Trang chủ Bệnh lý dạ dày, bao tửVi khuẩn Hp Vi khuẩn hp là gì – Cách xét nghiệm nhiễm khuẩn Hp dạ dày

Vi khuẩn hp là gì – Cách xét nghiệm nhiễm khuẩn Hp dạ dày

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

I. Vi khuẩn HP trong dạ dày là gì?

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Theo các con số thống kê gần đây thì vi khuẩn HP – Helicobacter Pylori đang là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp và mãn tính, thậm chí là ung thư dạ dày mà mọi người đang gặp phải. Hiện nay có đến 70% người Việt Nam nhiễm khuẩn HP và chỉ có 1-2% số người nhiễm HP bị loét dạ dày tá tràng.

Vi khuẩn hp là gì, có lây không cách xét nghiệm nhiễm khuẩn hp

Vi khuẩn hp là gì, có lây không cách xét nghiệm nhiễm khuẩn hp

Bởi vì tính chất nguy hiểm của loại vi khuẩn này, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường bạn cần phải đến gặp bác sĩ để thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị khuẩn HP ngay để bảo vệ sức khoẻ cho dạ dày, hạn chế dẫn đến những tình trạng xấu hơn.

Hiện nay với sự tiến bộ của nền y học, có rất nhiều phương pháp để xét nghiệm phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày. Mỗi phương pháp xét nghiệm đều mang những ưu và nhược điểm khác nhau, do đó tuỳ vào điều kiện vật chất tại các cơ sở y tế mà người bệnh sẽ được lựa chọn các phương pháp khác nhau.

Vi khuẩn hp là gì, có lây không - Cách xét nghiệm nhiễm khuẩn Hp dạ dày

Vi khuẩn hp là gì, có lây không – Cách xét nghiệm nhiễm khuẩn Hp dạ dày

Dưới đây là những phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP phổ biến nhất mà các bạn nên tham khảo qua để nắm được và lựa chọn khi cần.

1. Tiến hành nội soi để xét nghiệm vi khuẩn HP

Phương pháp nội soi có thể can thiệp làm Clo-test để chẩn đoán việc nhiễm khuẩn HP là kỹ thuật dùng một mẫu bệnh phẩm dạ dày qua nội soi sau đó làm Test urease để xác định tình trạng của mô dạ dày.

Tiến hành nội soi để xét nghiệm vi khuẩn HP

Tiến hành nội soi để xét nghiệm vi khuẩn HP

Khi nào cần phải nội soi

  • Các trường hợp nội soi dạ dày có tổn thương viêm hay loét.
  • Trường hợp cần nội soi để tìm ra vi khuẩn HP.
  • Theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Chống chỉ định

  • Trường hợp chống chỉ định nội soi dạ dày
  • Trường hợp bệnh nhân bị rối loạn đông máu, cầm máu (có nghĩa là tỷ lệ Prothrombin dưới 50% và tiểu cầu dưới 50G/L).

Chuẩn bị nội soi

– Người thực hiện: 1 bác sĩ, 2 điều dưỡng

– Phương tiện thực hiện:

+ Thuốc thử urease test

+ Máy nội soi dạ dày ống mềm và các dụng cụ kèm theo khác

– Người bệnh cần lưu ý:

+ Cần nhịn ăn tối thiểu 6 giờ trước khi thực hiện nội soi vi khuẩn HP

+ Cần được các bác sĩ giải thích cụ thể về lợi ích hay các tình trạng có thể xảy ra

Các bước tiến hành nội soi

– Bác sĩ thăm khám bệnh nhân trước khi nội soi

– Tiến hành kỹ thuật nội soi dạ dày để xác định vi khuẩn HP

– Trong quá trình nội soi, các bác sĩ sẽ dùng kim sinh thiết lấy 2 mảnh ở hang vị và thân vị dạ dày

– Bệnh phẩm được cho vào một ống nghiệm nhỏ rồi ngâm mảnh sinh thiết trong hỗn hợp dung dịch.

– Đợi 5-10 phút rồi đọc kết quả. Nếu như dung dịch bị đổi sang màu hồng cánh sen có nghĩa Test vi khuẩn HP dương tính.

2. Tìm vi khuẩn HP bằng cách test thở

Xác định vi khuẩn HP qua hơi thở là một phương pháp kiểm tra đơn giản có khả năng xử lý hơi thở của người bệnh từ đó phát hiện khuẩn HP trong dạ dày. Đây được xem là tiêu chuẩn vàng cho việc xác định vi khuẩn HP trong phòng thí nghiệm.

Xác định vi khuẩn HP qua hơi thở

Xác định vi khuẩn HP qua hơi thở

Theo phương pháp này bệnh nhân được uống một lượng ít ure có gắn 13C. Khi đó nếu HP có tồn tại thì enzyme urease của vi khuẩn HP sẽ phân huỷ ure gắn 13C thành ammoniac và dioxit cacbon phóng xạ 13CO2. Loại dioxit cacbon này có hoạt tính phóng xạ tiếp tục chuyển vào máu, đi tới phổi và được phát hiện trong khí thở ra.

Khi nào cần xét nghiệm

  • Theo dõi và đánh giá kết quả sau khi điều trị diệt vi khuẩn HP
  • Chẩn đoán khuẩ HP, đặc biệt là đối với trẻ em hay người cao tuổi không có chỉ định nội soi dạ dày.

Người bệnh cần lưu ý

  • Không ăn uống ít nhất từ 4-6 tiếng trước khi tiến hành test thở
  • Phải dừng uống thuốc kháng sinh ít nhất trước 4 tuần làm test thở.
  • Ngưng thuốc PPI ít nhất trước 1 tuần làm test thở

Các bước tiến hành test thở tìm vi khuẩn HP

Bước 1: Thở vào túi đựng mẫu thứ 1 trước khi uống thuốc chứa ure gắn đồng vị phóng xạ 13C. Chú ý ngậm túi thở vào miệng, hít vào bằng mũi, giữ hơi thở trong 5-10 giây rồi từ từ thở vào túi và hơi thở phải ra từ phổi.

Bước 2: Trong vòng 5 giây uống ngay 1 viên thuốc chứa ure có 13C với 100ml nước khi bụng đói. Không nên nhai hay làm nát, hoà tan viên thuốc.

Bước 3: Nằm nghiêng qua trái 5 phút sau khi uống thuốc.

Bước 4: Ngồi yên trong 15 phút.

Bước 5: Sau khi uống thuốc 20 phút, tiếp tục thở lần nữa vào túi đựng mẫu thứ 2 và được mang đi phân tích bằng máy quang phổ kế.

Bước 6: Bác sĩ đọc kết quả và trả cho người bệnh.

3. Xét nghiệm phân để xác định vi khuẩn HP

Đây là phương pháp xác định vi khuẩn HP có tồn tại trong đường tiêu hoá hay không thông qua việc tìm kháng nguyên của HP lẫn trong phân. Ở đây có thể hiểu kháng nguyên là các phần tử kích thích hệ thống miễn dịch kháng khuẩn.

Xét nghiệm phân để xác định vi khuẩn HP

Xét nghiệm phân để xác định vi khuẩn HP

Khi nào cần xét nghiệm phân

– Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh loét dạ dày như đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, mau no, buồn nôn, ợ hơi… thường xuyên.

– Sau quá trình điều trị vi khuẩn HP để đánh giá hiệu quả diệt khuẩn theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Chuẩn bị trước khi xét nghiệm

Trước khi tiến hành xét nghiệm 2 tuần, người bệnh không được dùng một số loại thuốc như thuốc trung hoà axit dạ dày, kháng sinh, thuốc bao vết loét dạ dày, bismuth, thuốc kháng axit.

Quy trình tiến hành xác định vi khuẩn HP

– Dùng gang tay bảo vệ, rửa sạch tay

– Dùng túi nilon chuyên dụng đặt sẳn để thu thập mẫu phân

– Sử dụng lớp bảo vệ khác quanh túi nilon để tránh nhiễm khuẩn từ bên ngoài. Đối với trẻ nhỏ, bạn có thể đặt túi nilon trong tã giấy để lấy mẫu phân dễ dàng hơn.

– Nhưng cần chú ý không được để mẫu phân tiếp xúc với phần trong của tã bởi nó có tính sát khuẩn có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

– Không được để nước tiểu lẫn trong mẫu phân. Mẫu phân cần được thu thập trong túi nilon sạch sẽ, khô, miệng có thể đóng kín.

– Đưa mẫu phân tới trung tâm xét nghiệm ngay khi lấy mẫu để có được kết quả chính xác nhất. Nếu không thể đưa đến trung tâm ngay hãy bảo quản trong điều kiện lạnh.

– Ngoài ra các bác sĩ có thể lấy mẫu phân của bạn bằng cách đưa 1 tăm bông trực tiếp vào trực tràng của bạn.

Các kết quả có thể xảy ra khi xét nghiệm phân

– Khi đưa mẫu phân đến trung tâm xét nghiệm, các bác sĩ sẽ cho một lượng nhỏ vào ống nghiệm và thêm các hoá chất, chất tạo màu đặc biệt vào.

– Khi kết thúc xét nghiệm, nếu ống nghiệm xuất hiện màu xanh dương thì có nghĩa vi khuẩn HP tồn tại trong dạ dày. Thông thường sau 1-4 ngày bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm.

4. Xác định vi khuẩn HP qua đường máu

Ngoài 3 phương pháp trên, vi khuẩn HP còn được phát hiện bằng cách tìm các kháng thể chống lại HP trong máu.

Tuy nhiên bởi vì các kháng thể có trong máu sẽ giảm rất chậm do đó sau khi điều trị hết khuẩn HP, nồng độ kháng thể vẫn còn lưu lại trong máu một thời gian dài khiến cho việc xác định tình trạng nhiễm khuẩn của người bệnh không thể chính xác được.

Xác định vi khuẩn HP qua đường máu

Xác định vi khuẩn HP qua đường máu

Phương pháp này thường không được ưu tiên lựa chọn, chỉ ở những cơ sở không đủ điều kiện thực hiện các phương pháp trên mới dùng cách này. Vì loại vi khuẩn HP có thể xuất hiện ở các khu vực khác như đường ruột, xoang, khoang miệng nhưng không gây bệnh.

Ngoài ra mặc dù đã tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày nhưng kháng thể HP vẫn có thể lưu lại trong máu khoảng vài tháng hay vài năm sau.

II. Vi khuẩn Hp (helicobacter pylori) có lây không?

Vi khuẩn HP một khi xâm nhập sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ cho người bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến dạ dày khiến sức khoẻ giảm sút, đe dạo dẫn dến những tình trạng nghiêm trọng hơn nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Vì thế khi có một người trong gia đình nhiễm khuẩn HP, mọi người thường lo lắng không biết vi khuẩn HP có lây không. Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Dưới đây là 4 con đường lây nhiễm thường gặp của vi khuẩn HP:

Vi khuẩn Hp (helicobacter pylori) có lây không?

Vi khuẩn Hp (helicobacter pylori) có lây không?

1. Đường miệng – miệng

Vi khuẩn HP có thể xuất hiện trong nước bọt, cao răng, khoang miệng do đó có thể bị lây nhiễm từ người sang người khi sử dụng chung bát đũa, muỗng, hôn trực tiếp hay các vật vệ sinh cá nhân… Đặc biệt trẻ bị nhiễm HP có thể lây nhiêm cho nhau dễ dàng.

2. Đường dạ dày – miệng

Khi một người bị nhiễm khuẩn HP bị trào ngược dạ dày hoặc ợ chua sẽ khiến vi khuẩn bị đẩy lên trên miệng theo dịch dạ dày, khi đó có khả năng lây nhiễm sang người khác.

3. Đường dạ dày – dạ dày

Con đường lây nhiêm này rất quan trọng bởi trong quá trình người bệnh tiến hành nội soi tại các cơ sở y tế có khả năng bị nhiễm vi khuẩn HP thông qua các dụng cụ đầu dò không được làm vệ sinh sạch, cẩn thận của những bệnh nhân trước đó.

4. Đường phân – miệng

Vi khuẩn HP có trong phân người bệnh rất dễ có khả năng lây nhiễm khi vệ sinh tay không sạch sẽ khi đi tiêu và trước khi ăn, hay lây nhiễm qua trung gian như các côn trùng chuột, gián, ruồi… khi thức ăn không được đậy kỹ.

Do đó nếu như trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn HP bạn cần hết sức chú ý về vấn đề vệ sinh cũng như tiếp xúc thông qua các đồ vật cá nhân để bảo vệ sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình.

III. Vi khuẩn Hp (helicobacter pylori) nên ăn và kiêng gì?

Việc điều trị dứt điểm vi khuẩn HP đòi hỏi một quá trình dài kiên trì, trong đó chế độ ăn uống cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà người bệnh cần chú ý.

Vi khuẩn Hp (helicobacter pylori) nên ăn và kiêng gì?

Vi khuẩn Hp (helicobacter pylori) nên ăn và kiêng gì?

3.1. Các thực phẩm nên ăn khi nhiễm vi khuẩn HP

Theo một số nghiên cứu thì các chất trong một số loại thực phẩm có khả năng ức chế sự phát triển của loại vi khuẩn này, thậm chí loại bỏ chúng. Cùng tham khảo qua bị nhiễm vi khuẩn HP nên ăn gì và kiêng ăn gì nhé!

  • 1. Trái nam việt quất

Các nghiên cứu khoa học cho thấy nước ép nam việt quất có thể làm tăng khả năng kháng sinh cũng như ức chế sự phát triển từ đó hỗ trợ việc loại trừ vi khuẩn HP ở các bệnh nhân.

Hiện nay nam viết quất được chế biến rất nhiều trong các loại sữa chua ăn hay sữa chua uống. Vì thế bạn có thể bổ sung loại quả này cho dạ dày một cách dễ dàng mà lại thơm ngon.

  • 2. Bông cải xanh

Trong bông cải xanh có chứa hợp chất sulforaphane có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP ở cả người và chuột. Theo đó chất sulforaphane tập trung nhiều nhất ở mầm bông cải xanh.

Nếu như bạn bị nhiễm khuẩn HP hãy thường xuyên dùng bông cải xanh để hỗ trợ tiêu diệt loại vi khuẩn này. Cách tốt nhất để đảm bảo các dưỡng chất trong bông cải là hấp.

Bên cạnh đó bạn có thể tìm được hợp chất sulforaphane trong các loại củ cải, bắp cải, cải bruxen và một số thực phẩm khác. Nên nhớ những loại thực phẩm này chỉ có khả năng hỗ trợ điều trị, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP chứ không thể tiêu diệt chúng hoàn toàn.

  • 3. Dầu oliu

Các nghiên cứu cho thấy chất polyphenol được tìm thấy trong dầu oliu có khả năng chống được tám dòng của vi khuẩn HP hỗ rợ điều trị xoá bỏ loại vi khuẩn này tốt hơn.

Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng nó vì đây không phải là chất ổn định ở nhiệt độ cao. Tốt nhất bạn hãy thêm dầu oliu vào các món salad trộn hay những món có nước sốt đã nguội bớt.

  • 4. Tỏi

Chất allicin trong tỏi có tính kháng khuẩn rất mạnh. Bạn nên nhai 1 tép tỏi tươi trong mỗi bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ tiêu diệt các vi khuẩn HP trong đường tiêu hoá của bạn.

Các thực phẩm nên ăn khi nhiễm vi khuẩn HP

Các thực phẩm nên ăn khi nhiễm vi khuẩn HP

Tuy nhiên hãy sử dụng cẩn thận tránh gây hôi miệng và mùi cơ thể hoặc khiến niêm mạc tiêu hoá bị kích ứng. Hơn nữa việc dùng quá nhiều tỏi có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc làm loãng máu.

  • 5. Bắp cải

Nước ép bắp cải đã từng được dùng để chữa lành các vết loét dạ dày và kết quả được ghi nhận lại vùng dạ dày bị viêm loét và mô dạ dày bị tổn thương có phản ứng khá tốt đối với bắp cải. Theo đó vitamin U trong bắp cải được cho là chất đem lại tác dụng chính trong việc điều trị.

Bạn hãy uống từ 2-3 cốc nước ép bắp cải mỗi ngày để hỗ trợ điều trị dứt điểm vi khuẩn HP, giúp làm lành các vết loét.

3.2. Nhiễm khuẩn HP nên kiêng ăn gì?

  • 1. Chất béo

Đây là một trong những nguyên nhân khiến cơn đau dạ dày thêm trầm trọng khi có sự tồn tại của vi khuẩn HP. Chất béo có thể gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

Không nên ăn các thực phẩm nhiều chất béo nhất là lúc bao tử đang trống rỗng khiến tình trạng đau dạ dày và viêm tăng lên. Hạn chê tối đa các món gà chiên, khoai tây chiên, các món xào, nước sốt kem…

Nhiễm khuẩn HP nên kiêng ăn gì?

Nhiễm khuẩn HP nên kiêng ăn gì?

  • 2. Các thực phẩm có tính axit

Những thực phẩm có tính axit có nguy cơ khiến dạ dày bị kích ứng dẫn đến tình trạng nhiễm vi khuẩn HP càng nặng hơn.

Nếu như bạn đang bị nhiễm khuẩn HP thì hãy hạn chế dùng các thức ăn muối như dưa chua, kim chi, cá trích, các loại trái cây chua và ngâm như cóc ngâm, xoài ngâm, chanh muối…

  • 3. Các loại thức ăn cay

Nhờ vào hương vị cay hấp dẫn mà những món cay rất thu hút mọi người. Tuy nhiên nó cũng chính là nguyên nhân khiến các triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP thêm trầm trọng hơn.

Do đó bạn hãy tránh ăn các món cà ri, salsa, mì cay… hay các loại gia vị mù tạt, quế, tiêu… để ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP.

  • 4. Các đồ uống có gas và thức uống chứa caffein

Cà phê có chứa caffein thường khiến sự sản sinh axit trong dạ dày tăng lên gây ra các triệu chứng loét dạ dày. Thêm vào đó các loại đồ uống chứa gas như nước khoáng, nước giải khát cũng có thể gây ra những tác dụng như thế.

Nhiễm khuẩn HP nên kiêng ăn gì?

Nhiễm khuẩn HP nên kiêng ăn gì?

Ngoài ra bạn cũng không nên dùng các loại thực phẩm chứa caffein như kem cà phê, sô cô la… và các loại bia rượu.

Qua những thông tin trên chúng tôi hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích xung quanh vấn đề nhiễm vi khuẩn HP từ đó có được sự chuẩn bị cho bản thân mình, hạn chế việc mắc phải nó. Cũng đừng quên chia sẻ bài viết này đến người thân, bạn bè để họ cùng biết nhé!

Nếu thấy những kiến thức trên hữu ích với bạn, hãy Like hoặc Comment để khích lệ tinh thần đội ngũ phát triển web. Thân chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

4.6/5 - (8 bình chọn)

You may also like