớt lượng chất béo no từ các món ăn khác (thức ăn chiên quay, các loại nhiều da, mỡ, phủ tạng động vật, bơ, margarine, shortening…) trong bữa ăn có lạp xưởng.
– Ngoài ra, lạp xưởng là thức ăn khô, nên quá trình bảo quản tại gia đình nếu bị ẩm mốc… cũng có thể gây ngộ độc.
– Nên bảo quản lạp xưởng tại gia đình trong môi trường khô ráo, mát, tốt nhất là cho vào ngăn mát tủ lạnh, rửa sạch trước khi chế biến.
– Cuối cùng là áp dụng các phương pháp chế biến không thêm dầu mỡ như hấp, nướng, bỏ lò… thay vì chiên.
Lạp xưởng ăn rất ngon miệng được nhiều người thích nhưng mua ở ngoài sợ bị ướp thuốc bảo quản hay cho thêm màu thực phẩm rồi thịt không rõ nguồn gốc. Vậy các bạn hãy cùng tự làm món lạp xưởng thơm ngon này ngay tại nhà để có thể an tâm thưởng thức mà không phải lo ngại gì về an toàn thực phẩm nhé.
Cách làm lạp xưởng cũng rất đơn giản các bà nội trợ có thể làm tại nhà để đảm bảo vệ sinh cho cả gia đình. Chúc các bạn thành công!
V – Cách làm lạp xưởng ngon bằng cách phơi nắng hoặc lò nướng
Cách làm lạp xưởng ngon hết ý với nguyên liệu đơn giản và các bước thực hiện dễ dàng hiện đang được rất nhiều chị em chia sẻ rầm rộ.
Lạp xưởng ăn rất ngon miệng được nhiều người thích nhưng mua ở ngoài sợ bị ướp thuốc bảo quản hay cho thêm màu thực phẩm rồi thịt không rõ nguồn gốc. Vậy các bạn hãy cùng tự làm món lạp xưởng thơm ngon này ngay tại nhà để có thể an tâm thưởng thức mà không phải lo ngại gì về an toàn thực phẩm nhé.
Trong bài viết này, hãy cùng Massageishealthy khám phá các nguyên liệu cũng như công thức chuẩn nhất để cho ra đời những thanh lạp xưởng ngon miễn chê nhé.
Nguyên liệu làm lạp xưởng ngon gồm
Nguyên liệu dùng để chế biến lạp xưởng khá giống với nguyên liệu để làm xúc xích. Các nguyên liệu cần có cũng như cách lựa chọn nguyên liệu để chế biến được thực hiện như sau:
– Lòng non: Lòng non dùng để làm lạp xưởng là loại lòng non tươi. Bạn không nên chọn các đoạn lòng quá to hoặc dày. Nên chọn các đoạn lòng nhỏ, dài và có độ mỏng vừa phải.
– Chú ý khi chọn lòng cần quan sát kỹ xem lòng còn giữ được màu trắng tự nhiên cùng với màu hồng của các mạch máu hay không. Để đảm bảo, bạn chỉ nên chọn mua tại những cơ sở uy tín, có giấy kiểm định của các cơ quan chức năng về vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Thịt nạc: Đối với thịt nạc, bạn không nên chọn phần thịt quá nạc để tránh bị khô. Nên chọn phần thịt có kèm một chút mỡ để lạp xưởng được mềm hơn cũng như việc xay nhỏ sẽ dễ hơn.
– Bạn có thể chọn phần thịt mông sau đó bỏ bì hoặc phần thịt nạc vai nếu bạn thích ăn nhiều mỡ. Nếu không có đủ thời gian cũng như dụng cụ để xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn thị thì bạn có thể chọn mua trực tiếp giò sống để về nhồi lạp xưởng.
– Mỡ: Với phần mỡ cho vào lạp xưởng, ngoài phần mỡ đã được xay nhuyễn cùng phần thịt nạc thì bạn cũng cần một phần mỡ tách riêng để nhồi kèm thịt. Khi chọn mỡ để nhồi, bạn nên chọn phần mỡ ở dưới lớp thịt thăn vì đây là phần mỡ có độ giòn cao và rất thơm.
– Các gia vị cần thiết: Các gia vị cần thiết bao gồm: chanh, dấm, đường, muối, rượu (tốt nhất là rượu mai quế lộ), hạt tiêu, bột nêm, mắm…
Cách làm lạp xưởng ngon tại nhà như sau:
– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu – Làm sạch lòng non dưới vòi nước chảy. Bạn làm sạch bề ngoài với chanh, dấm và muối trắng. Lộn mặt trong của lòng và cũng tiếp tục làm sạch với các nguyên liệu trên.
– Chú ý phần trong này bạn cần làm sạch kỹ hơn. Bạn có thể dùng một chiếc thìa con nhỏ hoặc phần sống lưng của dao để cạo sạch lớp bột bám trên bề mặt. Cách làm này cũng sẽ giúp phần vỏ lạp xưởng được mỏng và ngon hơn.
– Bước 2: Thịt nạc bạn rửa sạch, thái miếng nhỏ sau đó đem xay nhuyễn. Chú ý bạn xay càng mịn càng tốt vì như vậy khi ăn lạp xưởng sẽ có vị béo và ngon hơn.
– Bước 3: Đối với mỡ, bạn cũng đem rửa sạch và xắt thành miếng nhỏ cỡ hạt lựu. Chú ý đừng cắt quá to hoặc quá nhỏ để tránh mất đi vị ngon đặc trưng của ruột lạp xưởng
– Bước 4: Sau khi đã xay nhuyễn thịt và cắt mỡ thành dạng hạt lựu, bạn cho hai phần này vào trộn đều với các gia vị như đường, mắm, hạt nêm, một chút rượu mai quế lộ, hạt tiêu…
– Sau khi trộn đều, bạn có thể phần nguyên liệu này dưới ánh nắng mặt trời hoặc cho vào lò nướng và để mức nhiệt khoảng 50 độ trong vòng 2 tiếng là được.
– Bước 5: Nhồi lạp xưởng – Sau khi sơ chế xong nguyên liệu, bước tiếp theo cần thực hiện đó là bạn nhồi phần nhân đã chuẩn bị vào lớp vỏ.
– Với bước này, bạn có thể sử dụng một chiếc phếu nhỏ hoặc nếu không có phếu, bạn có thể cắt miệng của một chiếc chai uống nước để dùng thay thế cho chiếc phễu.
– Bước 6: Trong quá trình nhồi lạp xưởng, bạn nên chú ý vuốt đều xuống để dàn phần nhân sao cho chúng không bị dồn ứ hoặc lỏng lẻo quá. Sau khi nhồi xong, bạn dùng chỉ buộc thực phẩm để buộc đoạn lạp xưởng thành các khúc theo độ dài tuỳ ý.
– Bước 7: Làm chín lạp xưởng – Công đoạn làm chín lạp xưởng có hơi khác một chút so với công thức làm xúc xích. Sau khi nhồi và buộc lạp xưởng xong, nếu gặp trời nắng to thì bạn có thể mang phơi nắng phần lạp xưởng đã nhồi trong khoảng từ 3 – 4 ngày.
– Bước 8: Sau khi phơi khô, bạn có thể cho vào lò vi sóng tiếp tục sấy khô với nhiệt độ khoảng 50 độ trong khoảng từ 3 – 6 tiếng để lạp xưởng khô và chín đều.
– Bước 9: Trường hợp ở thời điểm bạn làm lạp xưởng mà không gặp được đợt nắng to thì sau khi nhồi lạp xưởng xong, bạn cho ngay sản phẩm vào lò nướng và đặt nhiệt độ sấy là khoảng 50 độ.
– Bật lò liên tục trong khoảng từ 15 – 18 tiếng tuỳ vào độ to của chiếc lạp xưởng mà bạn làm. Chú ý trong quá trình sấy và làm chín, cứ khoảng 2 – 3 tiếng bạn dùng kẹp đảo đều các mặt để sản phẩm chín đều.
– Lạp xưởng sau khi làm khô, chín có thể sử dụng trong khoảng 10 ngày nếu để ngăn mát tủ lạnh hoặc lâu hơn nếu bạn để trên ngăn đá.
– Khi dùng tới lạp xưởng, chỉ việc luộc chín rồi vớt ra, lăn trên chảo không dính để lạp xưởng vàng và không đọng dầu chiên. Gia vị nêm nếm trên còn tùy thuộc vào độ mặn ngọt của khẩu vị từng người.
Lạp xưởng có thể chế biến thành rất nhiều các món ngon, khi ăn tùy sở thích các bạn có thể mang đi hấp hoặc chiên chín rồi ăn kèm với cơm nóng, với xôi hay thái mỏng xào với các loại rau củ cũng rất ngon nhé.
Trên đây là cách làm lạp xưởng đơn giản tại nhà. Chúc các bạn thành công với món lạp xưởng từ công thức đơn giản này của Massageishealthy nhé.