Nhiễm vi khuẩn hp ở trẻ em là một trong các điều đáng lo lắng với các bậc cha mẹ, Nhiễm khuẩn hp ở trẻ gây các chứng bệnh viêm loét dạ dày, thiếu máu, thiếu sắt, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ và còn tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày khi trưởng thành.
I. Nguy cơ nhiễm vi khuẩn hp ở trẻ em do thói quen của cha mẹ
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
70% dân số Việt Nam nhiễm khuẩn Hp và nếu không lưu ý bạn có thể lây nhiễm vi khuẩn cho con cái của mình mà không hay biết. Không chỉ gây viêm dạ dày cấp cho trẻ, vi khuẩn Hp ở trẻ em còn có thể để lại những hậu quả lâu dài về sau.
Trong thời gian qua, số ca bệnh nhi mắc viêm dạ dày tới khám tại bệnh viện Nhi trung ương liên tục tăng cao. Phần lớn các bậc cha mẹ đều ngạc nhiên, thậm chí nghi ngờ tại sao trẻ nhỏ có thể mắc bệnh dạ dày mà ít biết tới căn nguyên của bệnh có thể xuất phát chính từ những thói quen không khoa học của người lớn.
Theo PGS.TS.BS.Nguyễn Anh Tuấn – Phó chủ nhiệm bộ môn nhi khoa bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM thì trước đây người ta thường nghĩ đau dạ dày là do uống do uống rượu, là do stress, là do ăn uống không điều độ…cho nên bệnh dạ dày chỉ gặp ở người lớn thôi.
Sau này, khi các nhà khoa học phát hiện ra thủ phạm gây bệnh dạ dày chính là do nhiễm khuẩn Hp và kỹ thuật nội soi hiện đại hơn thì chúng ta mới phát hiện ra ngay cả trẻ nhỏ cũng mắc viêm loét dạ dày.
II. Nguyên nhân nhiễm khuẩn hp ở trẻ em bạn nên lưu ý
Vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm qua đường tiêu hóa, do đó ở các nước có điều kiện kinh tế còn hạn chế và điều kiện vệ sinh chưa tốt như Việt Nam, tỉ lệ nhiễm khuẩn Hp trong cộng đồng lên tới 70-80%.
Đặc biệt, ông bà, cha mẹ trẻ thường hay có thói quen nhai mớm thức ăn, hôn trẻ, dùng đũa gắp thức ăn, dùng chung đồ chấm, canh…khiến cho vi khuẩn gây bệnh dễ lây lan từ người lớn sang trẻ ngay từ khi còn rất nhỏ.
Theo các số liệu thống kê, trẻ em ở Việt Nam có thể nhiễm khuẩn Hp từ rất sớm (ngay từ trước 3 tháng tuổi). Tỉ lệ nhiễm khuẩn Hp lên tới 20-40% ở trẻ 2 tuổi và tỉ lệ nhiễm ngày càng cao khi trẻ lớn lên, đạt 60-85% ở lứa tuổi 15.
III. Nhiễm khuẩn hp ở trẻ em có nguy hiểm không, tác hại gì không?
Điều đáng lo là nhiễm khuẩn Hp mới đầu hầu như không gây ra triệu chứng bất thường nào. Vi khuẩn Hp khi đã nhiễm thì tồn tại tới suốt đời nếu như không sử dụng phác đồ điều trị đặc biệt. Sau một thời gian cư trú và gặp các điều kiện thuận lợi, vi khuẩn bắt đầu gây chứng viêm loét dạ dày, thiếu máu và thậm chí ảnh hưởng tới phát triển thể chất của trẻ.
1. Nhiễm khuẩn hp ở trẻ em gây viêm loét dạ dày
Khi khuẩn Hp xâm nhiễm vào dạ dày, nó có thể kích hoạt một phản ứng viêm dạ dày cấp. Trẻ có thể có biểu hiện đau bụng, nôn hoặc buồn nôn, chán ăn, gầy sút, nôn ra máu, tiêu chảy. Khi trẻ có những biểu hiện như vậy và được cha mẹ đưa đi thăm khám, bác sỹ có thể phát hiện các tổn thương viêm trong dạ dày thông qua hình ảnh nội soi.
Tuy nhiên cũng có tỉ lệ từ 3,6-45% trẻ không có biểu hiện triệu chứng gì và có thể tiến triển thành viêm dạ dày mạn tính. Bệnh lý viêm loét dạ dày ở trẻ em nếu không được điều trị tốt có thể có nguy cơ chảy máu, thậm chí thủng dạ dày dẫn tới tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
2. Nhiễm khuẩn hp ở trẻ em gây thiếu máu thiếu sắt, ảnh hưởng tới phát triển của trẻ
Thiếu máu thiếu sắt và giảm phát triển chiều cao, cân nặng ở trẻ có thể liên quan tới việc giảm hấp thu các chất khoáng tại dạ dày.
Chúng ta được biết hầu hết các chất dinh dưỡng được hấp thu tại ruột non, tuy nhiên có một số chất khoáng, đặc biệt là sắt chủ yếu được hấp thu tại dạ dày vì môi trường acid giúp các chất này hòa tan tốt hơn. Tuy nhiên sự có mặt của vi khuẩn Hp làm trung hòa bớt môi trường acid, do đó làm giảm hấp thu sắt.
Đồng thời vi khuẩn Hp còn hấp thu một phần sắt tại dạ dày, phá vỡ các rào chắn liên kết giữa các tế bào niêm mạc dạ dày khiến chất dinh dưỡng bị đẩy ra ngoài và vi khuẩn Hp sử dụng chính những chất đó để sinh trưởng, phát triển. Do vậy mà trẻ nhiễm Hp có thể bị thiếu máu thiếu sắt dẫn tới gầy yếu, xanh xao, dễ ốm vặt cũng như kém phát triển thể chất (chiều cao và cân nặng).
3. Nhiễm khuẩn hp ở trẻ em tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày khi trưởng thành
Các nhà nghiên cứu nhận thấy có một mối liên quan mật thiết giữa việc nhiễm khuẩn Hp từ sớm với nguy cơ mắc ung thư dạ dày: nhiễm Hp từ khi còn nhỏ làm tăng gấp 8-10 lần nguy cơ mắc ung thư dạ dày sau này!
Nguy cơ gây bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa người nhiễm, môi trường, chế độ ăn và đặc biệt là độc lực của chủng Hp nhiễm phải.
Điều đó giải thích tại sao Hp chỉ gây bệnh dạ dày trên khoảng 20% trong tổng số những trường hợp bị nhiễm và từ 1-3% mắc ung thư dạ dày. Độc lực do khuẩn Hp tiết ra thúc đẩy các phản ứng viêm, làm tổn thương DNA tế bào và âm thầm biến đổi hình thái cấu trúc của tế bào.
Sau khoảng thời gian kéo dài từ 10-20 năm một người nhiễm Hp có thể bị viêm teo niêm mạc dạ dày. Khi tế bào niêm mạc dạ dày bị teo, sự tiết dịch acid dạ dày suy giảm dễ tạo điều kiện cho tế bào thay đổi hình thái cấu trúc giống như tế bào niêm mạc ruột (dị sản ruột) và đó là khởi đầu cho giai đoạn ung thư ác tính.
Chính vì những tác hại mà khuẩn Hp gây ra, việc ý thức và phòng ngừa sớm loại vi khuẩn cho con trẻ sẽ giúp cho thế hệ tương lai của chúng ta giảm nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là ung thư dạ dày.
IV. Các biện pháp phòng lây nhiễm Hp ở trẻ nhỏ
Vi khuẩn Hp lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hóa, chính vì vậy việc phòng ngừa lây nhiễm tập trung vào việc giữ vệ sinh ăn uống để giảm nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh:
- Không nhai mớm thức ăn cho trẻ, hôn môi trẻ
- Mỗi người nên có bộ dụng cụ ăn uống riêng, không dùng chung
- Hướng dẫn trẻ rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh
- Diệt ruồi, gián là những trung gian truyền bệnh
Ngoài các biện pháp phòng ngừa cơ học và không đặc hiệu kể trên, hiện nay các bậc cha mẹ có thể yên tâm hơn khi các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu và ứng dụng thành công một loại kháng thể đặc hiệu trên vi khuẩn HP với tên gọi OvalgenHP, có thể sử dụng để phòng ngừa lây nhiễm Hp một cách đặc hiệu.
Tại Nhật Bản, kháng thể OvalgenHP đã được sử dụng rộng rãi bằng cách bổ sung vào các thực phẩm ăn hàng này như sữa chua trong hơn 15 năm qua. Theo báo cáo mới nhất vào năm 2011, tỉ lệ nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em Nhật Bản còn rất thấp (1,8%) và các chuyên gia dự kiến chỉ trong vòng 20 năm nữa Nhật Bản sẽ có một thế hệ mới hoàn toàn không nhiễm khuẩn Hp.
Tin vui từ năm 2015, kháng thể OvalgenHP đã có mặt tại Việt Nam và được áp dụng trong phối hợp điều trị các bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn Hp và phòng ngừa lây nhiễm, tái nhiễm Hp trong công đồng.
Nếu thấy những kiến thức trên hữu ích với bạn, hãy Like hoặc Comment để khích lệ tinh thần đội ngũ phát triển web. Thân chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!