Môi trường acid có pH thấp ở dạ dày là khắc tinh của hầu hết các loại vi khuẩn. Nói là “hầu hết” vì vẫn còn 1 loại vi khuẩn độc nhất vô nhị và rất cứng đầu: vi khuẩn HP – thủ phạm hàng đầu của nhóm bệnh viêm & viêm loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày ở Việt Nam. Đáng ngại hơn khi biết có tới 70% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP này…
Viêm dạ dày mãi không dứt, tái phát liên tục vì nguyên nhân khó ngờ
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Gia đình chị Nguyễn Thị Ngạn trú tại Hoàng Mai, Hà Nội cả nhà đều bị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP. Chị Ngạn cho biết chị bị viêm dạ dày từ tận 5 năm trước. Hơn nữa do đặc thù công việc đi sớm về muộn, ăn uống thất thường lại càng khiến bệnh viêm dạ dày đeo bám mãi không dừng.
Đã thế nhà vốn có ông chồng hay rượu bia cũng bị viêm dạ dày từ lâu, nay đến cả hòn ngọc quý của gia đình – bé gái xinh xắn đáng yêu cũng chớm viêm dạ dày. Nhiều hôm muộn cơm, cả nhà cùng nhăn nhó rồi cùng nhìn nhau mà cười khổ.
Nhớ lại lần đầu kiểm tra tại bệnh viện Bạch Mai 5 năm trước, chị Ngạn đã ngã ngửa khi nhận kết quả mình và ông chồng đều dương tính với vi khuẩn HP. Thậm chí, vi khuẩn HP của ông xã còn rất cứng đầu, điều trị nhiều lần mà mãi vẫn không hết. Giờ chị đang lo lắng cô con gái bé bỏng của mình thì sao đây…
Chị đã nhiều lần tìm hiểu trên mạng và giật mình khi biết vi khuẩn HP còn tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư nữa. Nên dù hay bị rối loạn tiêu hóa khi uống kháng sinh, chị vẫn cố theo hết những liệu trình thuốc Tây của bác sĩ.
Có điều việc điều trị cũng chẳng dễ dàng, khi chỉ 6 tháng sau, vi khuẩn này đã kịp ngóc đầu sinh sôi, hoạt động trở lại và tiếp tục làm khổ các thành viên trong gia đình.
Không riêng gia đình chị Ngạn, gia đình anh Lại Quang Đoan ở Hà Nội cũng rơi vào hoàn cảnh trớ trêu tương tự. Cậu con trai 6 tuổi, người gầy gò xanh xao uống đủ thuốc bổ không béo được.
Bé trước đó cũng mách bố mẹ việc hay bị đau lâm râm vùng trên rốn, nhưng vợ chồng anh chủ quan nghĩ con chỉ bị giun. Phải đến khi mua vài liều thuốc rồi vẫn không đỡ, anh chị mới đưa cháu nhà đi bệnh viện Nhi trung ương kiểm tra.
Tại bệnh viện, bác sĩ kết luận cháu bị viêm loét dạ dày kèm theo HP dương tính. Giật mình, anh Đoan đưa cả nhà đi khám ở bệnh viện Bạch Mai luôn thì phát hiện cả hai vợ chồng anh và mẹ vợ cũng bị viêm dạ dày K29 (có HP). Theo chỉ dẫn của bác sĩ, anh Đoan và gia đình cần phải điều trị vi khuẩn HP sớm.
Cả nhà bắt đầu hành trị điều trị vi khuẩn HP gian khổ vì cháu bé còn nhỏ, nghịch ngợm không chịu uống thuốc. Mà vi khuẩn này lại dễ lây qua đường tiêu hóa, nên chỉ cần 1 người trong gia đình còn bị vi khuẩn HP thì cả nhà lại bị tái phát, dù đã cố vệ sinh sạch sẽ bát đĩa.
Chuyên gia ung thư hàng đầu cho rằng: “Không phải ai mắc vi khuẩn HP cũng có thể bị ung thư dạ dày”
Một nghiên cứu mới đây tại riêng thành phố Hà Nội cho thấy, cứ 1.000 người dân thì có tới hơn 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn Hp (Heclicobacter pylori) (Tỉ lệ khoảng 70%). Tương tự, nghiên cứu tại TP Hồ Chí Minh, khoảng 80% số người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn HP.
Việc điều trị vi khuẩn HP phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư dạ dày là cần thiết, nhưng theo các chuyên gia tiêu hoá điều trị vi khuẩn HP không phải chuyện đơn giản, đòi hỏi sự hợp tác dùng thuốc đúng & đủ của người bệnh. Khó nhất là với trẻ nhỏ khi việc tuân thủ của các cháu rất kém.
Hơn nữa, với thực trạng người dân sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh, tự ý kê đơn cho bản thân, tự ý dừng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ đã đẩy tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn HP dạ dày lên mức báo động. Điều đó dẫn đến việc chữa trị ngày càng khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
Hơn nữa, vi khuẩn này lại rất dễ lây qua đường ăn uống nên việc tái phát vi khuẩn này là điều bình thường trogn coognj đồng.
PGS Phạm Duy Hiển – Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện K cho biết, khi ông còn công tác tại Bệnh viện 108, bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày, thủng dạ dày cần phẫu thuật, rất ít người bị dương tính với ung thư dạ dày.
Hiện nay, những người bị viêm loét dạ dày nặng, nghi ngờ ung thư cần phẫu thuật đều là ung thư dạ dày do tình trạng sử dụng thuốc chữa đau dạ dày phổ biến, không tuân thủ như đã nói ở trên, dẫn đến tình trạng kháng thuốc kèm theo làm lu mờ các dấu hiệu bệnh.
Tuy nhiên, PGS Hiển nhấn mạnh KHÔNG phải ai mắc vi khuẩn HP cũng có thể bị ung thư dạ dày. Bởi theo nghiên cứu của Bệnh viện K trung ương, có 200 loại HP khác nhau, chỉ 1 số loại mang gen CagA có độc lực cao tăng nguy cơ ung thư.
Khi mắc vi khuẩn HP, người bệnh cần phải điều trị triệt để. Bệnh nhân có thể làm xét nghiệm vi khuẩn HP thuộc nhóm có độc lực mang gen CagA hay không. Trên thực tế, có đến 80% người trên 50 tuổi có mang vi khuẩn HP nhưng không phải ai cũng ung thư.
TS Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP ở Việt Nam khá cao. Nhiều loại thuốc điều trị HP tại nhiều nước đạt hiệu quả tới 80% đến 90%, ở Việt Nam tỷ lệ thành công chỉ dưới 80%, thậm chí có những loại thuốc, tỷ lệ thành công trong điều trị chỉ còn khoảng 50%- 60%.
Vi khuẩn HP có thể lây qua đường ăn uống khiến nhiều người trong gia đình đều bị nhiễm và có thể mắc đi mắc lại nhiều lần. Ngoài ra, nếu ăn mặn, thực phẩm lên men, dưa muối chua, thịt hun khói… khiến cho thực phẩm biến chất, tạo điều kiện vi khuẩn HP phát triển, dẫn đến nguy cơ ung thư cao hơn.
Khi điều trị viêm loét dạ dày do HP, TS Khánh nhấn mạnh chúng ta nên hạn đồ ăn chua cay, tránh ăn mặn. Những người bị viêm loét dạ dày cần tầm soát sớm ung thư dạ dày sớm để phát hiện bệnh, mọi người nên nội soi dạ dày 1 năm 1 lần.
Ở Mỹ, các chuyên gia khuyến cáo nên nội soi 6 tháng 1 lần nhưng tại Việt Nam điều kiện khó khăn hơn, các bác sĩ khuyến cáo 1 năm 1 lần là cần thiết.
Sử dụng phối kết hợp phác đồ điều trị vi khuẩn HP
Ngay từ khi đang dùng thuốc Tây để điều trị vi khuẩn HP, các chuyên gia đã khuyến cáo người bệnh nên kết hợp sử dụng các thảo dược có hoạt tính ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP. Sau đó duy trì thêm 2-3 tháng nữa để nâng cao hiệu quả điều trị, tránh nguy cơ tái phát và biến chứng.
Nhưng các sản phẩm thảo dược này cần có sự phối hợp các tinh chất thiên nhiên, vì 1 loại dược liệu không thể đem lại hiệu quả nhanh, mạnh và toàn diện được. Hơn nữa, kể cả khi phối hợp cũng cần phải được nghiên cứu kĩ lưỡng, bài bản để tránh các thành phần tương tác, phản ứng có hại với nhau gây ra những tác dụng không mong muốn khác.