Vi khuẩn hp dạ dày có lây không thì theo các số liệu thống kê thì hiện nay tỷ lệ người mắc các bệnh lý về dạ dày hình thành do vi khuẩn HP ngày càng tăng cao khiến nguy cơ dẫn đến ung thự dạ dày cũng cao hơn. Và thật đáng buồn là vi khuẩn Hp hoàn toàn có thể lây nhiễm.
I. Vi khuẩn hp dạ dày có lây không? Những con đường lây nhiễm HP
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Và vấn đề mà mọi người thường thắc mắc đó chính là vi khuẩn HP dạ dày có lây không? Hay vi khuẩn hp lây qua đường nào? Để giải đáp những thắc mắc trên, cùng Kiến Thức Bệnh tìm hiểu qua những thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
1. Vi khuẩn HP dạ dày có lây không?
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn vô cùng phổ biến trong niêm mạc dạ dày, cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh về dạ dày thường gặp như viêm dạ dày tá tràng, loét dạ dày tá tràng, thậm chí còn có thể dẫn đến bệnh ung thư dạ dày vô cùng nguy hiểm.
Về vấn đề vi khuẩn HP dạ dày có lây không, các bác sĩ đã khẳng định là có, vi khuẩn HP hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Một khi khuẩn HP xâm nhập được vào cơ thể qua miệng, sẽ đến hệ thống tiêu hoá, nhiễm vào dạ dày hoặc phần đầu tiên của ruột non. Sau đó các vi khuẩn hình xoắn ốc sẽ dùng đuôi tương tự như cờ lê của nó để di chuyển xung quanh và lớp lót dạ dày hình thành tình trạng viêm.
Khác với những loại vi khuẩn khác, khuẩn HP có thể tồn tại trong môi trường axit khắc nghiệt của dạ dày bởi chúng có khả năng tạo ra một độ tinh tế để trung hoà lượng axit trong dạ dày. Các chất này tạo nên phản ứng với urea sản sinh amoniac – một chất độc cho tế bào người. Cũng tuỳ vào nơi nhiễm trùng xảy ra, HP cũng có thể tạo ra quá nhiều axit dạ dày.
Vi khuẩn HP có mặt nhiều trong mảng cao răng, niêm mạc dạ dày, nước bọt của người bị nhiễm khuẩn nên lây nhiễm sang người khác rất dễ dàng qua đường tiêu hoá. Đáng nói hơn là do thói quen ăn uống của chúng ta như dùng đũa gắp thức ăn cho người khác, uống cùng một chén rượu hay ăn chung một bát nước chấm cũng khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao hơn. Ước tính ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP lên đến hơn 80% dân số.
2. Vi khuẩn hp lây qua những đường nào?
Nếu như đã biết được câu trả lời cho thắc mắc vi khuẩn hp dạ dày có lây không là hoàn toàn có khả năng, thì bạn cần phải tìm hiểu những con đường mà loại vi khuẩn nguy hiểm này lây nhiễm để có được sự phòng tránh thích hợp. Vậy trên thực tế thì vi khuẩn hp lây qua đường nào?
-
Vi khuẩn HP lây qua đường miệng – miệng
Như trên vừa phân tích, vi khuẩn HP có nhiều trong nước bọt, cao răng và khoang miệng của người bệnh. Do đó nó có thể dễ dàng lây nhiễm sang người khác khi dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, bát đĩa, muỗng, đũa khi ăn, lây nhiễm khi hôn nhau hoặc mẹ mớm cơm cho bé. Các bà mẹ hãy hết sức chú ý, bé bị nhiễm khuẩn HP rất dễ lây cho nhau.
-
Lây nhiễm vi khuẩn HP qua đường dạ dày – dạ dày
Đây là một câu trả lời điển hình mỗi khi mọi người thắc mắc vi khuẩn HP dạ dày có lây không. Có thể nói sự lây nhiễm xuất hiện trong quá trình người bệnh tiến hành xét nghiệm nội soi tại các bệnh viện. Các đầu dò không được làm sạch kỹ càng sau khi nội soi cho những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP sẽ còn lưu lại các vi khuẩn. Những đầu dò đó nếu được dùng cho người khác sẽ rất dễ gây lây nhiễm.
-
Vi khuẩn HP lây nhiễm qua đường dạ dày – miệng
Những người mắc vi khuẩn HP trong dạ dày khi bị trào ngược hoặc ợ chua se đẩy vi khuẩn lên đường miệng theo dịch dạ dày, từ đó tạo nên nguy cơ gây nhiễm khuẩn cho những người xung quanh.
-
Sự lây nhiễm HP qua đường phân – miệng
Vi khuẩn HP tồn tại trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm sang cho người khác khi không làm vệ sinh tay sạch sẽ khi đi tiêu và trước khi ăn. Ngoài ra cũng có thể lây nhiễm qua đường trung gian như gián, chuột, ruồi… nếu không bảo quản thức ăn cẩn thận.
II. Cách phòng tránh sự lây nhiễm vi khuẩn HP dạ dày
Qua những thông tin trên, bạn cũng đã biết được vi khuẩn HP dạ dày có lây không? Và vi khuẩn HP lây qua đường nào? Vậy thì tiếp theo không thể bỏ qua những cách phòng tránh khả năng lây nhiễm vi khuẩn HP cho bản thân và gia đình mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:
– Không dùng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình như đũa, muỗng, dùng chung nước chấm hay gắp thức ăn cho nhau
– Tiêu diệt ruồi, muỗi trong nhà. Vệ sinh bát đũa sạch sẽ và bảo quản cẩn thận, tốt nhất hãy dùng nước sôi tráng qua các dụng cụ ăn uống trong nhà để đảm bảo vi khuẩn HP không còn tồn tại trên các đồ dùng đó.
– Hãy cẩn trọng khi đi ăn uống tại những quán ăn ven đường vì việc vệ sinh có thể không được đảm bảo để hạn chế lây nhiễm vi khuẩn HP
– Hạn chế việc ăn các đồ sống như rau sống, gỏi hay các loại thức ăn lên men như mắm ruốc, mắm tôm… để đảm bảo vệ sinh, hạn chế mắc các bệnh dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP
– Tuyệt đối không hôn hay mớm cơm cho trẻ em nếu nghi ngờ mình đang nhiễm khuẩn HP. Đây là cách tốt nhất để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn chéo trong các gia đình.
Hy vọng qua những thông tin trên, bạn có thể giải đáp rõ ràng các thắc mắc như vi khuẩn HP dạ dày có lây không? Vi khuẩn HP lây qua đường nào? cũng như cách phòng tránh để bảo vệ sức khoẻ của bản thân cũng như gia đình mình. Và nhớ chia sẻ bài viết hữu ích này để mọi người cùng biết nhé!
Nếu thấy những kiến thức trên hữu ích với bạn, hãy Like hoặc Comment để khích lệ tinh thần đội ngũ phát triển web. Thân chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!