Hướng dẫn cách làm mứt gừng dẻo nguyên củ trắng, ngon cho ngày Tết truyền thống dân tộc thêm đậm đà.
Trong tiết trời se se của mùa thu, trong cái rét cắt da cắt thịt của mùa đông, mứt gừng trở thành lựa chọn không thể thiếu trong các gia đình bên những ấm trà nghi ngút khói.
Không những thế, gừng còn là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với những người có tiền sử tụt huyết ấp, huyết áp thấp.
A Cách làm mứt gừng nguyên củ dạng lát dẻo thơm ngày Tết
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Mứt gừng có lẽ là món ăn không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn làm ấm cơ thể vào những ngày đông. Cách làm mứt gừng nguyên củ có lẽ không nhiều người biết bằng các cách làm khác. Hãy tìm hiểu nó qua bài viết sau.
Thành phần nguyên liệu
Với truyền thống của nhiều gia đình Việt, mứt gừng là món không thể thiếu trong những ngày tết đến.
Để làm được món mứt gừng không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ của người làm ngay từ khâu chọn nguyên liệu.
Đầu tiên là những nguyên liệu đơn giản là điều kiện cần để làm nên món mứt ngon lành cho ngày đông ấm áp, ngày tết thêm trọn vẹn:
- Gừng – Để món mứt ngon, bạn nên chọn loại củ bánh tẻ tức những củ không quá già cũng không quá non. Như thế, mứt làm ra sẽ không bị xơ và quá cay.
- Nước vôi trong
- Đường kính trắng
- Muối tinh
- Vani
- Một số dụng cụ nhà bếp: đũa, nồi, chảo đế dày, …
Cách làm mứt gừng nguyên củ trắng đẹp tại nhà
Bước 1: Làm sạch gừng
– Loại bỏ đất bám xung quanh gừng bằng cách ngâm gừng trong nước khoảng 20 phút để đất dần bở ra. Sau đó đem rửa sạch và cạo hết lớp vỏ bên ngoài.
– Ngâm gừng đã cạo vỏ cùng với muối loãng tầm 30 phút để muối khử bớt vị cay, hăng của gừng. Rồi đem vớt ra và để gừng ráo nước hẳn mới qua bước tiếp theo.
Bước 2: Ngâm gừng
– Khác với cách làm mứt gừng cắt lát, cách làm mứt này bạn để nguyên củ gừng không cần cắt lát. Như vậy mứt gừng sẽ đậm vị gừng hơn rất nhiều so với cắt lát. Nhưng để nguyên củ gừng sẽ có những bất lợi nhất định trong quá trình làm mứt.
– Ngâm gừng vào nước vôi trong khoảng chừng 10 phút. Nước vôi trong giúp củ gừng cứng hơn, giòn hơn để mứt không bị nát vụn và ngon hơn.
Bước 3: Rửa sạch và ướp đường
– Khi đã hết thời gian ngâm gừng cùng với nước vôi trong, bạn vớt gừng ra và rửa lại bằng nước sạch nhiều lần.
– Sau đó để gừng ráo nước. Ướp gừng cùng với đường theo tỉ lệ bạn muốn: bạn muốn ăn cay thì ướp theo tỉ lệ 1:2 tức là 0,5kg đường ướp cho 1kg gừng.
– Còn bạn muốn ăn mứt ngọt hơn để át đi vị cay nồng của gừng thì cho thêm đường, nhưng không nhiều quá tránh làm hỏng vị món mứt gừng.
– Bạn nên ướp trong khoảng 7-8 tiếng để đường tan và ngấm sâu vào trong từng lát gừng. Như vậy vị món mứt sẽ ngon hơn, ngọt đều hơn.
Bước 4: Sên mứt gừng
– Bạn cần để nóng chảo trước khi cho hỗn hợp đường và gừng đã ướp lên. Để lửa vừa trong khoảng 10 phút đầu khi hỗn hợp vẫn còn nhiều nước.
– Khi đường bắt đầu cạn dần, vặn lửa nhỏ và đảo liên tục để tránh mứt bị cháy làm ảnh hưởng đến cả màu sắc mứt cũng như mùi vị.
– Khi đã cho nhỏ lửa, bạn cho thêm một ống vani vào chảo gừng và đảo thật đều tay để tạo thêm mùi hương và vị thanh nhẹ cho món mứt gừng.
– Sên mứt gừng cho đến khi đường kết tinh lại và bám trắng củ gừng. Lúc này, củ gừng khô và tách rời nhau bạn cần cho lửa nhỏ nhất có thể, sên thêm khoảng 15-20 phút thì tắt bếp.
Bước 5: Hong khô mứt
– Sau khi sên xong, bạn nên để nguội mứt và hong khô trước khi cho vào túi hay hộp bảo quản. Nhằm mục đích làm cho miếng mứt giòn ngon hơn. Cuối cùng là cất giữ và bảo quản ăn dần.
– Khi mứt đã nguội hẳn thì nên sử dụng lọ thủy tinh hoặc buộc kín túi nilon để bảo quản mứt được lâu, trong thời gian dài, mứt gừng có hạn sử dụng lâu nhất trong số các loại mứt. Tuy nhiên, tránh để mứt tiếp xúc với không khí dễ gây mốc, hỏng.
Mứt gừng có mùi vị hấp dẫn, ngọt nhẹ và thơm dịu mùi vị của gừng. Đường trắng kết tinh bám vào từng lát gừng trông đẹp mắt. Mứt không bị ướt hay bị khô quá hoặc cháy sém, sẽ ảnh hưởng đến mùi vị và thẩm mỹ.
Để có món mứt ngon bạn cần phải chú ý một số điểm
- Để gừng không bị xơ, bạn nên chọn những củ gừng bánh tẻ, gừng vừa tới. Không nên chọn những củ gừng quá non sẽ khiến món mứt không có vị cay nồng đặc trưng.
- Khi dùng nước vôi trong để ngâm gừng, cần đảm bảo đã loại bỏ hết cặn vôi tránh việc vôi bám vào miếng gừng làm hỏng mùi vị mứt và không tốt cho sức khỏe.
- Sau khi ngâm gừng cùng với nước vôi trong bạn cần đảm bảo rửa sạch gừng để tránh miếng gừng bị hôi do nước vôi trong còn bám lại.
- Khi ướp gừng với đường, đảm bảo đường phải tan hết mới bỏ lên chảo sên. Như vậy đường mới có thể ngấm đều vào từng củ mứt gừng tránh cùng một mẻ mứt lại có miếng ngọt miếng cay nồng.
- Bạn không chỉ có thể học cách làm mứt gừng nguyên củ giòn mà còn có thể học cách làm mứt gừng dẻo để thay đổi.
- Hoặc bạn có thể cắt lát gừng ra làm mứt gừng như thông thường để cảm nhận vị gừng nhẹ nhàng hơn.
- Món ăn ấm áp này thường được ngưới lớn tuổi thưởng thức cùng tách trà nóng. Làm dậy mùi vị món mứt hơn đồng thời khiến vị của trà thêm đậm, thâm ngon.
Tác dụng của mứt gừng đối với cơ thể
- Mứt gừng là món ăn phổ biến trong các ngày tết của người dân Việt không bởi vì nó ngon mà nó còn có lợi cho hệ tiêu hóa, giảm ho, làm ấm người, kích thích tiêu hóa, chống cảm lạnh.
- Ngoài ra, mứt gừng còn làm giảm đau, viêm. Đặc biệt tốt cho chị em phụ nữ trong những ngày “đèn đỏ” bởi tính nóng của gừng giúp giảm cơn đau bụng kinh nguyệt.
- Nhưng bên cạnh các tác dụng tốt cho cơ thể gừng cũng có thể gây hại nếu ăn quá nhiều. Nên bạn chỉ nên ăn một lượng nhất định mứt gừng mỗi ngày, lưu ý nhất là trẻ nhỏ.
- Ăn quá nhiều mứt gừng khiến bạn gặp phải một số tình trạng như: loãng xương, rối loạn nhịp tim, gây ngứa rát và làm khô da, gây dị ứng, … đặc biết với những người bị tiểu đường không nên ăn món này.
Với những bước đơn giản không quá cầu kỳ, tỉ mỉ bạn đã có cách làm mứt gừng nguyên củ thơm ngon và tốt cho sức khỏe.
Và chắc hẳn ngày tết tại gia đình bạn sẽ trở nên trọn vẹn ấm áp hơn với món mứt gừng bạn tự tay làm cùng với tình yêu thương cho gia đình của mình.
Trên thị trường hiện nay thực phẩm bẩn tràn lan khắp nơi, cho nên hãy bảo vệ gia đình mình bằng món mứt tự tay làm đạt chuẩn an toàn thực phẩm để mọi người yên tâm thưởng thức, cùng có cái Tết thật trọn vẹn.
Mời các bạn xem thêm: Cách làm mứt dừa trong ngày Tết cổ truyền
B Cách làm mứt gừng lát khô không cần nước vôi ngày Tết
Với hướng dẫn cách làm mứt gừng khô thái lát dạng miếng kiểu truyền thống bạn sẽ tự tay làm thành công món mứt gừng cay cay ấm bụng là món ăn vô cùng ý nghĩa với mỗi gia đình trong dịp tết đến xuân về.
Vào tiết trời se lạnh của ngày tết mà được quây quần bên gia đình, cùng nhau thưởng thức ly trà thơm nồng và những miếng mứt gừng ngòn ngọt, cay cay thì thật ấm áp biết bao.
Tết cũng gần đến rồi, chị em chúng ta hãy cùng nhau học cách chế biến món mứt gừng truyền thống để cảm nhận trọn vẹn nhất không khí tết đang gần kề.
Cách làm mứt gừng truyền thống thường sao khô để giữ được lâu. Một số bà mẹ đã sáng tạo thêm cách làm mứt gừng dẻo để phù hợp với sở thích con trẻ và những ai hảo ngọt.
Hôm nay, bạn sẽ được biết công thức làm cả hai loại mứt gừng dẻo và mứt gừng lát khô theo những hướng dẫn sau:
Trên mâm bánh kẹo ngày tết chắc hẳn chẳng thể nào thiếu được khay mứt gừng khô nồng ấm. Tết này, bạn sẽ không còn phải chen chúc ngoài siêu thị, hàng quán để mua những túi mứt gừng chẳng mấy đảm bảo vệ sinh vì Massageishealthy sẽ hướng dẫn bạn làm mứt gừng khô dẻo ngon mà lại hợp vệ sinh.
Trong hộp mứt Tết đãi khách của các gia đình, mứt gừng sẽ là lựa chọn phù hợp nhất trong những ngày xuân se lạnh.
Nguyên liệu làm mứt gừng lát
- 1kg gừng tươi (chọn gừng già nếu muốn tăng vị cay)
- 450g đường cát trắng
Chú ý: Khi chọn gừng tươi dùng để làm mứt, bạn chú ý chọn gừng bánh tẻ (không quá non, không quá già) bởi vì nếu gừng quá non khi làm mứt không có độ săn và độ đậm đà, còn nếu gừng quá già có quá nhiều xơ, vị cay nồng làm mứt kém hấp dấn.
Một lưu ý khác, gừng dùng làm mứt thường là những củ gừng to để sau khi chế biến có những lát mứt thật đẹp mắt, tránh chọn những củ nhỏ, nhiều nhánh gây khó khăn trong quá trình chế biến, thành phẩm làm ra vụn, không đẹp mắt.
Cách làm mứt gừng không cần nước vôi
– Bước 1: Chuẩn bị sẵn thau nước bên cạnh, vừa cạo sạch vỏ gừng xong thì thả ngay và thau nước.
– Bước 2: Cắt chéo củ gừng nghiêng góc 45 độ thành từng lát mỏng và tiếp tục thả vào thau nước.
– Bước 3: Vớt gừng ra thau, cho vào nồi và đun sôi khoảng 8 phút.
– Bước 4: Đổ gừng ra thau nước lạnh và xả lại vài lần để làm sạch. Sau đó tiếp tục đem nấu gừng lần 2 để khử bớt vị cay. Sau khi nấu, trút gừng ra rổ và để ráo.
– Bước 5: Khi gừng đã ráo khô, bạn cân lại còn khoảng 600g. Lúc này, bạn đem gừng trộn với đường và để ngấm khoảng 4-5 tiếng.
– Bước 6: Dùng chảo sâu lòng nấu gừng và nước đường. Khi nước đường sôi lên, bạn hãm nhỏ lửa và sên đều cho đến khi gừng khô lại, đường áo đều quanh mỗi lát gừng thì tắt bếp.
– Thỉnh thoảng dùng đũa đảo đều để gừng không bị cháy sém và được ngấm đường. Đến khi lượng nước đường trong chảo không còn nhiều và đã hơi sền sệt thì giảm nhỏ lửa, dùng đũa đảo liên tục và cho vanilla vào để tạo mùi thơm.
– Bước 7: Khi mứt đã nguội hẳn thì nên sử dụng lọ thủy tinh hoặc buộc kín túi nilon để bảo quản mứt được lâu, trong thời gian dài, mứt gừng có hạn sử dụng lâu nhất trong số các loại mứt. Tuy nhiên, tránh để mứt tiếp xúc với không khí dễ gây mốc, hỏng.
Mứt gừng có mùi vị hấp dẫn, ngọt nhẹ và thơm dịu mùi vị của gừng. Đường trắng kết tinh bám vào từng lát gừng trông đẹp mắt.
Mứt không bị ướt hay bị khô quá hoặc cháy sém, sẽ ảnh hưởng đến mùi vị và thẩm mỹ. Chỉ với những công đoạn vô cùng đơn giản là bạn đã chuẩn bị cho gia đình mình một món quà đầy ý nghĩa và ấm áp rồi.
Quây quần bên gia đình cùng với lọ mứt gừng tự tay mình làm cùng với ly trà nóng hổi, thơm nồng trong cái giá lạnh của thời tiết ngày tết thì còn gì tuyệt vời hơn được nữa? Vừa ấm lòng lại vừa có tác dụng trị ho, giải cảm.
Mời các bạn xem thêm: Cách làm mứt cà rốt dẻo, mứt cà rốt khô thơm ngon theo kiểu truyền thống dịp Tết Việt
C Cách làm mứt gừng dẻo với dứa (thơm) không cần nước vôi
Món mứt gừng cay cay ấm bụng là một món ngon ngày Tết thường không thể thiếu được trong đĩa bánh kẹo mời khách của gia đình trong dịp Tết.
Hãy cùng học cách làm mứt gừng truyền thống với thơm tại nhà để đảm bảo vệ sinh thực phẩm nhé, khá đơn giản thôi mà chị em nào cũng có thể làm được nhé.
Trẻ con thường không ăn được mứt gừng vì chúng quá cay, nhưng với phiên bản mứt gừng dẻo thì bé có thể nhâm nhi được một chút để giữ bụng ấm trong những ngày Tết.
Thành phần nguyên liệu
- 350g gừng non
- 1 trái dứa nhỏ (khoảng 150g)
- 200g đường
- 1 viên phèn chua
- 2 quả chanh
Hướng dẫn cách làm
– Bước 1: Gọt vỏ trái dứa, cắt bỏ mắt, sau đó bổ làm tư, bỏ lõi và băm nhuyễn.
– Bước 2: Rửa gừng thật sạch, gọt vỏ và ngâm vào thau nước có pha chanh. Sau đó thái gừng thành từng lát mỏng và tiếp tục thái sợi chỉ.
– Để gừng không bị thâm đen, bạn nên tiếp tục cho gừng ngâm trong thau nước pha chanh.
– Bước 3: Vớt gừng ra, xả lại với nước, sau đó cho vào nồi nước chần qua với phèn chua trong ít phút.
– Sau khi chần xong, đổ gừng ra rổ và tiếp tục xả lại nước lạnh vài lần để khử sạch phèn.
– Bước 4: Trộn gừng, dứa và đường với nước cốt của quả chanh còn lại và ngâm qua đêm để ngấm đường.
– Bước 5: Khi đường tan hoàn toàn, cho lên chảo sâu lòng và nấu. Khi nước đường sôi, hãm nhỏ lửa và sên đến khi gừng dẻo thì tắt bếp.
– Bước 6: Trải mứt gừng ra mâm và đợi nguội trước khi cho vào hũ thủy tinh đậy kín.
Khi ăn, có thể trộn thêm ít đậu phộng giã thô sẽ thấy được vị bùi quyện trong vị chua, cay, ngọt hài hòa của mứt rất thú vị.
Mứt gừng lát dạng thái miếng, bạn dễ dàng bảo quản trong các dụng cụ đơn giản, chỉ cần để khô ráo bạn có thể thoải mái sử dụng trong một thời gian dài.
Mứt Gừng có hạn sử dụng lâu nhất trong các loại mứt đấy nhé. Ngày Tết vừa nhâm nhi nước trà vừa ăn mứt gừng thì quá là hợp luôn, vừa ấm lòng lại có tác dụng phòng ho rất tốt.
Chúc bạn thành công với các công thức làm mứt gừng dẻo và mứt gừng khô trên đây nhé!
Mời các bạn xem thêm: Cách làm mứt bí đao
D Cách làm mứt gừng dẻo thái sợi nhỏ đơn giản nhất
Có lẽ hương vị thơm ngon ngọt ngào hấp dẫn của món mứt chính là nét đặc trưng rất khó quên trong những ngày Tết cổ truyền của người dân Việt Nam.
Tuy nhiên bên cạnh cách làm món mứt khô quen thuộc thì cách làm mứt gừng dẻo nguyên miếng lạ miệng thơm ngon dưới đây sẽ khiến bạn cảm thấy thú vị đấy, mứt dẻo có rất nhiều loại với mỗi nguyên liệu sẽ là một loại mứt khác nhau.
Hôm nay Massageishealthy sẽ hướng dẫn các bạn cách làm mứt gừng dẻo nhé, với vị cay nhẹ, chua chua, thơm thơm món này được rất nhiều người yêu thích đấy. Hãy cùng thực hiện cách làm món mứt gừng dẻo lạ ngon để chuẩn bị đón Tết nhé.
Nguyên liệu làm mứt gừng dẻo tại nhà
- Gừng non: 1kg
- Dứa chín: 1 quả to khoảng 500g
- Đường trắng: 600g
- Chanh tươi: 2 trái
- Phèn chua: 5g
- Vani: 2 ống
- 1 chảo chống dính để rim mứt gừng dẻo
Hướng dẫn cách làm mứt gừng dẻo nguyên miếng ngon mà đơn giản
– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu cho cách làm mứt gừng dẻo.
– Bước 2: Chanh tươi: cắt đôi văt lấy nước cốt, gừng non rửa sạch đất cát, cạo vỏ, cắt chỉ vừa cắt vừa ngâm gừng vào chậu có pha phần nước cốt của 1 trái chanh tươi để gừng không bị thâm, sau đó vớt gừng ra, rửa nhiều lần với nước rồi để ráo.
– Bước 3: Dứa chín rửa sạch, gọt bỏ vỏ, cắt bỏ mắt, chẻ làm 4 phần, cắt bỏ phần cùi dứa rồi cắt hạt lựu.
– Bước 4: Sau khi sơ chế nguyên liệu xong bạn tiến hành xử lý gừng để có cách làm mứt dẻo ngon.
– Đun sôi 2 lít nước với 5g phèn chua rồi cho gừng vào nước phèn chua chần khoảng 10 phút, làm thế này món mứt dẻo sẽ có độ trong và dẻo ngon hơn rất nhiều, sau đó rửa gừng sạch nhiều lần với nước cho hết phèn nhé.
– Bước 5: Kế đến bạn trộn đều gừng, dứa cắt hạt lựu với nước cốt 1 trái chanh tươi còn lại và 600g đường rồi để trong 2-3 tiếng cho phần đường tan hết hoàn toàn.
– Bước 6: Cuối cùng bạn sên mứt để có cách làm mứt gừng dẻo thật ngon nhé. Cho hỗn hợp ở bước trên lên chảo chống dính, vặn lửa nhỏ để sên mứt gừng dẻo, đảo đều nhẹ nhàng khi hỗn hợp sôi, bạn cho 2 ống vani vào.
– Bước 7: Tiếp tục đảo nhẹ đến khi gừng có độ dẻo nhất định, trong, ăn dẻo, thanh, ngọt thì tắt bếp để mứt nguội, cho mứt gừng dẻo vào hủ thủy tinh đậy kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để ăn dần nhé.
Chỉ với nguyên liệu là gừng tươi bạn vừa có thể chế biến nên món mứt gừng dẻo với hương vị rất hấp dẫn rồi đấy.
Mời các bạn xem thêm: Cách làm mứt chuối các loại
Đặc biệt món mứt gừng dẻo lạ miệng thơm ngon trên đây chắc chắn sẽ mang lại cho người thưởng thức những cảm nhận thú vị trong những ngày đầu năm đấy nhé.
E Cách làm mứt gừng mật ong không cay tuyệt ngon
Mứt gừng mật ong ngòn ngọt, cay cay tỏa hương thơm nồng giúp xua đi cái giá lạnh ngày đầu xuân. Cùng tham khảo cách làm mứt gừng không cay kết hợp cùng mật ong đãi khách dịp Tết.
Trong thời tiết se lạnh của ngày Tết Nguyên đán, mứt gừng là món điểm tâm đãi khách không thể nào thiếu.
Bên bàn trà bốc khói nghi ngút, vừa nghe chuyện đầu năm vừa nhâm nhi miếng mứt gừng cay cay, ngòn ngọt tỏa hương thơm nồng cũng là một cái thú của nhiều gia đình.
Cùng Massageishealthy học cách làm mứt gừng mật ong không bị quá cay cực ngon để đãi khách cho ngày Tết sắp tới.
Thành phần nguyên liệu làm mứt gừng
– Để làm được mứt gừng mật ong, bà nội trợ cần chuẩn bị vanilla, 5 thìa canh mật ong nguyên chất, 1 trái chanh tươi, 450 – 500 gram đường kính và 1kg gừng tươi.
– Tùy sức ăn và khẩu vị của gia đình, bà nội trợ có thể tăng giảm lượng đường hoặc các thành phần khác theo tỷ lệ cho phù hợp.
Hướng dẫn làm mứt gừng không cay
– Để mứt gừng mật ong được giòn ngon, không quá cay và không bị xơ, nên chọn gừng bánh tẻ không quá non, cũng không quá giòn.
– Gừng mua về rửa cho sạch bụi đất rồi dùng dao sắc cạo lớp vỏ bên ngoài đi, không nên gọt vỏ. Thái gừng thành từng lát mỏng đều, to bản.
– Đun sẵn một nồi nước sôi để cho gừng vào chần, nhớ là nước trong nồi phải ngập mặt gừng.
– Sau khi chần tầm 3 phút, chắt bỏ nước cũ trong nồi đi và cho nước nóng mới vào. Lặp đi lặp lại vài lần cho đến khi gừng bớt vị cay.
Với gia đình ăn được cay, có thể chỉ cần chần 2 lần. Nếu không ăn được cay, bà nội trợ nên chần gừng từ 3 – 4 lần. Ở lần chần gừng cuối cùng, cho thêm vào nước sôi nước cốt của 1 trái chanh tươi để làm trắng gừng.
– Gừng chần xong vớt ra rổ, rửa lại bằng nước lạnh vài lần cho bớt vị chua của chanh. Vớt gừng ra rổ và để thật ráo.
– Chờ khi gừng ráo hẳn, cho mật ong và đường kính vào ướp cùng khoảng 4 giờ, lúc này có thể đường đã tan hết.
– Tuy nhiên, theo cách làm mứt gừng truyền thống, vì gừng không ra nhiều nước nên có thể bà nội trợ phải chờ lâu hơn để đường tan hẳn.
– Bước tiếp theo trong cách làm mứt gừng mật ong, đặt nồi hoặc chảo gang đế dày lên bếp, cho nước đường và gừng vào đun ở lửa nhỏ, nhớ đảo đều để gừng ngấm đường.
– Khi nước đường bắt đầu sệt lại, đảo nhanh tay hơn để đường không cháy, khi đảo nếu thấy nặng tay, nhớ giảm lửa xuống mức nhỏ nhất.
– Đảo mứt liên tục cho đến khi đường kết tinh thành phấn trắng bám quanh miếng gừng, các miếng gừng rời nhau là được. Tắt bếp, bắc chảo ra ngoài và để cho gừng nguội hẳn.
Thành phẩm mứt gừng mật ong
– Sau đó, cho gừng vào hũ kín để bảo quản ăn dần. Với công thức làm mứt gừng mật ong này, nên bảo quản mứt ở nơi thoáng mát, khô ráo.
Với cách làm mứt gừng này, bạn sẽ có một món ăn vị ngọt cay, tính ấm có tác dụng tiêu đàm, lợi thủy, ôn trung, xua lạnh.
Với những người đang bị phong thấp, sổ mũi nghẹt mũi, cảm, tiêu chảy, buồn nôn, đầy bụng, đau bụng, ăn mứt gừng mật ong rất tốt. Tuy nhiên, bà bầu và người bị nóng trong nên hạn chế ăn gừng.
Massageishealthy chúc các bạn thành công!