Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅Góc tác dụng ✅ Tác dụng của rau má với sức khỏe, chữa bệnh, làn da và làm đẹp

Tác dụng của rau má với sức khỏe, chữa bệnh, làn da và làm đẹp

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Rau má trong tiếng Anh là Centella. Tác dụng của rau má đối với sức khỏe, chữa bệnh, làn da và làm đẹp bao gồm chữa các bệnh về tim mạch, hệ thần kinh, giúp ổn định lượng đường trong máu, rau má còn chứa các chất chống oxi hóa, kích thích sự tổng hợp collagen giúp da mặt trẻ trung, giảm lão hóa….

I. Cây rau má tiếng Anh là gì và những công dụng của rau má đối với sức khỏe

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

1. Rau má trong tiếng anh (in english) là gì và đặc điểm nhận dạng

Rau má tiếng Anh là Centella. Rau má hay tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo (danh pháp hai phần: Centella asiatica) là một loài cây một năm thân thảo trong phân họ Mackinlayoideae của họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc Australia, các đảo Thái Bình Dương, New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á.

Nó được sử dụng như một loại rau cũng như trong y học Ayurveda và y học cổ truyền Trung Hoa. Tên khoa học đồng nghĩa là Hydrocotyle asiatica L., Trisanthus cochinchinensis Lour.

Thân cây rau má gầy và nhẵn, là loại thân bò lan, màu xanh lục hay llục ánh đỏ, có rễ ở các mấu. Nó có các lá hình thận, màu xanh với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt.

Các lá mọc ra từ cuống dài khoảng 5–20 cm. Bộ rễ bao gồm các thân rễ, mọc thẳng đứng. Chúng có màu trắng kem và được che phủ bằng các lông tơ ở rễ.

Rau má là loại rau quen thuộc thường sử dụng như thực phẩm ăn uống hằng ngày, đặc biệt đây được xem là loại thuốc quý trong y học

Rau má là loại rau quen thuộc thường sử dụng như thực phẩm ăn uống hằng ngày, đặc biệt đây được xem là loại thuốc quý trong y học

Hoa rau má có màu trắng hoặc phớt đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất. Mỗi hoa được bao phủ một phần trong 2 lá bắc màu xanh. Các hoa lưỡng tính này khá nhỏ (nhỏ hơn 3 mm), với 5-6 thùy tràng hoa. Hoa có 5 nhị và 2 vòi nhụy.

Quả có hình mắt lưới dày dặc, đây là điểm phân biệt nó với các loài trong chi Hydrocotyle có quả với bề mặt trơn, sọc hay giống như mụn cơm. Quả của nó chín sau 3 tháng và toàn bộ cây, bao gồm cả rễ, được thu hái thủ công.

2. Thành phần của cây rau má

Rau má, Tích tuyết thảo, còn có tên là Liên tiền thảo (pennywort) vì lá tròn như những đồng tiền kim loại, tên khoa học là Centella asiatica (L.) thuộc họ Hoa tán Umbelliferae.

Đây là loài rau dại ăn được thường mọc ở những nơi ẩm ướt như thung lủng, bờ mương thuộc những vùng nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Cambuchia, Indonesia, Malasia, Madagascar . . .

Tuỳ theo khu vực trồng hoặc mùa thu hoạch thành phần có thay đổi, thường rau má có chứa các chất sau: beta caroten, sterols, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium, iron, magnesium, manganese, phosphorus, potassium, zinc, các loại vitamins B1, B2, B3, C và K…

Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam dịch chiết rau má có: 88.20 g nước, 3.20 g chất đạm protein, 1.80 g chất carbohydrate (mono, disaccharide), 4.5 g cellulose, 3.70 mg vitamin C, 0.15 mg vitamin B1, 2.29 mg Calcium, 2.00 mg Phospho, 3.10 mg Sắt, 1.30 mg β carotene (tiền vitamin A…

Theo Trung y, rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng). Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, người ta cho rằng nó giúp cho việc duy trì sự trẻ trung.

Nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng hạ huyết áp. Loại nước sắc này cũng được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt (tăng trí nhớ, thị lực).

Loại thuốc đắp từ lá cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt. Nó còn được dùng trong điều trị các chứng phù; viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản; các bệnh trĩ, phong, eczema hay vẩy nến; giải ngộ độc sắn và lợi tiểu.

Rau má hay tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo (danh pháp hai phần: Centella asiatica) là một loài cây một năm thân thảo trong phân họ Mackinlayoideae

Rau má hay tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo (danh pháp hai phần: Centella asiatica) là một loài cây một năm thân thảo trong phân họ Mackinlayoideae

Một vài báo cáo khoa học cho thấy khả năng của rau má trong việc hỗ trợ làm lành vết thương. Khi điều trị bằng rau má, sự liền sẹo được kích thích bằng việc sản xuất ra các chất keo loại I.

Việc điều trị này cũng cho thấy sự giảm sút đáng kể của các tác động viêm nhiễm và việc tạo ra các nguyên bào sợi.

Các nhà thảo mộc học còn cho rằng nó có chứa nhân tố trường thọ gọi là ‘Vitamin X trẻ trung’ có tác dụng bổ dưỡng cho não và các tuyến nội tiết và xác nhận rằng nước chiết từ rau má giúp cải thiện các vấn đề về hệ tuần hoàn và da. Tại Việt Nam, tinh rau má tươi đã được Viện Công nghiệp Thực phẩm sản xuất thành công.

Rau má được cho là đã làm nên sự trường thọ của một võ sư môn Thái cực quyền là Lý Thanh Vân (李清雲). Người ta nói rằng ông đã sống thọ tới 256 tuổi, một phần là do sử dụng các loại thảo dược Trung Hoa truyền thống, trong đó có rau má.

Một câu chuyện dân gian tại Sri Lanka kể lại rằng một vị vua nổi tiếng trong thế kỷ 10 với tên gọi Aruna đã cho rằng rau má cung cấp cho ông sức khỏe và sức chịu đựng đủ để thỏa mãn 50 phi tần của mình.

II. Những tác dụng của rau má trong cuộc sống, làm đẹp, chữa bệnh bạn không ngờ tới

Rau má không chỉ là một loại rau thông dụng, có thể ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, hạ sốt, làm đẹp, tăng cường sức khỏe, giải độc, táo bón, tim mạch…

Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hoá, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hoá, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da.

Cách dùng rất đơn giản, có thể ăn rau sống hoặc nấu canh, luộc hay giã nhuyễn vắt lấy nước uống.

Cây rau má một loại thực phẩm thuốc mát bổ, có rất nhiều công dụng. Xong cần lưu ý không nên sử dụng quá nhiều trong 1 thời gian dài.

Cây rau má một loại thực phẩm thuốc mát bổ, có rất nhiều công dụng. Xong cần lưu ý không nên sử dụng quá nhiều trong 1 thời gian dài.

1. Rau má có tác dụng hạ sốt

Khi trẻ bị sốt có thể dùng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt ra cốc lớn. Cứ khoảng một tiếng cho trẻ uống vài thìa. Trẻ sẽ giảm sốt.

2. Rau má giúp tăng trí nhớ

Lá rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3-5 gam sẽ có tác dụng tốt cho những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ và thị lực.

3. Rau má tốt cho các bệnh tim mạch

Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch.

Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra.

4. Rau má có tác dụng trong làm đẹp

Rau má không chỉ mát bổ lại làm đẹp rất hiệu quả. Đặc biệt đối với phái đẹp, rau má có những tác dụng “thần kỳ” đối với làn da của họ.

Nước rau má có tác dụng dưỡng ẩm cho da, làm chậm sự lão hóa, cải thiện tuần hoàn và cải thiện trí nhớ… Không chỉ giúp ích cho quá trình thanh lọc cơ thể mà nó còn làm mát da, trị mụn và sẹo trên da.

5. Làm lành vết thương

Rau má có chứa hóa chất được gọi là triterpenoidscó công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường da và tăng cung cấp máu cho khu vực bị thương.

6. Rau má có tác dụng giúp giảm stress

Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân.

Ngoài ra, trong dân gian các thầy lang đã dùng rau má để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai…

Đồng thời, rau má còn có tác dụng trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.

Lưu ý: Một người trung bình mỗi ngày có thể dùng 40g rau má, nhưng không được dùng quá 1 tháng. Sau mỗi đợt dùng cần nghỉ ít nhất nửa tháng mới nên tiếp tục dùng đợt tiếp theo.

Rau má thường được ăn sống hoặc ép trực tiếp lấy nước. Do đó, khi sử dụng cần rửa thật sạch với nước để phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

III. Tác dụng chữa bệnh của rau má

Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, vào Can, Tỳ Vị có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Đông y thường dùng rau má làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy.

Từ những năm 1940, y học hiện đại bắt đầu nghiên cứu những tác dụng của rau má: Rau má có những hoạt chất thuộc nhóm saponins (còn được gọi là tripernoids) bao gồm asiaticoside, madecassoside, madecassic acid và asiatic acid…

Khi bị ho, viêm họng, đau amidan, xuất huyết, bạn nên áp dụng các bài thuốc đơn giản từ rau má để điều trị bệnh. Rau má có nhiều tên gọi trong dân gian như tích tuyết thảo, liên tiền thảo, địa tiền thảo, mã đề thảo, lão công căn, băng khẩu uyển, thổ tế tân…

Cây rau má là loại rau khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của hầu hết người dân Việt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ những công dụng chữa bệnh của nó

Cây rau má là loại rau khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của hầu hết người dân Việt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ những công dụng chữa bệnh của nó

Theo các sách thuốc cổ, rau má có vị đắng, tính hàn, vào được ba kinh Can, Tỳ và Thận, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng giải độc.

Rau thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả về mùa hè, bệnh lỵ, vàng da do thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu, tiện huyết, khái huyết, thổ huyết, đau mắt đỏ, viêm họng, dị ứng mẩn ngứa, nhọt độc, tổn thương do sang chấn, bỏng…

Dưới đây là một số cách dùng rau má chữa bệnh:

Vàng da do thấp nhiệt: rau má 30-40 g, đường phèn 30 g, sắc uống.

Tiêu chảy: rau má 30 g sắc với nước vo gạo uống hàng ngày.

Tiểu ra máu: rau má và ích mẫu thảo mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống.

Táo bón: rau má 30 g giã nát đắp vào rốn.

Hoặc theo 2 cách làm như sau:

Cách 1: Muối 10g, rau má 150g, rau rửa sạch, để ráo giã nhỏ cùng với muối rồi chế thêm một bát nước sôi để nguội, gạn lấy nước trong uống. Khi uống nên ăn cháo, kiêng các loại dầu mỡ, thức ăn tanh, nóng, cay, đồ khó tiêu.

Cách 2: 100 mỗi loại rễ cây ngải cứu, rau má, rễ mơ lông, rễ cỏ may, đem sao vàng hạ thổ, sắc uống ngày 2 lần cho tới khi hết táo bón.

Bệnh sởi: rau má 30-60 g, sắc uống.

Áp xe vú giai đoạn đầu: rau má và vỏ quả cau lượng bằng nhau sắc uống, nếu pha thêm một chút rượu để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Nhọt độc: rau má tươi rửa sạch, giã nát đắp lên tổn thương hoặc rau má tươi 30-60 g, sắc uống.

Lở loét vùng lưng: rau má tươi rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt hòa với bột gạo nếp thành dạng hồ rồi bôi lên tổn thương.

Chấn thương phần mềm gây sưng nề: rau má tươi 20-30 g giã nát, vắt lấy nước hòa với một chút rượu uống.

Lở loét ống chân: rau má tươi giã nát, đắp lên tổn thương.

Đau mắt đỏ: rau má tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên vùng mạch ở lằn chỉ cổ tay (thốn khẩu) hoặc rau má tươi rửa thật sạch, ngâm thuốc tím rồi giã nát, ép lấy nước lọc kỹ nhỏ mắt 3-4 lần trong ngày (hiện nay không nên dùng vì vấn đề vô trùng).

Viêm họng và viêm amidan: rau má tươi 60 g rửa sạch, giã nát, ép lấy nước hòa với một chút nước ấm, uống từ từ.

Ho gà: rau má 100 g, thịt lợn gầy 30 g, nấu chín chia ăn hai lần trong ngày.

Các chứng xuất huyết: rau má tươi 30-100 g sắc uống hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống.

Giải ngộ độc thuốc hoặc thực phẩm: rau má tươi giã nát vắt lấy nước uống, có thể pha thêm một chút đường phèn.

Hành kinh đau bụng, đau lưng: rau má khô tán bột, mỗi ngày uống hai thìa cà phê gạt ngang.

Giải nhiệt trị rôm sẩy, mẩn ngứa, mát gan lợi tiểu: rau má tươi 30-100 g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi hòa đường uống.

Lưu ý, rau má có tính lạnh nên những người mắc các chứng bệnh thuộc thể hư hàn không nên dùng.

IV. Những ai nên hạn chế sử dụng rau má

Nhiều người cho rằng rau má giúp giải nhiệt tốt trong mùa hè, nên ngày nào cũng sử dụng như một món rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước uống. Tuy nhiên, việc dùng không đúng cách hoặc quá lạm dụng sẽ đem lại những hậu quả vô cùng đáng sợ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi dùng rau má cần hết sức thận trọng với các trường hợp sau đây:

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng rau má mặc dù an toàn nhưng không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng rau má mặc dù an toàn nhưng không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ.

1. Phụ nữ mang bầu ăn rau má được không?

Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ dự định mang thai và đang mang thai nên tránh ăn rau má, bởi sử dụng rau má lâu ngày sẽ làm giảm khả năng thụ thai.

Ngoài ra, các chất trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sảy thai, đặc biệt là phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu.

2. Người bị tiểu đường ăn rau má được không?

Để giải nhiệt trong những ngày nắng nóng, nhiều người thường xuyên mua rau má về chế biến thay rau, thay nước giải khát.

Việc dùng quá nhiều như vậy sẽ làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt, người bị tiểu đường.

3. Người bị tiêu chảy ăn rau má được không?

Rau má là loại rau có tính hàn, có công dụng giải nhiệt. Nhưng đồng thời, sử dụng nhiều cũng dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy. Đặc biệt với người có thân nhiệt thấp và hay lạnh bụng thì càng dễ tiêu chảy.

Do đó, khi sử dụng rau má, bạn nên ăn thêm một lát gừng để làm ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau má.

4. Người đang sử dụng thuốc ăn rau má được không?

Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm…

Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

5. Ăn rau má bao nhiêu một ngày thì tốt?

Rau má là một loại rau ăn bình thường và vì chưa thấy ngộ độc nên nhiều người vẫn cứ dùng thường xuyên, nhưng quan điểm của Đông y thái quá thì bất cập, ăn nhiều quá thì dễ sinh bệnh.

BS. Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội khuyến cáo nên có chế độ sử dụng rau má hợp lý, tránh tác động không tốt đến sức khỏe của chúng ta. Dùng quá nhiều rau má và kéo dài có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận.

Một ngày mỗi người bình thường có thể dùng một cốc rau má, tương đương với khoảng 40 gram rau má trở lại, nhưng cũng không nên uống quá một tháng. Nếu muốn dùng đợt sau thì phải nghỉ tối thiểu là nửa tháng rồi mới dùng tiếp.

Ngoài ra, Học viện Y tế tại Hoa Kỳ và châu Âu cũng đã đưa ra khuyến cáo rằng rau má mặc dù an toàn nhưng không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ, những người mắc bệnh gan hoặc có tiền sử các bệnh tổn thương da, ung thư không nên dùng…

V. Tác hại đáng sợ của rau má với sức khỏe nếu lạm dụng

Rau má được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Tuy nhiên, rau má không hoàn toàn lành tính. Nếu dùng quá lạm dụng, có thể gây ra những tác hại khôn lường ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

1. Rau má có thể gây sảy thai

Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên tránh ăn rau má bởi các chất cho trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sảy thai cho chị em, vô cùng nguy hiểm.

2. Tăng lượng đường trong máu

Nhiều người cho rằng rau má giúp giải nhiệt tốt trong mùa hè, nên ngày nào cũng ăn loại rau này, hoặc ép lấy nước uống. Nhưng việc dùng quá nhiều rau má như vậy sẽ làm tăng lượng đường trong máu.

Điều này rất nguy hiểm, bởi nó khiến lượng cholesterol cũng tăng, dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Đặc biệt, người bị tiểu đường càng không nên ăn nhiều rau má.

3. Tác dụng phụ của rau má gây nhức đầu

Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy uống thuốc hay nước rau má nhiều quá có thể bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua…

Bên cạnh đó, vì rau má có tính hàn nên nếu đang bị đầy bụng, tiêu chảy phải cẩn thận khi dùng, nên ăn kèm với vài lát gừng cho ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau.

4. Giảm khả năng mang thai

Mặc dù rau má có công dụng làm đẹp nhất định với phụ nữ. Tuy nhiên, nếu chị em sử dụng lâu ngày loại rau này, sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Do vậy với chị em nào đang mong muốn có con thì nên hạn chế sử dụng nước rau má.

5. Gây chứng tiêu chảy

Rau má là loại rau có tính hàn, có công dụng giải nhiệt. Nhưng đồng thời, sử dụng nhiều cũng dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy. Đặc biệt với người có thân nhiệt thấp và hay lạnh bụng thì càng dễ tiêu chảy.

Do đó, khi sử dụng rau má, bạn nên ăn thêm một lát gừng để làm ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau má.

6. Rau má còn làm giảm tác dụng của thuốc

Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm…

Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

7. Lời khuyên và cách dùng rau má đúng cách

Rau má không đơn thuần chỉ là rau, mà nó còn là một loại thảo dược. Do đó, khi sử dụng cần thận trọng như một loại thuốc. Cùng xem cách dùng rau má đúng cách cho bạn:

– Một người trung bình mỗi ngày có thể dùng 40g rau má, nhưng không được dùng quá 1 tháng. Sau mỗi đợt dùng cần nghỉ ít nhất nửa tháng mới nên tiếp tục dùng đợt tiếp theo.

– Phụ nữ mang thai, người đang mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan, tiền sử bệnh tổn thương da, ung thư hoặc người đang sử dụng một số loại thuốc thì không nên dùng rau má, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

– Rau má thường được ăn sống hoặc ép trực tiếp lấy nước. Do đó, khi sử dụng cần rửa thật sạch với nước để phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

VI. Cách chế biến rau má thành các món bổ dưỡng cho sức khỏe

Dù chỉ là một loại rau dại “sau hè nhà”, nhưng rau má lại chứa khá nhiều dưỡng chất thực vật (phytonutrients) rất quý.

Nếu hiểu biết, rau má được sử dụng khá đa dạng: chế biến ra nhiều món ăn ngon, thức uống bổ dưỡng và cũng là một thực phẩm chức năng, nguồn dược liệu quý để điều trị nhiều bệnh, từ tiêu nhiệt, giải cảm hay những bệnh ngoài da, cho đến những bệnh thần kinh, tim mạch…

Một số công dụng tuyệt vời của rau má bao gồm: giúp vết thương mau lành, cải ... Nguyên nhân chính là do chiết xuất rau má có tác dụng tích cực đến hệ tuần hoàn

Một số công dụng tuyệt vời của rau má bao gồm: giúp vết thương mau lành, cải … Nguyên nhân chính là do chiết xuất rau má có tác dụng tích cực đến hệ tuần hoàn

1. Các món ăn từ rau má

Ở Việt Nam, các bà nội trợ quen dùng rau má cả lá lẫn dây tươi để chế biến món ăn. Danh sách những món ăn dùng rau má làm nguyên liệu khá dài, có thể kể như: rau má trộn thịt bò, rau má xào ngan, chân gà hấp rau má, gỏi rau má chả cá…

Hai món đại diện quen thuộc là Gỏi rau má trộn tôm thịt và Canh rau má nấu hến.

* Gỏi rau má trộn tôm thịt bò

Các bà nội trợ đã rất khôn khéo khi tạo món ăn pha trộn vị hơi đắng, bùi bùi của rau má quyện với vị ngọt của thịt bò, vị chua chua cay cay của nước trộn gỏi đã tạo ra một món gỏi rau má hấp dẫn. Đặc biệt món gỏi này có thể dùng làm khai vị trong các buổi tiệc dân giã.

* Canh rau má

Canh rau má, thường nấu với tôm hay hến, là một loại canh ngon bổ và giải nhiệt rất tốt cho con người. Cách nấu canh cũng đơn giản như mọi canh rau thông thường khác, chỉ lưu ý rau má còn non lá xanh nõn không đậm đà có thể nấu nhanh, những lá rau xanh sậm hơn cần tăng thời gian lâu hơn một tí.

2. Các thức uống từ rau má

Rau má có tính giải nhiệt. Vận dụng đặc tính này, người Việt chúng ta quá quen uống với ly nước rau má lạnh mùa hè.

Gần đây nhiều cơ sở nông nghiệp hữu cơ còn phát kiến một thức uống rau má mới, rất tiện lợi là trà rau má với hai dạng sản phẩm là trà thô và trà túi lọc được người tiêu dùng ưa chuộng.

Rau má có nhiều tác dụng đặc biệt là giải nhiệt, bạn gái có thể ép nước rau má uống hàng ngày để thanh lọc cơ thể, trị mụn, đẹp da

Rau má có nhiều tác dụng đặc biệt là giải nhiệt, bạn gái có thể ép nước rau má uống hàng ngày để thanh lọc cơ thể, trị mụn, đẹp da

* Nước rau má xay

Cách làm rất đơn giản: Rau má rửa sạch, nhặt bỏ hết phần dễ, để khô nước; Xay nhuyễn hoặc giã nát rồi cho thêm nước đun sôi để nguội vào; Khuấy đều rồi đem lọc hết bã là có thành phẩm để sử dụng. Để có hương vị hơn, có thể cho thêm muối, đường, vắt tí chanh….

* Trà rau má

Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất nông nghiệp cho ra đời một sản phẩm giải khát “chức năng” rất được ưa chuộng là trà rau má. Cách chế biến trà rau má cũng khá đơn giản: Rau má nguyên liệu được rửa tự động, sau đó đưa vào lò sấy và sản xuất ra trà.

Năm 2014, HTX NN Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế đã đưa ra thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ VietGAP là Trà rau má (Centella Tea) rộng rãi trên thị trường.

VII. Tác dụng của rau má đối với làn da, làm đẹp cho phụ nữ

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt quá trình phân chia tế bào và kích thích sự tổng hợp collagen của mô liên kết, thúc đẩy sự hình thành tế bào da, giúp nhanh liền vết thương và mau lên da non.

Nhờ tác dụng lên tuần hoàn da, nên rau má cũng được ứng dụng làm kem bôi mặt để làm bớt những vết nhăn giúp da mặt trẻ trung, giảm lão hóa.

Hiên nay, chất chiết trích từ rau má đã được sử dụng rất đa dạng dưới hình thức thuốc tiêm, thuốc bột, thuốc mở để điều trị tất cả các chứng bệnh về da như vết bỏng, vết thương do chấn thương, do giải phẩu, cấy ghép da, những vết lở loét lâu lành, vết loét do ung thư, bệnh phong, vẩy nến…

Hoạt chất asiaticoside trong rau má cũng đã được ứng dụng trong điều trị bệnh phong và bệnh lao, do asiaticoside có thể làm tan lớp màng sáp bọc những vi khuẩn này, giúp hệ miễn dịch của cơ thể tiêu diệt chúng.

VIII. Tác dụng của rau má đối với hệ tim mạch

Hoạt chất Bracoside A kích thích sự bài tiết nitric oxide (NO) của mô để làm dãn nở vi động mạch cùng mao quản, nên lượng máu di chuyển qua mô được nhiều hơn nên có khả năng chấm dứt được các cơn đau tim, đồng thời các chất độc dễ được đào thải giúp tế bào sống được thoải mái trong một môi trường lành mạnh.

Đối với tuần hoàn huyết, những hoạt chất của rau má có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo trong của thành mạch và làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu.

Do đó, rau má cũng hữu ích để điều trị và phòng bệnh tĩnh mạch ở các chi dưới như dãn tĩnh mạch, trĩ, phù tĩnh mạch chân.

Chất xơ trong rau má cũng giúp giảm cholesterol máu, nên cũng có tác dụng rất tốt với tim mạch.

IX. Tác dụng của rau má đối với hệ thần kinh

Những hoạt chất trong rau má như Bracoside B có tác dụng lên hoạt động của hệ thần kinh trung ương, tăng cường các chất trung gian chuyển hóa (neurotransmitters) giúp cho tế bào thần kinh, não bộ hoạt động tích cực hơn, làm giảm căng thẳng tâm lý, tăng khả năng tập trung tư tưởng và giúp cải thiện trí nhớ của người già.

Những dẫn xuất của chất Asiaticoside có khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh trong bệnh Alzeheimer.

Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần ở một số cá nhân.

X. Tác dụng của rau má đối với bệnh ung thư

Cũng như các loại rau trái khác, rau má có chứa beta caroten, sterols, saponins, alkaloids, flavonols, terpenoids, các vitamin… là những chất chống oxy hóa thiên nhiên, giúp cơ thể chống lại stress oxy hóa, các rối loạn DNA, ngăn chăn quá trình ung thư hóa.

Nghiên cứu trên chuột cho thấy, dịch chiết rau má có khả năng chữa lành khối u dạ dày chuột, có khả năng kháng khối u.

Tác dụng của rau má với sức khỏe, chữa bệnh, làn da và làm đẹp

Tác dụng của rau má với sức khỏe, chữa bệnh, làn da và làm đẹp

Rau má cũng chỉ là một loại rau dại “sau hè nhà”. Nhưng nếu hiểu, biết cách sử dụng, thì rau má lại khá đa năng: chế biến ra nhiều món ăn ngon, thức uống bổ dưỡng và khá là nhiều thuốc chữa nhiều bệnh, từ tiêu nhiệt, giải cảm hay những bệnh ngoài da, cho đến những bệnh thần kinh, tim mạch…

Cần lưu ý, rau má cũng là một thực phẩm chức năng, thực phẩm thuốc, nên khi sử dụng cần có định mức, liều lượng. Rau má có tính hàn, rất dễ gây lạnh bụng, nên uống quá nhiều có thể gây tiêu chảy.

Ngoài ra, sử dụng nước rau má tươi sống có thể gặp nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ngộ độc vì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm như nhiễm khuẩn, nhiễm thuốc bảo vệ thực vật…

XI. Rau má có tốt cho bà bầu không, bà bầu ăn rau má được không?

Rau má là phương thuốc tự nhiên mang lại lợi ích đặc biệt giúp mẹ bầu giảm táo bón, trĩ, đẹp da, chữa chứng đi tiểu đau buốt, đái dắt… Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý đặc biệt khi sử dụng loại ra này để tránh những tác hại không mong muốn

Rau má vốn là loại rau quen thuộc và dân dã trong ẩm thực của người Việt. Một vài nơi người ta dùng rau má để chế biến các món ăn từ nội tạng động vật vô cùng hấp dẫn.

Loài rau này còn được dùng để ăn sống hoặc say lấy nước uống rất tốt cho sức khỏe. Bởi trong rau má có tính hàn để giải độc cơ thể, giải nhiệt hiệu quả vào mùa nắng nóng.

Đối với bà bầu, công dụng của loài rau này là không thể phủ nhận, tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý về những tác hại mà rau má mang lại.

Các mẹ đang mang thai cần phải nắm rõ công dụng cũng như cách sử dụng loại rau này nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh các tác hại không mong muốn của rau má cho bà bầu và thai nhi.

Những lợi ích của rau má đối với phụ nữ mang thai

– Rau má có tính mát dùng làm nước uống giải nhiệt vào mùa hè rất tốt. Ngoài ra, có thể sử dụng để trị mụn nhọt, lên sởi, sốt, hạ huyết áp, giúp lưu thông máu, đặc biệt là ở vùng tĩnh mạch, mao mạch.

– Với những chị em mang bầu gặp khó khăn trong việc đi tiểu, nước rau má là lựa chọn hoàn hảo tránh táo bón, lợi tiểu khi mang thai.

– Bà bầu uống nước rau má giúp bảo trì làn da khi mang thai. Bên trong rau má chứa chất chống ô-xy hóa, giúp chống lại sự hình thành của những nếp nhăn và thúc đẩy quá trình tái tạo da một cách hiệu quả.

Tác hại của nước rau má với sức khỏe bà bầu

Câu hỏi “ăn rau má có tốt cho bà bầu?” luôn được các chị em đặt ra, không ít lời đồn cho rằng các chị em mang thai trong 3 tháng đầu không nên uống bởi rất dễ bị sảy thai.

Tuy nhiên, đây là thông tin chỉ mang tính chất tương đối. Đối với mẹ bầu có cơ địa yếu, sử dụng loại nước này quá nhiều sẽ không tốt. Bên trong rau má có tính hàn, gây lạnh bụng. Vì thế, khi uống nhiều sẽ dẫn tới tình trạng tiêu chảy.

Hơn nữa, xay rau má uống sống dẫn tới rối loạn tiêu hóa, ngộ độc an toàn thực phẩm là rất cao. Vì vậy, bà bầu uống nước rau má có thể bị sảy thai.

Nếu chị em đã từng có tiền sử sảy thai, động thai hoặc có sức khỏe yếu cùng hệ tiêu hóa không ổn định, không nên uống nước rau má (trừ khi bác sĩ cho phép).

Dù bạn không phải là một trong những đối tượng trên cũng không nên uống nước rau má quá nhiều. Khi uống nhiều, nó có thể làm tăng lượng cholesterol cùng lượng đường trong máu và gây ra chứng tiểu đường thai kỳ.

Phương pháp uống nước rau má dành cho mẹ bầu

“Ăn rau má có tốt cho bà bầu?” – thực chất nếu như biết sử dụng hợp lý, rau má sẽ có tác động tốt tới cơ thể. Hãy áp dụng phương pháp dưới đây:

Đối với những người bình thường, lượng nước rau má nên sử dụng hằng ngày là khoảng 1 ly nhỏ, (khoảng 40 g rau má xay). Không nên uống liên tiếp nước rau má trong 6 tuần hoặc 1 tháng.

Với phụ nữ mang thai, không nên uống nước rau má hàng ngày.

Khi chế biến để lấy nước rau má, chị em nên chọn mua trong siêu thị, từ nguồn cung cấp uy tín giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nên rửa và ngâm qua nước muối trước khi sử dụng. Xay rau má khoảng 5 giây sau đó lọc qua rây để uống.

Nếu mẹ bầu không muốn đối diện với những ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột cần chú ý tới khâu vệ sinh.

Chúc các bạn và gia đình nhiều sức khỏe và hãy chia sẻ thông tin này cho mọi người cùng biết nhé.

5/5 - (4 bình chọn)

You may also like