Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅Món ngon ngày Tết ✅ 9 món ăn truyền thống ngày Tết của các dân tộc Việt Nam như Tày, Thái, dân tộc Dao, Nùng…

9 món ăn truyền thống ngày Tết của các dân tộc Việt Nam như Tày, Thái, dân tộc Dao, Nùng…

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Giới thiệu những món ăn truyền thống ngày Tết của 54 dân tộc Việt nổi tiếng thế giới

Dải đất hình chữ S ta không chỉ nổi tiếng với tài nguyên thiên nhiên phong phú, danh lam thắng cảnh mà còn nổi tiếng bởi đa dân tộc đa văn hóa với rất nhiều món ăn truyền thống ngày Tết của các dân tộc Việt Nam. Với tổng cộng 54 dân tộc anh em, thì điều tất yêu không phải văn hóa ẩm thực của dân tộc nào cũng giống nhau mà chúng khá đa dạng, phong phú. Thể hiện bản sắc đặc trưng riêng biệt của từng dân tộc.

Đặc biệt mỗi dịp Tết đến Xuân về thì mỗi dân tộc lại có cách ăn mừng riêng, và có những món ăn cũng kiến tổ tiên riêng. Mang lại nét đặc sắc không lẫn vào đâu được. Vậy hãy cùng Massageishealthy tìm hiểu món ăn truyền thống ngày Tết của các dân tộc Việt Nam nhé.

9 món ăn truyền thống ngày Tết của các dân tộc Việt Nam như Tày, Thái, dân tộc Dao, Nùng...

9 món ăn truyền thống ngày Tết của các dân tộc Việt Nam như Tày, Thái, dân tộc Dao, Nùng…

Những món ăn tết đặc trưng của các đồng bào dân tộc việt nam

1. Dân tộc Kinh – Bánh chưng, bánh tét, củ kiệu

Sở dĩ bài viết chọn dân tộc kinh đứng đầu vì đây là dân tộc đông nhất trong số 54 dân tộc. Chắc hẵn các bạn sẽ không còn xa lạ khi ngày tết sẽ xuất hiện món: bánh chưng, bánh tét, củ kiệu, dưa hành, thịt đông, nem, giò, xôi, canh măng hay gà luộc… phải không nào.

Dân tộc Kinh - Bánh chưng, bánh tét, củ kiệu

Dân tộc Kinh – Bánh chưng, bánh tét, củ kiệu

Về cơ bản giữa các vùng miền không có sự thay đổi nhiều, chỉ khác nhau chủ yếu về mùi vị như miền Nam thích ăn ngọt hơn, miền Bắc thì ăn hơi nhạt và miền Trung thích đậm đà và cay một tí.

2. Dân tộc Mông – Bánh ngô, rượu thịt

Tết của người Mông bắt đầu sau một vụ mùa vào những ngày 25 hoặc 26 tháng Chạp.

Theo truyền thống của người Mông thì trong ngày Tết không thể thiếu món: bánh ngô, rượu, thịt. Đây là 3 thứ nhất thiết phải có mặt trong Tết của họ. Và thêm một thứ mà nhà nào cũng phải có vào những ngày xuân đó là một mâm bánh dầy được làm tự hạt nếp nương thu hoạch trong mùa vụ trước.

3. Món ăn truyền thống ngày Tết của dân tộc Thái – Cá nướng

Trong bữa ăn hàng ngày cũng như trong ngày Tết của người Thái không thể thiếu món cá. Nguyên nhân là người Thái thường sống ở khu vực ven sông ven suối nên không những giỏi đánh cả, mà còn giỏi việc nuôi cá và việc đồng án.

Trong mâm cơm ngày Tết người Thái sẽ chọn những con cá to nhất, sau đó nướng lên để cúng. Những con cá còn lại sẽ được chế biến đa dạng và phong phú thành các món khác nhau như: cá gói vùi tro bếp, cá độn cơm, cá sấy, cá nướng, cá “pa lạp”… Trong đó món cá hay được người Thái dùng để đãi khách quý của mình mỗi khi tết đến là cá pa lạp.

4. Dân tộc Mường – Bánh chưng

Cũng giống người Kinh thì món bánh chưng là một món ăn đặc trưng và không thể thiếu của người Mường. Khác với người kinh là nhà nào thì nhà ấy tự gói, còn người Mường trong cùng họ tộc hoăc trong cùng bản họ sẽ tập trung lại với nhau để gói lần lượt nhà này tới nhà trong trong vong 1-3 ngày trước Tết. Đây được xem là dịp vui vẻ và bận rộn nhất dân tộc Mường nhất là trai gái trong bản.

5. Dân tộc Cơ Tu – Bánh sừng trâu

Thường có một số dân tộc sẽ không ăn Tết theo lịch âm lịch mà sẽ ăn Tết sau mỗi mùa vụ gọi là Tết cơm mới, đó cũng chính là Tết của người Cơ Tu.

Dân tộc này đến nay vẫn giữ được đậm nét truyền thống văn hóa riêng biệt của dân tộc mình, không bị đồng hóa nhiều như các dân tộc anh em khác. Hẳn các bạn đã từng nghe, từng thấy hoặc thậm chí thử rượu cần rồi phải không.

Trong ngày tết của người Cơ Tu không thể thiếu rượu. Ngoài rượu cần thì họ còn có rượu Tà vạt là hai loại rượu truyền thống và đặc sắc nhất của họ. Bánh sừng trâu hay còn gọi là bánh A vi cuốt là loại nhất thiết phải có trong mâm cơm cúng dâng lên cho Giảng của họ.

6. Dân Tộc Nùng – Bánh khảo (bánh cao)

Dân Tộc Nùng - Bánh khảo (bánh cao) - 9 món ăn truyền thống ngày Tết của các dân tộc Việt Nam như Tày, Thái, dân tộc Dao, Nùng...

Dân Tộc Nùng – Bánh khảo (bánh cao) – 9 món ăn truyền thống ngày Tết của các dân tộc Việt Nam như Tày, Thái, dân tộc Dao, Nùng…

Đối với người Nùng thì họ không cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời như người Kinh, nhưng cái Tết của họ vô cùng đầy đủ và nhộn nhịp. Thường một số bộ phận người Nùng sống xen kẽ với người Tày. Mỗi khi tết đến thì món bánh chưng là món bánh không thể thiếu.

Ngoài ra còn có món bánh khảo hay có tên gọi khác là bánh cao, gói trong giấy màu. Bánh này là các nhà tự chuẩn bị và mời khách của mình thưởng thức, đồng thơi họ cũng đánh giá tài nghệ của gia chủ thông qua món bánh này.

Thêm một món bánh cũng đặc sắc không kém có trong ngày Tết của người Nùng là bánh tro, những chiếc bánh này được làm khá cầu kỳ và co màu sắc trong suốt như mật ong. Các bạn có thể chấm với mật ong rất ngon nhé.

7. Món ăn truyền thống ngày Tết của dân tộc Tày – Thịt lợn quay

Dân tộc Tày - Thịt lợn quay

Dân tộc Tày – Thịt lợn quay

Người Tày Văn Lãng ở Lạng Sơn nổi tiếng với món ăn truyền thống là thịt lợn quay. Đây là một món ăn không thể không nhắc đến của dân tộc Tày.

Món thịt quay này được chọn từ giống lợn ta nặng khoảng 20-30kg, có xương nhỏ, nạc nhiều và thịt chắc chứ không như thịt lợn ở siêu thị. Sau đó, người Tày quay chín thịt bằng lửa đượm và than hoa, trở đều trong vòng 3 tiếng.

Tiếp theo họ sẽ quết một lớp mật ong pha giấm lên lớp da ngoài và quay tiếp cho vàng rộm. Sau đó có thể cắt ra và thương thức rồi, thịt khá giòn và thơm ngon tự nhiên.

8. Món ăn truyền thống ngày Tết dân tộc Dao – Thịt lợn chua

Ò sui hay còn gọi là thịt lợn chua chính là món mà bạn sẽ có cơ hội thưởng thức khi đến với Tết của người dân tộc Dao. Đây là món ăn truyền thống nổi tiếng của người họ.

Để chế biến món này cần có thịt heo, muối tinh và cơm tẻ nguội. Khi ăn món này người Dao hay ăn kèm với lá prăng lẩu và lá lốt, chấm với chanh ớt. Các bạn có thẻ cảm nhận được sự đậm đà và đặc sắc của món thịt ướp muối này.

9. Dân tộc Chăm và Khmer – Bánh gừng truyền thống

Dân tộc Chăm và Khmer là dân tộc tập trung nhiều ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong ngày lễ hội hay Tết cổ truyền thì món bánh gừng là loại bánh truyền thống không thể thiếu của hai dân tộc này. Được làm từ hỗn hợp trứng gà, bột gạo nếp, men rượu và đường.

Để làm được món bánh này đầu tiên người ta đêm trộn gạo nếp với trứng gà, men rượu rồi giã cho hỗn hợp quyện vào nhau. Sau đó sẽ được những đôi tay khéo léo và cần mẫn của người phụ nữ Chăm nặn thành hình củ gừng rồi mang đi chiên, tiếp theo nhúng vào nước đường. Cuối cùng người ta mang bánh phơi khô khoảng 10-15 phút nhằm giúp bánh giòn và cứng, như vậy ăn sẽ ngon hơn.

Dân tộc Chăm và Khmer - Bánh gừng truyền thống

Dân tộc Chăm và Khmer – Bánh gừng truyền thống

Vậy là Massageishealthy và các bạn đã cùng nhau khám phá xong các món ăn truyền thống ngày Tết của các dân tộc Việt Nam trong ngày Tết rồi. Thật thú vị với những thông tin trên phải không nào. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức về một số dân tộc anh em của chúng ta.

Chúc các bạn có những ngày Tết vui vẻ và ấm cúng bên mâm cơm truyền thống của gia đình mình nhé.

You may also like

You cannot copy content of this page