Đau bao tử, đau dạ dày nên ăn các loại thực phẩm thân thiết với dạ dày, trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, kích thích hệ tiêu hóa. Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá nên kiêng ăn các loại thức ăn cay nóng, các chất kích thích, táo nhiệt: Cụ thể như rượu, cà phê, ca cao, nước trà đậm, tiêu, ớt, gừng khô, cà ri, các loại thực phẩm nướng…
Đau dạ dày đã trở thành một căn bệnh về tiêu hoá quá quen thuộc với bất cứ ai nhất là những nhân viên văn phòng. Những cơn đau bụng có thể ập đến bất cứ lúc nào gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ, cuộc sống và công việc của người bệnh.
Tham khảo tại https://www.webmd.com/digestive-disorders/ss/slideshow-food-stomach-upset
Chế độ và cách ăn uống tốt cho người đau, viêm loét dạ dày, bao tử
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Điều trị y khoa là điều bắt buộc nhưng bạn cũng nên biết rằng chế độ ăn uống góp phần không nhỏ vào việc giúp bệnh nhẹ bớt đi hay nặng hơn. Hôm nay hãy cùng Massageishealthy tìm hiểu về đau dạ dày nên ăn gì, những loại thực phẩm mà người bị dạ dày nên và không nên ăn nhé!
Xem thêm: 12 triệu chứng và dấu hiệu đau dạ dày, bệnh về tiêu hoá – Nguy cơ gây ung thư dạ dày
I – Bệnh viêm dạ dày nên ăn gì thì tốt?
1.1 Bị đau dạ dày nên ăn hoa quả, rau gì tốt?
- Chuối
Chuối là thực phẩm hàng đầu thân thiết với dạ dày, chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột.
Ngoài ra, thành phần trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt các chất tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy tốt cho đường tiêu hoá.
- Đu đủ
Đu đủ cũng là một loại quả thân thiện với dạ dày. Ăn đu đủ thường xuyên kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu hoặc điều trị táo bón hiệu quả. Các chất có trong đu đủ giúp xoa dịu dạ dày bằng cách thúc đẩy sản sinh các acidic lành mạnh.
- Gừng
Gừng như một phương thuốc đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. Bạn có thể dùng gừng trực tiếp bằng miếng gừng tươi hoặc kẹo gừng hay thêm gừng trong các tách trà nóng cũng đem lại hiệu quả tương tự.
- Táo
Giống như chuối, táo là nguồn dồi dào chứa pectin có thể thúc đẩy sự hoạt động của hệ tiêu hoá dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón.
- Nước ép bắp cải
Năm 1948, theo ghi chép y tế các nhà khoa học đã phát hiện trong cải bắp có một chất chống loét gọi là vitamin U, giúp chữa viêm dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày ruột, viêm đại tràng. Do vitamin U bị huỷ ở nhiệt độ cao, nên dùng nước ép cải bắp tươi để đạt hiệu quả cao nhất.
Một ký lá cải bắp tươi sẽ cho 500 – 700ml nước ép, nếu giã tươi lấy nước cốt thì được 350 – 500ml. Dùng nước ép hoặc nước cốt cải bắp uống trong ngày với liều 1.000ml, chia làm 4 – 5 lần (có thể pha thêm đường hay muối, dùng nóng hay lạnh). Điều trị liền trong vòng 2 tháng, sẽ có kết quả rõ rệt đối với bệnh nhân có ổ loét chưa quá sâu.
- Cà tím
Cà tím là loại quả rất giàu dinh dưỡng, trong thành phần của cà tím có 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid. Các khoáng chất (tính theo mg/100g) gồm: kali 220, phốt pho 15, magiê 12, calcium 10, lưu huỳnh 15, clor 15, sắt 0,5, mangan 0,2, kẽm 0,2, đồng 0,1, iod 0,002. Các vitatmin B1, B12, PP rất ít, nhiều chất nhầy. Vì lượng chất nhầy này mà cà tím còn có tác dụng hỗ trợ rất điều trị bệnh dạ dày.
- Cà rốt
Cà rốt là nguồn có chứa carotene dồi dào. Carotene có thể được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể con người. Theo khoa học về sức khoẻ và y học cổ truyền, bạn có thể ăn cà rốt để cải thiện lá lách và gan, tăng cường chức năng đường ruột và dạ dày, bảo vệ mắt và tăng cường miễn dịch sứ khoẻ đối với các bệnh y khoa khác nhau.
- Rau chân vịt
Rau chân vịt có chứa hàm lượng lớn scellulose. Sự hấp thụ đầy đủ của cellulose có thể thúc đẩy nhu động đường ruột và cải thiện đại tiện. Nếu bạn thường xuyên ăn rau chân vịt, gan, ruột và dạ dày của bạn có thể được bảo vệ tốt. Ngoài ra, ăn rau chân vịt thường xuyên có thể thúc đẩy sự bài tiết của tuyến tụy và cải thiện sự tiêu hóa.
- Khoai tây
Khoai tây có chứa hàm lượng cao của tinh bột. Sau khi tinh bột xâm nhập vào cơ thể của bạn, nó có thể được chuyển đổi nhanh chóng thành glucose. Nó có thể bảo vệ dạ dày của bạn và thúc đẩy nhu động dạ dày và đường ruột bằng cách ăn khoai tây ngọt ngào trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
- Khoai lang
Khoai lang giàu protein, đường, vitamin, chất béo, canxi, muối vô cơ, sắt …Một lượng vừa đủ khoai lang có thể giúp bạn nuôi dưỡng lá lách, dạ dày, thận và da. Với khoai lang, dạ dày của bạn có thể chống lại cái lạnh trong mùa đông.
- Bí ngô
Bí ngô có chứa một lượng lớn Pectin. Pectin có hiệu quả có thể hấp thụ các vi khuẩn và các chất độc hại như kim loại nặng để làm sạch cơ thể của bạn. Đồng thời, pectin có thể bảo vệ dạ dày của bạn và làm giảm bớt viêm dạ dày.
- Thì là
Dù là khó tiêu hay chướng hơi, dùng trà thì là hoặc nhai vài hạt thì là khô (hay vài nhánh tươi) sẽ giúp tiêu hóa, giảm no hơi, xoa dịu cơn đau thắt và ngăn buồn nôn.
1.2 Những thực phẩm tốt cho người bị bệnh viêm loét dạ dày
- Giấm táo
Hỗn hợp gồm một muỗng canh giấm táo, một tách nước nóng và một muỗng mật ong sẽ làm dịu cơn khó tiêu, có thể làm êm các cơn đau quặn và đầy hơi. Thức uống này còn ngăn chặn triệu chứng xót rát dạ dày.
- Sữa chua
Khi xuất hiện những cơn đau bụng, chắc chắn chúng ta không có hứng thú với các chế phẩm từ sữa, nhưng với chất lượng của sữa chua vi sinh, đồng nghĩa với lợi khuẩn sống, là một giải pháp tốt vì chữa lành các khó chịu về tiêu hóa cũng như kích thích hệ miễn dịch. Nên chọn sữa chua không đường, không béo và không mùi.
- Thực phẩm thô
Ăn nhiều thực phẩm thô là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, các chứng bệnh về dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu; một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt… Ngoài ra, thực phẩm thô có nhiều chất chống ôxy hóa quan trọng bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.
- Các loại tôm cá
Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá khuyên bạn nên ăn nhiều tôm cá và các loại thực phẩm chứa nhiều đạm và can xi. Trong tôm cá giàu can xi, protein và đặc biệt là có chứ nhiều kẽm – các chất cần thiết để lành vết loét.
- Nhóm thực phẩm trứng sữa
Theo các chuyên gia y khoa, bệnh nhân đau dạ dày nên ăn các loại thức ăn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống lại các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Các loại thực phẩm nên dùng: Trứng, sữa, gạo nếp, …Việc uống sữa với chế độ hợp lí sẽ có tác dụng tốt đối với bệnh nhân đau dạ dày.
- Uống trà ấm
Uống trà ấm là một thói quen lý tưởng đối với bệnh nhân dạ dày, nhiệt độ uống tốt là từ 30-32 độ C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của nó.
- Nước dừa
Là chất lỏng tinh khiết nhất đứng thứ hai sau nước tinh khiết, nước dừa chứa nhiều các chất điện phân, canxi, kali, magie…và các chất khoáng tốt cho cơ thể, giúp giảm các vấn đề về tiết niệu và tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột.
- Bánh mì nướng
Giống với các loại thực phẩm thô, bánh mì nướng tạo thêm các axit trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và không chứa quá nhiều chất béo. Tuy nhiên, lưu ý nhỏ là bạn hãy tránh xa bơ và mứt cho đến khi dạ dày của bạn làm việc tốt hơn.
- Thực phẩm hoa quả giàu chất xơ
Các nghiên cứu y khoa cũng chỉ ra rằng đau dạ dày nên ăn gì thì nên sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất xơ cũng có nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Những thực phẩm chứa thành phần chất xơ có tác dụng giúp ngăn ngừa và chữa lành vết loét và viêm dạ dày. Bạn có thể lựa chọn một số loại thực phẩm như cần tây, nam việt quất, táo, trà xanh, quả việt quất, anh đào, ớt chuông,…
6 cách chữa đau dạ dày dân gian tại nhà không dùng thuốc theo ghi chép y tế
1.3 Các món cháo, món ăn tốt cho người bệnh dạ dày, bệnh về tiêu hoá
Cháo hạt sen
Món cháo bổ dưỡng này vừa dễ làm lại có thể ăn quanh năm do hạt sen có thể phơi khô và bảo quản lâu dài. Cháo hạt sen giúp giảm những cơn đau bụng, tốt cho hệ tiêu hóa, lại có tác dụng an thần, tạo giấc ngủ ngon cho người bệnh.
Nguyên liệu gồm có:
- Hạt sen: 100gram
- Hồng xiêm non: 15gram
- Củ mài: 50gram
- Đường phèn: 20gram
Cách làm:
- Hồng xiêm non gọt vỏ, giã dập rồi cho vào nồi đun sôi lửa nhỏ với 2 bát nước. Sau đó, lọc lấy nước để nấu cháo. Hạt sen, củ mài dùng loại sấy khô nghiền thành bột mịn.
- Cho bột củ mài, hạt sen vào nồi nước hồng xiêm đun nhỏ lửa. Hầm kỹ cho cháo chín nhừ rồi cho đường phèn vào và đun tiếp. Quấy đều đến khi tan hết đường thì đun thêm 3 phút nữa là dùng được. Cháo hạt sen khi ăn thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho người bệnh.
Cháo táo đỏ tốt cho người bị đau dạ dày
Đây cũng là một món cháo đơn giản nhưng vô cùng tốt cho người bị bệnh dạ dày, đặc biệt là viêm loét dạ dày.
Nguyên liệu gồm:
- 10 gram táo đỏ
- 50 gram gạo nếp
- Đường trắng
Cách làm:
- Táo đỏ rửa sạch rồi cho vào nồi đun khoảng 10 phút rồi cho gạo nếp đã vo kỹ vào nấu cùng. Ninh hai nguyên liệu trên tới khi hạt gạo bở bung thì cho đường và nêm nếm cho vừa miệng là xong.
Cháo cao lương thịt dê
Nguyên liệu:
- 100 gram thịt dê
- 100 gram gạo cao lương
- Muối ăn, mì chính
Cách làm:
- Thịt dê rửa sạch thái hình quân cờ. Gạo cao lương vo kỹ để ráo. Cho hai nguyên liệu trên vào nấu cùng một lít nước.
- Tới khi gạo và thịt dê chín nhừ thì nêm nếm gia vị cho vừa miệng là dùng được. Món này nên ăn 2 – 3 lần/ngày vào những bữa nhẹ.
Canh đu đủ nấu sườn
Thành phần:
- Đu đủ 1 quả
- Lạc 150g
- Sườn 500g
- Táo tàu 9 quả
- Gia vị vừa đủ.
Cách làm:
- Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng. Lạc ngâm 30 phút. Sườn rửa sạch, táo tàu bỏ hạt. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đun lửa to với lượng nước vừa đủ, khi sôi chuyển ninh lửa nhỏ trong 3 tiếng, sau đó nêm gia vị vừa miệng.
Tác dụng: Thanh nhiệt, kiện tì thông tiện, có tác dụng dưỡng sinh tư nhuận, làm giảm nhẹ triệu chứng đối với những bệnh như viêm dạ dày mạn tính, viêm trực tràng, các vấn đề về hệ tiêu hoá.
Cá diếc hầm
Thành phần:
- Cá diếc tươi 250g
- Gừng tươi 30g
- Quất bì 10g
- Hạt tiêu 3g.
Cách làm:
- Cá đánh vẩy, bóc mang, bỏ nội tạng và rửa sạch; gừng rửa sạch, thái phiến, quất bì thái chỉ.
- Dùng vải lụa gói gừng, quất bì và hạt tiêu rồi nhét vào bụng cá, cho nước vừa đủ, hầm nhỏ lửa, ăn cá, uống nước khi đói bụng.
Công dụng: Dùng chữa trị đau bụng thành cơn, sợ lạnh, thích ấm nóng.
Dạ dày lợn
Rễ cây quất vàng 30g rửa sạch, thái đoạn, dạ dày lợn 150g thái miếng, hầm cả hai thứ cho chín rồi chế thêm gia vị, ăn dạ dày, uống nước hầm.
Công dụng của món ăn này: chữa trị vùng thượng vị đau trướng, lan ra hai bên mạng sườn, không thích xoa nắn, nếu ấn vào thì đau tăng, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, ăn khó tiêu, nếu ợ hơi hoặc trung tiện được thì dễ chịu, đại tiện không thông khoái.
1.4 Đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng?
Buổi sáng luôn rất quan trọng đối với việc chăm sóc sức khoẻ của mọi người lại càng quan trọng hơn với những ai đang phải chịu đựng căn bệnh dạ dày. Vì thế hãy hết sức chú ý trong việc lựa chọn món ăn phù hợp vào buổi sáng để tốt cho sức khoẻ bạn nhé!
-
Ăn sáng bằng thức ăn lỏng
Bạn có thể uống các loại nước súp, nước ép trái cây pha loãng hoặc uống nước dành cho các vận động viên thể thao, vừa có thể cung cấp nước vừa cung cấp muối khoáng cho cơ thể. Nhưng bạn hãy lưu ý rằng những loại quả sau không tốt cho người bị đau dạ dày nhé: Quả dứa, chanh, hồng, chuối, quýt. Vì vậy nên tránh chúng ra trong thực đơn các bữa ăn của bạn để chúng không làm hại đến dạ dày nha.
-
Ăn sáng bằng thức ăn đặc
Các loại thức ăn đặc dễ tiêu hóa có lợi khi bạn bị viêm dạ dày. Tuy nhiên, bạn chỉ nên kết hợp với các loại thực phẩm này chỉ khi cơ thể có thể chịu được và không bị nôn ra trong vòng vài giờ.
Sự lựa chọn tốt nhất là bánh mì khô, bánh quy, cơm và táo. Những thực phẩm giàu tinh bột giúp hệ tiêu hóa của bạn nhẹ nhàng hơn và có thể cung cấp được năng lượng và khoáng chất. Khi hệ tiêu hóa của bạn được cải thiện thì bạn có thể bổ sung gelatin, lòng trắng trứng nấu chín, thịt nạc để cung cấp protein hỗ trợ phục hồi cho dạ dày tốt hơn.
Gợi ý bữa ăn sáng cho người bị đau dạ dày
Thực đơn 1:
- 1 miếng bánh mì kẹp thịt nạc và rau
- 1 ly sữa tươi 200ml
- 1 quả chuối
Thực đơn 2:
- 1 chén súp thịt nạc
- 1 ly nước ép trái cây
- 1 quả táo
Thực đơn 3:
- 1 chén cháo cá thu
- 1 ly nước ép trái cây
- 1 hũ sữa chua
1.5 Người đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau? Theo nghiên cứu y học
Một trong những vấn đề khó khăn mà bệnh dạ dày mang đến cho người bệnh đó chính là họ phải đối mặt với những cơn đau bụng bất cứ lúc nào, điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, quá trình học tập của người bệnh. Vì thế đừng bỏ qua những loại thực phẩm giúp bạn giảm đau cấp tốc tạm thời này nhé!
- Cơm
Cơm trắng và các loại thực phẩm giàu tinh bột khác như khoai tây, yến mạch có tác dụng làm dịu hệ tiêu hóa và giảm triệu chứng đau dạ dày, tiến sĩ Robynne Chutkan, phó giáo sư chuyên khoa tiêu hóa Bệnh viện Đại học Georgetown ở Washington, DC cho biết.
Các loại thực phẩm giàu tinh bột cũng không tồn tại trong dạ dày quá lâu, nên không kích thích trào ngược axit và không làm người bệnh khó chịu.
- Bánh mì nướng
Những ai thường xuyên bị đau dạ dày, hãy mang theo mình một chiếc bánh mì nướng. Bánh mì nướng có tác dụng xoa dịu cơn đau ngay lập tức. Bánh mì nướng không gây trào ngược axit, dễ tiêu, phù hợp với những ai hay bị đau dạ dày.
- Bánh quy
Bánh quy được coi là biện pháp giảm đau dạ dày tức thời. Nhiều nghiên cứu y khoa còn cho biết bánh quy có khả năng hấp thụ axit dạ dày. Dù chưa có kết luận rõ ràng về điều này, nhưng bánh quy vẫn được coi là phương thuốc giảm đau tự nhiên và thần kỳ nhất với người bị bệnh dạ dày.
- Trà thảo mộc
Trà thảo mộc có tác dụng làm dịu cơn đau rất hiệu quả. Người bị đau dạ dày có thể uống mọi loại trà thảo mộc, trừ trà bạc hà vì nó có thể gây trào ngược axit và ợ nóng.
- Gừng
Một củ gừng nhỏ, rửa sạch rồi giã nhuyễn, thả vào cốc nước ấm sẽ giúp đánh bay cơn đau dạ dày khó chịu.
- Nước dừa
Nước dừa chứa đường tự nhiên, có thể cung cấp lượng calo và chất điện giải cho cơ thể. Khi bị đau dạ dày, bạn nhấp vài ngụm nước dừa sẽ thấy đỡ đau hơn.
- Sốt táo
Táo cũng là loại quả giúp làm dịu cơn đau dạ dày bởi nó dễ tiêu, có thể giảm triệu chứng tiêu chảy và vẫn cung cấp nhiều calo cho cơ thể. Táo chứa nhiều pectin (nhiều nhất ở phần vỏ) hỗ trợ giảm triệu chứng táo bón lâu ngày.
- Cháo, súp
Cháo, súp là hai món ăn ít chất béo nhưng vẫn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Khi bị đau dạ dày, chỉ cần ăn vài thìa cháo hoặc súp sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
II – Người bị đau dạ dày kiêng ăn gì để tốt cho sức khoẻ?
Bên cạnh việc tìm hiểu những loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ thì người mắc bệnh dạ dày cũng cần nắm chắc những loại thực phẩm không nên ăn để có thể hạn chế được tình trạng đau dạ dày cũng như ngăn ngừa việc bệnh tiến triển nặng hơn dẫn đến ung thư.
Chất kích thích, táo nhiệt: Cụ thể như rượu, cà phê, ca cao, nước trà đậm, tiêu, ớt, gừng khô, cà ri, các loại thực phẩm nướng; món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; các loại thịt quay, thịt tái, thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, thịt hộp, các loại cá khô, mắm mặn; cũng nên hạn chế bột ngọt vì đó là một loại acid.
Thực phẩm quá mát hoặc lạnh, nóng sôi: Cụ thể như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò… hay các loại gia vị có tính kích thích như hành, tỏi, ớt, tiêu… đồ ăn quá mặn (mắm, tương, chao…) thường làm tăng sự bài tiết axit của dạ dày, gây ra các cơn đau.
Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ: Cụ thể như củ cải già, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn… Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.
Các loại nấm: Nói chung tất cả các loại nấm, kể cả nấm làm thuốc. Nhất là các loại nấm còn non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm non có chất phalin rất độc chưa bị hủy, có thể làm tổn thương dạ dày.
Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị: Cụ thể như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, sơ ri, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt…
Trứng chưa chín hoặc quá chín: Vì trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa. Nếu nấu trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu, vậy nên chiên (rán) hoặc luộc vừa chín tới là tốt nhất.
III – Lưu ý cho những người bệnh dạ dày, bao tử từ bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá
Mặc dù chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc điều trị bệnh dạ dày nhưng bạn cũng cần lưu ý và điều chỉnh chế độ sinh hoạt hằng ngày để có thể hỗ trợ tốt hơn cho việc điều trị bằng dược phẩm:
- Chú ý tránh căng thẳng thần kinh, không để tâm lý lo lắng, suy nghĩ quá nhiều.
- Chú ý ăn uống điều độ và khoa học. Nên ăn đúng giờ, không để quá no, quá đói.
- Giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi.
- Điều trị các bệnh kèm theo như basedow, cường vỏ thượng thận để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn biết rõ hơn về những loại thực phẩm tốt cho dạ dày cũng như các loại thực phẩm mà người dạ dày không nên ăn để có thể có được giải pháp điều trị y khoa tốt nhất để chăm sóc sức khoẻ cho mình cũng như những người xung quanh.
IV. Thực đơn cho người đau dạ dày, các món ăn thức ăn tốt cho người bệnh dạ dày
Thực đơn cho người đau dạ dày – Có thể bạn đã biết, việc ăn uống của người mắc chứng bệnh dạ dày rất khó khăn và cần phải chú ý nhiều. Người bệnh dà dày thường dễ bị chán ăn, lười ăn, ngoài ra còn sợ sau mỗi lần ăn xong sẽ xuất hiện các triệu chứng đau dạ dày lại bắt đầu tái phát và hành hạ người bệnh.
Với tình trạng lười ăn kéo dài như vậy, sẽ khiến cơ thể bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng, nặng hơn dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.
Hiểu được những vấn đền trên, hôm nay Massageishealthy muốn giới thiệu đến các bạn thực đơn cho người đau dạ dày với 4 món ăn bỗ dưỡng cho người đau dạ dày, những món ăn này khá dễ ăn, giàu sinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, ngoài ra nó còn có khả năng cải thiện hiệu quả tình trạng đau dạ dày, cùng tham khảo ngay bị đau dạ dày nên ăn gì bài viết dưới đây nhé!
Cách tiết chế cơn đau dạ dày và ngăn ngừa căn bệnh này phát triển đó chính là thực đơn cho người đau dạ dày kết hợp chế độ ăn uống khoa họa, việc ăn uống điều độ lành mạnh mỗi ngày là một trong những phương thuốc đặc biệt cho bệnh nhân dạ dày hay ngay cả những căn bệnh khác về đường tiêu hóa.
Ngoài việc dùng thuốc theo kê đơn, nếu không chú ý ăn uống, bệnh đau dạ dày sẽ không thể được chữa khỏi, chắc chắn bệnh sẽ tái phát lại trong thời gian sớm.
Dưới đây là danh sách thực đơn cho người đau dạ dày, 4 món ăn bổ dưỡng cho người đau dạ dày mà Massageishealthy muốn giới thiệu đến các bạn, hãy tham khảo và bắt tay vào thực hiện ngay, chọn ngay vào thực đơn hàng ngày, hàng tuần.
1/ Món cháo hạt kê
Người mắc chứng đau dạ dày được các bác sĩ khuyên dùng các món ăn loãng như cháo hoặc là súp, hay những món ăn mềm, bởi những món ăn này dễ tiêu hóa, giảm thiểu triệu chứng đầy bụng, đau bụng, ăn không tiêu….
Để thực hiện món cháo hạt kê đầy bổ dưỡng, ngoài khâu chuẩn bị hạt kê các bạn cần chuẩn bị thêm đậu phộng và đậu đỏ theo tỉ lệ hạt kê và đậu phộng bằng nhau, đậu đỏ tỷ lệ bằng một nửa so với kê.
Hướng dẫn cách làm
Bước 1: Các hạt mua về ngâm trong bát nước mát và để qua đêm
Bước 2: Sau khi ngâm một đêm, bạn vớt những nguyên liệu này rồi cho tất cả vào nồi, đổ nước vừa đủ và ninh cho đến khi chín nhừ thì đến bước tiếp theo.
Bước 3: Khi món cháo hạt kê đã chín thì bạn cho thêm một lượng đường phèn vừa đủ vào, khi nào đường tan hết thì tắt bếp, các bạn nên ăn món này khi còn ấm, chia ra dùng hết trong ngày, không nên để đến hôm sau.
Tác dụng của món cháo hạt kê
Theo đông y, kê có tác dụng thanh nhiệt và giải độc, phù hợp cho bệnh nhân tỳ vị hư kém… ăn món ăn bổ dưỡng này sẽ giúp các bạn giảm thiểu triệu chứng buồn nôn, đầy bụng, đau bụng do đau dạ dày gây ra
2/ Món dạ dày lợn hấp tiêu
Món ăn này có tác dụng làm mạnh dạ dày.
Cách làm:
Dạ dày lợn mua về làm sạch kỹ sau đó rửa lại với nước mát, sau đó cho thêm một chút tiêu, nêm nếm gia vị vừa đủ và trong dạ dày rồi cho vào hấp hoặc hầm cho đến khi nào chín mềm. Với món ăn này các bạn cũng nên dùng khi nóng, chia làm nhiều lần ăn trong ngày, và hạn chế để qua đêm. Mỗi tuần ăn món ăn bổ dưỡng cho người đau dạ dày này 1 hoặc 2 lần.
3/ Cháo hạt sen
Cháo hạt sen vô cùng bỗ dưỡng, không chỉ dành cho cho người bệnh dạ dày mà ngay cả bệnh nhân của những bệnh khác cũng nên dùng cháo hạt sen. Khi nhắc đến cháo hạt sen nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc điều trị mất ngủ, khó ngủ. Tuy nhiên bên cạnh đó, nó còn có tác dụng làm bổ tỳ vị, mạnh dạ dày, đồng thời giúp thư giãn tinh thần, từ đó làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Cũng giống như các món cháo khác, cách làm khá đơn giản bạn chỉ cần cho hạt sen và gạo, đổ nước vào và ninh cho đến khi nào chín nhừ là được. Tuy nhiên với món ăn này các bạn nên cho thêm chút khiếm thực để nâng cao hiệu quả. Có thể cho đường hoặc muối tùy khẩu vị nhé!
4/ Thịt nạc hầm nấm
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 gam thịt lợn nạc, 1 gam nấm rơm
Cách làm: thịt heo và nấm rơm mua về các bạn rửa sạch và để ráo, thịt thái miếng nhỏ vừa ăn sau đó cho vào nồi, thêm nước và gia vị cho vừa ăn và ninh thật nhừ, sau khi cháo nhừ bạn cho nấm rơm vào, đun thêm 10 phút thì tắt bếp và cho vào chén ăn khi còn ấm.
Trong nấm rơm có chứa rất nhiều loại axit amin cần thiết cho sức khỏe, cơ thể con người, vì vậy món ăn từ nấm rơm sẽ giúp tiêu thực, ngăn ngừa ung thư, tác dụng không chỉ tốt cho bệnh nhân dạ dày mà quan trọng hơn nữa là tác dụng kích thích tình dục, tăng khả năng ham muốn ở nam giới.
Món ăn từ nấm rơm mọi người nên ăn mỗi tuần 1 hoặc 2 lần, mỗi ngày 1 bát, tuyệt đối không ăn quá nhiều và không ăn liên tục.
Những món ăn bổ dưỡng trong thực đơn cho người đau dạ dày này có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra hiệu quả, giảm thiểu những cơn đau do viêm loét. Các bạn có thể đưa những món ăn này vào thực đơn thường ngày để giúp bệnh không trở nên trầm trọng hơn nhé! Để bệnh dạ dày được tiêu diệt tận gốc, các bạn có thể kết hợp một chế độ ăn uống lành mạnh với việc sử dụng các bài thuốc tự nhiên.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, đối với các bệnh về dạ dày hoặc đường ruột tốt nhất nên chữa theo phương pháp Đông y. Tây y tuy có nhiều lợi thế nhưng lại ít có thuốc đặc trị. Đa phần thuốc Tây y chỉ chữa triệu chứng, giảm bệnh về “bề nổi”, còn về căn bản nguyên nhân gây đau, gây trào ngược… không được loại bỏ.
Hy vọng với thực đơn cho người đau dạ dày, thức ăn tốt cho dạ dày mà Massageishealthy giới thiệu trên, sẽ giúp các bạn có thêm lựa chọn trong thực đơn của mình mà không phải lo lắng về tình hình bệnh của mình nhé!
Chúc các bạn có chế độ ăn cải thiện căn bệnh đau dạ dày của mình. Nếu thấy những kiến thức trên hữu ích với bạn, hãy Like hoặc Comment để khích lệ đội ngũ phát triển web. Thân!!!