Trang chủ Bệnh lý dạ dày, bao tửUng thư dạ dày Các phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp

Các phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Các phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn hp phổ biến có 2 dạng là có xâm lấn: test urease, phương pháp mô bệnh học, phương pháp nuôi cấy, và không xâm lấn như test thở co2 phóng xạ, test thở với ure phóng xạ c13, test thở với ure c14

Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp (H.pylori) gây ung thư dạ dày

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Ung thư dạ dày là nguyên nhân thứ hai gây tử vong do Ung thư (sau Ung thư phổi) và đang có xu hướng gia tăng ở một số nước đang phát triển. Điều này có liên quan mật thiết tới vi khuẩn Helicobacter pylori, viêm dạ dày mạn tính và những thói quen sống khác. Hãy cùng tìm hiểm xem, đó là những điều gì và cách chẩn đoán, điều trị bệnh ra sao cùng Kiến Thức Bệnh.

Các phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp

Các phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp

Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày do vi khuẩn Hp được áp dụng trong lâm sàng và trong nghiên cứu. Tuỳ theo phương pháp đó có cần qua nội soi dạ dày tá tràng hay không hay không, người ta chia làm hai nhóm là: các phương pháp xâm lấn (invasive) và các phương pháp không xâm lấn (non- invasive).

I. Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp có xâm lấn (invasive)

Qua nội soi dạ dày và lấy các mảnh sinh thiết để xét nghiệm. Phương pháp này cho phép kiểm tra được hình thái tế bào, xác định được chủng Hp, nuôi cấy và làm được kháng sinh đồ để xem vi khuẩn Hp nhạy cảm với loại kháng sinh nào.

1. Xét nghiệm ung thư dạ dày bằng Test Urease

Dựa trên cơ sở Hp tiết ra nhiều men Urease đã phân huỷ urea thành amoniac và làm cho môi trường trở nên kiềm tính, từ đó làm dung dịch ure-Indol màu vàng chuyển sang màu hồng tím trong môi trường kiềm.

Nhưng hạn chế của phương pháp này là độ nhạy thấp, cần phải có ít nhất 105 vi khuẩn trong mảnh sinh thiết mới đủ để làm dung dịch đổi màu, ngoài ra cuối đợt điều trị, không thể dùng test này để chẩn đoán vì có thể vi khuẩn vẫn còn, nhưng số lượng còn ít, không đủ để làm dung dịch đổi màu.

Xét nghiệm ung thư dạ dày bằng Test Urease

Xét nghiệm ung thư dạ dày bằng Test Urease

Nếu đọc kết quả sau 24 giờ độ nhạy sẽ có thể cao, nhưng không còn có giá trị của một xét nghiệm nhanh, ngoài ra độ đặc hiệu giảm do một số vi khuẩn tiết men Urease có ở miệng như Streptococcus, Staphylococus có thể là nguyên nhân của kết quả dương tính giả. Gastrospirillum hominis, cũng có thể gây ra phản ứng dương tính. Phương pháp cho độ nhậy (93-97%), độ đặc hiệu (95-100%).

2. Xét nghiệm ung thư dạ dày bằng Phương pháp mô bệnh học

Bệnh phẩm được cố định bằng Formol 10% được xử lý theo phương pháp thông thường, cắt mảnh 4 – 6 mm. Nhuộm màu bằng nhiều phương pháp như: Hematixyline – eosine (H.E), Warthin- Starry, Giemsa, nhuộm Acridine- Orange và nhuộm hoá mô miễn dịch với kháng thể không đánh dấu, nhuộm Peroxydase- Antiperoxydase.

Trong các phương pháp trên, nhuộm Giemsa thường được áp dụng hơn cả vì đơn giản, rẻ tiền, cho kết quả nhanh. Quan sát dưới kính hiển vi thấy H.pylori thường nằm trong các khe và trên bề mặt của niêm mạc. Ưu điểm của phương pháp này là có thể áp dụng được ở hầu hết các cơ sở y tế. Phương pháp cho độ nhậy > 95%, độ đặc hiệu (94-98%).

3. Xét nghiệm ung thư dạ dày bằng Phương pháp nuôi cấy

Mảnh sinh thiết được nghiền trong 0,5 ml nước muối sinh lý trong vài giây, sau đó được cấy vào môi trường cấy. H.pylori là một loài vi khuẩn yếu và khó nuôi cấy. Nhiệt độ môi trường phải luôn ở 370C.

Quan sát hàng ngày sẽ thấy các khuẩn lạc tròn, sáng sau 3 ngày. Phương pháp này có độ đặc hiệu và độ nhạy cao và đặc biệt cần thiết trong các trường hợp cần phải thử độ nhạy của kháng sinh trong điều trị H.pylori. Phương pháp cho độ nhậy (70-80%), độ đặc hiệu 100%

II. Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp không xâm lấn (non – invasive)

Có nhiều phương pháp không xâm lấn đã được sử dụng, tuy nhiên các phương pháp sau được sử dụng nhiều nhất vì cho độ nhậy và độ đặc hiệu cao, dễ sử dụng và ngày càng được ứng dụng nhiều.

1. Xét nghiệm ung thư dạ dày bằng Test thở CO2 phóng xạ

Dựa trên khả năng của H.pylori phân huỷ ure thành amoniac và CO2. Cho bệnh nhân uống một dung dịch ure phóng xạ C13 hoặc C14, khi có mặt H.pylori thì ure phóng xạ này sẽ bị phân huỷ và giải phóng ra CO2 phóng xạ, chất này được hấp thụ vào máu và được thải ra qua phổi trong khí thở ra, sau đó người ta đo CO2 phóng xạ trong vòng 1 giờ.

Xét nghiệm ung thư dạ dày bằng Test thở CO2 phóng xạ

Xét nghiệm ung thư dạ dày bằng Test thở CO2 phóng xạ

Các mẫu khí thở ra được phân tích tìm phóng xạ bằng máy đếm nhấp nháy. Phương pháp cho độ nhậy 85%, độ đặc hiệu 79%.

2. Xét nghiệm ung thư dạ dày bằng Test thở với ure phóng xạ C13

Ưu điểm là không bị nhiễm xạ, an toàn nhưng cần phải phân tích qua máy quang phổ kế. Có thể dùng được cho phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em.

Xét nghiệm ung thư dạ dày bằng Test thở với ure phóng xạ C13

Xét nghiệm ung thư dạ dày bằng Test thở với ure phóng xạ C13

Đánh giá kết quả bằng chỉ số DOB, nếu DOB> 4% là có nhiễm H.pylori và DOB< 4% là không nhiễm H.pylori.

Trước khi làm test hơi thở, bạn có thể yêu cầu kỹ thuật viên cho biết, bạn đang chuẩn bị được làm xét nghiệm hơi thở với chất có phóng xạ hay không.

3. Xét nghiệm ung thư dạ dày bằng Test thở với ure C14

Xét nghiệm ung thư dạ dày bằng Test thở với ure C14

Xét nghiệm ung thư dạ dày bằng Test thở với ure C14

Phân tích với máy đếm nhấp nháy có giá thành rẻ hơn nhưng có nhiễm xạ với liều nhỏ (1/1000 lần so với chụp Xquang). Không nên dùng test này cho phụ nữ trong tuổi sinh nở, có thai, cho con bú và trẻ nhỏ vì bản chất C14 là chất phóng xạ.

III. Cần làm gì trước khi làm các kiểm tra nhiễm Hp bằng test thở

Bệnh nhân phải ngưng các thuốc kháng sinh và thuốc chứa bismuth 4 tuần; ngưng thuốc sucralfat và thuốc ức chế bơm proton 2 tuần; phải nhịn đói 6h trước khi làm test.

  • Đánh giá kết qua qua thông số DPM (độ phân giải của chất phóng xạ trong một phút)
  • DPM< 50: không nhiễm H.pylori
  • DPM 50-199: không xác định có nhiễm H.pylori.
  • DPM> 200: có nhiễm H.pylori

1. Test huyết thanh

Dựa trên cơ sở tìm thấy kháng thể H.pylori trong huyết thanh. Người ta sử dụng phương pháp sắc ký miễn dịch để phát hiện các kháng thể IgG đặc hiệu trong huyết thanh bệnh nhân có nhiễm H.pylori, phương pháp cho kết quả nhanh, không phức tạp. Dùng để chẩn đoán một bệnh nhân mới, hay nghiên cứu dịch tễ học.

Cần làm gì trước khi làm các kiểm tra nhiễm Hp bằng test thở

Cần làm gì trước khi làm các kiểm tra nhiễm Hp bằng test thở

Không dùng để theo dõi điều trị vì tỉ lệ IgG giảm rất chậm. Phương pháp cho độ nhậy (95-100%), độ đặc hiệu (91-98%). Tuy nhiên, phương pháp này thường hay cho kết quả dương tính giả vì cho dù vi khuẩn Hp không có trong dạ dày, kháng thể kháng Hp vẫn có thể lưu hành trong máu một vài năm, thậm chí là nhiều năm sau đó.

Chính vì vậy, đây không phải là loại xét nghiệm tin cậy, được khuyến cáo sử dụng trước và sau khi điều trị. Lưu ý, chỉ sử dụng phương pháp này khi không có sẵn phương pháp nào có độ tin cậy cao hơn.

2. Xét nghiệm tìm kháng thể H.pylori trong phân (H.pylori stool antigen test)

Phương pháp này phát hiện kháng nguyên H.pylori trong phân, có giá trị trong chẩn đoán nhiễm H.pylori ở trẻ em, người lớn, có thể sử dụng trong đánh giá kết quả điều trị. Phương pháp cho độ nhậy (91-98%), độ đặc hiệu (94-99%).

IV. Diệt Hp sớm để phòng ngừa ung thư dạ dày

Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là yếu tố hàng đầu gây ung thư dạ dày. Các chuyên gia tiêu hóa thế giới khuyến cáo cần tiệt trừ Hp sớm ở những đối tượng cụ thể nhằm phòng ngừa ung thư dạ dày và giảm thiểu nguy cơ mắc phải căn bệnh có tỉ lệ tử vong hàng đầu này.

Các phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp

Các phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp

1. Vi khuẩn Hp là yếu tố gây bệnh chính đối với ung thư dạ dày

Mối liên quan giữa vi khuẩn Hp và bệnh lý viêm loét dạ dày được phát hiện lần đầu tiên bởi hai nhà khoa học người Úc là Giáo sư Barry J.Marshall và Giáo sư J.Robin Warren vào năm 1984. Ở thời điểm đó, phát hiện này đã làm đảo ngược quan điểm điều trị phổ biến trên thế giới trong suốt thời gian dài, các nhà khoa học cho rằng loại vi khuẩn này mới là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày chứ không phải yếu tố stress tâm lý.

Người ta cũng hoài nghi rằng, vi khuẩn Hp có liên quan tới ung thư dạ dày. Do đó mà có rất nhiều các công trình nghiên cứu trên toàn cầu, bao gồm nghiên cứu dịch tễ, nghiên cứu phân tử, nghiên cứu trên động vật và nghiên cứu ở người đã được thực hiện nhằm giải đáp nghi ngờ này.

Các phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp

Các phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp

Các dữ liệu ở thời điểm hiện tại cho chúng ta biết, có ít nhất 90% các ca bệnh ung thư dạ dày liên quan tới nhiễm khuẩn Hp. Điều này đã mở ra một hướng đi mới cho các bác sỹ trong việc ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh ung thư dạ dày vốn có tỉ lệ tử vong rất cao. Câu hỏi đặt ra là, liệu tiệt trừ Hp có giúp giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày?

2. Diệt trừ Hp có giúp giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày không?

Tại Hội nghị đồng thuận Masstricht V diễn ra tại Florence năm 2016, các chuyên gia tiêu hóa hàng đầu thế giới đã đưa ra khuyến cáo rằng, diệt trừ Hp làm giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Cơ sở chính của khuyến cáo này được dựa trên 2 thử nghiệm ngẫu nhiên được thực hiện tại Trung Quốc. Một nghiên cứu được thực hiện trong vòng 15 năm với 3.365 bệnh nhân và một nghiên cứu thực hiện trong 7,5 năm với 1630 bệnh nhân.

Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy việc tiệt trừ Hp đem lại lợi ích đáng kể cho những người nhiễm Hp chưa có biểu hiện triệu chứng hoặc những người đã phẫu thuật ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm. Ước tính nguy cơ ung thư dạ dày sẽ giảm 34% ở những người được tiệt trừ Hp.

3. Nên tiệt trừ Hp càng sớm càng tốt

Quá trình từ khi vi khuẩn Hp bắt đầu xâm nhiễm tới khi gây ra ung thư dạ dày là một chặng đường dài trải qua nhiều giai đoạn khác nhau:

Nhiễm Hp -> viêm dạ dày -> viêm teo niêm mạc dạ dày -> dị sản ruột -> loạn sản ruột -> ung thư dạ dày

Nếu tiệt trừ Hp sớm trước khi xuất hiện các tổn thương tiền ung thư (gồm loét dạ dày, tăng sản niêm mạc dạ dày, viêm teo, dị sản, loạn sản ruột) thì đáp ứng điều trị tốt hơn, làm lành tổn thương viêm và ngăn chặn tiến triển tới các tổn thương tiền ung thư. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, tiệt trừ Hp giúp giảm viêm niêm mạc dạ dày – tá tràng nhanh chóng.

Các phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp

Các phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp

Điều này được chứng minh qua hình thái niêm mạc dạ dày được cải thiện và chỉ số PgII (chỉ số viêm hoạt động) giảm nhanh sau 1-2 tháng tiệt trừ Hp thành công. Nghiên cứu dịch tễ tại đảo Matsu – Đài Loan cho thấy tiệt trừ Hp sớm giúp giảm tới 77,2% nguy cơ mắc viêm teo dạ dày.

Trong khi đó, ở bệnh nhân viêm teo dạ dày chưa xuất hiện dị sản ruột thì việc tiệt trừ Hp có thể giúp đảo ngược viêm teo dạ dày ở một số bệnh nhân. Nếu có dị sản ruột hoặc tổn thương nặng hơn thì hầu như không thể hồi phục nhưng cũng ít nhất việc tiệt trừ Hp lúc này vẫn giúp ngăn chặn tiến triển sang ung thư dạ dày.

Như vậy, tiệt trừ Hp ở giai đoạn càng sớm, khi bắt đầu có viêm dạ dày bệnh nhân sẽ càng dễ khỏi bệnh và ngăn chặn ung thư dạ dày tốt hơn.

Ngoài ra, những người có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao như có quan hệ cận huyết thống với người mắc ung thư dạ dày, hoặc sinh sống trong cộng đồng có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao cũng nên tiệt trừ vi khuẩn HP để phòng ngừa.

4. Những khó khăn trong tiệt trừ Hp và giải pháp

Không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới đang phải đối mặt với thách thức rất lớn trong vấn đề tiệt trừ vi khuẩn Hp: hiệu quả tiệt trừ Hp giảm sút một cách đáng báo động.

Riêng tại Việt Nam theo báo cáo của BS. Bùi Chí Nam tại Hội nghị tiêu hóa toàn quốc 2016, tỉ lệ tiệt trừ Hp thành công của phác đồ đầu tay chỉ còn đạt 34,5%, trong khi cũng với phác đồ như vậy ở thời điểm 10 năm trước có thể tiệt trừ hp thành công tới 92%.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc tiệt trừ Hp ngày càng kém hiệu quả, trong đó phải kể đến:

Tình trạng Hp kháng kháng sinh gia tăng: tình trạng vi khuẩn Hp kháng kháng sinh ở cả người lớn và trẻ em đang gia tăng ở mức báo động, đặc biệt là những kháng sinh thông dụng như Clarithromycin và Metronidazole tỉ lệ kháng lên tới trên 50%. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho các phác đồ tiệt trừ Hp có tỉ lệ thất bại cao.

Bệnh nhân không tuân thủ điều trị, không uống đủ thuốc, không uống đúng giờ, tự ý bỏ dở phác đồ khi triệu chứng giảm hoặc gặp tác dụng không mong muốn khiến cho vi khuẩn Hp không được tiệt trừ và gián tiếp dẫn tới tình trạng kháng thuốc gia tăng .

Các phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp

Các phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp

Tỉ lệ tái nhiễm Hp cao: bên cạnh điều trị kém hiệu quả thì tỉ lệ tái nhiễm Hp (bị nhiễm Hp trở lại sau khi đã tiệt trừ hết) cao cũng là một thách thức rất lớn, nhất là ở trẻ em. Theo nghiên cứu của PGS.TS.BS.Nguyễn Thị Việt Hà và các đồng nghiệp thực hiện tại Bệnh viện nhi trung ương năm 2010, có tới 25% trẻ em bị tái nhiễm khuẩn Hp trong năm đầu tiên sau khi tiệt trừ Hp thành công.

Trẻ càng nhỏ tuổi thì tỉ lệ tái nhiễm càng cao, thậm chí còn lên tới 55,4%/năm đối với nhóm trẻ 3-4 tuổi. Trong khi đó, tỉ lệ tái nhiễm ở người lớn cũng được ghi nhận là 24% trong năm đầu tiên.

Tái nhiễm Hp là nguyên nhân khiến bệnh lý dạ dày tái phát dai dẳng kèm theo đó là làm gia tăng nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh, trong đó có ung thư dạ dày.

V. Bố mẹ bị nhiễm vi khuẩn Hp làm sao phòng bệnh cho con?

Bố mẹ đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp thường rất lo lắng một phần là lo lắng về bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và một phần là lo lắng sẽ lây nhiễm vi khuẩn Hp đến người thân trong gia đình và đặc biệt là trẻ em.

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ nhiễm vi khuẩn Hp và thường do lây nhiễm từ người thân trong gia đình. Ở bài viết này Kiến Thức Bệnh sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc bố mẹ bị nhiễm vi khuẩn Hp làm sao phòng bệnh cho con?

Bố mẹ bị nhiễm vi khuẩn Hp làm sao phòng bệnh cho con?

Bố mẹ bị nhiễm vi khuẩn Hp làm sao phòng bệnh cho con?

1. Tỷ lệ nhiễm Hp ở trẻ em

Ngày nay, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em cũng cao như người lớn, ngày càng nhiều trẻ em bị mắc các bệnh do vi khuẩn Hp gây ra. Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Bàng, Bộ môn Nhi – Đại học Y Hà Nội thì tỷ lệ nhiễm Hp ở trẻ em là 35-55% ngoài cộng đồng.

Từ trước 1 tuổi trẻ đã có thể nhiễm Hp với tỷ lệ 20-35%, tỷ lệ gia tăng trong giai đoạn 3-10 tuổi (45-50%). Ở trẻ em đến hết 15-18 tuổi thì nhiễm Hp cũng như người lớn, tỉ lệ nhiễm Hp là 75-80% dân số chúng ta có HP trong dạ dày.

Cũng theo bác sỹ, các bệnh lý do vi khuẩn Hp gây ra ở trẻ em có thể kể đến như:

Viêm dạ dày mạn tính, ảnh hưởng tới sự hấp thu, chuyển hóa chất nhất là ở lứa tuổi nhỏ đang cần hấp thu chuyển hóa nhiều chất thì sẽ dẫn tới kém ăn, cơ thể chậm phát triển, thiếu máu thiếu sắt;

Loét hành tá tràng gây chảy máu ồ ạt (xuất huyết tiêu hóa) có thể đe dọa tính mạng nếu bị nặng và không can thiệp cấp cứu kịp thời; hay xuất huyết âm ỉ gây đi tiêu phân đen và thiếu máu rất trầm trọng;

Đau bụng tái diễn; Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ em; Có vai trò gây tăng tỷ lệ dị ứng ở trẻ em.

Không thể phủ nhận được vi khuẩn Hp gây ra rất nhiều các vấn đề về sức khỏe ở cả người lớn và trẻ em. Như vậy, việc phòng ngừa và điều trị vi khuẩn Hp ở trẻ em đang ngày càng trở thành một vấn đề quan trọng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ em.

2. Con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em

Theo thống kê, vi khuẩn Hp rất dễ lây lan ở môi trường tập thể, gia đình đông con, vùng có y tế kém chẳng hạn như trường học bán trú, nhà trẻ…. Tuy nhiên, gia đình vẫn là môi trường lây nhiễm thuận lợi nhất của vi khuẩn Hp.

Về con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp thì chúng ta biết chắc chắn rằng vi khuẩn Hp lây từ dạ dày người này sang dạ dày người khác thông qua đường miệng, có thể chia thành 3 nhóm chính:

Đường phân miệng: vi khuẩn Hp từ dạ dày người bệnh đi ra ngoài theo phân, theo nguồn nước vào thức ăn, xâm nhập vào người bình thường nếu sử dụng thực phẩm hoặc nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.

Đường miệng – miệng: người bình thường có thể nhiễm khuẩn Hp nếu tiếp xúc với nước bọt của người nhiễm Hp. Con đường lây nhiễm này chủ yếu xảy ra ở trẻ em, khi ông bà, cha mẹ có thói quen nhai, mớm thức ăn, hôn trẻ hoặc sử dụng chung bát đũa, thức ăn.

Thói quen này khá phổ biến tại Việt Nam. Thói quen này không chỉ khiến trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn Hp mà còn có thể lây lan nhiều bệnh khác từ người lớn, chính vì vậy nên sớm từ bỏ.

Dạ dày- dạ dày: vi khuẩn Hp có thể lây từ dạ dày người này sang người khác trong quá trình nội soi nếu ống nội soi không được tiệt trùng tốt. Hiện nay các cơ sở y tế đã được trang bị hóa chất tiệt trùng tốt và trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Bố mẹ bị nhiễm vi khuẩn Hp làm sao phòng bệnh cho con?

Bố mẹ bị nhiễm vi khuẩn Hp làm sao phòng bệnh cho con?

– Ngoài ra, trẻ cũng có thể lây Hp thông qua tiếp xúc tay chân, dụng cụ ăn uống với dịch nôn của trẻ khác.

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tạo ra được vắc xin phòng vi khuẩn Hp, vậy nên cha mẹ cần chủ động phòng tránh nhiễm vi khuẩn Hp cho con thông qua việc giữ vệ sinh và sử dụng kháng thể thụ động để phòng ngừa.

3. Cách phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp cho trẻ từ cha mẹ

Khi cha mẹ hoặc bất kỳ thành viên nào trong gia đình bị nhiễm vi khuẩn Hp, thì cha mẹ cần chú ý để tránh lây nhiễm lẫn nhau và tránh lây cho trẻ nhỏ. Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp sang con:

– Cho trẻ ăn chín, uống sôi, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ ăn uống trước khi sử dụng

– Không dùng chung dụng cụ ăn uống. Không gắp thức ăn cho nhau.

– Mỗi thành viên có một phần ăn riêng và dụng cụ ăn uống riêng. Không ăn chung tô canh, không dùng chung chén gia vị, nước chấm,…

– Không dùng chung bàn chải đánh răng, ly, cốc, các đồ dùng vệ sinh cá nhân…

– Rửa tay thường xuyên và sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn uống. Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên.

– Không mớm thức ăn cho trẻ nhỏ để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp trực tiếp.

– Người có vi khuẩn Hp không hôn trẻ để tránh lây nhiễm. Ngoài ra người nhiễm vi khuẩn Hp cũng nên hạn chế nấu ăn, đút ăn cho trẻ.

– Nếu vô tình hắt hơi, ợ khi đút thức ăn, nấu thức ăn có thể khiến vi khuẩn thoát ra theo nước bọt xâm nhập vào thức ăn.

VI. Kháng thể OvalgenHP – Liệu pháp miễn dịch thụ động giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn HP từ Nhật Bản

Với nhiều tác hại mà vi khuẩn Hp gây ra thì một biện pháp phòng ngừa sự lây lan của vi khuẩn Hp trong cộng đồng là cần thiết. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp vốn dĩ rất quen thuộc với cơ thể con người, chính vì vậy mà để tạo ra được 1 loại vaccine phòng ngừa là một công việc rất khó khăn mà các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình nghiên cứu tìm tòi.

May mắn rằng gần đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu và sản xuất thành công loại kháng thể IgY đặc hiệu, có tác dụng giảm tải lượng Hp và phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp với tên gọi OvalgenHP.

Kháng thể OvalgenHP – Liệu pháp miễn dịch thụ động giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn HP từ Nhật Bản

Kháng thể OvalgenHP – Liệu pháp miễn dịch thụ động giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn HP từ Nhật Bản

Kháng thể OvalgenHP khác với vaccine vì đây là kháng thể thụ động có nguồn gốc từ lòng đỏ trứng gà. Kháng thể OvalgenHP có khả năng phòng nhiễm Hp nhờ các cơ chế tác động sau:

– Vô hiệu hóa men Urease của vi khuẩn Hp, khiến vi khuẩn không tạo ra được môi trường thuận lợi để sinh sống trong dạ dày.

– Ngăn cản bám dính và ngưng kết vi khuẩn Hp thành từng đám khiến vi khuẩn bị dạ dày co bóp đẩy ra ngoài.

– Tăng cường khả năng bắt giữ vi khuẩn của đại thực bào.

– Kích thích tế bào lympho T của cơ thể ghi nhớ miễn dịch đối với vi khuẩn Hp.

Kháng thể OvalgenHP – Liệu pháp miễn dịch thụ động giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn HP từ Nhật Bản

Kháng thể OvalgenHP – Liệu pháp miễn dịch thụ động giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn HP từ Nhật Bản

Như vậy kháng thể OvalgenHP không chỉ giúp gián tiếp tiêu diệt vi khuẩn Hp mà còn có thể giúp cơ thể chống lại sự xâm nhiễm của vi khuẩn.

Bên cạnh đó kháng thể OvalgenHP rất an toàn do chỉ tác động tại dạ dày, không hấp thu vào máu, không bài tiết qua sữa mẹ, thích hợp để sử dụng lâu dài cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, cho con bú nhằm hỗ trợ điều trị, phòng nhiễm Hp cũng như phòng tái nhiễm Hp cho người bệnh dạ dày bị tái phát nhiều lần.

Nếu thấy những kiến thức trên hữu ích với bạn, hãy Like hoặc Comment để khích lệ tinh thần đội ngũ phát triển web. Thân chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

You may also like

You cannot copy content of this page