Hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng từ lâu đã được biết đến như một loại thảo dược có tác dụng rất tốt trong việc làm đen tóc, chữa tóc bạc. Tuy nhiên ít ai biết rằng ngoài công dụng đó, hà thủ ô còn mang lại rất nhiều lợi ích khác cho sức khoẻ của mọi người.
Nếu như bạn vẫn chưa biết hết về tác dụng của hà thủ ô thì đừng nên bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây. Cùng xem nhé!
I. Hà thủ ô là, vì sao có tên đó, hà thủ ô có mấy loại
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
1. Hà thủ ô là gì?
Hà thủ ô hay còn gọi là thủ ô, giao đằng, dạ hợp, địa tinh, khua lình (Thái), mần đăng tua lình (Lào), mần năng ón (Thổ)… có tên khoa học là Fallopia multiflora (Thunb.) Haradson (Polygonum multiflorum Thunb.), thuộc họ rau răm Polugonaceae.
Đây là loại cây thảo leo bằng thân quấn, mọc xoắn vào nhau. Rễ phình thành củ, ngoài có màu nâu, trong có màu đỏ. Đông y lấy củ này làm thuốc, thường phơi khô hoặc có khi dùng tươi.
Thân cây cũng được sử dụng. Lá có thể dùng làm rau ăn, dây lá cũng có thể làm thuốc.
Hà thủ ô là loại cây mọc hoang, thường mọc ở các vùng rừng núi. Theo thống kê, ở nước ta, loại cây này mọc nhiều nhất ở các tỉnh miền núi Tây Bắc sau đó đến Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Lai Châu, Tây Nguyên.
Có câu “Muốn cho xanh tóc đỏ da – Rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô”. Từ lâu tác dụng của hà thủ ô đã được sử dụng trong nhiều bài bổ, làm tăng cường sức khỏe và sự trẻ trung của cơ thể.
2. Nguồn gốc, truyền thuyết về hà thủ ô
Chuyện xưa kể rằng vào đời Đường bên Trung Quốc có một người tên là Hà Điền Nhi ốm yếu từ nhỏ, năm 58 tuổi vẫn chưa có con bởi vậy trong lòng phiền muộn khôn nguôi.
Một hôm, họ Hà buồn quá bèn xuống núi uống rượu say đến nỗi nằm lăn ra ngủ cạnh bìa rừng mà không biết. Khi tỉnh dậy, anh ta chợt nhìn thấy bên cạnh mình có một loại cây thân leo, từng cặp, từng cặp quấn chặt lấy nhau hồi lâu rồi buông ra và lại quấn với nhau rất kỳ quái.
Khi trời sáng, Hà Điền Nhi bèn đào lấy rễ cây đem về nhà kiên trì sắc uống. Sau nhiều tháng, tóc anh ta từ bạc trắng chuyển thành đen nhánh, thân hình trở nên cường tráng, trong 10 năm sinh liền mấy đứa con, sống thọ tới 160 tuổi.
Về sau một người cháu nội của Hà Điền Nhi cũng nhờ uống loại dây leo này thọ đến 130 tuổi tóc vẫn đen. Từ đó, anh ta đã đem loại cây này chia sẻ cho bà con lối xóm cùng biết, chính vì vậy mọi người lấy tên của Hà Thủ Ô đặt cho loại dây leo này.
Câu chuyện trên đây được thuật lại trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của cố GS Đỗ Tất Lợi với mục đích ghi lại chút ít lịch sử để hiểu về tác dụng và cách dùng vị thuốc hà thủ ô của người xưa.
Tuy đã mang nhiều màu sắc huyền thoại, nhưng có thể thấy người xưa đánh giá rất cao tác dụng của vị thuốc này trong chữa bệnh.
3. Hà thủ ô có mấy loại?
Cây hà thủ ô từ xưa đến nay được coi là một vị thuốc bổ trong Đông y. Hà thủ ô có khả năng làm tóc bạc hóa đen, người già hóa trẻ. Chính vì tác dụng thần kỳ này mà hà thủ ô càng được săn lùng như một phương thuốc ngăn cản sự tàn khốc của thời gian.
Ở nước ta hà thủ ô còn được chia làm hai loại là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng, loại đỏ chính là loại thường được dùng để làm thuốc trong Đông y.
Theo đông y, hà thủ ô là loại cây có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm, có tác dụng rất tốt trong việc giúp dưỡng can, an thần, chữa sốt rét, nhuận tràng và một số bệnh khác.
4. Hình ảnh cây hà thủ ô đỏ
– Cây hà thủ ô trước khi thu hoạch
Cây hà thủ ô đem lại cái nhìn tò mò thu hút đến ngạc nhiên không chỉ do nó là một loại cây lạ, theo truyền thuyết kể lại rằng ông Hà lên núi nhìn thấy sự kì lạ ở cây này chia làm các nhánh lá phát triển riêng biệt nhưng ban đêm lại cuốn lại với nhau.
Ông tách các nhánh ra xa nhau, tối hôm sau đến lại thấy chúng lại tự sát lại gần nhau. Chính sự đặc biệt này làm ông tò mò mà đào lấy củ đem về làng hỏi mọi người.
– Củ hà thủ ô tươi sau khi thu hoạch
Củ của cây hà thủ ô đỏ có ruột tạo màu hơi đỏ có vân hình giống những đám mây. Chắt lọc tinh túy từ trời xanh. Hiện có nhiều nơi bán hà thủ ô giả. Bạn nên mua hà thủ ô ở địa chỉ tin cậy và uy tín. Đừng để tiền mất tật mang, Chữa bệnh lại thành mang thêm bệnh.
II. Đặc điểm, hình ảnh, tác dụng của hà thủ ô đỏ và cách chế biến
1. Tác dụng của hà thủ ô với tóc
1.1 Vì sao hà thủ ô tốt cho tóc?
Đông y đã chứng minh, các dưỡng chất trong Hà thủ ô có tác dụng bổ máu, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu; tăng sinh tân dịch; bổ gan và bổ thận giúp nuôi dưỡng, phục hồi những tổn thương ở nang tóc.
Bởi vậy, Hà thủ ô có hiệu quả rất tốt trong điều trị rụng tóc, giúp tóc luôn đen mượt đồng thời làm chậm quá trình lão hóa của tóc, ngăn chặn tình trạng rụng tóc quay lại.
Thực tiễn cũng chứng minh, hà thủ ô còn là vị thuốc rất hữu ích trong điều trị các bệnh đau lưng dưới, yếu khớp gối, yếu cơ, liệt nửa người, tinh thần hồi hộp, chóng mặt, mất ngủ, suy nhược thần kinh, tăng cholesterol máu và xơ vữa động mạch.
Do đó, việc lựa chọn hà thủ ô để điều trị rụng tóc, không những giúp bạn chặn đứng được sự “ra đi” của tóc, phục hồi tổn thương cho nang tóc mà còn bổ sung dưỡng chất, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Dù là phương thuốc dân gian hữu hiệu để giải quyết các bệnh về tóc nhưng để điều trị dứt điểm tình trạng rụng tóc, nuôi dưỡng các nang tóc luôn khỏe mạnh cần kết hợp hà thủ ô với các thảo dược có cùng tác dụng, để đạt hiệu quả tốt nhất.
Theo quan niệm của Đông y, để điều trị rụng tóc cần hơn hết tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện chất lượng máu và bổ gan thận. Vì thế, cần phối hợp hà thủ ô với các thảo dược có công dụng bổ máu, gan, thận sẽ tăng hiệu quả tác động và rút ngắn thời gian điều trị.
1.2 Một số bài thuốc kết hợp công dụng hà thủ ô và dược liệu hiệu quả đối với tóc
Hà thủ ô nguyên chất: Lấy Hà thủ ô nấu nước và uống hàng ngày như trà hà thủ ô. Mỗi ngày dùng tầm 10-20 gam là vừa đủ. Bạn có thể kết hợp Hà thủ ô cùng các loại thuốc dân gian khác như thục địa, kỷ tử, ngưu tất đẻ tăng hiệu quả và trị các bệnh khác.
Vị Hà thủ ô ngọt, dễ uống và dễ hấp thu sẽ hỗ trợ trị rụng tóc, hói đầu, kích thích mọc tóc và làm dẹp da, đẹp tóc rất tốt. Uống thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện được cả tình trạng tóc bạc sớm, làm đen tóc thấy rõ.
Hà thủ ô và thục địa, kỷ tử: dùng hà thủ ô tươi hay bột hà thủ ô cùng các vị thuốc như thục địa, kỷ tử, ngưu tất nấu uống hàng ngày giúp bổ thận, chữa tóc bạc sớm, dễ rụng.
Hà thủ ô và đậu đen: sự kết hợp đậu đen và hà thủ ô có công dụng hiệu quả đối với tóc. Ngâm hỗn hợp đậu đen và hà thủ ô qua đêm, nấu sôi 2 tiếng sau đó phơi riêng hà thủ ô.
Thực hiện công đoạn này liên tục 9 lần (buổi tối ngâm với đậu, sáng nấu sôi phơi nắng). Sau đó đem hà thủ ô này sao vàng, cho xuống nền đất, rồi dùng chảo úp lên tạo thành một vị thuốc chữa bạc tóc, rụng tóc cực kỳ hiệu quả.
Hà thủ ô và vừng đen: Tán nhỏ 300gr hà thủ ô sấy khô và 300g vừng đen rang chín, rồi cho vào lọ đậy kín. Mỗi lần sử dụng có thể dùng nước sôi pha uống hoặc trộn với mật ong và đường để nhai. Dùng 2 lần/ ngày, 2 – 3 muỗng cà phê/lần.
Hà thủ ô, hạt bạch quả, đậu đen và vừng đen: Nguyên liệu gồm 150 gam hà thủ ô, 30 hạt bạch quả kết hợp cùng 250 gam đậu đen, 100 gam vừng đen.
Ran chín tất cả nguyên liệu, tán nhỏ và cất dùng đần. Mỗi ngày ăn trực tiếp hoặc pha nước ấm uống 2 lần, mỗi lần 30g. Sau từ nửa tháng, mái tóc của bạn sẽ được cải thiện rất rõ rệt.
2. Tác dụng của hà thủ ô ngâm rượu
2.1 Lợi ích của hà thủ ô ngâm rượu với sức khoẻ
Sử dụng hà thủ ô đỏ để hỗ trợ điều trị bệnh cũng có nhiều cách khác nhau như sắc nước uống, hà thủ ô đỏ dạng tán bột hoặc viên, hay hà thủ ô đỏ ngâm rượu. Vậy hà thủ ô ngâm rượu có tác dụng gì?
Sử dụng rượu hà thủ ô điều độ có thể điều chỉnh rối loạn Lipid máu, hạ Cholesterol trong huyết thanh, bảo vệ han, giảm nhịp tim, tăng cường lưu thông máu trong động mạch đồng thời hạn chế thiếu máu cơ tim.
Rượu hà thủ ô còn tăng cường chức năng miễn dịch, sức chịu đựng của cơ thể đồng thời giảm thiểu lão hóa, giúp trẻ hóa làn da, giảm tỉ lệ teo tuyến ức ở người cao tuổi, duy trì tuyến ức ở mức độ như người trẻ tuổi.
Đồng thời cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.
Do chứa thành phần Oxymethylanthraquinone trong rượu hà thủ ô rất nhiều nên có tác dụng nhuận tràng, ức chế các loại vi khuẩn, virus, ức chế sự phát triển của tế bào.
Rượu hà thủ ô giúp giúp bảo vệ gan, tăng cường sự lưu thông của máu, hạn chế các biểu hiện của việc thiếu máu.
Tăng cường sức chịu đựng của cơ thể nhất là chịu lạnh, giúp trẻ hóa làn da, giảm thiểu sự lão hóa, cải thiện hoạt động của hệ thống tuyến thượng thận và giáp trạng, giúp nhuận tràng, hạn chế các hoạt động của vi khuẩn.
Để đảm bảo sức khỏe và phát huy tối đa công dụng của rượu hà thủ ô thì liều lượng dùng hàng ngày phải tuyệt đối điều độ, chỉ nên sử dụng 1 đến 2 chén, mỗi ngày không nên vượt quá 150ml rượu. Tốt nhất nên sử dụng vào buổi trưa.
2.2 Cách ngâm rượu hà thủ ô đúng cách
Tùy vào nguyên liệu ngâm cùng mà chúng ta có nhiều cách ngâm rượu hà thủ ô đỏ, hôm nay mình giới thiệu các bạn 2 cách ngâm phổ biến nhất, đó là ngâm rượu thủ ô đỏ kết hợp với đường phèn và ngâm rượu hà thủ ô đỏ kết hợp với đỗ đen xanh lòng.
Cách 1: Ngâm rượu hà thủ ô đỏ kết hợp với đỗ đen xanh lòng
Nguyên liệu:
Hà thủ ô đỏ khô: 1,5kg
Đỗ đen xanh lòng: 0,5kg
Rượu trắng (rượu 40 độ): 6-8 lít
Một ít nước vo gạo
Cách làm:
– Đầu tiên, hà thủ ô đỏ tươi khi mua hoặc lấy về, bạn phải rử thật sạch lớp đất rồi gọt bỏ phân vỏ và thái thành những lát mỏng (bạn nên bỏ phần lõi cứng của hà thủ ô đi).
– Tiếp đến, bạn đem hà thủ ô đỏ đã thái ngâm vào trong nước vo gạo (chú ý thay nước 2 lần/ngày nhé) để làm giảm độ chát và tính nóng của hà thủ ô.
– Sau khi ngâm khoảng 1-2 ngày bạn vớt hà thủ ô ra, để ráo rồi đem phơi hoặc sấy cho khô. Cùng với đó bạn cũng đem rang đỗ đen xanh lòng với lửa nhỏ cho thơm (nhớ đảo đều tay đừng để cháy nhé).
– Cuối cùng, bạn cho hà thủ ô đỏ khô và đỗ đen đã rang vào bình ngâm và đổ rượu vào rồi đậy kỹ nắp lại và ngâm khoảng 3 – 6 tháng là dùng có thể dùng được. Mỗi ngày vào bữa cơm bạn uống 1-2 chén nhỏ.
Cách 2: Ngâm rượu hà thủ ô đỏ kết hợp với đường phèn.
Nguyên liệu:
Hà thủ ô đỏ: 1kg
Đường phèn: 0,5kg
-ượu trắng (khoảng 45 độ): 3-4 lít
Cách làm:
– Hà thủ ô bạn cũng sơ chế như trên cho vào bình và thêm đường phèn vào rồi đem ngâm với rượu trắng khoảng 2 tháng trở lên là có thể dùng được. Uống mỗi ngày khoảng 2-3 ly nhỏ vào mỗi bữa ăn.
Dùng rượu ngâm hà thủ ô đỏ điều độ và đúng liều lượng không chỉ giúp tóc bạn đen trở lại (đối với những người bị bạc tóc sớm) mà còn có thể điều chỉnh chứng rối loạn Lipid và giảm lượng cholesterol trong máu, giúp bảo vệ gan, hoạt huyết, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ chống lão hóa da.
2.3 Lưu ý khi dùng hà thủ ô ngâm rượu
– Theo Đông y cổ truyền, khi dùng Hà thủ ô cần kiêng dùng 3 loại thực phẩm màu trắng là hành, tỏi và củ cải trắng.
– Bên cạnh đó, khi dùng Hà thủ ô cũng cần kiêng kỵ những món ăn và gia vị có tính cay nóng như gừng, ớt, hành tây, hồ tiêu để phòng ngừa hao tán khí huyết.
– Rượu Hà thủ ô là bài thuốc bồi bổ sức khỏe tốt, nhưng không vì thế mà lạm dụng uống nhiều Hà thủ ô. Vì suy cho cùng, đây cũng là rượu có chứa cồn, uống nhiều sẽ dễ ảnh hưởng đến gan.
– Nếu coi nhẹ việc kiêng kỵ, việc sử dụng Hà thủ ô có thể giảm đi rất nhiều công dụng.
3. Tác dụng của hà thủ ô viên mật ong
Thời xưa, phương thức dùng hà thủ ô chủ yếu là sắc uống, chế thành viên hoàn, cao thuốc hoặc ngâm rượu. Hiện tiện dùng như bột hà thủ ô, viên nang, trà tan…
Mật Ong cũng có nhiều tác dụng co sức khỏe. Vây, Mật ong và hà thủ ô có những công dụng, tác dụng gì? Cách sử dụng để chữa trị bệnh như thế nào?
3.1 Công dụng của hà thủ ô viên mật ong
Công dụng: Trị đau lưng, bổ máu, nhức mỏi, cảm sốt, khí hư bạch đới, giúp xanh tóc, da dẻ mịn màng, chữa tóc bạc, tăng cường sinh lý.
– Hà thủ ô viên mật ong: Nếu bạn không nóng trong hay bị về hệ tiêu hóa thì đây là Hà thủ ô viên dành cho bạn.
– Hà thủ ô đậu đen xanh lòng viên mật: Khách có hiện tượng nóng trong, táo bón đúng là dành cho bạn rồi đó.
– Hà thủ ô mè đen viên mật: Những khách hàng nào có triệu chứng viêm đại tràng thì đây là lựa chọn hoàn hảo đấy ah.
Tác dụng của Hà thủ ô đỏ uống lâu sẽ làm đen râu tóc, tốt đối với người bạc tóc sớm, theo nội dung ở cuốn tài liệu Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập I trang 884), của NXB Khoa Học và Kỹ Thuật. Ngoài ra nó còn giúp bổ máu, thận suy, gan yếu, suy nhược thần kinh, khó ngủ…
Tác dụng của hà thủ ô đỏ giúp bổ máu, giữ tóc lâu bạc, đẩy lui tuổi già, tăng trí nhớ, bổ gan thận, bổ xương gân, phòng ngừa bệnh Parkinson, bệnh Alhzeimer.
Thêm vào đó, tác dụng của Hà thủ ô đỏ còn giúp chống lão hóa, giảm cholesterol LDL, tăng cholesterol HDL, tăng cường hệ miễn dịch, trị bệnh ngoài da, hạ đường huyết, giảm triglycerid.
Để có kết quả tốt nên dùng liên tục trên 3 tháng.
– Trong tháng đầu tiên: Dùng Hà Thủ Ô sẽ thấy tinh thần thoải mái, da dẻ hồng hào và căng mịn. Sau tháng đầu tiên bắt đầu có tác dụng với tóc ở biểu hiện tóc có độ bóng mượt hơn, nhiều dầu hơn. Đó là tác dụng bổ máu mà Hà Thủ Ô mang lại.
– Sau 3-6 tháng sử dụng: tóc bóng mượt, giảm rụng tóc rõ rệt. Với trường hợp tóc bạc sẽ không xuất hiện tóc bạc theo từng đốm hay dày đặc.
3.2 Hà thủ ô và mật ong tươi
Hà thủ ô đỏ có vị đắng chát, hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ gan thận,mạnh gân xương, ích tinh huyết, nhuận tràn sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên cực tốt. Mật ong vị ngọt, tính bình. Nhiều vitamin và dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ.
Mật Ong với Hà thủ ô kết hợp sẽ khắc phục được những nhược điểm của Hà thủ ô và phát huy được triệt để tác dụng của nó. Được dùng để bổ máu, chữa gan yếu, thận suy, thần kinh suy nhược, ngủ kém, đau lưng mỏi gối, táo bón….
Chế biến hà thủ ô rất cầu kì, tốn nhiều thời gian, công sức chất lượng. Vì thế hà thủ ô chế biến bán ngoài thị trường khó đảm bảo được chất lượng. Tốt nhất nên mua hà thủ ô nguyên củ ở ngoài tiệm thuốc về rồi tự chế.
3.3 Cách ngâm Hà thủ ô và Mật ong:
Tùy theo mục đích chữa bệnh mà người ta có cách chế biến và sử dụng hà thủ ô khác nhau. Nổi bật nhất phải kể đến các công thức sau:
Cách 1:
– Hà thủ ô rửa sạch, cạo vỏ, bổ nhỏ ngâm nước vo gạo 3 ngày 3 đêm. Ngày thay nước gạo thường xuyên, sau đó rửa lại bằng nước thật sạch để ráo, thái miếng, phơi khô. Dùng dụng cụ bạc hoặc đồng để cắt, bào phiến.
– Đậu đen nấu lấy nước, tỉ lệ giữa đậu đen và hà thủ ô là 10:3. Cho Hà thủ ô lên vỉ hấp cách thủy với nước đậu đen, hấp gần cạn thì đem phơi khô hà thủ ô, nước đậu còn lại quết.
– Lặp đi lặp lại 9 lần. Hà thủ ô sau khi phơi khô thì để nguyên miếng hoặc tán bột dùng dần.
– Cách dùng: Dùng chung với mật ong, trộn mật ong và hà thủ ô thành hỗn hợp. Ngày dùng 2 lần sáng và tối trước ăn.
Cách 2:
– Hà thủ ô chưng khoảng 4 – 5 tiếng, đập nhỏ, bỏ lõi.
– Vừng đen rang, xay nhỏ. Trộn 2 thứ cùng mật ong. Dùng ăn hàng ngày rất tốt và dễ ăn. Phù hợp với hầu hết mọi người. Lưu ý phải bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
3.4 Lưu ý khi sử dụng mật ong hà thủ ô:
– Người bình thường khi dùng hà thủ ô thì cũng không nên dùng thực phẩm sống, thực phẩm tanh, để giảm nguy cơ gây tiêu chảy khi đang dùng. Kiêng dùng huyết động vật (tiết canh, tiết gà, vịt luộc…), Củ Cải, Cá không có vẩy khi đang dùng hà thủ ô.
– Không nên uống hà thủ ô, hà thủ ô ngâm rượu trước 7h sáng khi chưa ăn gì vì lúc này đường ruột dễ bị kích thích. Nếu đang bị tiêu chảy hãy ngừng uống hà thủ ô đỏ rồi uống 1 viên thuốc chống tiêu chảy để hạn chế tác dụng phụ của hà thủ ô.
– Gừng, Tỏi, Hành hay chế phẩm từ loại trên đây đều là loại gia vị có chứa nhiều tinh dầu cay tính nóng ảnh hưởng tớ chức năng bổ huyết của hà thủ ô đỏ. Theo đông y hà thủ ô có vị chát, đắng, ngọt, có tính ấm bổ dưỡng vào hai tạng Thận và Can. Vị thuốc đi vào phần bổ huyết bồi bổ ngũ tạng.
– Người viêm gan nên hạn chế dùng
– Nếu thấy tác dụng phụ trên nên tham vấn ý kiến bác sỹ Đông y hoặc Tây y.
– Kết hợp dùng sản phẩm khách như: Tam thất, Mật Ong Bạc Hà, Mật Ong Cà Phê, Sữa Ong Chúa, vv. có trong tự nhiên để nâng cao sức khoẻ và đề kháng.
4. Tác dụng của hà thủ ô với phụ nữ
Hà Thủ Ô được xem như thần dược với phái đẹp bởi tác dụng: điều trị triệu chứng khí hư, huyết hư, giúp hồi xuân và hiện tượng không có sữa của phụ nữ sau sinh:
– Điều trị triệu chứng ra khí hư theo bài thuốc sau: Hà thủ ô 12g, kèm với các vị thuốc bổ sung: Bạch thược, Quy bản, Long cốt. Công dụng của bài thuốc sẽ phát huy bằng cách sử dụng sắc 1 thang/ngày.
– Công dụng hồi xuân trong bài thuốc “Hà Thủ Ô hồi xuân tửu”: Hà thủ ô 80g dùng kèm các vị: liên nhục, đương quy, đường phèn. Cách dùng phổ biến là ngâm rượu xong hạ thổ 3 tháng là được.
– Hà Thủ Ô trắng còn có công dụng rất tốt trong việc điều trị các trường hợp của những bà mẹ sau khi sinh hiếm sữa.
– Hà thủ ô đỏ có tác dụng nội tiết kiểu oestrogen, tác dụng kiểu progesteron nhẹ trên nội mạc tử cung, làm tăng trương lực cơ tử cung trong những thí nghiệm tử cung cô lập và ở nguyên vị trí, tăng tiết sữa và chống viêm.
– Một bài thuốc gồm 10 vị, trong đó có hà thủ ô đỏ được nghiên cứu thực nghiệm và thấy cao cồn có tác dụng kích thích nang trứng.
5. Tác dụng của hà thủ ô với bà bầu
Hà thủ ô đỏ hiện đang là một trong những thảo dược điều trị bệnh rụng tóc và tóc bạc sớm hàng đầu hiện nay. Chính vì vậy vị thuốc này nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người trong thời gian qua đặc biệt là chị em phụ nữ kể cả phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.
Hà thủ ô đỏ từ cổ chính kim đã được coi là một vị thuốc bổ điều trị thần kinh suy nhược, mạnh gân cốt, kéo dài tuổi thọ, giúp tóc chắc khỏe, điều trị tóc bạc sớm.
Qua các nghiên cứu đã chứng minh hà thủ ô đỏ rất tốt cho sức khỏe, tuy chỉ có một lượng độc tố nhỏ (Nó sẽ được loại bỏ sau khi chế biến theo phương pháp truyền thống).
Mặc dù tốt với phụ nữ, nhưng do tính chất thể trạng của phụ sản, khi người phụ nữ mang thai thường có nhiệt độ cao hơn so với người bình thường.
Mà hà thủ ô lại là loại thảo dược có tính nóng cao. Do đó, khi mang thai thầy thuốc thường khuyên bạn không nên dùng hà thủ ô, đặc biệt là loại thủ ô trắng.
Bên cạnh đó bởi quá trình mang thai người mẹ muốn cho thai nhi phát triển tốt thì không nên sử dụng bất cứ loại thuốc gì nếu không thật sự cần thiết.
Các tài liệu cổ cũng chưa có tài liệu nào đề cập đến việc dùng hà thủ ô đỏ cho phụ nữ mang thai. Chính vì vậy chúng ta phải rất thận trọng.
Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu mang thai mà người phụ nữ có dấu hiệu thiếu máu, mệt mỏi,… nhiều thầy thuốc sẽ áp dụng kết hợp hà thủ ô với thục địa hay một số vị thuốc khác điều hòa tính nóng của hà thủ ô, nhằm bổ huyết cho phụ sản.
Tuy nhiên, để có được câu trả lời chính xác nhất có nên dùng hà thủ ô khi mang thai không, bạn hãy đến gặp bác sĩ khám bệnh, họ sẽ căn cứ vào thể trạng và tình hình cụ thể của cơ thể bạn và đưa ra phương án dùng thuốc cho chính xác nhất.
Đối với những phụ nữ mang thai sau sinh, theo các tài liệu cổ hà thủ ô đỏ được dùng để điều trị các chứng bệnh sau khi đẻ, bệnh xích bạch đới và các chứng bệnh ở phụ nữ sau khi sinh rất tốt.
Hà thủ ô đỏ còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, mạnh gân xương, Dân gian khuyên phụ nữ sau sinh nên sử dụng hà thủ ô đỏ đã chế biến thường xuyên để bổ sung kịp thời dinh dưỡng và các chất cần thiết, giúp chị em mau chóng phục hồi sức khỏe sau sinh và cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.
6. Tác dụng của hà thủ ô với đàn ông
6.1 Hà thủ ô tăng cường sinh lý cho đàn ông
Theo Y học cổ truyền, củ hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, tác dụng bổ huyết giữ tinh, hòa khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương.
Thân dây hà thủ ô có vị ngọt, chát, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, chỉ huyết, điều kinh bổ gan, ích thận, dưỡng huyết khư phong. Chính vì vậy, Đông y thường dùng hà thủ ô trong điều trị yếu sinh lý, khó có con.
– Hà thủ ô có tác dụng tốt trên tạng thận, giúp bổ thận tăng sinh tinh, từ đó giúp tăng cường chức năng sinh dục ở nam giới.
– Người ta thường dùng hà thủ ô chữa thận suy, thần kinh suy nhược, thiếu máu, đau lưng, mỏi gối, di mộng tinh, khí hư.
– Hà thủ ô là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe cả nam và nữ. Đối với nam giới, đặc biệt là với những quý ông đang gặp khó khăn vì các chứng bệnh dị tinh, tinh trùng loãng, xuất tinh sớm, yếu sinh lý….thì hà thủ ô chính là dược tiên, trị yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả, là bài thuốc giúp “cải lão hoàn sinh” phong độ đàn ông. Đối với nữ giới, hà thủ ô cũng có hiệu quả tốt với các trường hợp khó có con, sinh khó.
– Một trường hợp dễ bị các quý ông bỏ qua là không có hay giảm ham muốn tình dục, bị lãnh cảm với chuyện chăn gối. Bệnh này nếu không nghiêm túc điều trị sớm có thể biến thành các bệnh nguy hiểm hơi là liệt dương, cậu nhỏ không chào cờ được.
Những quý ông này hãy tìm mua hà thủ ô sớm để nhanh chóng cải thiện sinh lý nam hiệu quả nhất.
6. 2 Các bài thuốc tăng cường sinh lý nam từ hà thủ ô
Bài thuốc 1: Rượu bổ huyết, tăng cường chức năng sinh dục
Nguyên liệu:
– 150g hà thủ ô chế
– 150g sinh địa
– 1000ml rượu trắng
Cách làm:
– Các vị thuốc trên đem rửa sạch rồi thái nhỏ, ngâm cùng với rượu trắng. Thỉnh thoảng ( khoảng 3 ngày) lắc bình một lần để cho các chất quý trong dược liệu ngấm triệt để ra rượu, sau 15 ngày là có thể sử dụng được.
– Bài thuốc này có tác dụng bổ can thận, ích tinh sinh huyết, chữa vô sinh do số lượng tinh trùng ít, bí quyết để quan hệ lâu ra.
Bài thuốc này còn có thể dùng cho các trường hợp tóc bạc sớm, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, mất ngủ.
Bài thuốc 2: Tăng số lượng và chất lượng tinh trùng
Nguyên liệu: 6-10g hà thủ ô chế
Cách làm:
– Hằng ngày đem hà thủ ô chế sắc nước uống. Bài thuốc rất tốt cho nam giới tinh huyết suy yếu do can thận âm hư.
Biểu hiện của bệnh là ham muốn tinh dục bị suy giảm, hiếm muộn con cái, kèm theo mắt hoa, đầu choáng, mắt khô, tai ù, mặt nóng từng cơn, di tinh, mộng tinh, lưng đau gối mỏi….
Bài thuốc 3: Dùng cho người già xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con
– Hà thủ ô 20 g; ngưu tất, tầm gửi dâu, kỳ tử mỗi vịđều 16 g, sắc lấy nước uống.
Bài thuốc 4: Bài thuốc ích thận, cố tinh (Có tác dụng giúp chữa gan thận đều yếu, chữa đau lưng, đầu gối đau nhức buốt, phụ nữ bị khí hư, nam giới bị dị tinh)
– Hà thủ ô 20g; bạch linh, ngưu tất, thỏ ty tử, đương quy, phá cố chỉ mỗi vị 12g. Tất cả các thảo dược này đem tán bột mịn, luyện với mật ong để làm viên hoàn.
– Ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần uống khoảng 12g, chiêu bằng nước muối loãng.
Bài thuốc 5: Bài thuốc chữa chứng tinh trùng bị yếu, loãng
– Sắc nước hà thủ ô uống hàng ngày
Bài thuốc 6: Món cháo kê hà thủ ô (bồi bổ cơ thể, lưu thông khí huyết)
– Hà thủ ô 30g và kê 50g, đem nấu thành cháo. Khi cháo bắt đầu chín thì gắp bỏ đi bã thuốc và cho thêm 2 lòng trứng gà, thêm chút đường trắng cho vừa ăn rồi tiếp tục đun sôi. Món cháo này nên ăn khi đói.
Bài thuốc 7: Món trà sinh địa thủ ô (dùng cho các trường hợp cơ thể bị suy nhược, già yếu, tinh trùng loãng, có bệnh mỡ máu cao, rây tóc bạc sớm trước tuổi, bệnh mạch vành)
– Hà thủ ô chế 16g, thục địa tẩm rượu 30g, cho tất cả vào ấm pha trà, hãm trong nước sôi, dùng để uống hằng ngày thay trà.
7. Các tác dụng khác của Hà thủ ô
Ngoài những tác dụng kể trên, hà thủ ô còn đem lại rất nhiều lợi ích khác cho sức khoẻ, trong đó phải kể đến các công dụng dưới đây:
– Tăng cường, bồi bổ sức khỏe
Hà thủ ô chế có tác dụng bổ gan, thận, ích tinh huyết, dùng làm thuốc an thần, bổ và tăng lực trong các chứng đau thân thể suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, còi xương, bệnh tạng rỉ dịch và để hồi phục sức khoẻ cho người già sau khi bị bệnh.
– Giải nhiệt, lợi tiểu
Còn dùng để chữa đau mỏi chân tay, di tinh, chữa sốt rét lâu ngày, khí huyết suy nhược, giải nhiệt và lợi tiểu và làm chất săn trong điều trị phối hợp chữa ỉa chảy.
– Trị ngoài da
Y học cổ tryền Trung Quốc và Nhật Bản dùng hà thủ ô để điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm gavut ở chân, bệnh viêm và tăng lipid máu.
– Tốt cho tim mạch, khả năng miễn dịch
Hà thủ ô giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.
– Giải độc, tiêu viêm
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, hà thủ ô có tác dụng thông tiểu, giải độc, tiêu ung thủng, chữa táo bón cho phụ nữ sau khi đẻ hoặc người già, mụn nhọt, ghẻ lở, eczema, tràng nhạc.
– Trị tóc bạc sớm, làm đen tóc
Rễ hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc bổ, chống bệnh scorbut và khi hà thủ ô kết hợp với 1 số loại dược liệu khác còn có tác dụng làm đen tóc, trị tóc bạc sớm. Nó còn có tác dụng đối với bệnh tăng đường máu. Rễ hà thủ ô có tác dụng bổ máu.
– Kháng khuẩn, nhuận tràng
Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nhuận tràng, giải độc, tăng khả năng chống rét của cơ thể, chống lão hóa và giúp trẻ hóa da.
– Hà thủ ô có công dụng gì với bệnh gan
Lecithin là một hoạt chất rất cần thiết cho gan. Nhờ dược chất này, gan được giảm nhẹ gánh nặng và thải độc tốt hơn. Do đó, người bị viêm gan, suy gan, men gan cao nên uống hà thủ ô thường xuyên.
– Hà thủ ô có giá trị rất lớn trong chữa trị HIV, ung thư
Khoa học hiện đại, có nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của hà thủ ô đối với ung thư, HIV. Trong hà thủ ô có một số hoạt chất trong hà thủ ô gây ức chế cực mạnh với virus HIV.
Uống hà thủ ô đều đặn, khoa học còn có tác dụng kìm hãm sự sản sinh của tế bào ung thư. Theo đó, hà thủ ô sẽ ngăn chặn sự phân bào của tế bào MCF – 7. Nhờ đó, các tế bào ác tính sẽ tự chế theo đúng quy trình.
– Hà thủ ô có tác dụng gì với bệnh Alxheirmer
Theo một số nghiên cứu lâm sàng, hà thủ ô rất tốt để phòng ngừa và hỗ trợ điuề trị bệnh mất trí nhớ, bởi trong hà thủ ô có tác dụng làm giảm lượng amyloid beta – nguyên nhân gây bệnh suy giảm trí nhớ
– Giảm mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường nhờ hà thủ ô
Trong hà thủ ô có các chất: Tamin và 2, 3, 4,5 tetrahygroxystribene-2-o-β-D-glucoside đều hỗ trợ cân bằng lipid trong máu hiệu quả. Nguyên nhân chính gây cao huyết áp, tiểu đường, nhiễm mỡ là từ rối loạn lipid.
Nhờ đó, người bị các bệnh lý này được khuyên uống hà thủ ô đỏ thường xuyên để cải thiện bệnh, ngăn chặn tái phát, biến chứng.
– Hà thủ ô trị bệnh về thần kinh
Lecithin trong hà thủ ô đảm bảo cho hoạt động của hệ thần kinh. Hoạt chất này còn giúp bảo vệ tế bào não, làm bền vỏ bọc của dây thần kinh. Vì vậy, hà thủ ô được khuyên sử dụng thường xuyên cho người mắc các bệnh:
- Suy nhược thần kinh
- Chấn thương dây thần kinh
- Đau đầu
- Mất ngủ
– Những công dụng của hà thủ ô đối với da
Uống hà thủ ô thường xuyên giúp tăng cường hồng cầu, bạch cầu, đẩy lùi hắc sắc tố. Phái đẹp sử dụng thảo dược này sẽ giúp kìm hãm sự lão hoá da, giúp da hồng hào hơn hẳn. Ngoài ra, nhờ tính năng thải độc gan, hà thủ ô còn giúp giảm mụn, mẩn ngứa da hiệu quả.
8. Hà thủ ô giá bao nhiêu?
Giá hà thủ ô cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có công dụng của cây thuốc. Hà thủ ô được chia thành nhiều loại tương đương với nhiều mức giá khác nhau.
8.1 Hà thủ ô đỏ tươi bán giá bao nhiêu?
Hà thủ ô đỏ có tác dụng tốt nên được nhiều người hỏi mua, săn tìm. Hà thủ ô đỏ có vị đắng chát, tính ấm.
Dùng bổ máu, trị di tinh, khí hư, thần kinh suy nhược, sốt rét mạn tính, ỉa ra máu, bổ can thận. Hà thủ ô đỏ được bán trên thị trường cũng chia thành nhiều loại.
– Hà thủ ô đỏ tươi loại dưới 1,5kg/củ: 150.000 đến 190.000 đồng/kg
– Hà thủ ô đỏ tươi loại từ trên 1,5 đến dưới 3kg/củ: 250.000 đồng/kg
– Hà thủ ô đỏ tươi từ 3kg/củ trở lên: 300.000 đồng/kg
Kích thước của hà thủ ô không ảnh hưởng đến công dụng của nó nhưng sẽ thuận tiện cho từng cách dùng: Sắc nước, ngâm rượu.
8.2 Giá bán hà thủ ô đỏ đã qua sơ chế
Hà thủ ô tươi sau đi được mang về sẽ trải qua giai đoạn sơ chế để bảo quản được lâu hơn. Theo các dược sĩ, hà thủ ô phải chế biến kỹ để giảm bớt thành phần tannin có sẵn trong dược liệu.
Thành phần này nếu có nhiều sẽ làm cho hà thủ ô có vị chát, uống vào sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, đến ruột sẽ làm săn se niêm mạc ruột, giảm co thắt ruột gây táo bón, tích tụ chất độc trong cơ thể.
Nếu dùng lâu ngày sẽ có ảnh hưởng không tốt trên gan thận. Còn nếu dùng hà thủ ô đã lâu ngày bị biến chất hoặc ẩm mốc sẽ có hại cho gan, thận.
Giá hà thủ ô đỏ khô được phân chia tùy theo loại nguyên liệu được cho vào trong quá trình sơ chế:
– Hà thủ ô khô thái lát: 290.000đ/1kg
– Hà thủ ô khô nguyên củ: 290.000đ/1Kg
– Hà thủ ô đỏ đã chế biến với đậu đen: 300.000 đến 320.000đ/1Kg
– Bột hà thủ ô đã chế biến: 350.000đ/1Kg
Ngoài ra, hà thủ ô đỏ còn có một cách chế biến khác đó là tinh dầu hà thủ ô. Tinh dầu hà thủ ô đỏ điều trị rụng tóc cực kỳ hiệu quả.
Giá bán của loại này là 350.000đ/chai. Thuốc chỉ dùng ngoài da, kích thích mọc tóc, giúp cho mái tóc dày tự nhiên, đen và óng mượt.
III. Đặc điểm, hình ảnh, tác dụng của hà thủ ô trắng và cách chế biến
1. Sự khác biệt giữa hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng
Hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng hoàn toàn là 2 loài thực vật khác nhau. Chúng khác nhau từ công dụng cho tới tính chất của cây chỉ thứ duy nhất mà người ta thường nhầm lẫn 2 loại này với nhau đó chính là hình dáng bên ngoài và tên gọi của chúng gần giống nhau. Dưới đây hãy cùng phân biệt giữa hai loại hà thủ ô này nhé:
1.1 Cây hà thủ ô đỏ
Hà thu ô đỏ có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb. Fallopia multiflora (Pteuropterus cordatus Turcz), thuộc họ rau răm Polygonaceae. Hà thủ ô đỏ còn có tên gọi khác như: Giao đằng, dạ hợp, địa tinh… Đây là loại cây có tuổi thọ lâu năm, mọc lẫn với nhiều loại cây khác.
Thân hà thủ ô đỏ mềm. mọc theo dạng dây leo quấn với nhau. Lá có hình tim, đầu nhọn; hoa hình chùy, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, có màu trắng. Quả hà thu ô đỏ có 3 cạnh, không tự mở và khô. Rễ cây phình to dần lên tạo thành củ. Củ hà thủ ô đỏ vừa có vị chát đăng, tính hơi ấm.
Nếu so sánh về hình dáng thì hà thủ ô đỏ có dạng gần giống củ khoai lang. Mặt ngoài của cây có màu nâu đỏ. Bề mặt có nhiều chỗ lồi lõm, rất khó bẻ do ứng chắc. Mặt cắt ngang hà thu ô đỏ có lớp vỏ bần màu nâu sậm.
Lớp bên trong có màu hồng, nhiều bột, ở giữa hay có lõi gỗ cứng. Bột tán từ cây hà thủ ô đỏ có màu nâu hồng, vị đắng chát, không mùi. Nhờ tính đắng của cây mà nhiều phương thuốc điều trị bệnh cũng từ đó mà ra.
1.2 Cây hà thủ ô trắng
Hà thủ ô trắng có tên khoa học là Streptocaulon juventas, thuộc họ thiên lý Asclepiadaceae. Ngoài ra, hà thủ ô trắng còn có nhiều tên gọi khác như: Hà thủ ô nam, dây sừng bò, dây mốc, mã liên an, cây sữa bò, củ vú bò…
Hà thủ ô trắng thuộc họ thân dây leo nhỏ, thân có màu đỏ sẫm hoặc đỏ nhạt. Ở hoa, lá, thân hay quả đều có một lớp lông ngắn, rất dày. Lá cây có đầu nhọn, hoa nhỏ màu nâu vàng mọc giữa kẽ lá. Cây thường mọc hoang ở vùng đồi núi, cũng có thể tự nuôi trồng.
Hà thủ ô trắng có mùi thơm nhẹ, vị đắng chát. Trên thân và lá có nhiều nhựa trắng. Hà thủ ô trắng không có tác dụng bồi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ. Do mật độ xuất hiện của hà thủ ô trắng nhiều hơn hà thủ ô đỏ nên nhiều người hay nhầm lẫn hai loại với nhau.
Trong hai loại hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ thì loại hà thủ ô đỏ được dùng nhiều nhất. Hà thủ ô trắng có công dụng chữa bệnh nhưng lại không có tác dụng bồi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ. Vì vậy, hà thủ ô đỏ được sử dụng phần lớn trong y dược.
Tuy vậy, hà thủ ô đỏ lại có mật độ ít hơn hà thủ ô trắng. Nhiều người thu hái hà thủ ô đỏ do không nắm được cách nhận biết dẫn nhầm sang hà thủ ô đỏ.
Vì sự nhầm lẫn này mà nhiều người tự ý mang hà thủ ô trắng về làm thuốc bồ bổ sức khỏe. Dẫn đến nhiều người sử dụng lâu dài nhưng không có tác dụng đem lại.
2. Hình ảnh cây hà thủ ô trắng
Hà thủ ô trắng còn có tên là Mã liên an, dây mốc, củ vú bò, dây sừng bò, dây sữa bò, tên khoa học Streptocaulon juventus (Lour) Merr, họ thiên lý Asclepiadaceae. Là loại dây leo nhỏ, tự quấn, thân màu đỏ sẫm hoặc đỏ nhạt, có nhiều lông mịn.
Lá mọc đối, phiến lá nguyên, hình bầu dục, chóp lá nhọn, gốc lá tròn, dài 4-14cm, rộng 2-9cm. Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt, mọc thành xim ở nách lá.
Quả gồm 2 đại xếp ngang ra hai bên trông như đôi sừng bò. Hạt dẹt mang một mào lông mịn. Cùng xem qua những hình ảnh về cây hà thủ ô trắng để phân biệt:
3. Cách chế biến hà thủ ô trắng đúng cách
3.1 Hà thủ ô trắng có ngâm rượu được không?
Hiện nay, người ta sử dụng rượu hà thủ ô trắng điều độ giúp điều chỉnh rối loạn lipid máu, hạ Cholesterol trong huyết thanh, bảo vệ gan. Đồng thời hạn chế thiếu máu cơ tim, giảm nhịp tim, tăng cường lưu thông máu trong động mạch.
Rượu hà thủ ô trắng còn tăng cường chức năng miễn dịch, sức chịu đựng của cơ thể. Bên cạnh đó, giúp giảm thiểu lão hóa, trẻ hóa làn da, giảm tỉ lệ teo tuyến ức ở người cao tuổi, diu trì tuyến ức ở mức độ như người trẻ tuổi.
Ngoài ra, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.
Bởi vậy rượu hà thủ ô trắng có tác dụng rất tốt đối với cơ thể. Bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà bí quyết ngâm rượu hà thủ ô trắng.
Hãy chuẩn bị những nguyên liệu thật tốt, chọn loại bình ngâm đẹp mắt, chất lượng, độ bền cao để có được bình rượu ưng ý.
3.2 Hướng dẫn cách ngâm rượu hà thủ ô trắng
Đầu tiên, hà thủ ô sau khi lấy về nhiều đất cát nên bạn cần làm sạch đất bằng bàn chải hoặc khăn mềm. Ngâm hà thủ ô trong nước khoảng 10 phút sẽ làm sạch hơn. Sau đó gọt sạch vỏ và thái miếng mỏng, nhớ bỏ đi phần lõi cứng.
Bước tiếp theo trong bí quyết ngâm rượu hà thủ ô trắng là ngâm củ hà thủ ô trong nước vo gạo trong 1-2 ngày. Trong quá trình ngâm hãy thay nước vo gạo 2 lần/ ngày. Bởi ngâm nước vo gạo sẽ làm giảm nóng, giảm chát cho hà thủ ô.
Để ráo nước, phơi khô và sấy thơm, làm cô đọng lecithin – chất giúp hệ thần kinh khỏe mạnh. Chuẩn bị đỗ đen rang xanh lòng bằng lửa nhỏ cho thơm. Rồi cho cả hà thủ ô và đỗ đen xanh lòng vào bình thủy tinh ngâm rượu, sau đó đổ rượu vào ngập nguyên liệu.
Cho 2 phần hà thủ ô, 1 phần đỗ đen. Có thể sử dụng sau 3-6 tháng ngâm rượu. Sử dụng 1-2 chén nhỏ mỗi ngày. Với bí quyết ngâm rượu hà thủ ô trắng đơn giản, dễ làm bạn đã có ngay một bình rượu ngâm.
3.3 Các cách sử dụng khác của hà thủ ô trắng
Theo Đông y, củ hà thủ ô trắng vị đắng, tính mát, có tác dụng bổ máu, bổ gan thận, thanh nhiệt, giải độc, chữa sốt nóng, sốt rét, cảm sốt ra nhiều mồ hôi.
Bị sưng đau, phụ nữ ít sữa, liều dùng 12 –20g/ ngày dưới dạng thuốc sắc, cao thuốc, rượu thuốc, thuốc hoàn. Chế với đậu đen tác dụng như hà thủ ô đỏ.
Các thầy thuốc thường dùng củ hà thủ ô trắng để chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, bạch đới, ỉa ra máu, trừ nọc rắn cắn, bạc tóc sớm, bệnh ngoài da mẩn ngứa.
Có nơi còn dùng củ và thân lá của cây để chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét. Có người còn dùng dây sắc lấy nước cho phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa uống cho có thêm sữa. Dây lá cũng được dùng đun nước tắm và rửa để chữa lở ngứa.
Người ta còn dùng củ chữa cơn đau dạ dày. Lá và rễ hà thủ ô trắng tươi chữa rắn cắn: Khi bị rắn cắn, cho nạn nhân nhai rễ, lá hà thủ ô trắng tươi nuốt nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn khi đã hút máu và nọc độc nơi vết thương.
4. Hà thủ ô trắng giá bao nhiêu?
Hà thủ ô trắng là rễ củ của cây Hà thủ ô trắng, còn gọi là Dây sữa bò (Streptocaulon juventas Merr.), họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta. Các lương y dùng Hà thủ ô trắng làm thuốc bổ máu, bổ can thận.
Ngoài ra, hà thủ ô trắng còn có rất nhiều tác dụng khác:
– Kích thích nhẹ sự co bóp tim, co mạch ngoại vi.
– Kích thích hô hấp nhưng không làm thay đổi huyết áp.
– Kích thích nhẹ nhu động ruột, lợi tiểu, an thần nhẹ, hạ nhiệt cơ thể, tăng sức lực, tăng cân.
– Lá và rễ hà thủ ô trắng tươi chữa rắn cắn.
– Tăng thị lực.
Hà thủ ô trắng có giá là 200.000 đồng 1kg. Tuy nhiên, do phí vận chuyển mà trên thị trường, giá hà thủ ô trắng có thể chênh lệch khác nhau. Hà thủ ô trắng thường dùng khô và có thể bảo quản rất lâu.
5. Hà thủ ô trắng có độc không?
Đây là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Dù hà thủ ô được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: làm đen râu tóc, chữa đau lưng mỏi gối, suy nhược thần kinh, kích thích tiêu hóa, bồi bổ gan thận,..
Tuy nhiên ít ai biết rằng vị thuốc này lại có chứa chất độc, nếu không biết cách chế biến thì rất dễ bị ngộ độc, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Trên thị trường hà thủ ô gồm 2 loại: hà thủ ô sống và hà thủ ô đã qua chế biến. Tuy nhiên, chỉ hà thủ ô qua chế biến mới được sử dụng, hà thủ ô sống chứa một lượng độc chất cao và được phân hủy trong quá trình chế biến.
Trong hà thủ ô sống có những hợp chất chứa anthraquinon – có tác dụng kích thích nhu động ruột, nhuận tràng.
Nếu dùng hà thủ ô ở dạng tươi sống chưa qua chế biến có thể gây đau bụng, tiêu chảy mạnh. Bên cạnh đó, công dụng nhuận tràng quá mức của hà thủ ô còn làm giảm hấp thu kali, từ đó gây rối loạn điện giải khiến cơ thể bị yếu, thần kinh cảm giác bị rối loạn, người bệnh có cảm giác bị tê bì hay như kiến bò, chân tay không thật…
Hà thủ ô cần phải chế biến kỹ để giảm bớt thành phần tannin có sẵn trong dược liệu. Tanin làm cho hà thủ ô có vị chát, uống vào sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, đến ruột sẽ làm săn se niêm mạc ruột, giảm co thắt ruột gây táo bón, tích tụ chất độc trong cơ thể. Nếu dùng lâu dài như thế thì chất chát có trong hà thủ ô sẽ gây viêm thận, bí tiểu.
Hà thủ ô sẽ là một loại dược liệu rất hiệu quả giúp bạn bảo vệ sức khoẻ của mình nếu như bạn hiểu rõ về nó và sử dụng đúng cách.
- Mời bạn xem thêm: Cây sâm cau – Tác dụng của sâm cau đỏ, đen, sâm cau ngâm rượu
- Mời bạn xem thêm: Tác dụng của gạo lứt đỏ, gạo lứt rang muối mè – Giá bao nhiêu 1kg
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết thêm rất nhiều thông tin hữu ích về tác dụng của hà thủ ô. Đừng quên chia sẻ để bạn bè cùng biết bạn nhé!
Chủ đề: tác dụng của hà thủ ô với tóc, tác dụng của hà thủ ô ngâm rượu, cách ngâm rượu hà thủ ô, hà thủ ô đỏ dạng viên, tác dụng của hà thủ ô viên mật ong, tác dụng của hà thủ ô với phụ nữ, tác dụng của hà thủ ô với bà bầu, tác dụng của hà thủ ô với đàn ông, các tác dụng khác, giá bao nhiêu, đặc điểm, hình ảnh, tác dụng của hà thủ ô trắng và cách chế biến, đoạn giới thiệu sự khác nhau giữa trắng và đỏ, hình ảnh cây hà thủ ô trắng, Cách chế biến hà thủ ô trắng, hà thủ ô trắng có ngâm rượu được không, cách ngâm rượu hà thủ ô trắng, cách sử dụng khác, giá bao nhiêu, hà thủ ô trắng có độc không.