Đau dạ dày HP là một bệnh lý hết sức nguy hiểm, nếu các bạn không phát hiện kịp thời và có các biện pháp chữa trị sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho dạ dày như: viêm loét, thủng hay ung thư. Cùng Kiến Thức Bệnh theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về bệnh đau dạ dày này nhé!
I. Nguyên nhân gây đau dạ dày Hp
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Đau dạ dày HP do vi khuẩn HP gây ra, vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là loại vi xoắn khuẩn gram âm, có hình dạng xoắn ốc được nhận định là do tiến hóa để thâm nhập vào lớp dịch nhẩy trên niêm mạc dạ dày.
Chúng làm phá hủy niêm mạc dạ dày và hình thành nên các bệnh như: đau dạ dày HP, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hay nặng nhất là ung thư dạ dày.
Các nghiên cứu cho thấy đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp có thể do một số sai lầm sau:
1. Nguyên nhân gây đau dạ dày Hp do chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên dùng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ăn các thực phẩm tươi sống có chứa mầm bệnh vi khuẩn HP.
2. Nguyên nhân gây đau dạ dày Hp do lây nhiễm khuẩn HP
Vi khuẩn Hp lây nhiễm qua quá trình tiếp xúc với người đã bị nhiễm vi khuẩn HP qua đường hô hấp, hoặc do dùng chung vật dụng cá nhân như chén dĩa, ly uống nước hay bàn chải đánh răng.
Để hạn chế nhiễm bệnh các bạn nên trang bị cho mình một bộ dụng cụ cá nhân dùng riêng và hạn chế tối đa việc dùng chung.
Nguồn nước sinh hoạt cũng rất quan trọng, việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm gần nơi mất vệ sinh cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm bệnh.
II. Các biểu hiện, triệu chứng đau dạ dày Hp thường gặp
Khi xuất hiện cảm giác đau ở vùng thượng vị, kèm theo đó là các triệu chứng như nóng rát, cơn đau xuất hiện bất cứ lúc nào và thường gặp nhất là sau khi ăn hoặc lúc nửa đêm, thì các bạn nên kiểm tra vì rất có thể mình đã mắc bệnh đau dạ dày HP.
Thức ăn được tiêu hóa chậm hoặc không tiêu hóa hết, qua thời gian ăn lâu nhưng cơ thể vẫn còn nặng nề, ì ạch.
1. Triệu chứng đau dạ dày Hp: không có cảm giác đói dù ăn ít.
Xuất hiện thường xuyên tình trạng ợ hơi hay ợ nóng kèm theo triệu chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Hay nhơn hoặc buồn nôn sau khi ăn, trong lúc ăn thấy rất khó nuốt.
2. Triệu chứng đau dạ dày Hp: cân nặng giảm sút một cách rõ rệt.
Khi xuất hiện đồng thời những dấu hiệu trên, các bạn có thể đã bị bệnh lý đau dạ dày HP. Tuy nhiên tình trạng bệnh lúc này chỉ là mới bắt đầu còn nhệ, nếu bạn không theo dõi và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ chuyên sang giai đoạn sau xấu hơn, cụ thể các triệu chứng như sau:
3. Triệu chứng đau dạ dày Hp: đau bụng dữ dội
Tần suất đau bụng tăng lên nhiều hơn và mức độ đau cũng nhiều hơn. Nhiều trường hợp đau không chịu nổi đến mức chảy mồ hôi hột, chóng mặt, choáng váng.
4. Triệu chứng đau dạ dày Hp: Khó khăn khi nuốt thức ăn, ăn xong lại bị đau bụng
Thường xuyên bị nôn, dịch nôn ra thẫm màu, nặng hơn sẽ gần như màu đen. Đây chính là do máy đông từ các vết loét ở dạ dày gây ra.
5. Triệu chứng đau dạ dày Hp: Đi cầu ra phân đen hoặc có dính máu.
Ở những trường hợp này các bạn nên đến ngay trung tâm y tế uy tín để thăm khám vì đây có thể là cảnh báo xuất huyết bao tử hoặc bị thủng dạ dày.
Đau dạ dày HP là một căn bệnh đáng báo động ở nước ta hiện nay. Theo các thống kê của Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, ở những năm gần đây tình trạng bệnh đau dạ dày ngày càng tăng chiếm khoảng 30% dân số cả nước, đứng đầu trong các bệnh về đường tiêu hóa và chưa có dấu hiệu giảm.
III. Đau dạ dày Hp nên ăn gì? Thực phẩm người bị đau dạ dày Hp nên ăn
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến thực trạng bệnh đau dạ dày Hp. Người bệnh đau dạ dày HP nói riêng và bệnh về đường tiêu hóa nói chung nên sử dụng các loại thức ăn mềm loãng dễ tiêu, giúp bồi bổ và tái tạo tế bào dạ dày như:
Cháo: Tất cả các loại cháo chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho hầu hết người bệnh, đảm bảo khả năng dễ tiêu hóa cho người bị đau dạ dày.
Chuối: Trong chuối có chứa rất nhiều năng lượng, đây chính là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể mà không cần tiêu hóa thức ăn. Loại quả này rất phù hợp với những người đang bị đau dạ dày.
Mật ong: Mật ong từ lâu đã được xem là một vị thuốc chữa nhiều bệnh, trong mật ong có chứa nhiều chất giúp kháng khuẩn, trung hòa axit trong dạ dày và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể.
Nước ép trái cây: Các loại nước ép trái cây không những tốt cho người bệnh, mà những người khỏe mạnh bình thường cũng được khuyên dùng. Đây là một giải pháp hữu hiệu để giảm gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày.
IV. Các điều cần lưu ý khi điều trị bệnh đau dạ dày Hp
Ăn uống khoa học, đúng giờ đúng buổi, hạn chế ăn khi quá đói cũng như quá no. Ăn những loại thực phẩm mềm, loãng, dễ tiêu, hạn chế ăn đồ sống, thức ăn nhiều dầu mỡ.
Ngoài ra, với những bạn có dấu hiệu mắc các chứng bệnh về dạ dày nên hạn chế ăn thức ăn chua, cay, thức ăn quá nguội hoặc quá nóng. Khi ăn nên nhai chậm rãi giúp quá trình tiêu hóa thực hiện dễ dàng hơn.
Không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, v.v… ngoài ra các loại thuốc như vitamin C, thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm cũng không tốt cho dạ dày.
Phải có thời khóa biểu làm việc nghĩ ngơi hợp lý, không nên lao động quá sức, cũng như căng thẳng stress kéo dài, hạn chế việc thức khuya.
Khi sử dụng thuốc điều trị tuyệt đối phải dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng thuốc bừa bãi hay ngưng thuốc khi thấy hết đau.
Hy vọng những thông tin từ bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bệnh đau dạ dày HP, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng cũng như các cách phòng ngừa bệnh để có được những bí quyết riêng cho bản thân mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn và cả gia đình nhiều sức khỏe nhé!
Nếu thấy những kiến thức trên hữu ích với bạn, hãy Like hoặc Comment để khích lệ tinh thần đội ngũ phát triển web. Thân chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!