Gạo lứt có tên tiếng Anh là Brown Rice có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Và gạo lứt rang, gạo lứt muối mè còn có công dụng tốt với bà bầu, làm đẹp như giảm cân, đẹp da mặt.
Gạo lứt còn có tác dụng hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh như tinh mạch, sỏi thận, chống oxi hóa, chống ung thư, cải thiện hệ tiêu hóa và nhiều công dụng khác ngay bên dưới.
I. Gạo lứt là gạo gì, tiếng Anh là gì, giá tiền bao nhiêu 1kg?
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
1. Gạo lứt là gì? Gạo lứt tiếng anh là gì?
Gạo lứt là một trong những loại thực phẩm vàng hiện nay có mặt trong hầu hết các căn bếp của gia đình.
Không chỉ thơm ngon mà gạo lứt còn là nguồn dinh dưỡng vô cùng tốt cho sức khoẻ của mọi người chính vì thế nó thường được sử dụng để duy trì sức khoẻ thậm chí là sắc đẹp của phái nữ.
Chắc hẳn khi biết hết những tác dụng của gạo lứt bạn sẽ rất bất ngờ đấy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé!
Gạo lứt (người miền Nam lại gọi thành gạo lứt, người miền Bắc Trung bộ thì kêu là gạo lật) có tên tiếng Anh là Brown Rice là loại gạo được xay xát chỉ bỏ lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám (rất giàu sinh tố và nguyên tố vi lượng).
Gạo lứt và gạo trắng khác nhau ở mức độ trong quá trình xay xát, nếu gia tăng mức độ xay xát lên thì gạo lứt sẽ trở thành gạo trắng.
Thành phần dinh dưỡng của loại gạo này gồm có: tinh bột, chất đạm, chất xơ, các nguyên tố vi lượng như magie, canxi, sắt, selen… và giàu vitamin như B1, B2, B3, B6…
Ngoài chất dầu trong cám gạo còn có tác dụng điều hoà huyết áp, giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, xơ vữa mạch máu. Trong gạo lứt cũng rất giàu Gaba là một chất có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể con người.
Chúng ta hay nhầm tưởng gạo màu là gạo lứt, nhưng không phải vậy mà. Tất cả các loại lúa khi xay xát chỉ bỏ vỏ trấu được gọi là gạo lứt. Gạo lứt cũng rất đa dạng và phong phú nhưng thường phân loại theo màu sắc của lớp cám: lứt xám trắng, lứt tím, lứt đỏ, đen.
Gạo lứt tiếng anh là Brown Rice. Hiện nay gạo lứt là một trong những loại gạo rất phổ biến được nhiều người sử dụng nhờ vào những chất dinh dưỡng tuyệt vời trong đó.
2. Gạo lứt giá bao nhiêu tiền 1kg hiện nay?
Gạo lứt thường có sự thay đổi liên tục về giá cả tùy thuộc vào nhu cầu tiêu dùng chung của toàn xã hội. Thế nên, bạn cần thường xuyên cập nhật thông tin để biết rõ hơn về giá gạo cho từng thời điểm nhất định.
Tham khảo tại nhiều đơn vị cung cấp gạo lứt khác nhau, chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau về giá. Cụ thể:
– Gạo lứt 24.000 VNĐ/ kg: trên một số trang mạng hiện nay đang bán mặt hàng gạo lứt với giá thành 24 ngàn/ kg. Đây là một mức giá được cho rằng khá hợp lí, bởi đây là loại thực phẩm cung cấp hàm lượng dinh dưỡng rất cao.
Đặc biệt gạo này là loại gạo dành cho người mắc bệnh đái tháo đường. Nên khi mua các bạn cần chú ý để mua được sản phẩm có chất lượng tốt mà giá thành hợp lí nhất.
– Gạo lứt 30.000 VNĐ/kg: giá 30 ngàn / kg thì không phải là quá đắt so với các mặt hàng gạo khác trên thị trường. Với mức giá này bạn có thể sẽ mua được loại gạo mà bạn mong muốn tìm kiếm bấy lâu nay.
– Gạo lứt 43.000 VNĐ/kg: Đây là giá gạo lứt trên một vài website. Mặc dù có sự chệnh lệch về giá so với các cửa hàng khác rất nhiều. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận lại được chính là chất lượng của sản phẩm.
3. Gạo lứt khác gạo trắng như thế nào?
Có hai loại gạo phổ biến và gây nhiều tranh cãi nhất về chất lượng dinh dưỡng của chúng là gạo lứt và gạo trắng. Dưới đây là những thông tin cần biết về sự khác nhau về dinh dưỡng giữa gạo trắng và gạo lứt:
– Sự khác biệt dinh dưỡng
Cơm trắng là gạo lứt đã được loại bỏ cám và mầm. Kết quả là gạo trắng thiếu một số chất chống ô xy hóa, vitamin B, khoáng chất, chất béo, chất xơ, và một lượng nhỏ protein.
Nhiều giống gạo trắng được làm giàu để thay thế các chất dinh dưỡng bị mất trong quá trình chế biến. Ở Mỹ, các nhà sản xuất bổ sung các vitamin B, như thiamin, niacin, và axit folic, cũng như sắt vào gạo trắng.
Như đã nói, gạo lứt có chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn gạo trắng, ngoại trừ sắt, folate, và nó có chứa cùng một lượng selen. Gạo đều là thức ăn dễ tiêu hóa và nói chung dung nạp tốt.
Cả gạo trắng và gạo lứt đều không chứa gluten. Cơm là gạo sau khi nấu chín nhưng có chứa chất xơ cao hơn gọi là tinh bột kháng. Tinh bột kháng vẫn còn nếu hâm lại cơm. Dạng chất xơ này có thể giúp thúc đẩy sức khỏe ruột.
Cả gạo trắng và gạo lứt đều có kháng tinh bột cao hơn khi nấu chín nhưng gạo lứt chứa nhiều chất xơ hơn.
– Chỉ số glycemic
Chỉ số glycemic là chỉ số quan trọng nhất để phân loại những thực phẩm sẽ làm tăng lượng đường huyết như thế nào khi vào cơ thể.
Thực phẩm có chỉ số glycemic cao hơn, nó sẽ được tiêu hóa nhanh hơn. Ăn thực phẩm có chỉ số glycemic thấp sẽ giúp giảm cân, làm giảm cơn đói, ngăn ngừa bệnh tim,…
Gạo trắng có chỉ số glycemic cao hơn so với gạo lứt. Tuy nhiên, gạo trắng cũng có nhiều loại và chỉ số glycemic của các loại gạo trắng cũng khác nhau.
– Lượng calo
Hàm lượng calo trong thực phẩm là thành phần quan trọng thứ hai giúp bạn quyết định những lợi ích của loại thực phẩm trên cơ thể. Gạo lứt thường chứa calo ít hơn so với gạo trắng.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), 1 chén gạo lứt nấu chín cung cấp 218 calo, trong khi gạo trắng nấu chín có chứa 242 calo. Vì vậy, nếu bạn đang cố gắng cắt giảm lượng calo, gạo lứt là lựa chọn tốt hơn.
– Chất xơ
Khi nói đến chất xơ, gạo lứt có lợi thế lớn. Gạo lứt có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, cũng như có rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng hơn. 100 gam gạo lứt nấu chín cung cấp 1,8 gam chất xơ, trong khi 100 gam gạo trắng chỉ cung cấp 0,4 gam chất xơ.
– Selenium
Selenium đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hormon tuyến giáp, chống oxy hóa và chức năng miễn dịch, Selenium kết hợp với Vitamin E sẽ giúp tăng cường khả năng chống ung thư hiệu quả và gạo lứt lại 1 lần nữa chiến thắng.
– Giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Gạo lứt rất giàu magiê và chất xơ, giúp kiểm soát lượng đường huyết. Theo các nghiên cứu gần đây, việc tiêu thụ gạo lứt giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 ở người.
– Nguy cơ bệnh tim
Lignan trong gạo lứt giúp bảo vệ tim chống lại bệnh tật. Lignan đã được chứng minh làm giảm lượng mỡ trong máu, hạ huyết áp và giảm viêm ở động mạch.
Ăn gạo lứt có thể giúp giảm bớt những rủi ro liên quan đến tim. Gạo lứt cũng chứa hàm lượng cholesterol tốt cao hơn.
II. Tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe bà bầu, giảm cân làm đẹp ra sao?
Với thành phần dinh dưỡng cao có trong gạo lứt nên loại gạo này có khá nhiều công dụng. Những công dụng chính của gạo lứt có thể được biết đến như:
1. Tác dụng của gạo lứt hay gạo lứt rang với bà bầu
– Tăng cường hệ miễn dịch
Một khi hệ miễn dịch kém, cơ thể mẹ bầu rất dễ đối mặt với nhiều bệnh. Đặc biệt các bệnh nhiễm khuẩn là phổ biến nhất. Để nâng cao hệ miễn dịch, nhiều chuyên gia đã khuyên các chị em thai phụ nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng trong chế độ ăn uống thai kỳ.
Trong số đó, gạo lứt luôn được đề cử đầu tiên. Bởi trong gạo lứt có chứa chất sterol và sterolin. Đây là những thành phần dinh dưỡng bổ trợ cho hệ miễn dịch con người.
Qua nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh hiệu quả của chúng trong việc kháng virut, vi khuẩn và làm chậm tiến trình lão hóa.
– Giữ trái tim khỏe mạnh
Vào thời kì mang thai, huyết áp của phụ nữ dễ thay đổi. Nếu huyết áp thay đổi quá nhiều không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn khiến thai nhi bị yếu. Vì vậy, bạn nên giữ huyết áp ở mức bình thường sẽ có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Để hỗ trợ và duy trì huyết áp ở mức bình thường, bạn có thể sử dụng nước gạo lứt rang với bà bầu. Ngoài giữ huyết áp ở mức bình thường, gạo lứt còn chứa chất chống oxy hóa có khả năng chống lại nhiều bệnh khác, trong đó có cả bệnh tim mạch.
– Trị ốm nghén cùng gạo lứt
Có lẽ nhiều người vẫn còn chưa biết đến lợi ích của gạo lứt đối với bà bầu là chữa thai nghén. Nước gạo lứt rang kết hợp cùng gừng là mẹo trị thai nghén dân gian đã được nhiều người áp dụng và thành công.
– Giảm cholesterol
Nước gạo lứt rang với bà bầu có chứa nhiều carbohydrate, chất béo. Tuy nhiên, bạn đừng vội lo lắng chất béo trong gạo lứt ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi bởi, đây là những chất béo lành mạnh an toàn với cơ thể.
Những chất béo trong nước gạo lứt rang với bà bầu có thể làm tăng cholesterol tốt, đồng thời loại bỏ cholesterol có hại trong máu.
– Ngăn ngừa mất ngủ
Sự căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình mang thai khiến bà bầu thường rơi vào tình trạng mất ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ không sâu…
Đối với những người bình thường điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, còn đối với phụ nữ có thai gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.
Trong thời gian thai kỳ, tốt nhất phụ nữ nên ngủ nhiều để đảm bảo sức khỏe cho mẹ. Sử dụng nước gạo lứt rang với bà bầu giúp bổ sung melatonin – đây là một chất xúc tác giúp các mẹ làm dịu thần kinh và ngủ ngon hơn.
– Tăng cường sự phát triển của bé
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai nên tiêu thụ 350 – 400mg magie mỗi ngày. Và nước gạo lứt rang với bà bầu có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm là vậy nhưng khi sử dụng nước gạo lứt rang đối với bà bầu cũng cần lưu ý.
Lúc mới uống gạo lứt (khoảng 3,4 tuần), có một số người do ít ăn rau sẽ cảm thấy nóng trong người, đôi khi còn bị lở miệng, đừng lo lắng, bạn cứ tiếp tục uống vài ngày là hết, cơ thể sẽ tự động điều chỉnh trở lại bình thường.
2. Tác dụng của gạo lứt mè đen
Dùng bột gạo lứt mè đen này mỗi ngày có tác dụng ích gan, bổ thận, nuôi huyết, cường tràng, bổ ngũ tang, ích khí lực, đầy não tủy, sáng tai mắt, dưỡng cơ nhục, ngừa và trị loãng xương, làm tăng tuổi thọ.
Đây là bài thuốc đã có từ lâu đời, từ thời danh y Tuệ Tĩnh đến cụ tổ Đông y Hải Thượng Lãn Ông, cho tới ngày nay, khi Y học đã tiến bộ, đây vẫn là phương thuốc phổ biến từ Phương Đông cho tới phương Tây.
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, như tinh bột, chất béo, chất xơ, các nguyên tố vi lượng như sắt, cani, magie, selen…và các loại vitamin B1, B2, B3, B6, Viatmin E… bột gạo lứt mè đen được xem là một phương thuốc hữu hiệu dành cho những bà mẹ thiếu sữa cho con bú.
Là loại thực phẩm cứu cánh cho những buồi sáng vội không kịp ăn sáng và những lần đói bất chợt mà nhà không có gì ăn được, không chỉ có hương vị thơm ngon, bột gạo lứt mè đen còn cung cấp đầy đủ năng lượng cho các hoạt động trong ngày của bạn.
Ngoài ra, bột gạo lứt mè đen còn được biết đến với khả năng làm đẹp thần kì, với hàm lượng vitamin E cực lớn trong mè đen và các vitamin nhóm B, các chất béo không bão hòa và hoạt chất GABA trong gạo lứt giúp cho làn da của bạn luôn căng min, hồng hào, không bị thô nhám và tràn đầy sức sống.
Đặc biết, bột gạo lứt mè đen còn là một phương pháp ăn kiêng giảm cân hiệu quản cho chị em phụ nữ. Không chỉ giúp no lâu, ức chế sự thèm ăn, loại bột này còn cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể, giúp chị em không bị thiếu chất như những phương pháp giảm cân khác.
Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng có trong gạo lứt giúp rất tốt cho hệ tiêu hoá và giúp chúng ta giảm cảm giác thèm ăn. Khi kết hợp với mè đen có lượng dầu thực vật cung cấp loại axit béo, giúp bạn loại bỏ được cảm giác thèm ăn. Đây chính là thành công bước đầu trong việc thực hiện chế độ giảm cân ở chị em phụ nữ.
Điều đặc biệt hơn nữa là chất xơ trong gạo lứt mè đen khi vào ruột sẽ có tác dụng cuốn theo những độc hại, cặn bã ra ngoài cơ thể giúp thải độc cho cơ thể.
Vừa giảm cân vừa mang lại cho chị em làn da đẹp mịn màng hết mụn, xóa bỏ đi quan niệm giảm cân sẽ kéo theo làn da sạm, nhăn nheo.
3. Tác dụng của gạo lứt trong làm đẹp
Thông thường, chị em phụ nữ thường sử dụng gạo lứt để giảm cân, với mong muốn sở hữu một vóc dáng tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, bên cạnh đó, gạo lứt còn có những công dụng làm đẹp bất ngờ khác như làm trắng da, chăm sóc da.
3.1 Tác dụng của gạo lứt với da mặt
– Gạo lứt có khả năng chống lại các tia UV có hại
Bột gạo lứt có khả năng bảo vệ cho làn da của con người, chống lại các tia UV có hại. Nhìn vào thực tế, có nhiều người lao động Châu Á thường sử dụng loại bột gạo này để làm đẹp trước khi phải làm việc dưới ánh nắng mặt trời.
Nhờ có loại mỹ phẩm thiên nhiên chống nắng tuyệt vời mang tên bột gạo lứt này mà da của họ không bị các tia UV xâm hại.
– Gạo lứt có thể làm sữa rửa mặt
Bên cạnh việc bảo vệ làm da khỏi tia cực tím thì nguyên liệu này còn có những tác dụng ngay tức thì đến làn da của bạn: làm sạch bụi bẩn, chất dầu thừa, đồng thời cung cấp vitamin nuôi dưỡng và tái sinh làn da một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.
Vì vậy, bạn có thể dùng nước gạo lứt rửa mặt để ngăn chặn sự lão hóa và giúp cho da trở nên sáng khỏe, hồng hào.
Cách làm như sau: Đổ bột gạo lứt vào một túi vải thật sạch và có dây buộc. Sau đó, bạn buộc miệng túi lại rồi ngâm vào nước ấm khoảng 2 phút cho thấm đều. Tiếp theo, bạn bóp nhẹ túi cho đến khi thấy chất nước trắng màu sữa nhỏ ra là được.
Sau cùng, bạn dùng túi này lăn nhẹ nhàng lên mặt. Bạn có thể kết hợp cám gạo và kem dưỡng phù hợp để giúp cho làn da mặt mịn màng, trắng trẻo.
– Giảm mụn
Những hạt bột siêu nhỏ có trong loại sữa rửa mặt đặc biệt này còn có tác dụng giảm bớt mụn cám và mụn đầu đen ẩn náu nhiều ở khu vực cằm và mũi.
Cách làm: Bạn lấy một lượng bột nhiều hơn hẳn so với những lúc rửa mặt, rồi hòa bột với nước lạnh hoặc sữa tươi để tạo thành hỗn hợp đặc. Sau đó, bạn đắp hỗn hợp này lên mặt, chờ khoảng 20 phút rồi rửa sạch mặt với nước mát.
– Làm trắng da bằng bột gạo lứt
Mặt nạ bột gạo lứt sẽ làm dịu da mặt mỗi khi bạn hoạt động dưới trời nắng quá lâu. Đặc biệt, tinh chất có trong bột gạo lứt sẽ giúp bạn tìm lại làn da trắng sáng, mịn màng.
Trong hạt gạo lứt chứa rất nhiều vitamin B1 và các chất khoáng cùng các nguyên tố vi lượng sẽ giúp làm đẹp và sáng da.Nhờ vậy, khi dùng bột gạo lứt làm đẹp, bạn sẽ có được làn da như ý muốn.
– Tẩy tế bào chết cho cơ thể
Bột gạo lứt sẽ giúp bạn tẩy đi lớp tế bào chết một cách dễ dàng mà không cần phải vất vả ngồi ngâm nước hàng giờ hay lấy bông tắm chà đỏ cả người.
Cách làm: Bạn đổ nước gạo vào bồn, rồi lấy nước này để tắm. Bạn cũng có thể sử dụng phần bột gạo lắng đọng để đắp lên toàn thân và massage nhẹ nhàng.
Khi lớp bột gạo khô đi thì tiếp tục lặp lại cho đến hết. Chờ cho lớp bột gạo khô rồi tắm bằng nước vo gạo. Sau cùng, hãy dùng nước lạnh tắm sạch lại cơ thể một lần nữa.
– Giảm nhờn
Thêm một tác dụng nữa từ bột gạo lứt là giảm nhờ cho da. Vì thế, những cô nàng da nhờn không nên bỏ qua sản phẩm độc đáo.
Cách làm: Bạn lấy 2 muỗng cà phê bột gạo lứt, 2 muỗng cà phê bột kiều mạch, thêm 2, 3 giọt nước chanh cộng với một chút nước ấm rồi trộn đều lại với nhau thành 1 hỗn hợp.
Hãy đắp hỗn hợp này lên mặt đã rửa sạch bằng nước ấm chừng 15 – 20 phút rồi rửa lại nhẹ nhàng. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, bạn có thể áp dụng cách này để giúp da giảm bớt nhờn
3.2 Ăn gạo lứt có béo không? Tác dụng của gạo lứt giảm cân như thế nào?
Anpha lipoic acid có nhiều trong tinh chất gạo lứt được gọi là antioxidant chuyển hóa vì nó tham gia vào quá trình chuyển hóa hydratcarbon và chất béo.
Chất này làm giảm mỡ dự trữ, giảm béo thông qua sự tăng tự nhiên lượng glutation – một sản phẩm trung gian của insulin và liprin (hormone điều hòa trọng lượng cơ thể và mỡ dự trữ).
Do chỉ được xay bỏ vỏ trấu mà giữ lại lớp cám lụa bên ngoài nên hạt gạo lứt có màu nâu đỏ, và đặc biệt vẫn giữ được hơn 90% chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin, các nguyên tố vi lượng có trong mỗi hạt gạo và rất giàu chất xơ.
Hàm lượng chất xơ có trong gạo lứt gấp 2 lần so với gạo thường, nên cơ thể bạn sẽ tiêu hóa chậm hơn và mang lại cảm giác no lâu. Đây chính là nguyên nhân quan trọng giúp bạn không có cảm giác thèm ăn vặt.
Chất xơ từ gạo lứt khi đi qua đường ruột sẽ cuốn theo những chất độc bám cặn lâu ngày và thải độc theo đường bài tiết. Đó là lí do tại sao khi ăn cơm gạo lứt, bạn có cảm giác bụng rất nhẹ nhàng, dễ chịu. Sau một thời gian thấy số đo giảm đi đáng kể.
Một tin hấp dẫn nữa là gạo lứt cũng chứa GABA (gama amino butiric axit), squalence, là những chất cần thiết để làm da sáng bóng, mịn màng, làm mờ những nếp nhăn, không bị thô nhám, khắc phục được những nhược điểm khi bạn giảm cân.
Và như vậy, nó hoàn toàn là một thực phẩm xứng đáng khuyên dùng. Vừa có tác dụng giảm cân, vừa giữ được làn da sáng đẹp không bị sạm đi do thiếu chất trong quá trình ăn kiêng.
4. Tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe
– 4.1 Chống gốc tự do – tác dụng của gạo lứt ấn tượng và hữu ích nhất
Với lớp cùi màu nâu chứa hơn 120 chất kháng oxy hóa như CoQ10, proanthocyanidin oligomic, acid alpha-lipoic, gamma-oryzanol, SOD, tocopherol và tocotrienol, selen, IP6, carotenoid, glutathione, phytosterol, lutein và lycopene, gạo lứt thực sự có lợi trong việc chống các gốc tự do.
Chống lại các gốc tự do là tác dụng của gạo lứt rất đáng cân nhắc. Gạo lứt đóng vai trò như những lính gác bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công mạnh mẽ của các gốc này. Từ đó, bạn có thể tránh được nguy cơ ung thư, sự lão hóa và nhiều tác hại khác của gốc từ do.
– 4.2 Phòng ngừa bệnh tim mạch
Magnesium là một khoáng chất có trong gạo lứt, rất quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp và bù natri trong cơ thể.
Một số chất dinh dưỡng còn có trong gạo lứt như chất xơ, carotenoid, phytosterol, acid omega 3 và inositol hexaphosphate (IP6) đều có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống sự ngưng kết các tiểu huyết cầu và làm giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride.
Theo một số nghiên cứu thì gạo lứt có lợi ích đáng kể đối với phụ nữ sau mãn kinh có bệnh tim mạch.
Ăn một khẩu phần ngũ cốc như gạo nâu, ít nhất 6 lần mỗi tuần là một ý tưởng đặc biệt tốt cho phụ nữ sau mãn kinh có hàm lượng cholesterol cao, huyết áp cao hoặc có dấu hiệu khác của bệnh tim mạch.
– 4.3 Giúp ngăn chặn sỏi mật
Nghiên cứu lượng chất xơ tổng thể và loại chất xơ tiêu thụ trong thời gian 16 năm của hơn 69.000 phụ nữ trong Nurses Health Study, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những người tiêu thụ chất xơ nhất tổng thể (cả hòa tan và không hòa tan) có nguy cơ thấp hơn 13% phát triển sỏi mật so cho phụ nữ tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ ít nhất.
Trong khi đó, gạo lứt chứa một lượng chất xơ rất dồi dào( trong 100g gạo lứt thì chứa 3,5g chất xơ).
– 4.4 Chống oxy hóa
Mangan là một thành phần quan trọng của một enzyme chống oxy hóa rất quan trọng gọi là superoxide dismutase . Superoxide dismutase (SOD) bảo vệ chống lại thiệt hại từ các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
– 4.5 Gạo lứt chống ung thư
Gạo lứt có chứa hàm lượng cao polyphenol cùng tocotrienol – những chất hạn chế các enzyme vi thể pha 1 sinh sôi. Ngoài ra, tiểu phần lipo-protein trong gạo lứt cũng góp một phần lớn trong việc hạn chế thấp nhất sự sản sinh các tế bào bất lợi ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Bên cạnh đó, lượng IP6 trong thành phần của gạo lứt có chức năng chống ung thư rất mạnh. Chất này có thể cản trở sự phát triển của tế bào khối u trong ung thư đường ruột và ung thư gan.
– 4.6 Gạo lứt có tác dụng thanh lọc gan
Hợp chất trong gạo lứt có tác dụng giải độc acid alpha Lipioc, tốt cho việc thanh lọc gan và hỗ trợ điều trị xơ gan hiệu quả.
Thậm chí, chất này còn được nghiên cứu để điều trị ngộ độc kim loại nặng, ngộ độc do nấm và các bệnh liên quan đến oxygen. Vì vậy, trà gạo lứt là thức uống tốt để thanh lọc gan.
– 4.7 Cải thiện hệ tiêu hóa
Ăn gạo lứt hàng ngày để cung cấp đủ lượng chất xơ cho cơ thể. Điều này sẽ giúp bộ máy tiêu hóa được cải thiện, tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh được hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở nhiều lứa tuổi và nhiều bệnh đường tiêu hóa.
– 4.8 Cải thiện thị giác
Lutein và zeaxanthin giúp cho thị lực được cải thiện và giảm sự rủi ro của sự chuyển hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể. Thành phần axid béo như omega-3, omega-6, omega-9 và axit folic từ gạo lứt cũng mang lại tác dụng cải thiện thị lực của đôi mắt, giúp đôi mắt sáng hơn, khỏe mạnh hơn.
– 4.9 Tăng cường trí óc
Tác dụng của gạo lứt có thể giúp bạn giảm nhanh hiện tượng đau đầu, tăng cường trí óc và lấy lại tinh thần nhanh chóng. Thành phần CoQ10 có khả năng giảm nhanh triệu chứng của cơn đau nửa đầu, làm tan nhanh sự mệt nhọc, lấy lại tinh thần để bạn tập trung làm việc hiệu quả hơn.
– 4.10 Giảm cholesterol
Các chất dinh dưỡng như chất xơ, carotenoid, axit omega-3, IP6 trong gạo lứt đều góp phần không hề nhỏ trong việc làm giảm cholesterol, triglyceride, giúp ngăn ngừa phần nào được các nguy cơ mắc bệnh tim mạch đồng thời làm giảm khả năng đột quỵ hoặc các tai biến từ bệnh tim mạch. Và đây là một trong những tác dụng của gạo lứt mà chúng ta cần quan tâm nhất.
– 4.11 Gạo lứt có tốt cho người tiểu đường
Theo tổ chức WHO sử dụng 50 gr gạo lứt mỗi ngày thay gạo trắng sẽ giảm 16% nguy cơ mắc bệnh đái đường và sử dụng 120 gr/ tuần sẽ giảm 11% nguy cơ bị tiểu đường.
Vì sao gạo lứt có ích cho người tiểu đường?
– Gạo lứt giúp giảm lượng đường trong máu
Lớp cùi gạo lứt làm giảm hàm lượng glucose trong máu và hàm lượng hemoglobin được glycosyl giúp cải thiện sự tổng hợp insulin cho người đái đường loại 1 và 2.
Bên cạnh đó, các loại vitamin nhóm B, protein, hemicellulose, chất xơ… trong gạo lứt làm có tác dụng chuyển hóa đường trong có thể, kiểm soát lượng đường huyết cho người đái đường.
– Trong gạo lứt cho chứa enzymes cao
Gạo lứt nảy mầm giàu magie giúp bài tiết glucose và insulin có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase, điều hòa hoạt động trung ương não bộ. Do đó, gạo lứt chữa bệnh tiểu đường hiệu quả, an toàn.
– Gạo lứt cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng
Vỏ gạo lứt chứa nhiều carbohydrate tổng hợp, các vitamin và khoáng chất, chất xơ…Cụ thể, một bát gạo lứt có chứa 230 calo. 5 gr chất đạm, 3,5 gr chất xơ, 50 gr carbohydrate và các vitamin E, B1, B2, B3,B6. Do đó, gạo lứt giúp người bệnh đái đường phòng rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, béo phì, tăng huyết áp.
Cách nấu cơm gạo lứt như sau
– Trước khi nấu nên ngâm gạo ít nhất 8 tiếng để gạo mau chín và loại bỏ được các độc tố có bên ngoài lớp vỏ màu nâu. Việc này cũng sẽ giúp cho bệnh nhân dễ tiêu hóa hơn. Nếu dùng gạo nứt rang thì cho vào nồi nấu trực tiếp không cần vo sẽ làm mất chất dinh dưỡng.
– Sau đó vo gạo cho vào nồi và thêm nước với tỷ lệ 1 gạo: 1,5 nước vào nấu như bình thường.
– Sau khoảng 1 tiếng cơm sẽ chín. Nếu nấu bằng nồi áp suất thì thời gian này sẽ được rút ngắn lại
Lưu ý bệnh nhân tiểu đường cần biết khi ăn cơm gạo lứt
Bên cạnh việc học cách chế biến gạo lứt cho người bị tiểu đường bệnh nhân cũng cần ghi nhớ một số vấn đề sau:
– Có thể ăn gạo lứt với muối vừng để tăng hương vị nhưng cần ăn chậm, nhai kỹ vì gạo lứt rất khó tiêu hóa.
– Nên ăn làm nhiều bữa trong ngày để tránh cho đường huyết bị tăng cao.
– Ngoài cơm gạo lứt muối vừng có thể ăn thêm thịt cá nạc và rau hoặc uống sữa không đường để bổ sung phần dưỡng chất còn thiếu hụt.
– 4.12 Tác dụng của gạo lứt với xương khớp
Gạo lứt rất giàu dinh dưỡng, bao gồm cả chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin, như: B1, B2, B3, B6; các axit: Pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic và cả các nguyên tố vi lượng: Canxi, sắt, magiê, selen, glutathion (GSH), kali và natri… đóng vai trò quan trọng với sức khỏe con người.
Đặc biệt, Vitamin K có trong gạo lứt giúp chuyển vận canxi ra khỏi dòng máu và đưa canxi vào xương; IP6 có tác dụng ức chế và ngăn cản việc kết tinh oxalate canxi ở đường tiết niệu; và cơ chế này cũng song song mang tới hiệu quả rõ rệt là xương của cơ thể chắc khoẻ và tránh được bệnh loãng xương.
Dưới đây là ba cách sử dụng gạo lứt giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp:
– Sử dụng gạo lứt rang như bữa ăn dặm trong ngày
Nồng độ sterolin và phytosterol cao trong bột gạo lứt rang rất hiệu quả trong việc kháng virut và kháng vi khuẩn, giúp tăng cao hệ miễn dịch cho cơ thể nhằm chống lại các bệnh thoái hóa, viêm thấp khớp cũng như chặn đứng hiện tượng lão suy sớm.
– Uống trà gạo lứt rang hàng ngày
Trà gạo lứt có tác dụng thanh lọc cơ thể, kháng viêm tốt cho người bị viêm khớp. Có thể uống thay nước hàng ngày. Mà nước cũng có tác dụng trong việc tái tạo sun giữa các khớp xương. Uống càng nhiều trong ngày mang lại hiệu quả rất tốt.
Chú ý khi rang gạo lứt không nên vo gạo (hoặc để gạo bị dính nước), vì như vậy khi dùng có thể làm cho nhiệt độ trong người bị nóng hơn bình thường. Bắc chảo lên bếp, để nóng rồi đổ gạo vào, rắc thêm vài hạt muối ăn (muối hạt to), cho lửa nhỏ, dùng đũa đảo đều liên tục.
Cứ rang như vậy cho đến khi hạt gạo có màu nâu đậm hoặc vàng rộm, có mùi thơm phức là được. Mỗi lần rang khoảng 1kg gạo, sau đó cho vào lọ thủy tinh, hoặc lọ nhựa, đậy kín nắp để dùng dần.
– Cháo gạo lứt đậu đỏ
Đậu đỏ 50g, tỏi sống 20g, gạo lứt 100g. Cách làm: Gạo lức, đậu đỏ vo sạch, ngâm nước cho mềm. Hai thứ cho vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, nấu sôi, hạ nhỏ lửa nấu cho đến khi gạo lứt và đậu đỏ nở chín nhừ, thêm tỏi đã đập giập vào, nấu sôi lại là được.
– 4.13 Thực hư việc ăn gạo lứt muối mè chữa ung thư
Về vấn đề này, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, quan niệm chữa khỏi ung thư bằng cách ăn cơm gạo lứt muối mè, ăn chay không ăn thịt cá, đường sữa… để không nuôi tế bào ung thư bằng các chất dinh dưỡng cần thiết, hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
Chế độ ăn chưa bao giờ được nghiên cứu để coi là một phương pháp điều trị đặc hiệu ung thư. Việc ấn định nó như một phương pháp điều trị ung thư đặc hiệu là sai lầm.
Theo các tài liệu khoa học cho thấy, gạo lứt có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng anthocyanin lớn có khả năng chống ôxy hóa cao, có tác dụng làm giảm và phòng ngừa xơ vữa mạch máu… Gạo lứt cũng có phần vỏ, cảm rất tốt, cung cấp chất xơ.
Tuy vậy cũng chưa có công trình khoa học nào trên thế giới khẳng định gạo lứt có khả năng phòng chống ung thư. Lạm dụng gạo lứt hàng ngày mà không thêm dinh dưỡng khác, lâu dài cũng không tốt cho cơ thể vì thiếu những chất mà trong gạo lứt không có.
Mọi người đừng nghĩ rằng “bỏ đói ung thư sẽ chết”. Tế bào ung thư có phát triển được hay không là phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể.
Người có sức đề kháng tốt, hệ thống miễn dịch tốt… sẽ kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Còn tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh hơn khi cơ thể suy kiệt tinh thần, thể chất.
Thực tế đã có rất nhiều bệnh nhân chết vì suy kiệt trước khi chết vì bệnh do cơ thể không đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật cũng như không đáp ứng được các phương thức điều trị ung thư như phẫu thuật, xạ trị…
– 4.14 Ăn gạo lứt có bị đau dạ dày không?
Câu trả lời ở đây là không. Ăn gạo lứt không bị đau dạ dày mà ngược lại còn có tác dụng điều trị bệnh dạ dày hiệu quả.
Thành phần tinh bột dồi dào trong gạo lứt có tác dụng tuyệt vời trong việc bao bọc các ổ loét cũng như trung hòa dịch axit dạ dày. Vì vậy, dùng gạo lứt sẽ giảm đáng kể các triệu chứng do bệnh đau dạ dày gây ra cho bạn.
Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin và dưỡng chất dồi dào trong gạo lứt sẽ giúp cho bạn có đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của cơ thể.
Với những bệnh nhân đau dạ dày nặng, không thể nạp quá nhiều khối lượng thức ăn vào cơ thể thì bạn chỉ cần ăn một lượng nhỏ gạo lứt là đã có đủ năng lượng cho một ngày hoạt động.
– 4.15 Dùng gạo lứt có lợi sữa không?
Abbie Yabot, chuyên gia tư vấn về sức khỏe Philippines gợi ý các mẹ gọi sữa về bằng gạo lứt. Sau khi thử nghiệm chế độ dinh dưỡng, Abbie nhận thấy gạo lứt đem lại tác dụng với phụ nữ sau sinh trong cả 3 giai đoạn mang thai, cho con bú và nuôi con về sau.
Gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp ích cho sức khỏe, từ đó đẩy mạnh số lượng cũng như chất lượng sữa.
Gạo lứt bỏ vỏ trấu và còn nguyên lớp cám, dồi dào các chất bổ dưỡng như vitamin B1, B2, B3, B5, B6 và nguyên tố vi lượng gồm canxi, magie, sắt, selen, GSH, kali, natri.
Dùng hàng ngày đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt trong việc làm đẹp, thanh lọc, giải độc cơ thể, giúp lượng sữa dồi dào hơn. Thêm vào đó, sữa của bà mẹ ăn gạo lứt sẽ thơm, đặc hơn, bổ sung các vi chất có lợi cho bé phát triển.
Có nhiều cách để chế biến gạo lứt lợi sữa như nấu cơm, hầm cháo, hãm trà. Uống nước trà làm từ gạo lứt tiện lợi nhất, vừa cấp nước cho cơ thể sản sinh sữa, lại không gây no bụng như ăn cơm hay cháo. Lưu ý, nên rang thơm gạo lứt trước khi hãm nước uống.
Chị em cũng có thể sử dụng trà gạo lứt đóng gói sẵn, bổ sung thêm các loại thảo mộc thiên nhiên như nấm linh chi, bạch sâm, đỗ đen, sáp ong… tăng công dụng lợi sữa.
Ngoài ra, chúng còn bảo vệ sức khỏe, làm đẹp da, thanh lọc cơ thể, lấy lại vóc dáng sau sinh. Sau 5 phút hãm nước sôi, trà sử dụng được ngay thay cho nước lọc.
III. Tác dụng của gạo lứt rang trong chữa bệnh, làm đẹp và sức khỏe
Trà gạo lứt rang là một thức uống dưỡng sinh được dân gian truyền lại từ rất lâu đời. Đây là một loại trà thanh đạm nhưng đem lại những lợi ích không hề nhỏ cho sức khỏe. Vậy trà gạo lứt rang có tác dụng gì?
1. Tác dụng của gạo lứt rang nấu nước uống chống bệnh tiêu chảy ở trẻ
Nếu chẳng may con em bạn bị tiêu chảy, thì nên sử dụng loại nước gạo rang này để hỗ trợ điều trị, thay vì sử dụng các loại thuốc tây có trên thị trường. Nước gạo rang có tác dụng làm giảm đau, bớt đi ngoài vì vậy các bậc phụ huynh nên áp dụng để mang lại hiệu quả cao.
Các mẹ có thể chế biến loại đồ uống trị bệnh này bằng cách rang 100g gạo tẻ với một dúm muối nhỏ. Sau đó cho gạo rang vào một chiếc nồi nhỏ, đổ thêm khoảng 300ml đun sôi khoảng 5 phút rồi chắt ra để cho nguội, rồi cứ 5 đến 10 phút cho bé uống 2 đến 3 thìa.
2. Gạo lứt rang giúp chống mất nước
Trong những ngày nắng nóng, cơ thể chúng ta dễ mất nước, tiêu hao năng lượng bạn cần bổ sung một cốc nước gạo rang để phòng tránh và giúp cho tinh thần sảng khoái.
3. Tốt cho người bị bệnh tiểu đường
Ngày nay tình trạng bệnh nhân bị tiểu đường càng nhiều nên áp dụng uống nước gạo rang để giảm hàm lượng glucose trong máu và cải thiện sự tổng hợp insullin ở các người bị bệnh đái đường type I và type II.
Các chất kháng oxy hóa ở trong gạo lứt đều đóng vai trò quan trọng và tích cực trong việc chuyển hóa glucose trong cơ thể, do đó có thể kiểm sóat, quản lý và điều hòa hàm lượng glucose trong máu ở người bị bệnh đái đường.
4. Ngăn ngừa một số bệnh ung thư
Uống nước này làm cho quá trình kìm hãm việc sinh sản nhanh các tế bào bất bình thường, giúp phòng tránh được bệnh ung thư.
5. Gạo lứt rang có tác dụng giúp giảm cân
Sử dụng gạo lức giúp cơ thể không bị kích động bởi cảm giác đói, không thấy thèm ăn. Ngoài ra quản lý được trọng lượng cơ thể thông qua các chế điều hòa lượng đường trong máu, giải độc và chuyển hóa chất béo.
Hơn nữa, phương pháp giảm cân bằng gạo lứt rang vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, không còn nỗi lo thiếu chất như các phương pháp khác. Tuy nhiên khi sử dụng bạn chỉ nên ăn vào bữa sáng hoặc bữa tối, nếu ăn vào bữa phụ có thể gây béo lên đấy.
6. Giúp thanh lọc gan
Trong nước gạo rang có chứa một hàm lượng chất dinh dưỡng cao và người mắc bệnh gan hay người bình thường sử dụng gạo lứt đều rất tốt cho cơ thể.
Bên cạnh đó, gạo lứt rang còn giúp cho nước da hồng hào, sáng đẹp, nhờ làm cho máu sạch, thải độc độc tố, không cần những mỹ phẩm hàng hiệu, những loại thuốc đắt tiền, bạn vẫn có được làn da đẹp một cách đơn giản.
7. Bảo vệ xương vững chắc
Gạo lứt rang chứa rất nhiều Canxi, Magie và Kali có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra Vitamin K và IP6 trong Gạo lứt có một vai trò hết sức quan trọng: Vitamin K giúp vận chuyển canxi ra khỏi dòng máu và đưa Canxi vào xương; IP6 có tác dụng ức chế và ngăn cản sự kết tinh oxalate canxi ở đường tiết niệu.
Chính vì thế, cơ chế này giúp cho khung xương luôn chắc khỏe, tránh được bệnh loãng xương, trị bệnh Thoái hóa khớp, đau nhức mình mẩy.
Ngoài ra, uống trà gạo lứt rang trường kỳ sẽ hết được bệnh gút, chứng phong thấp của người già. Cơ thể bạn sẽ tràn trề sinh lực không còn thấy uể oải hay mỏi mệt, người lớn tuổi không còn phiền não vì chứng đi tiểu đêm nhiều lần.
Nếu nói về trà gạo lứt rang có tác dụng gì, thì có thể khẳng định rằng nó là một bài thuốc rất quý cho sức khỏe con người.
8. Hỗ trợ điều trị đau bao tử
Do hàm lượng chất xơ cao nên bột gạo lứt rang rất tốt cho người bị đau bao tử, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, cải thiện bộ máy tiêu hóa và tránh được các hiện tượng tiêu chảy, táo bón.
9. Phòng ngừa các bệnh tim mạch, mỡ máu
Một số chất dinh dưỡng có trong bột gạo lứt như Chất xơ, Carotenoid, Chytosteorol, Omega3, IP6 đều có vai trò quan trọng trong việc ngưng kết Tiểu huyết cầu, giảm hàm lượng Cholesterol trong cơ thể, tăng cường bài tiết chất béo, Cholesterol và acid mật ra khỏi cơ thể. Từ đó phòng chống những căn bệnh liên quan đến Tim mạch, Máu nhiễm mỡ…
IV. Tác dụng của gạo lứt muối mè ra sao?
Ăn gạo lứt muối mè làm giảm cholesterol máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giúp giảm cân hiệu quả và có công dụng trị bệnh đau bao tử nhanh chóng..
Gạo lứt muối mè trị bệnh gì?
– Tốt cho người cao huyết áp
Ngay cả ở châu Âu, nơi cơm gạo không là món ăn chiếm ưu thế, nhiều thầy thuốc đã từ lâu kêu gọi người tiêu dùng nên trở về với thiên nhiên, với các món ăn chế biến từ hạt gạo còn nguyên vỏ lụa. Lý do rất đơn giản.
Bên cạnh tập thể sinh tố B1, B2, B3, B5, E và tiền sinh tố A cũng như các khoáng tố sắt, ma-giê, phốt-pho, kẽm, vôi… cần thiết cho hoạt động tối ưu của hệ thống miễn nhiễm, chất màu anthocyanin trong vỏ lụa của hạt gạo có tác dụng trung hòa độc chất ôxy hóa trong môi trường ô nhiễm…
– Gạo lứt muối mè trị táo bón, đau dạ dày
Sách “Nội Kinh” của Đông y Việt Nam viết như sau: Gạo lứt có tốc độ tiêu hóa và hấp thụ glucose chậm hơn, chỉ số glucemic thấp hơn nhiều so với gạo trắng, nên giúp giảm tính kháng insulin.
Ngoài ra, gạo lứt còn làm giảm cholesterol máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch, do nó có chứa một số hợp chất tự nhiên, các antioxidant, chất xơ, carotenoit, phytosterol…
Những chất trên của gạo lứt có tác dụng ngăn ngừa sự tích tụ tiểu cầu, nên nó là trợ thủ đắc lực cho những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, cải thiện tiêu hóa, do chất xơ có trong gạo lứt giúp cho việc tiêu hóa, hấp thụ được cải thiện, tăng nhu động của dạ dày, ruột.
Ăn gạo lứt có tác dụng phòng ngừa và chữa trị các chứng táo bón, đau dạ dày, phục hồi suy giảm chức năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật.
V. Gạo lứt huyết rồng có tác dụng gì?
Gạo Huyết Rồng là gạo có vỏ màu đỏ, bên trong hạt gạo khi thử bổ đôi ra cũng là màu đỏ. Đây được xem như giống gạo cực quý bởi lúa Huyết rồng có hình thức khác biệt hoàn toàn so với các giống lúa đại trà trồng trong vùng đất ngập lũ, nhiễm phèn ở lưu vực đồng bằng Sông Cửu Long nên được xưng tên lúa “Rồng”. Mặt khác do màu đỏ sậm của vỏ gạo giống màu của máu nên được gọi là vỏ “Huyết”.
Do có nguồn gốc từ giống lúa hoang nên lúa Huyết rồng không cần phải sử dụng thuốc diệt cỏ hay thuốc trừ sâu vẫn sinh trưởng tốt, kháng sâu bệnh. Chính nhờ đặc tính sinh học mạnh mẽ này mà gạo Huyết rồng rất bổ dưỡng.
– Có hàm lượng chất xơ cao có thể giúp hạ huyết áp và làm giảm nguy cơ hình thành các mảng bám trong động mạch, qua đó giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch. Ngoài ra chất xơ trong gạo cũng có tác dụng làm giảm cholesterol “xấu” (LDL)
– Ngăn ngừa và làm giảm tác nhân nhiều bệnh tật, trong đó có bệnh ung thư.
– Chất dầu hữu cơ có trong cám của gạo lứt Huyết rồng được biết đến với tác dụng làm giảm mỡ máu.
– Gạo lứt Huyết rồng rất giàu magiê, một loại chất cần thiết giúp duy trì “sức khỏe” của xương. Một bát cơm gạo huyết rồng có thể cung cấp 21% lượng magiê mà cơ thể cần mỗi ngày. Vậy nên, không thể phủ nhận công dụng của gạo huyết rồng đối với việc ngăn ngừa loãng xương , thoái hóa khớp.
– Để phòng bệnh hen suyễn, con người cần tăng cường đủ lượng selen và magiê. Trong thành phần của gạo Huyết rồng có 2 khoáng chất vi lượng này nên có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn đối với người mắc bệnh.
– Chất xơ có trong gạo Huyết rồng giúp kiểm soát lượng calo vào cơ thể làm cho bạn cảm thấy no lâu hơn. Do đó, bạn có thể hạn chế được tình trạng ăn nhiều và giúp giảm cần thải độc. Đồng thời nó cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru , ngăn ngừa táo bón.
– Gạo Huyết rồng rất giàu mangan, một loại chất rất cần thiết để hệ thống thần kinh khỏe mạnh giúp dẫn truyền thần kinh tốt , tánh tình trạng đau đầu , mệt mỏi.
– Một trong những công dụng của gạo lứt huyết rồng là đặc biệt tốt cho sản phụ và trẻ con vì rất giàu canxi , sắt , tinh chất bổ xương , giữ răng người mẹ không bị hư hao trong quá trình mang thai và thời kì cho con bú.
– Còn đối với các bé lứt đỏ giúp xương cốt bé mau cứng cáp, hoàn thiện nhờ vào việc hấp thụ được nhanh chóng chất calo có trong sữa gạo lứt các bé hay uống. Nên cho bé uống bổ sung sữa gạo lứt thay vì chỉ dùng sữa bột.
VI. Hướng dẫn ăn gạo lứt đúng cách
Là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng cùng các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magie,… mang lại lợi ích sức khỏe cho con người, gạo lứt đang hiện đang là loại sản phẩm được săn đón trên khắp thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước.
Tuy có nhiều lợi ích như thế nhưng nó cũng có thể phản tác dụng nếu sử dụng không đúng cách.
1. Ăn gạo lứt với thịt có giảm cân không?
Việc kết hợp cơm gạo lứt vào bữa ăn hàng ngày với các loại thực phẩm khác nhau không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp cơ thể giảm hàm lượng tinh bột giúp cơ thể hấp thụ tốt chất dinh dưỡng ở mức độ vừa đủ cân bằng các nguồn dinh dưỡng cần thiết nuôi dưỡng cơ thể không gây béo, thừa cân.
Ăn gạo lứt với thịt có giảm cân không còn phụ thuộc vào việc áp dụng chế độ ăn hợp lí khoảng từ 5 đến 7 kg gạo lứt trong 1 tháng, sau khi hoàn thành sẽ giúp bạn giảm được số đo vòng eo đáng kể.
Trong các bữa chính nên ăn thường xuyên gạo lứt muối mè, chọn loại mè đen là tốt nhất vì nó có hàm lượng dinh dưỡng và chất xơ cao hơn, nếu ngán có thể kết hợp cơm gạo lứt với các loại rau củ quả xanh tự nhiên hay các loại thịt cá ít béo, ít đạm để việc giảm cân có kết quả tốt nhất.
Ăn gạo lứt với thịt có giảm cân không? Phương pháp ăn gạo lứt giảm cân hiệu quả để có thân hình gọn gàng như mong muốn, hãy kết hợp với các bài tập yoga hay các buổi thể thao nhẹ nhàng không quá sức bởi càng quá sức thì cơ thể sẽ nhanh đói và nhu cầu tiếp thực sau bữa tập sẽ cao hơn, làm ảnh hưởng đến quá trình giảm cân của bạn.
2. 1 chén gạo lứt bao nhiêu calo?
Chất dinh dưỡng có trong gạo lứt như chất xơ, carotenoid, phytosterol, acid omega 3 và inositol hexaphosphate (IP6) đều có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống sự ngưng kết các tiểu huyết cầu và làm giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride.
Cơm gạo lứt cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ(Fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng trong gạo lứt. Một chén gạo lứt nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3.5g chất xơ, 5g chất đạm, 50g carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B6,B1, B2, B3, Folacin, Vitamin E cùng các chất khoáng khác điều hòa 5 tạng, bổ tỳ vị, phế khí, ích thận tinh, mạnh tâm trí, cứng gân xương…
Chất xơ trong gạo lứt giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch.
Chất selen có nhiều trong gạo lứt có tác dụng hạn chế tế bào ung thư phát triển. Chất dầu gạo lứt tocotrienol factor có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol từ 12 đến 16%.
- Mời bạn xem thêm: Rau diếp cá có tác dụng gì, uống rau diếp cá trị mụn, giảm cân
- Mời bạn xem thêm: Tác dụng của rau má với sức khỏe, chữa bệnh, làn da và làm đẹp
Qua những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về loại gạo lứt thần kỳ cũng như các tác dụng của gạo lứt trong việc duy trì sức khoẻ, chữa bệnh của mọi người. Hãy lưu lại bài viết này và chia sẻ để mọi người cùng biết và áp dụng vào cuộc sống của mình nhé!
Chủ đề: gạo lứt là gì, gạo lứt tiếng anh, gạo lứt bao nhiêu 1kg, gạo lứt khác gạo trắng như thế nào, tác dụng của gạo lứt (gạo lứt đỏ), tác dụng của gạo lứt với bà bầu, tác dụng của gạo lứt mè đen, tác dụng của gạo lứt trong làm đẹp, tác dụng của gạo lứt với da mặt, ăn gạo lứt có béo không, tác dụng của gạo lứt giảm cân, tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe, gạo lứt có tốt cho bà bầu, gạo lứt có tốt cho người tiểu đường.