Tác dụng của dầu tràm với trẻ sơ sinh và bà bầu bao gồm tinh dầu tràm có công dụng kháng khuẩn, tăng cường sức khỏe, giúp vết thương nhanh lành, long đờm, giảm ho hiệu quả, giải độc cơ thể, giảm ngứa, vết tấy do côn trùng đốt, kích thích tuần hoàn máu, giảm chứng đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, giữ ấm cơ thể.
Table of Contents
1. Tình dầu tràm trà là gì?
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Không chỉ đối với người lớn mà tác dụng của dầu tràm với trẻ sơ sinh cũng rất tốt. Tuy nhiên phải sử dụng như thế nào để đúng cách và an toàn cho bé thì các mẹ tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Tinh dầu tràm trà là một loại tinh dầu được chiết xuất từ những bộ phận như cành, lá của cây trà – loài cây còn được gọi bằng tên khoa học là Melaleuca Alternifolia.
Thành phần chính chiếm khoảng 45-60% trong dầu tràm này chính là hợp chất hữu cơ thiên nhiên Cineol (Eucalyptol / 1,8 – cineole) cực kỳ tốt cho sức khỏe của con người. Ngoài ra còn có 5-12% chất α-Terpineol mang lại công dụng diệt vi khuẩn, ngăn ngừa cúm…
Phải chăng nhờ những thành phần như vậy mà tinh dầu tràm trà có những tác dụng thật tuyệt vời? Ví dụ như đặc tính kháng khuẩn, có thể phòng chống lại nhiều bệnh tật nhiễm trùng…
Do đó, tinh dầu tràm có dùng được cho trẻ sơ sinh (trên 6 tháng tuổi), đặc biệt đây còn được coi như là một “dược liệu” để chữa trị phổ biến và rất hữu ích cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.
2. Tác dụng của dầu tràm trà và cách sử dụng an toàn trẻ sơ sinh
Dưới đây chính là những tác dụng của dầu tràm với trẻ sơ sinh mà các mẹ có thể tham khảo thêm để có thể áp dụng trong việc chăm sóc cho trẻ hàng ngày.
2.1. Tác dụng kháng khuẩn
Như đã phân tích, một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu trong tinh dầu tràm đó chính là α-Terpineol – đây là chất có thể diệt khuẩn hay kháng nấm rất tốt. Do đó, khi mẹ bôi hay thoa dầu tràm cho bé là đã phần nào giúp loại bỏ nấm hay những vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
Bên cạnh đó, nếu thấm ít dầu tràm vào miếng bông gòn hay nhỏ vài ba giọt vào chén nước nóng đặt ở góc nhà thì loại tinh dầu này sẽ thanh lọc không khí trong lành hơn và mang lại mùi thơm rất dễ chịu, thoải mái.
2.2. Tăng cường sức khỏe
Không chỉ có công dụng kháng khuẩn mạnh, loại tinh dầu này còn hỗ trợ nâng cao sức khỏe cũng như khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể của bé cực kỳ hiệu quả. Chính điều đó, sẽ bảo vệ bé yêu của bạn phòng tránh được rất nhiều căn bệnh khác nhau.
2.3. Giúp vết thương nhanh lành
Một cách sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ mang lại tác dụng vô cùng tuyệt vời không thể không nhắc đến đó chính là thoa hoặc bôi vào những vết thương do bị thủy đậu, phát ban hay mụn nhọt, hoặc côn trùng cắn…
Phương pháp này sẽ có tác dụng làm mờ sẹo, hồi phục tổn thương nhanh chóng và ngăn ngừa khỏi những nhiễm trùng có hại.
2.4. Long đờm, giảm ho hiệu quả
Nếu bé bị viêm phế quản, cảm lạnh, sổ mũi, ho (bao gồm cả ho có đờm) hay các triệu chứng liên quan đến sức khỏe thì các mẹ có thể hoàn toàn sử dụng tinh dầu để trị bệnh.
Bằng cách thoa hoặc bôi một vài giọt dầu tràm vào trước ngực hoặc lên gối khi bé đang ngủ, hoặc massage tinh dầu vào chân cho bé để cơ thể luôn được giữ ấm và tránh khỏi những tác nhân gây bệnh bên ngoài.
2.5. Giải độc cơ thể
Khác với người lớn, trẻ em thường dễ có nguy cơ mắc bệnh hay gặp những vấn đề về sức khỏe là bởi sự tích tụ chất độc trong cơ thể.
Vì thế, các bậc phụ huynh thông thái có thể xông tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh bằng cách tắm cho bé hỗn hợp nước có pha thêm vài giọt tinh dầu.
Lưu ý nên thận trọng để không vào mắt của bé. Cách làm trên sẽ kích thích cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, từ đó loại bỏ được các chất độc, làm sạch lỗ chân lông hay giảm bớt lượng muối, nước… dư thừa trong cơ thể trẻ.
2.6. Giảm ngứa, vết tấy do côn trùng đốt
Nhờ có chứa thành phần Eucalyptol nên tinh dầu tràm có khả năng sát khuẩn cũng như giảm đau cực kỳ nhanh chóng.
Vì thế, khi bé nhà bạn không may bị côn trùng đốt hay cắn thì chỉ cần thoa một vài giọt dầu tràm sẽ giảm bớt đau ngứa và tấy đỏ.
2.7. Kích thích tuần hoàn máu
Ít ai biết rằng, một công dụng cực kỳ hữu ích của tinh dầu tràm đó là kích thích tuần hoàn máu, tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể và tiết hormone. Từ đó, sẽ ngăn ngừa và phòng tránh được nhiều loại bệnh nhiễm trùng cho cơ thể bé.
Bên cạnh đó, hoạt chất Eucalyptol cũng sẽ giúp lưu thông khí huyết bởi khả năng làm nóng nên có thể dùng dầu tràm massage cơ thể cho bé là rất tuyệt vời.
2.8. Tác dụng giảm đau cho bé
Một trong những tác dụng của dầu tràm với trẻ sơ sinh mà ai cũng biết rõ nhất chính là giảm đau. Tại vì sao? Bởi nhờ những đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ và chống viêm tốt nên dầu tràm hoàn toàn có thể làm thuyên giảm được các triệu chứng đau nhức, bong gân hay đau cơ bắp ở trẻ nhỏ.
Không những vậy, nếu trong trường hợp bé yêu nhà bạn bị chứng đau bụng vì bệnh co thắt dạ dày thì các mẹ nên nhỏ một vài giọt tinh dầu vào trong một cốc nước nóng rồi xông cho bé.
Hay sử dụng máy để xông tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh, giúp thư giãn tinh thần cũng rất tốt. Còn nếu phụ nữ đang trong quá trình cho con bú mà bị nhiễm lạnh, chân tay tê mỏi, đau nhức thì hãy chịu khó massage bằng dầu tràm để giãn cơ và bớt tình trạng co cứng nhé!
2.9. Trị ngạt mũi khò khè hiệu quả
Khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh mà bé bị sổ mũi, cảm cúm thì mẹ có thể nhỏ vài ba giọt tinh dầu tràm vào một chiếc khăn, quấn quanh cổ bé để vừa giữ ấm cho cổ, tránh ho lại có tác dụng thuyên giảm ngạt mũi cực kỳ hiệu quả.
Đối với những bé trong độ tuổi lớn hơn, các bậc phụ huynh có thể bôi hoặc thoa hay cho ngửi, hít trực tiếp mùi thơm của tinh dầu, điều này sẽ làm cho mũi thông thoáng và mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn nhiều.
Bên cạnh đó, việc sử dụng đèn xông tinh dầu trong phòng để khử lọc không khí cũng là rất cần thiết để không gian nhà bạn được thoáng sạch, qua đó hạn chế vi khuẩn và tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho bé khi bị ngạt mũi.
2.10. Giảm chứng đầy bụng, rối loạn tiêu hóa
Bởi có chứa thành phần Cineol với công dụng làm nóng cũng như kích thích giảm bớt những cơn đau nên có thể thực hiện cách sử dụng dầu tràm cho trẻ vô cùng hiệu quả để làm giảm triệu chứng đầy bụng hay rối loạn tiêu hóa.
Cách làm cụ thể là: nhỏ một vài giọt tinh dầu ra tay rồi nhẹ nhàng massage vùng bụng của bé. Như thế, hoạt chất Cineol sẽ nhanh chóng thấm vào làn da.
Đồng thời kích thích tuần hoàn máu hoạt động đều đặn, góp phần vào kích thích cả nhu động ruột để thúc đẩy khí ứ hơi dư thừa ra ngoài, giảm dần chứng đầy hơi, khó tiêu.
2.11. Giữ ấm cơ thể
Theo một số bài thuốc Đông y của y học cổ truyền dân gian thì tinh dầu tràm có tính ấm nên có thể giúp giữ ấm cho cơ thể người lớn lẫn trẻ em khi trời trở lạnh, thông qua đường kinh tỳ và phế.
Vì thế, hoàn toàn có thể sử dụng tinh dầu tràm trà để giữ ấm cơ thể cho bé mỗi khi mùa đông về và phòng tránh, ngăn ngừa được những căn bệnh phổ biến như cảm cúm, sổ mũi, ngạt mũi…
3. Dùng dầu tràm như thế nào để phát huy hết công dụng?
3.1 Xoa ngoài cơ thể
Xoa là cách dùng dầu tràm phổ biến nhất và áp dụng được cho tất cả mọi đối tượng. Các vị trí xoa dầu tràm thường là 2 bên thái dương, xung quanh rốn, gan bàn tay bàn chân, cổ họng, lòng bàn tay, ức, mang tai.
3.2 Bôi và hít vào mũi
Đây là cách để trị bệnh nghẹt mũi (nếu không phải do bệnh tình về hô hấp) nhanh và hiệu quả nhất. Hãy bôi 1 chút dầu tràm ra tay, sau đó xoa vào chóp mũi và 2 bên lỗ mũi rồi hít mạnh để dầu tràm thấm vào các lớp niêm mạc, giúp thông mũi hiệu quả.
Riêng đối với trẻ sơ sinh hoặc dưới 3 tháng tuổi, nếu dùng dầu tràm nhà em thì không nên bôi vào mũi trẻ vì dầu nhà em rất đậm đặc, có thể khiến trẻ giật mình.
3.3 Pha vào nước tắm
Pha vào nước tắm có thể áp dụng cho mẹ bầu, bé và cả người già. Lớp dầu tràm khi pha vào nước tắm sẽ không bị hòa tan trong nước mà loang ra thành 1 màng nhỏ.
Khi tắm, lớp dầu này sẽ phủ đều lên cơ thể và thẩm thấu nhanh vào gia, giúp giữ thân nhiên vào mùa lạnh, thơm tho và ngăn không cho muỗi và côn trùng lại gần. Ngoài ra, hương dầu tràm có tác dụng giảm stress rất tốt nên đây là cách phổ biến mọi người hay dùng.
3.4 Uống cùng nước ấm
Chiêu này chính bản thân em hay dùng mỗi khi ngứa hoặc đau họng, bị ho hoặc bị đau bụng gió. Nói chung cảm giác rất thoải mái, thông mũi, giảm ho, uống 3 ngày là khỏi hẳn mà không cần ra hiệu thuốc mua kháng sinh về uống.
Về liều lượng thì mỗi lần em nhỏ vào từ 1 – 3 giọt tùy theo tình trạng của cơ thể. Các mẹ cứ an tâm về việc này nhé.
4. Lưu ý khi sử dụng cho trẻ sơ sinh
Với những thông tin trên, có thể thấy tinh dầu tràm có dùng được cho trẻ sơ sinh mang lại công dụng rất tuyệt vời và hiệu quả nữa.
Tuy nhiên nên sử dụng đúng cách mới phát huy tối đa được những tác dụng đó. Dưới đây sẽ là những lưu ý cực kỳ quan trọng mà mẹ cần lưu tâm để sử dụng tinh dầu trà tràm cho trẻ sơ sinh an toàn.
4.1. Liều lượng sử dụng
Cũng giống như nhiều loại tinh dầu khác, liều lượng được các bác sĩ khuyến cáo khi sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ nhỏ như sau:
Nếu là nước tắm cho bé hoặc để xông hơi thì có thể nhỏ 3-5 giọt, massage nên dùng 1 giọt, bôi hay thoa lên lòng bàn chân hoặc những vết bị côn trùng cắn, đốt (trừ khu vực vùng bàn tay, đầu, mặt) thì cũng nên sử dụng 1 giọt mà thôi.
Tuyệt đối không nên dùng quá liều lượng sử dụng đã khuyến cáo để tránh những trường hợp bị hậu quả xấu hay ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
4.2. Tránh vùng da nhạy cảm
Thông thường, tinh dầu tràm trà có hoạt tính tương đối mạnh, nó có thể gây dị ứng ở một số khu vực da nhạy cảm trên cơ thể của bé như cổ, đầu, da mặt…
Vì thế, khi sử dụng dầu tràm, các mẹ không nên bôi hay thoa trực tiếp. Đồng thời cũng không nên thoa lên mũi bé vì có thể làm tổn thương niêm mạc và gây mẫn cảm.
Những vị trí được cho là sử dụng dầu tràm an toàn trên cơ thể bé chính là lòng bàn chân khi bị cảm lạnh, lưng hay ngực khi massage.
Tuy nhiên, trong quá trình dùng mà thấy da bé bị nổi mẩn, ngứa ngày hay sưng đỏ thì nên dừng lại ngay để tránh ảnh hưởng nguy hiểm đến làn da mỏng manh của trẻ.
4.3. Dùng khi cần thiết
Tinh dầu tràm chỉ nên sử dụng trong những trường hợp cần thiết như bị côn trùng cắn, bị cảm lạnh hay ho nhiều.
Ngoài ra, trong lúc bé đang khỏe và hoạt động liên tục, tiết ra nhiều mồ hôi thì cũng không nên thoa dầu tràm, điều đó sẽ làm làn da bị kích ứng. Còn những lúc bình thường, mẹ nên cất lọ tinh dầu vào hộc tủ để khi cần có luôn.
4.4. Kiểm tra phản ứng của bé trước khi sử dụng cho bé
Muốn xem bé yêu nhà mình có bị mẫn cảm với dầu tràm trà không thì các mẹ có thể pha loãng ra rồi thử nhỏ 1 giọt nên vùng da nhỏ xem thế nào.
Nên kiểm tra kỹ càng và thận trọng hết sức trong quá trình sử dụng tinh dầu tràm cho bé. Khi thấy những triệu chứng lạ như dị ứng, mẫn cảm, da mẩn đỏ, ngứa rát, sưng viêm… thì phải dừng lại, không dùng dầu tràm nữa.
4.5. Pha loãng kết hợp với dầu nê khi sử dụng
Bởi tinh dầu tràm trà có tính kháng khuẩn tương đối mạnh, cho nên không dùng cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
Còn nếu bé trên 6 tháng tuổi, hoàn toàn có thể kết hợp bằng cách pha loãng tinh dầu với dầu nê trong quá trình sử dụng để hiệu quả tốt nhất.
Đây là tổng hợp toàn bộ thông tin hữu ích và cần biết về tác dụng của tinh dầu tràm với trẻ sơ sinh. Hy vọng từ đó, các bậc phụ huynh thông thái sẽ có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết mới mẻ để lựa chọn được sản phẩm thật phù hợp cho bé yêu nhà mình.
5. Tác dụng của tinh dầu tràm với phụ nữ mang thai, sau sinh
Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh có thể trạng cơ thể rất dễ bị tổn thương bởi những tác động bên ngoài như nhiệt độ, không khí, thời tiết …
Chính vì thế mà trong giai đoạn này các mẹ cần phải có những cơ chế bảo vệ, cũng như phòng tránh những điều có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể cũng như thai nhi (phụ nữ mang thai).
Thiên nhiên thật tuyệt vời khi mang đến cho chúng ta rất nhiều món quà quý giá, một trong số đó chính là Tinh Dầu Tràm, loại tinh dầu được chiết xuất từ lá, cành, thân của Tràm Gió, đây là loại cây có quy mô phát triển rất mạnh mẽ ở nước ta, đem đến cho chúng ta chất lượng tinh dầu tốt nhất nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mẹ, bé, người lớn tuổi, thanh niên …
Và hầu hết mọi người, và ngay sau đây là những tác dụng tuyệt vời của tràm giành cho phụ nữ mang thai và sau sinh.
5.1. Tác dụng thanh lọc không khí
Tinh dầu tràm nguyên chất có chứa rất nhiều thành phần khác nhau, trong đó có hai thành phần nổi bật nhất, và dựa vào hai thành phần này sẽ quyết định chất lượng, cũng như quyết định đến tác dụng hiệu quả mà tinh dầu tràm mang lại, đó chính là α- Terpineol (có trong tinh dầu tràm tiêu chuẩn 5-12%) (1) và 1.8- Cineol (có trong tinh dầu tràm tiêu chuẩn từ 42-60%) (2)
Trong đó α- Terpineol là thành phần mang đến tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc, ức chế sự phát triển của vi khuẩn …
Chính vì vậy mà tác dụng của dầu tràm với phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh là rất tuyệt vời, sẽ mang lại một bầu không khí trong lành, hạn chế sự tấn công của nấm mốc, vi khuẩn (đặc biệt là virus cảm cúm sẽ rất dễ gây ra những tác hại không tốt đến sức khỏe và thai nhi trong thời gian mang thai)
Cách thực hiện: để phát huy được tác dụng thanh lọc không khí, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như đèn xông hoặc máy khuếch tán, sau đó đặt chúng trong phòng ngủ, phòng khách … hoặc đặt tại không gian sinh hoạt hằng ngày.
Tinh dầu tràm sẽ được khuếch tán, từ đó lan tỏa trong không khí, giúp thanh lọc và mang đến một không gian trong lành, cũng như an toàn cho phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ đang mang thai
Đèn xông hoặc máy khuếch tán có giá thành hiện tại cũng ở mức trung bình, hầu hết chúng ta đều có thể mua được.
Nếu như trong trường hợp không có hai sản thiết bị trên, các bạn có thể sử dụng cốc nước nóng, sau đó nhỏ vài giọt dầu tràm vào đó, tinh dầu sẽ lan tỏa vào trong không khí theo hơi nước và sức nóng.
5.2. Tác dụng phòng trừ cảm lạnh
Cảm lạnh trong mùa đông, hay tiết trời chuyển mùa sẽ là những vấn đề mà chúng ta thường hay mắc phải, và đặc biệt là đối với cơ thể dễ bị tổn thương của phụ nữ mang thai, hoặc phụ nữ sau sinh sẽ rất dễ bị mắc phải.
Nhưng một trong những tác dụng của tinh dầu tràm với phụ nữ mang thai, hoặc sau sinh rất tốt đó là phòng trừ cảm lạnh, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ trong không khí
Tác dụng phong trừ cảm lạnh của tinh dầu tràm được phát huy mạnh mẽ như vậy, là do thành phần 1.8- Cineol đảm nhiệm, vì nó có khả năng làm ấm cơ thể, cũng như đường hô hấp.
Chính vì thế mà sẽ giúp không chỉ phụ nữ mang thai, sau sinh mà hầu hết chúng ta phong tránh dược cảm lạnh do sự thay đổi nhiệt độ của không khí
Cách thực hiện: nếu ở trong nhà, phòng ngủ … chúng ta nên khuếch tán không khí trong không gian sinh hoạt, hoặc mỗi khi đi ra ngoài các bạn nên nhỏ vài giọt tinh dầu tràm ra tay.
Sau đó dùng hai tay xoa đều vào nhau rồi bôi xung quanh cổ họng, mũi, gáy, sau tai, đồng thời nhỏ vài giọt lên chiếc khăn quàng cổ, để tràm làm ấm cơ thể, ức chế virus vi khuẩn.
Hay mỗi khi đi tắm, các bạn nên nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào trong nước ấm, khuấy đều rồi tắm, tràm sẽ bốc hơi lên cùng hơi nước, sẽ làm sạch đường hô hấp, ổn định nhiệt độ cơ thể (da cũng sẽ được diệt khuẩn, giúp mịn màng hơn )
5.3. Tác dụng giảm đau nhức gân cốt, giảm phù nề
Phụ nữ mang thai thường hay mắc phải những triệu chứng như đau nhức xương, cơ, khớp và phù nề. Đây là những cơ chế bình thường do sự hình thành và lớn lên của thai nhi, cơ thể mẹ cung cấp canxi và chất dinh dưỡng, cũng như cần dự trữ nước trong cơ thể vì thế sẽ gây ra những vấn đề như vậy.
Chúng ta có thể sẽ cần phải bổ sung thêm lượng canxi, chất dinh dưỡng với cơ chế ăn uống phù hợp theo yêu cầu của các bác sĩ chuyên khoa.
Nhưng cùng với đó thì tinh dầu tràm cũng sẽ mang lại tác dụng hỗ trợ làm giảm đi những vấn đề trên bằng cơ chế riêng của nó.
Thành phần trong tràm sẽ giúp làm ấm khu vực xương khớp, cơ bắp bị đau, đồng thời tăng cường cơ chế hoạt động của mạch máu, giúp chúng lưu thông được tốt hơn, tăng cường việc trao đổi chất … từ đó sẽ làm giảm đi cảm giác đau đớn, nhức mỏi, phù nề hiệu quả.
Đây là một trong những tác dụng của dầu tràm với phụ nữ mang thai, sau sinh mà người thân (người chồng, em ) nên hỗ trợ và giúp đỡ.
Cách thực hiện: rất đơn giản, chúng ta chỉ cần bôi và massage đều đặn tinh dầu tràm tự nhiên vào khu vực có cảm giác đau, mỏi, nhức …
Ngoải ra chúng ta có thể pha trộn tràm với dầu dừa hoặc dầu jojoba … nhằm mục đích giúp giữ tràm không bị bay hơi quá nhanh (bởi dầu dẫn sẽ giúp chúng ở lại lâu hơn trên da)
Trên đây là các tác dụng của dầu tràm với phụ nữ mang thai, sau sinh rất tuyệt vời, và an toàn, bởi tràm đã được sử dụng từ rất lâu trong những thế kỷ trước ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, đồng thời cũng như chưa có bất cứ nghiên cứu nào chỉ ra những phản ứng xấu về sức khỏe do tinh dầu tràm mang lại.