Trang chủ Bệnh lý dạ dày, bao tửVi khuẩn Hp Trẻ bị nhiễm khuẩn hp có chữa được không, điều trị dứt điểm ko?

Trẻ bị nhiễm khuẩn hp có chữa được không, điều trị dứt điểm ko?

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) hoàn toàn có thể chữa trị được. Tuy nhiên, việc điều trị Hp ở trẻ cần đặt ra câu hỏi là “Khi nào nên điều trị” và “Điều trị như thế nào”? Bởi vì, việc điều trị Hp ở trẻ nhỏ khác so với ở người lớn và cho tới nay, ở Việt Nam vẫn chưa có cách tiếp cận thống nhất về vấn đề này. Đối với các bậc phụ huynh, việc hiểu biết về vấn đề này sẽ giúp các ông bố, bà mẹ tránh lo lắng không cần thiết và có thể chủ động lựa chọn giải pháp tốt nhất cho con mình.

I. Tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em, có chữa trị dứt điểm được ko?

Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp ngày càng trở nên phổ biến ở các nước đang phát triển như Việt Nam do điều kiện sống, khả năng tầm soát vi khuẩn Hp còn hạn chế. Việc lây nhiễm vi khuẩn trong gia đình dễ dàng, trong khi việc điều trị thường không triệt để là nguyên nhân trẻ nhỏ tuổi cũng bị nhiễm Hp.

Mặc dù không phải vi khuẩn Hp gây bệnh trên mọi đối tượng mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa bệnh nhân, độc tính của chủng Hp, nhưng nếu tỷ lệ nhiễm Hp gia tăng thì đồng nghĩa tới tỷ lệ mắc bệnh do Hp cũng tăng lên.

Trẻ bị nhiễm khuẩn hp có chữa được không, điều trị dứt điểm ko?

Trẻ bị nhiễm khuẩn hp có chữa được không, điều trị dứt điểm ko?

Trước đây trẻ dưới 5 tuổi rất ít khi bị bệnh do vi khuẩn Hp gây ra, điều này có thể lý giải là do vi khuẩn Hp thường cần có thời gian xâm nhiễm lâu trong dạ dày trước khi phát bệnh, hoặc cơ địa lớp chất nhày, niêm mạc dạ dày của trẻ nhỏ khác so với người lớn khiến vi khuẩn Hp khó gây bệnh hơn, hoặc trẻ ở lứa tuổi đó ít được chẩn đoán đúng cách để phát hiện bệnh do trước đây việc nội soi cho trẻ em còn khó khăn.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Văn Bàng, Nguyên phó khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ nhiễm Hp ở trẻ em nói chung dao động từ 35-55% trong các thống kê ngoài cộng đồng, 75% trong các trại mồ côi và đặc điểm đáng chú ý là thời điểm nhiễm Hp hiện nay là từ trước 1 tuổi (20-35%), tăng nhanh trong giai đoạn 3-10 tuổi (45-50%), đạt tỷ lệ tương tự như người lớn sau 15 tuổi (55-85%). Đây là một thách thức với các thầy thuốc vì nhiễm Hp ở trẻ em thường khó điều trị hơn ở người lớn.

1. Các bệnh do vi khuẩn Hp gây ra ở trẻ em

Một số bệnh dạ dày – tá tràng do vi khuẩn Hp gây ra trên trẻ em là Viêm dạ dày-tá tràng, Loét dạ dày-tá tràng, Xuất huyết tiêu hóa. Ung thư dạ dày rất hiếm gặp ở trẻ em. Điều này có thể do vi khuẩn Hp gây Ung thư dạ dày cần có thời gian gây viêm mạn tính kéo dài nhiều năm để tạo ra các đột biến ở tế bào niêm mạc dạ dày, trong khi trẻ em thường có thời gian nhiễm Hp khá ngắn.

Trẻ bị nhiễm khuẩn hp có chữa được không, điều trị dứt điểm ko?

Trẻ bị nhiễm khuẩn hp có chữa được không, điều trị dứt điểm ko?

Ngoài bệnh lý trên dạ dày, trẻ em cũng thường bị thiếu máu thiếu sắt khi nhiễm Hp do vi khuẩn Hp làm giảm khả năng hấp thu sắt trong dạ dày, trẻ cũng có nguy cơ bị các bệnh dị ứng, miễn dịch và ban xuất huyết khi có Hp trong dạ dày.

Để điều trị các bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra ở trẻ nhỏ, các bác sỹ thường cân nhắc xem có cần thiết phải điều trị vi khuẩn Hp không, hay chỉ cần điều trị triệu chứng. Bởi vì, phác đồ điều trị vi khuẩn Hp có sự kết hợp 2 loại kháng sinh trong thời gian kéo dài nên tác hại có thể lớn hơn lợi ích sau khi điều trị. Việc tìm kiếm một giải pháp tiệt trừ Hp cho trẻ em một cách an toàn vẫn còn nhiều thách thức trên toàn thế giới.

2. Khi nào nên chữa trị vi khuẩn Hp ở trẻ em

Theo khuyến cáo của Hội tiêu hóa, gan mật châu Âu thì những trường hợp sau nên tiệt trừ Hp cho trẻ:

Trẻ bị nhiễm khuẩn hp có chữa được không, điều trị dứt điểm ko?

Trẻ bị nhiễm khuẩn hp có chữa được không, điều trị dứt điểm ko?

  • Tất cả trẻ bị loét dạ dày tá tràng có Hp (+)
  • Khi trẻ có Hp phát hiện qua mô bệnh học nhưng không có loét dạ dày tá tràng, có thể cân nhắc điều trị diệt Hp.
  • Việc điều trị lúc nào sẽ do phụ huynh quyết định dưới sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa.
  • Trẻ nhiễm Hp mà trong gia đình có người bị Ung thư dạ dày.

Việc sử dụng kháng sinh cho trẻ trong thời gian dài có thể gây ra một số tình trạng như rối loạn vi khuẩn đường ruột, giảm sức đề kháng tự nhiên, gây suy nhược cơ thể trẻ và nhiều tác hại khác. Chính vì vậy, bạn cần thật cân nhắc khi quyết định điều trị Hp cho trẻ và lựa chọn giải pháp an toàn để điều trị.

Tuy nhiên, gần đây có một số nghiên cứu cập nhật cho thấy, việc tiệt trừ vi khuẩn Hp ở trẻ em ngay từ nhỏ khi mới nhiễm Hp dù có hay chưa có triệu chứng đều có tác dụng phòng ngừa Ung thư dạ dày, bệnh lý Ung thư nguy hiểm hàng đầu. Chính vì vậy, nếu có một giải pháp an toàn thì việc tiệt trừ và phòng ngừa Hp vẫn có thể được khuyến cáo ở những trẻ có nguy cơ cao hoặc trong gia đình có bố, mẹ đã bị bệnh do Hp dạ dày gây ra.

3. Chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp cho trẻ bằng nhiều xét nghiệm

Các bác sỹ có thể chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp cho trẻ bằng nhiều xét nghiệm chẩn đoán nhiễm Hp khác nhau như:

Trẻ bị nhiễm khuẩn hp có chữa được không, điều trị dứt điểm ko?

Trẻ bị nhiễm khuẩn hp có chữa được không, điều trị dứt điểm ko?

Nhìn trực tiếp vào lớp niêm mạc dạ dày. Đối với trẻ em, thủ thuật nội soi dạ dày sẽ được gây mê và sử dụng các ống nội soi qua đường thực quản tới dạ dày và tá tràng. Sau đó lấy mẫu sinh thiết dạ dày và kiểm tra vi khuẩn Hp trong phòng thí nghiệm.

Test hơi thở (UBT) giúp phát hiện các phân tử Carbon 13 (hoặc 14) bị biến đổi bởi vi khuẩn Hp sau khi cho trẻ uống một dung dịch chứa C13 hoặc C14. Test hơi thở thường diễn ra trong vòng 10-30 phút và cho biết tình trạng nhiễm Hp của trẻ chứ không cung cấp thông tin về mức độ của nhiễm khuẩn. Đối với trẻ nhỏ, thì test này khó thực hiện. Lưu ý, trẻ nhỏ không nên sử dụng test C14 vì có tính phóng xạ cao hơn C13.

Xét nghiệm phân, phát hiện ra vi khuẩn Hp có trong phân. Giống như test thở, xét nghiệm phân tìm vi khuẩn Hp cũng cho biết tình trạng nhiễm Hp nhưng không đánh giá được mức độ bệnh do vi khuẩn Hp gây ra.

Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn Hp. Xét nghiệm này rất dễ tiến hành, tuy nhiên thường cho kết quả dương tính giả – tức là phát hiện kháng thể chống vi khuẩn Hp trong máu nhưng thực tế không có vi khuẩn Hp trong dạ dày.

4. Cách chữa trị khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp

Để điều trị nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em, bác sỹ sử dụng các phác đồ điều trị Hp ở trẻ em với nhiều loại kháng sinh với liều cao hơn liều điều trị các nhiễm khuẩn thông thường.

Bởi vì một loại kháng sinh đơn độc không thể tiêu diệt được vi khuẩn Hp, cho nên bạn có thể thấy đơn thuốc của bác sỹ kê cho con bạn có tới 2 loại kháng sinh kết hợp và liều sử dụng cao hơn khi điều trị nhiễm khuẩn khác.

Thông thường bác sỹ sẽ cho trẻ sử dụng kết hợp thêm thuốc giảm tiết acid dạ dày trong quá trình điều trị bệnh.

Trẻ bị nhiễm khuẩn hp có chữa được không, điều trị dứt điểm ko?

Trẻ bị nhiễm khuẩn hp có chữa được không, điều trị dứt điểm ko?

Nếu trẻ có triệu chứng chảy máu tiêu hóa thì phải được điều trị nội trú tại các cơ sở chuyên khoa tiêu hóa.

Bởi vì nhiễm khuẩn Hp có thể điều trị được với các thuốc kháng sinh cho nên hầu hết trẻ nhiễm khuẩn Hp được điều trị ngoại trú tại nhà, điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị này là cha mẹ phải giúp trẻ tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị mà bác sỹ đã kê.

Một cách giúp giảm đau bụng ở trẻ là cho trẻ ăn các bữa nhỏ, chia nhiều bữa và đều dặn. Điều này giúp cho dạ dày của trẻ không bị rỗng trong thời gian dài. Mỗi ngày ăn 5-6 bữa nhỏ là hiệu quả nhất, sau khi ăn xong nên cho trẻ nghỉ ngơi một lúc trước khi vận động.

Một điều lưu ý khác cho phụ huynh là cần phải tránh cho trẻ sử dụng thuốc aspirin, thuốc chứa aspirin, ibuprofen, hoặc các thuốc chống viêm khác bởi vì chúng có thể kích thích vết loét trong dạ dày tá tràng, làm trẻ đau nặng hơn.

Khi sử dụng phác đồ điều trị với thuốc kháng sinh kéo dài, tình trạng viêm dạ dày tá tràng, loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp ở trẻ có thể được điều trị khỏi hoàn toàn.

5. Phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp ở trẻ như thế nào?

Ngay bây giờ, chưa có bất kỳ loại vaccine nào có thể phòng ngừa được nhiễm khuẩn Hp. Ngoài ra, việc lây nhiễm vi khuẩn Hp là khá dễ dàng và chưa được hiểu đầy đủ nên chưa có một hướng dẫn phòng chống Hp thống nhất nào trên thế giới. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để tự bảo vệ cho con mình và những người thân yêu:

Trẻ bị nhiễm khuẩn hp có chữa được không, điều trị dứt điểm ko?

Trẻ bị nhiễm khuẩn hp có chữa được không, điều trị dứt điểm ko?

  • Rửa tay sạch sẽ.
  • Vệ sinh thức ăn, nước uống thật tốt.
  • Uống nước từ nguồn nước đảm bảo.
  • Sử dụng kháng thể chống vi khuẩn Hp thường xuyên để tránh nhiễm vi khuẩn Hp.

6. Tình huống khẩn cấp

Những tình huống sau cần có sự can thiệp tức thời của bác sỹ, các bậc phụ huynh phải theo dõi, đặc biệt khi trẻ đã có tiền sử nhiễm khuẩn Hp.

  • Đau bụng dữ dội.
  • Nôn ra máu, hoặc màu cà phê.
  • Phân có lẫn máu hoặc màu đen như hắc ín.
  • Cảm giác cồn cào, đau bỏng rát dai dẳng ở khu vực dưới xương sườn, trên rốn (quanh thượng vị).
  • Cảm giác đau rát này giảm bớt sau khi ăn hoặc uống sữa.
Trẻ bị nhiễm khuẩn hp có chữa được không, điều trị dứt điểm ko?

Trẻ bị nhiễm khuẩn hp có chữa được không, điều trị dứt điểm ko?

Tóm lại trẻ bị nhiễm khuẩn Hp có thể mắc một số bệnh như Viêm dạ dày, tá tràng, Loét dạ dày, tá tràng. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn Hp không đặc trưng, mà đa số là không có triệu chứng rõ ràng, do đó khi phát hiện có sự khác thường trong lối sinh hoạt, điều kiện sức khỏe thông thường của trẻ, đặc biệt là khu vực bụng trên rốn bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia và nên đưa trẻ đi thăm khám để được chẩn đoán điều trị kịp thời.

Việc xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp có thể tiến hành dễ dàng với các xét nghiệm sẵn có hiện nay. Để điều trị bệnh lý cho vi khuẩn Hp gây ra trên trẻ, các bậc phụ huynh cần chú ý quan sát, sử dụng đúng phác đồ điều trị được bác sỹ kê đơn.

Hiện nay chưa có loại vaccine nào giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn, chính vì vậy các biện pháp vệ sinh và sử dụng kháng thể chống Hp là những biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ gia đình bạn khỏi loại vi khuẩn nguy hiểm này.

II. Diệt trừ HP ở trẻ: bài toán nan giải trong bối cảnh vi khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng

Trẻ nhiễm khuẩn Hp dạ dày tại Việt Nam có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây, kéo theo đó là sự gia tăng các bệnh lý viêm, loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu mạn tính ở trẻ. Việc điều trị cũng đang gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng vi khuẩn kháng thuốc gia tăng và trẻ không thể tuân thủ điều trị do tác dụng phụ của các phác đồ.

Trẻ bị nhiễm khuẩn hp có chữa được không, điều trị dứt điểm ko?

Trẻ bị nhiễm khuẩn hp có chữa được không, điều trị dứt điểm ko?

1. Nhiễm khuẩn Hp – nguyên nhân chính gây bệnh lý dạ dày ở trẻ

Theo kết quả điều tra dịch tễ học năm 2016, tỉ lệ trẻ nhiễm khuẩn Hp tại Việt Nam là khoảng 40%, và trẻ có xu hướng nhiễm Hp từ rất sớm. Kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân nhi tại Bệnh viện Nhi trung ương và Bệnh viện Bạch Mai cho thấy: vi khuẩn Hp có 70% trong trẻ mắc viêm dạ dày mạn, tới 95% bị loét tá tràng và chỉ có 23% trong số trẻ không có tổn thương niêm mạc dạ dày[1]. Như vậy, nhiễm khuẩn Hp có mối liên quan mật thiết tới bệnh lý dạ dày ở trẻ và việc tiệt trừ Hp là cần thiết.

Vậy hiện nay phương pháp điều trị và hiệu quả của các phác đồ diệt Hp cho trẻ em mang lại hiệu quả ra sao?

2. Các phác đồ điều trị hiện nay không mang lại hiệu quả như mong đợi

Tại Hội nghị nhi khoa toàn quốc tháng 11/2016, báo cáo của TS. Nguyễn Thị Việt Hà – Trưởng khoa tiêu hóa – Bệnh viện Nhi trung ương và các cộng sự cho thấy hiệu quả điều trị của 2 phác đồ diệt Hp ở trẻ (amoxicillin, lansoprazole, clarithromycin hoặc metronidazole) đều thấp như nhau và chỉ đạt 66,7% [1]. Có rất nhiều nguyên nhân khiến việc tiệt trừ Hp ở trẻ không đem lại hiệu quả cao, trong đó phải kể đến:

Tình trạng Hp kháng kháng sinh gia tăng: tình trạng vi khuẩn Hp kháng kháng sinh không chỉ diễn ra ở đối tượng bệnh nhân người lớn mà với trẻ em cũng đang gia tăng ở mức báo động.

Nghiên cứu của các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện trên trẻ trong độ tuổi từ 2-15 cho thấy, tỉ lệ kháng nguyên phát của Hp đối với clarithromycin là 73%, metronidazol là 25%. Trong khi đó các kháng sinh tetracyclin và levofloxacin có tỉ lệ kháng thấp hơn nhưng chống chỉ định cho trẻ bởi chúng gây ra những nguy hại trên hệ xương, sụn của trẻ.

Trẻ bị nhiễm khuẩn hp có chữa được không, điều trị dứt điểm ko?

Trẻ bị nhiễm khuẩn hp có chữa được không, điều trị dứt điểm ko?

Khó tuân thủ điều trị: sử dụng thuốc cho đối tượng trẻ nhỏ chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Bên cạnh đó tác dụng không mong muốn của các phác đồ tiệt trừ Hp, đặc biệt là phác đồ 4 thuốc có bismuth là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân khó lòng tuân thủ điều trị, dẫn tới phác đồ không đạt hiệu quả như mong muốn và làm gia tăng tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc.

Tỉ lệ trẻ tái nhiễm Hp cao: do thói quen ăn uống và ý thức giữ gìn vệ sinh ở trẻ còn thấp nên tỉ lệ tái nhiễm Hp ở trẻ nhỏ rất cao, đặc biệt là trẻ dưới 8 tuổi. Tỷ lệ tái nhiễm Hp sau 12 tháng ở những trẻ đã được điều trị diệt Hp thành công lên tới 55,4% ở nhóm trẻ 3-4 tuổi ; 12,9% ở trẻ 9-15 tuổi.

3. Nguy cơ tiềm tàng của nhiễm Hp ở trẻ nhỏ

Có một câu hỏi đặt ra là: nếu việc điều trị khó khăn như vậy và sau khi điều trị thành công trẻ lại tái nhiễm Hp thì việc tiệt trừ Hp có ý nghĩa hay không? Chúng ta có thực sự cần phải chữa khuẩn Hp triệt để cho trẻ nhỏ?

Tuy nhiên suy nghĩ đó chỉ xuất phát từ sự bất lực của các phác đồ tiệt trừ Hp hiện nay mà thôi. Nếu chúng ta bỏ mặc không tiệt trừ Hp ở trẻ thì có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng:

Trẻ bị nhiễm khuẩn hp có chữa được không, điều trị dứt điểm ko?

Trẻ bị nhiễm khuẩn hp có chữa được không, điều trị dứt điểm ko?

– Gây tình trạng viêm loét dạ dày mạn tính, tăng nguy cơ ung thư dạ dày ở tuổi trưởng thành.

– Một số trường hợp trẻ nhiễm khuẩn Hp bị U mô lympho trên lớp niêm mạc dạ dày (u MALT) khi lớn lên.

– Gây ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, loét, thủng dạ dày ở trẻ.

– Có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu mạn tính; trẻ xanh xao, dinh dưỡng kém ảnh hưởng tới phát triển thể chất và khả năng học tập về lâu dài.

Chính vì những lý do trên mà các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực trên hành trình tìm kiếm giải pháp mới cho vấn đề tiệt trừ Hp.

Nếu thấy những kiến thức trên hữu ích với bạn, hãy Like hoặc Comment để khích lệ tinh thần đội ngũ phát triển web. Thân chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

You may also like

You cannot copy content of this page