Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅Món ngon ngày Tết ✅ 10 cách làm giò thủ, chả thủ giò lụa bằng thịt heo, thịt bò trong chai nhựa, khuôn inox, gói bằng lá chuối đơn giản

10 cách làm giò thủ, chả thủ giò lụa bằng thịt heo, thịt bò trong chai nhựa, khuôn inox, gói bằng lá chuối đơn giản

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Những cách làm giò thủ cực ngon mà lại dễ làm chống ngán trong ngày Tết

Tết cổ truyền dân tộc, thiếu gì thì thiếu nhưng không thể thiếu được món giò lụa. Thay vì bạn phải mua ngoài chợ không yên tâm về chất lượng sản phẩm, chúng ta có thể làm giò tại nhà vừa ngon lại an toàn theo hướng dẫn cách làm giò thủ, giò lụa của Massageishealthy sau đây.

8 cách làm giò thủ, giò lụa bằng thịt heo, thịt bò trong chai nhựa, khuôn inox đơn giản

8 cách làm giò thủ, giò lụa bằng thịt heo, thịt bò trong chai nhựa, khuôn inox đơn giản

Giò là một trong những món ăn cổ truyền không thể thiếu được trong mâm cỗ của người Việt Nam. Hiện nay, do cuộc sống bận rộn, nhiều gia đình thường có thói quen mua giò được bày bán sẵn. Tuy nhiên, bạn có thể bớt chút thời gian để tự làm những món giò dưới đây cho gia đình, vừa đảm bảo vệ sinh lại vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.

1. Cách làm giò thủ bằng chai nhựa

– Nguyên liệu: Tai lợn, thịt giò, mộc nhĩ, hành khô. Gia vị: tiêu, nước mắm, muối, chai nhựa loại 1,5 lít.

– Thịt rửa sạch, cạo hết lông rồi chần qua nước sôi. Chà xát tai heo với gừng, chần sơ đem thái thành từng sợi mỏng. Phần thịt giò cũng đem rửa sạch, luộc sơ nước sôi rồi thái miếng mỏng.

– Mộc nhĩ rửa sạch và thái sợi. Hành khô băm nhỏ. Ướp các nguyên liệu với gia vị, cho tai và thịt lợn vào tô lớn, ướp cùng hạt nêm, muối và hạt tiêu khoảng nửa tiếng.

Chuẩn bị nguyên liệu

Chuẩn bị nguyên liệu

– Trong khi chờ ướp thịt, chai nhựa bạn đem rửa sạch, lau khô rồi dùng dao cắt phần đầu của chai, đục một lỗ nhỏ dưới đáy chai. Đổ dầu vào chảo, đun nóng rồi cho hành vào phi thơm.

– Đến khi hành bắt đầu chuyển màu vàng thì cho phần tai và thịt lợn vào xào với lửa vừa. Thêm chút nước mắm. Tiếp tục xào để thịt săn lại rồi cho thêm vào mộc nhĩ, đảo đều để thịt chín mềm trong khoảng 10 phút rồi rắc thêm tiêu và tắt bếp.

– Đợi phần thịt xào nguội bớt rồi cho vào chai nhựa, nén thật chặt rồi để vào tủ lạnh. Sau khoảng 6 tiếng là có thể ăn được.

Cách làm giò thủ bằng chai nhựa

Cách làm giò thủ bằng chai nhựa

Thật hấp dẫn phải không các bạn

Thật hấp dẫn phải không các bạn

2. Cách làm giò thủ xào giòn bằng khuôn inox

Làm giò thủ xào giòn bằng khuôn inox

Làm giò thủ xào giòn bằng khuôn inox

– Nguyên liệu: Tai lợn, thịt thăn lợn, da lợn, nấm mèo, nấm đông cô, gia vị, dầu ăn.

– Nấm mèo ngâm với nước ấm cho nấm nở bỏ gốc cắt sợi. Nấm đông cô cắt gốc rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Tai, da heo rửa sạch cạo lông. Thịt thăn rửa sạch sau đó trụng thịt thăn, da, tai qua nước sôi rồi cắt miếng.

Sơ chế nguyên liệu chế biến

Sơ chế nguyên liệu chế biến

– Cho thịt thăn, tai, da heo, nước mắm, bột nêm, đường, tiêu vào âu trộn lên thật đều để khoảng 30 phút. Bắt chảo lên bếp đun sôi ít dầu ăn sau đó cho hỗn hợp vừa ướp vào chảo xào lên thật đều khoảng 10 phút cho các nguyên liệu chín đều.

– Cuối cùng bạn đổ nấm đông cô vào xào cho nấm chín rồi tắt bếp. Khi hỗn hợp còn nóng cho hỗn hợp vào khuôn inox ép chặt rồi bỏ vào tủ lạnh khoảng hơn 4 tiếng là bạn thưởng thức được rồi.

Cho hỗn hợp vào khuôn inox ép chặt

Cho hỗn hợp vào khuôn inox ép chặt

3. Cách làm giò lụa truyền thống cho ngày Tết

Giò lụa là lựa chọn phổ biến nhất trong mâm cỗ ngày Tết. Món ăn này có màu trắng ngà, hơi hồng nhạt, trên bề mặt giò hơi lỗ rỗ, ăn có vị thơm, ngọt, giòn. Trong mâm cỗ, giò lụa thường được thái thành khoanh, chia làm 6-8 miếng và được ăn kèm với bánh chưng hay xôi. Bạn có thể thực hiện giò lụa tại nhà bằng cách tham khảo công thức dưới đây.

Cách làm giò lụa truyền thống cho ngày Tết

Cách làm giò lụa truyền thống cho ngày Tết

– Nguyên liệu: Thịt lợn xay, bột bắp, nước đá, bột nở, tiêu trắng, nước mắm, đường kính, hạt nêm, khuôn đúc gò, lá chuối, lạt.

– Thịt xay cho vào ngăn đá 45 phút, sau đó lấy thịt ra cho vào máy xay cùng bột bắp, bột nở, đường, hạt nêm, tiêu, mắm rồi bật máy xay ở tốc độ trung bình xay trong 15 phút.

– Cho 10ml nước đá lạnh vào và xay cho đều khoảng 15 giây và tiếp tục cho tiếp 10ml nước đá và xay tiếp, tiếp tục cho đủ 5 lần thì ta được hỗn hợp giò dẻo mịn có màu trắng hồng.

– Đối với gói giò lụa bằng khuôn thì ta cho giò sống vào một miếng màng bọc thực phẩm trải trên bàn rồi cho vào khuôn ép lại là được. Trải 3 miếng lá chuối lên bàn sau đó trải 1 lớp màng bọc thực phẩm lên trên.

Gói giò lụa

Gói giò lụa

4. Cách làm giò thủ từ thịt bò

Cách làm giò bò

Cách làm giò bò

Cùng với giò lợn, giò bò cũng là món ăn phổ biến trong mâm cỗ ngày Tết, hấp dẫn bởi vị thơm ngon vô cùng đặc trưng.

– Nguyên liệu: 800g thịt bò. 200g thịt lợn nạc. Mỡ phần ngon. Gia vị các loại

– Thịt bò, thịt lợn các bạn loại bỏ gân, sau đó thái thành miếng. Mỡ phần rửa sạch, sau đó bỏ trong ngăn đông cho cứng và chặt ra thành từng miếng nhỏ. Sau đó, các bạn cho các nguyên liệu trộn chung với gia vị vào xay cho nhuyễn.

– Cuối cùng, các bạn bó giò và luộc tương tự như giò lợn.

5. Cách làm giò xào, giò nấu đông

Giò xào

Giò xào

Giò xào có một hương vị vô cùng đặc biệt, thơm và giòn nên là sự lựa chọn thay thế hàng đầu cho các món giò khác trong mâm cỗ ngày Tết. Đặc biệt, cách thực hiện món ăn này cũng vô cùng đơn giản.

Nguyên liệu:

  • 1 cái tai lợn. 1 cái lưỡi lợn. 300g thịt chân giò
  • 50-60 gr nấm hương. 20-30 g mộc nhĩ
  • Hành khô, mắm, hạt nêm, hạt tiêu, gia vị các loại

Thực hiện:

– Tai lợn, lưỡi lơn, thịt chân giò các bạn làm sạch, luộc chín rồi thái thịt thành những miếng mỏng. Sau đó, các bạn ướp thịt với 1 ít mắm, gia vị, hạt nêm trong khoảng 30 phút. Nấm hương, mộc nhĩ các bạn ngâm cho nở, rửa sạch và thái nhỏ.

– Sau đó, các bạn cho hỗn hợp thịt vào xào, khi chín hãy trút tiếp nấm hương, mộc nhĩ vào xào và nêm thêm ít mắm nữa và tắt bếp.

– Khi hỗn hợp còn nóng, các bạn dùng thìa xúc vào khuôn, nén chặt và để vào tủ lạnh 1-2h là được. Trong trường hợp gia đình bạn không có khuôn làm giò xào, bạn có thể dùng một chai nhựa tròn, cắt bỏ phần đầu, đục vài lỗ dưới đáy chai và làm tương tự như trên.

Những món giò ngon và lạ ăn không ngán ngày Tết

Bên cạnh giò lụa, giò bò quen thuộc, ở mỗi vùng miền lại có một loại giò lạ có thể là một gợi ý thú vị cho bữa cơm ngày Tết của gia đình bạn.

6. Cách làm giò me xứ Nghệ

Giò me xứ Nghệ

Giò me xứ Nghệ

Tên giò me nhưng món giò này hoàn toàn không liên quan gì tới cây me hay loại cây gì chua chua như trong tượng tưởng. Thực chất đây là loại giò làm từ thịt bê nguyên tảng, hạt tiêu, mì chính, trứng gà cuộn, sau đó cuộn và bọc lại như giò rồi mang hấp cách thủy.

Cách chế biến các món chả giò, giò lụa, giò thủ ngon ngày Tết

Cách chế biến các món chả giò, giò lụa, giò thủ ngon ngày Tết

Vì thế, nó được xếp vào “họ hàng” nhà giò nhưng lại có những điểm khác lạ. Đầu tiên là từ cách thức làm, tới mùi vị, hương thơm khiến chẳng thực khách nào khi nhìn và ngửi thấy kìm được lòng mình.

Thịt được hấp nên giữ nguyên được độ ngọt, có màu hồng hồng trông rất ngon mắt. Khi ăn miếng thịt ngọt, mềm, và hương vị rất thơm phần viền ngoài trong trong là nước của thịt và lòng trắng trứng gà khi hấp chảy ra, bao bọc lại xung quanh.

Đặc biệt hơn, có thể thái thành từng miếng vuông vắn như giò bình thường để bày trong mâm cỗ cúng Tết, hoặc có thể thái từng lát mòng làm mồi nhậu cho các đấng nam nhi, hoặc kẹp bánh mì cho trẻ con ăn chơi.

Có thể thái từng lát mòng làm mồi nhậu

Có thể thái từng lát mòng làm mồi nhậu

Nếu nhìn qua, nhiều người nghĩ món giò này giống thịt nguội xông khói, tuy nhiên, hãy thử cắn một miếng, vị ngọt tự nhiên, sự mềm nhưng giòn của miếng giò cùng với hương vị thơm lừng của các gia vị kèm món thịt bê hấp sẽ làm thực khách nghĩ khác.

7. Cách làm giò gà Hải Dương

Món giò gà này không phải quá mới, nhưng với những ai đi qua Hải Dương, ăn thịt gà tại quán Mạnh Hoạch nổi tiếng sẽ không quên mua ít giò gà về làm quà hoặc ăn dần. Cũng không biết món giò này có phải xuất phát từ vùng đất của bánh gai và bánh đậu xanh nữa hay không, nhưng món giò gà ở đây khá lạ và ngon.

Giò gà Hải Dương

Giò gà Hải Dương

Để làm ra món giò gà này cũng khá công phu, từ việc chọn nguyên liệu, cách thức “bó giò”. Thịt làm giò gà là phần thịt nạc chủ yếu ở ức, ở đùi, sau đó thái nhỏ ướp với gia vị, nước mắm, mì chính rồi mang gói kín để cho vào ngăn đá 4-5 tiếng. Tiếp đó cho thịt ra xay nhuyễn, bỏ ra để nguội rồi lại cho dầu ăn và nước lạnh vào xay tiếp lần 2.

Giò gà tất nhiên là không thể trộn thêm giò lợn sống để làm chất xúc tác, vì thế, để giò có độ kết dính người ta cho một ít bột nở, bột ngô cùng với nấm hương ngâm mềm thái chỉ để dậy lên hương vị đặc trưng của món này.

Thịt làm giò gà là phần thịt nạc chủ yếu ở ức, ở đùi

Thịt làm giò gà là phần thịt nạc chủ yếu ở ức, ở đùi

Cuối cùng khâu gói giò cũng quan trọng không kém, lá chuối được xếp so le vào nhau, múc thịt gà đã trộn đầy đủ nguyên liệu vào giữa, gói tròn lại, dùng dây lạt buộc kín nhưng có độ lỏng tay để thịt còn… nở ra. Đem hấp khúc giò đó trên bếp khoảng 30 phút là được món giò thơm ngon.

8. Cách làm giò đà điểu

Món giò này rất mới. Mới nghe, bạn sẽ tưởng tượng ngay món giò này giống với với món giò gà vì đà điểu suy cho cùng cũng là “con gà to”. Tuy nhiên, nếu ai đã từng ăn món thịt đà điểu lại thấy nó đúng là rất giống… thịt bò. Nhiều người bảo thịt đà điểu là loại thịt… lai giữa động vật ăn cỏ và gia cầm.

Món giò đà điều vì thế cũng có những hương vị rất riêng, màu gần giống với thịt bò, nhưng ăn mềm, giòn, nhưng ăn không ngấy, hương vị dễ chịu, không quá ngấy và ngán như giò bò.

Giò đà điểu

Giò đà điểu

Không lo mua phải giò có chứa hàn the, hoá chất ngoài tiệm nữa vì giờ bạn đã biết thêm một cách làm giò ngon, nhanh lại an toàn rồi. Giò vừa cắn đã thấy thích cái sực sực của lớp bì, phần giò nêm vừa phải kết hợp thêm rau củ có vị ngọt, chấm thêm nước tương và ớt ngon ơi là ngon.

Đây chắc hẳn sẽ là món bì độc nhất mà bạn không thể tìm mua ở đâu được. Mâm cơm ngày Tết sẽ thêm phần hấp dẫn với món giò độc đáo mới lạ này. Tết này, với những món giò lạ và ngon này, hy vọng mâm cỗ Tết nhà bạn sẽ đắt hàng món giò chứ không lâm vào cảnh ế ẩm!

9. Cách gói giò thủ lá chuối bằng tay thơm ngon, không bở

Giò thủ hay còn gọi là giò xào, giò tai là món ăn cổ truyền trong dịp Tết. Cách làm giò thủ bằng tay khá đơn giản, chỉ cần khéo léo một chút bạn sẽ có đĩa giò thủ ngon để bày lên mâm cơm cúng tổ tiên ngày Tết.

Mỗi một đòn giò thủ thơm ngon là thành quả đáng khoe của những người nội trợ khéo léo. Nếu Tết này bạn muốn tự tay làm giò thủ để thưởng thức, đãi tiệc đãi khách hay biếu tặng, đừng quên những bí quyết sau nhé!

Giò thủ lạm tài nhà vừa ngon lại vừa vệ sinh

Giò thủ lạm tài nhà vừa ngon lại vừa vệ sinh

Giò thủ hay còn gọi là giò xào được làm từ phần của thủ lợn như thịt tai, mũi và luỡi lợn. Món ăn truyền thống này từ lâu đã đi vào tâm khảm người việt như một nét văn hóa ẩm thực cổ truyền. Đĩa giò đầy đặn tượng trưng cho sự trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà. Làm giò xào ngày Tết là để cầu mong một năm mới an lành, tròn trịa, cả gia đình ấm êm no đủ.

Cách gói giò thủ bằng lá chuối không cần khuôn đơn giản

Cách gói giò thủ bằng lá chuối không cần khuôn đơn giản

Nhiều nơi còn có phong tục chung lợn vào dịp Tết, nghĩa là mấy gia đình mổ một con lợn rồi chia ra mỗi nhà một ít đem về phần thì gói bánh chưng, phần thì giã làm giò, chả, phần lại làm giò thủ.

Giò Thủ ở đây phải có đủ: mũi, tai, lưỡi heo. Tuy nhiên do sở thích ăn uống của từng nhà, nhà thì không thích cho mũi vì sợ béo quá, nhà lại không thích cho lưỡi heo vì sợ khô quá, còn tai lợn thì không ai là bỏ cả vì có cái sụn giòn giòn với vị tiêu dập dập cay cay tê tê, thơm nựng, ăn thật ngon.

Giò Thủ ở đây phải có đủ: mũi, tai, lưỡi heo.

Giò Thủ ở đây phải có đủ: mũi, tai, lưỡi heo.

Nguyên liệu làm nhân

  • 300g tai heo
  • 300g lưỡi heo
  • 250g mũi heo
  • 150g nấm mèo

Gia vị ướp

  • 20ml nước mắm ngon
  • 1/2 muỗng cà phê muối
  • 1 muỗng cà phê bột ngọt
  • 1/2 muỗng cà phê tiêu
  • 1 củ gừng

Cách làm giò thủ truyền thống

Chế biến nguyên liệu

Bước 1: Mộc nhĩ ngâm ngâm trong nước nóng cho nở ra rồi cắt bỏ chân, rửa sạch lại và thái sợi. Để món giò thủ có mùi thơm, ăn giòn hơn bạn có thể ngâm mộc nhĩ vào nước vo gạo sau khi nở. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch.

Ngâm nấm mèo

Ngâm nấm mèo

Bước 2: Để làm sạch lưỡi lợn, trước tiên, bạn trụng sơ qua nước sôi. Kế đến, dùng dao lam cạo sạch lớp chất trắng bám trên mặt lưỡi. Tiếp tục xát gừng vào lưỡi để khử mùi và rửa lại thật sạch bằng nước lạnh.

– Phần tai và mũi lợn nếu còn bám lông tơ, bạn cũng dùng dao lam cạo sạch và rửa lại với nước. Sau đó, bắc nồi nước sôi, cho cả tai, mũi, lưỡi vào nồi và luộc chín.

Cho cả tai, mũi, lưỡi vào nồi và luộc chín.

Cho cả tai, mũi, lưỡi vào nồi và luộc chín.

Bước 3: Khi tất cả tai, mũi, lưỡi đều đã ráo nước và nguội, bạn cắt chúng thành từng lát mỏng. Chú ý thái thịt mỏng để khi gói giò thủ sẽ dễ dàng hơn, lúc bỏ giò thủ ra cũng dễ ăn hơn nhiều.

Chú ý thái thịt heo mỏng

Chú ý thái thịt heo mỏng

– Cho thịt lợn tai mũi vào ướp cùng gia vị, chỉ cho chút bột canh, mỳ chính và hạt tiêu thôi nhé, để khi xào giò thủ sẽ nêm thêm nếu chưa vừa. Muốn giò xào ngon bạn nên ướp thịt trong khoảng 20-30 phút cho thịt thủ ngấm đều gia vị.

Bước 4: Cho 1 ít dầu vào chảo đun nóng rồi cho hành vào phi thơm, sau đó cho thịt tai mũi vừa ướp vào xào cùng. Đảo đều tay khi xào và để lửa vừa cho thịt được chín đều, cho thêm 1 chút mắm vào thịt cho vừa ăn vì mắm sẽ làm cho thịt dậy mùi và thơm hơn xào trong khoảng 10p đến khi thịt săn lại.

Xào trong khoảng 10p đến khi thịt săn lại

Xào trong khoảng 10p đến khi thịt săn lại

– Sau đó cho nấm hương và mộc nhĩ đã thái nhỏ vào xào cùng, khi thịt hơi cháy cạnh, tất cả nguyên liệu chín và ngấm gia vị thì rắc 1 chút hạt tiêu vào đảo đều rồi tắt bếp.

– Bạn cần chú ý trong khi xào thịt nếu xào quá kỹ thì giò thủ sẽ khô, thịt xào chưa đủ độ thì giò sẽ không được thơm. Vì thế chỉ xào đến khi thịt tiết mỡ và hơi cháy cạnh là được.

Bước 5: Khi tất cả đã thấm gia vị, bạn tiếp tục cho tiêu vào, trộn thêm khoảng 3 phút và tắt bếp.

Tiếp tục cho tiêu vào, trộn thêm khoảng 3 phút

Tiếp tục cho tiêu vào, trộn thêm khoảng 3 phút

Có hai cách làm giò thủ bằng tay trên đây là cách dùng dây để buộc, ngoài ra nếu khéo tay bạn có thể dùng thêm nẹp tre nẹp xung quanh cây giò, như thế giò sẽ săn chắc, ăn thịt cũng ngon và sần sật hơn.

Ngoài ra, ngày nay đã có khuôn inox, nếu muốn làm giò xào bạn chỉ cần xúc thịt đã xào vào khuôn, vặn vít. Cách làm giò xào bằng khuôn dễ làm hơn nhưng miếng giò không chắc và thơm như gói bằng tay.

Cách gói giò bằng khuôn

Múc từng muỗng thịt vào khuôn đã lót miếng nylon. Dùng muỗng hoặc bất cứ vật nào có thể tạo lực ép để ép cho thịt thủ ra mỡ và vào khuôn thật chặt.

Cách gói giò bằng khuôn

Cách gói giò bằng khuôn

Cách gói với lá chuối bằng tay

Đổ ngay thịt thủ ra sắp lá chuối và gói ngay khi thịt còn nóng để thịt dính chặt vào nhau. Muốn thịt càng chặt, bạn cần phải gói và siết lạt thật chặt tay trong lúc gói.

10 cách làm giò thủ, chả thủ giò lụa bằng thịt heo, thịt bò trong chai nhựa, khuôn inox, gói bằng lá chuối đơn giản 3

10 cách làm giò thủ, chả thủ giò lụa bằng thịt heo, thịt bò trong chai nhựa, khuôn inox, gói bằng lá chuối đơn giản 4

Cách gói với lá chuối bằng tay

Cách gói với lá chuối bằng tay

Đợi giò thủ nguội rồi bỏ vào tủ lạnh ăn dần. Giò thủ hay còn gọi là giò xào để được khá lâu trong dịp Tết, nếu thời tiết lạnh bạn cũng có thể treo lên cửa sổ cũng không lo hỏng. Khi ăn cắt khoanh giò xào, thưởng thức cùng dưa cải muối chua còn gì tuyệt hơn.

Đợi giò thủ nguội rồi bỏ vào tủ lạnh ăn dần.

Đợi giò thủ nguội rồi bỏ vào tủ lạnh ăn dần.

10. Cách làm giò thủ thơm ngon dai giòn đón Tết Nguyên Đán

Trong những dịp Tết thì chắc hẳn không thể thiếu được một trong những món ăn truyền thống đầy hấp dẫn đó chính là chả thủ hay còn gọi là giò thủ được hầu hết mọi người ưa thích. Nào hôm nay hãy bắt tay vào bếp cùng Massageishealthy học ngay cách làm chả thủ tuyệt nhất nhé!

Cách làm chả thủ ngon hấp dẫn ngày Tết cổ truyền

Cách làm chả thủ ngon hấp dẫn ngày Tết cổ truyền

Nguyên liệu làm chả thủ ngon tại nhà

  • 2kg thịt heo bao gồm 2 tai, 1 mũi, 1 lưỡi, 400g thịt chân giò
  • 50g nấm hương khô
  • 150g mộc nhĩ khô
  • 5 củ hành khô
  • 50g hạt tiêu sọ (thêm nếu bạn thích cay)
  • Gia vị, nước mắm nêm theo khẩu vị.
  • 1 chút gừng

Cách làm chả thủ ngon đơn giản tại nhà

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu đi kèm cho vào giò thủ – Mộc nhĩ ngâm ngâm trong nước nóng cho nở ra rồi cắt bỏ chân, rửa sạch lại và thái sợi. Để món giò thủ có mùi thơm, ăn giòn hơn bạn có thể ngâm mộc nhĩ vào nước vo gạo sau khi nở. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch.

Mộc nhĩ ngâm ngâm trong nước nóng

Mộc nhĩ ngâm ngâm trong nước nóng

– Bước 2: Ướp nguyên liệu làm giò thủ – Cho thịt lợn tai mũi vào ướp cùng gia vị, chỉ cho chút bột canh, mỳ chính và hạt tiêu thôi nhé, để khi xào giò thủ sẽ nêm thêm nếu chưa vừa. Muốn giò xào ngon bạn nên ướp thịt trong khoảng 20-30 phút cho thịt thủ ngấm đều gia vị.

– Bước 3: Đầu tiên cho thịt lợn và lưỡi sống vào nồi , bạn nên cho mắm muối gia vi luôn , cho theo khẩu vị của từng người vừa phải hơi nhạt 1 chút. Khi bạn bắt đầu đun phải đảo thịt lợn và lưỡi liên tục, và ngọn lửa bé 1 chút không là sẽ bị cháy ngay đó.

– Bước 4: Sau khi đảo thịt và lửa sống, nước từ thịt và lưỡi sẽ quyện vào mắm muối gia vị, khi nước ra nhiều rồi bạn có thể cho lửa to hơn.

– Bước 5: Xào giò thủ – Cho 1 ít dầu vào chảo đun nóng rồi cho hành vào phi thơm, sau đó cho thịt tai mũi vừa ướp vào xào cùng.

– Bước 6: Đảo đều tay khi xào và để lửa vừa cho thịt được chín đều, cho thêm 1 chút mắm vào thịt cho vừa ăn vì mắm sẽ làm cho thịt dậy mùi và thơm hơn xào trong khoảng 10p đến khi thịt săn lại.

Cho thêm 1 chút mắm vào thịt cho vừa ăn

Cho thêm 1 chút mắm vào thịt cho vừa ăn

– Bước 7: Sau khi thịt lợn và lưỡi vừa chín tới, bạn có thể kiểm tra bằng cách cắt thử miếng thịt ra, nếu thấy màu thịt hơi hồng hồng 1 chút là được rồi, cho tai lợn vào bạn đảo thêm 1 lúc để tai lợn quyện, ngấm gia vị vào với thịt lơn và lưỡi. Khoảng vài phút sau , bạn cho mộc nhĩ vào đảo với các nguyên liệu trước.

– Bước 8: Đến khi mộc nhĩ săn rồi, bạn hay cho thêm 1 chút bì (loại bì được xay nhỏ ) Khi cho bì vào bạn phải đảo thật kỹ và nhanh hơn, vì khi bì vào sẽ gây ra bị xát và cháy hơn .

– Bước 9: Sau khi cho các nguyên liệu được khi ta đảo, có càm giác quyện và đều vào nhau, khi đảo bằng đũa cảm giác thấy đũa nhẹ hơn trước, bạn hãy cho hạt tiêu, ít nấm hương, 1 chút gừng và nước gừng vào. Đảo thêm 1 lúc nữa là ổn.

– Bước 10: Gói giò thủ – Cách gói giò thủ truyền thống là dùng lá chuối xanh và nẹp tre nẹp xung quanh, ngày nay chỉ cần lá chuối và vài sợi dây bạn cũng có thể gói được giò xào ngon. Khi vừa bắc chảo thịt xuống, đổ nhanh vào miếng lá chuối, phải gói giò thủ liền khi còn nóng để tất cả dính chặt vào nhau.

– Bước 11: Chú ý muốn giò thủ ngon, ăn sần sật, miếng thịt chắc phải bó giò thật chắc tay và cột chặt bằng dây. Giò sau khi được gói , nén chặt để nguội tầm 3 đến 4 tiếng , sau đó cho vào tủ lạnh và ăn dần.

Hướng Dẫn Cách Làm Chả Thủ Ngon Ngày Tết Cổ Truyền

Hướng Dẫn Cách Làm Chả Thủ Ngon Ngày Tết Cổ Truyền

Tuy hơi phức tạp hơn những món ăn thông thường một tý nhưng thành phẩm lại vô cùng tuyệt vời đấy, không chỉ dịp Tết bạn cũng có thể làm món ăn này cho cả gia đình thưởng thức nhé!

Bí quyết có được món giò thủ ngon

Giò thủ ngon phải được xào đủ chín và được gói thật chặt. Trong lúc xào thủ, bạn không nên xào quá chín vì như thế giò thủ sẽ bị khô và dễ bị bở khi cắt khoanh.

Ngược lại, nếu xào chưa đủ độ, thịt thủ sẽ không thơm ngon và chóng hỏng. Do đó, tốt nhất, bạn nên xào đến khi thịt chảy mỡ, cạnh hơi cháy thì tắt bếp ngay. Muốn giò thủ chặt, quan trọng nhất là khâu ép và gói chả.

Bí quyết có được món giò thủ ngon

Bí quyết có được món giò thủ ngon

Giò thủ rất thích hợp để ăn kèm dưa chua, củ kiệu trong những ngày Tết sum họp đượm tình thân. Cách làm giò thủ hay giò xào cũng không quá phức tạp chỉ cần 1 chút khéo léo, tỉ mỉ là bạn đã có 1 cây giò thơm ngon.

Những miếng giò xào béo ngậy, giòn sần sật đậm đà cùng với vị thơm của hạt tiêu sẽ là món ăn ngon giúp mâm cơm ngày Tết của gia đình thêm hấp dẫn. Đây cũng là món ăn ngon để bạn trổ tài trong dịp tết sắp đến hoặc có thể sử dụng để làm quà tặng Tết.

Cách làm giò thủ hay giò xào cũng không quá phức tạp phải không các bạn ?

Cách làm giò thủ hay giò xào cũng không quá phức tạp phải không các bạn ?

Tết này, cùng với đĩa thịt gà, giò lụa, chả quế, bánh chưng… hãy làm ngay món giò thủ thơm ngon sần sật này nhé. Nó sẽ giúp mâm cơm cúng Tết của gia đình thêm tròn đầy, no đủ. Chúc bạn thành công với những cách làm giò thủ ngày Tết này nhé!

Nguồn tham khảo:

Ngày chỉnh sửa cuối: 08/31/2019

You may also like

You cannot copy content of this page