Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅Đồ ăn vặt món ăn vặt ✅ 4 cách ủ sữa chua bằng nồi cơm điện, bằng thùng đá, thùng xốp, lò nướng, lò vi sóng đơn giản tại nhà

4 cách ủ sữa chua bằng nồi cơm điện, bằng thùng đá, thùng xốp, lò nướng, lò vi sóng đơn giản tại nhà

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Điểm qua 4 cách ủ sữa chua bằng nồi cơm điện, bằng thùng đá thùng xốp hay bằng lò vi song, lò nướng rất đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà, cho bạn những mẻ sữa chua thơm ngon, ăn tốt cho sức khỏe, giữ dáng đẹp da. Cùng Massageishealthy xem ngay các hướng dẫn ủ sữa chua bên dưới nhé.

4 cách ủ sữa chua bằng nồi cơm điện, bằng thùng đá, thùng xốp, lò nướng, lò vi sóng đơn giản tại nhà

4 cách ủ sữa chua bằng nồi cơm điện, bằng thùng đá, thùng xốp, lò nướng, lò vi sóng đơn giản tại nhà

Sữa chua là một loại thức uống được nhiều người yêu thích không chỉ vì mùi vị thơm ngon, hấp dẫn của nó mà quan trọng hơn nữa là bởi những công dụng tuyệt vời của sữa chua cho sức khỏe và làm đẹp. Sữa chua có nhiều chất dinh dưỡng như canxi, chất khoáng cần thiết cho răng và xương khỏe mạnh.

Một cốc sữa chua cung cấp khoảng 49% nhu cầu canxi, 38% nhu cầu phốt pho, 12% magiê cũng như 18% kali hàng ngày của bạn. Thật tuyệt vời nếu bạn có thể tự tay làm những lý sữa chua thơm ngon, bổ dưỡng và mát lạnh cho cả nhà đúng không nào?

Tuy công thức làm sữa chua không quá khó nhưng cũng cần một chút khéo léo nhé bạn. Chỉ cần thực hiện sai một bước nhỏ thôi, sữa chua của bạn sẽ dễ bị nhớt, tách nước và không sử dụng được.

Sữa chua là một món ăn có công thức đơn giản, dễ làm

Sữa chua là một món ăn có công thức đơn giản, dễ làm

Chỉ với những công đoạn đơn giản dưới đây, bạn có thể ủ sữa chua đạt chuẩn như tiệm làm. Hãy tham khảo công thức mà Massageishealthy chia sẻ 4 cách ủ sữa chua tại nhà tạo nên những lý sữa chua thơm ngon nhé.

Lựa chọn nguyên liệu làm sữa chua đúng cách

Vẫn nguyên tắc chung là muốn có thành phẩm đạt chuẩn thì đầu tiên nguyên liệu đầu vào phải ngon, tốt. Sữa chua cũng vậy. Mùi vị sữa chua phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu. vậy nên để có được mẻ sữa chua ngon, bạn lưu ý phần chọn nguyên liệu nhé.

Sữa chua là sản phẩm của quá trình lên men các vi khuẩn lên men có trong sữa. Do đó sử dụng sữa chua dùng để làm men cái là việc cần lưu ý hàng đầu.

Bạn nên chọn loại tươi mới bởi vì, sữa chua cũ, gần hết hạn sẽ có lượng vi khuẩn kích hoạt men ít, hoạt động yếu, làm cho sữa lên men chậm, kém chua hoặc đông chậm, không đông. Sữa chua làm men cái luôn phải được để hết lạnh (về nhiệt độ phòng) rồi mới dùng.

Sữa chua làm men cái luôn phải được để hết lạnh

Sữa chua làm men cái luôn phải được để hết lạnh

Nếu dùng sữa chua tự làm để làm men cái, bạn nên dùng sữa mới được làm trong vòng 1 tuần. Khi trộn men nên làm nhẹ nhàng, không khuấy đảo mạnh tay sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của men.

Tùy thuộc ở việc bạn muốn sữa chua có độ mềm/ cứng như thế nào mà quyết định sử dụng bao nhiêu men.

Sử dụng nhiều men, sữa chua sẽ đông và chua nhanh hơn, nhưng cũng cứng và dễ tách nước hơn. Chúng ta có thể dùng sữa tươi có đường hoặc không đường, sữa đặc ít nhiều hoặc không dùng tùy vào khẩu vị bạn nhé.

Ví dụ: Để làm sữa chua không đường chúng ta sẽ chỉ dùng sữa tươi không đường và men cái là sữa chua không đường. Sau đây là một số cách ủ sữa chua. Bạn tham khảo nhé.

1. Cách ủ sữa chua bằng nồi cơm điện

Nồi cơm điện là vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình. Bạn không cần tốn kém mua máy làm sữa chua; thay vào đó bạn có thể tận dụng nồi cơm điện để ủ sữa chua nhé.

Không chỉ vậy làm sữa chua bằng nồi cơm điện sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá thời gian mà tỷ lệ thành công lại cao hơn cách ủ sữa chua thông thường. Rất tiện lợi và kinh tế phải không nào?

Nguyên liệu làm sữa chua

  • 1 lít sữa tươi không đường
  • 1 hộp sữa chua có đường Vinamilk
  • 1/2 hũ sữa đặc Ngôi Sao Phương Nam hay loại nào mà bạn hay dùng
Nguyên liệu làm sữa chua

Nguyên liệu làm sữa chua – cách ủ sữa chua bằng nồi cơm điện, bằng thùng đá, thùng xốp, lò nướng, lò vi sóng

Dụng cụ thực hiện

  • 12 hũ đựng bằng thủy tinh
  • Nồi cơm điện, nồi, muỗng

Thời gian thực hiện: 20 phút

Thời gian ủ: 6 – 8 tiếng

Cách ủ sữa chua bằng nồi cơm điện

Bước 1: Để sữa chua làm men cái hết lạnh, bạn nên lấy sữa chua cái Vinamilk ra ngoài trước khi làm tối thiểu 2 đến 3 tiếng.

Nếu dùng sữa chua cái quá lạnh sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lên men của sữa chua. Sữa chua làm men cái tốt nhất phải mới, không được để quá lâu, ngày sản xuất phải trong khoảng 14 ngày đổ lại.

Bước 2: Khử trùng các dụng cụ làm sữa chua như hũ đựng, muỗng bằng cách châm nước sôi, rồi úp ngược hũ lại, để khô hết nước mới sử dụng. Việc khử trùng dụng cụ làm sữa chua sẽ tránh được tình trạng sữa chua làm ra bị nhớt.

Pha hỗn hợp sữa chua cái

Pha hỗn hợp sữa chua cái – cách ủ sữa chua bằng nồi cơm điện, bằng thùng đá, thùng xốp, lò nướng, lò vi sóng

Bước 3: Trộn hỗn hợp sữa đặc và sữa tươi, khuấy đều hỗn hợp cho đến khi hỗn hợp hòa tan hoàn toàn vào nhau, rồi đun ở lửa nhỏ, đến khi sữa sôi lăn tăn thì tắt bếp.

Không đun sôi hỗn hợp sữa, vì ở nhiệt độ cao, dinh dưỡng trong sữa sẽ mất đi. Để sữa nguội khoảng 35 độ C (nhiệt độ men sữa chua hoạt động tốt nhất, nhiệt độ cao hơn làm men bị chết, nhiệt độ thấp làm men không sinh trưởng được).

Khuấy đều sữa tươi với sữa đặc, rồi đun ở lửa nhỏ

Khuấy đều sữa tươi với sữa đặc, rồi đun ở lửa nhỏ – cách ủ sữa chua bằng nồi cơm điện, bằng thùng đá, thùng xốp, lò nướng, lò vi sóng

Để sữa nguội nhanh hơn bạn có thể thả nồi vào chậu nước nguội sạch. Nhận biết nhiệt độ sữa đạt hay chưa bằng cách nhỏ sữa ra lòng bàn tay, thấy âm ấm và không bị nóng là đạt.

Bước 4: Cho sữa chua cái vào hỗn hợp sữa tươi và sữa đặc, Khuấy đều cho sữa chua cái tan ra. Bạn lưu ý khuấy nhẹ tay để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình lên men của sữa chua.

Bước 5: Đổ sữa vào hũ đựng thủy tinh đã chuẩn bị sẵn. Xếp các hũ sữa vào nồi cơm điện, đổ nước ấm ngập khoảng 2/3 chiều cao của hũ là được.

Cho hũ sữa vào nồi cơm điện, đổ nước ấm vào nồi cơm điện

Cho hũ sữa vào nồi cơm điện, đổ nước ấm vào nồi cơm điện

Bước 6: Đóng nắp nồi lại và ủ từ 6 đến 8 giờ, nếu trời lạnh, sau mỗi 2 tiếng, bạn cắm điện, để chế độ giữ ấm “Keep Warm – Hâm nóng” khoảng 15 phút rồi rút điện ra để duy trì nhiệt cho quá trình ủ sữa chua tốt hơn.

Nếu vào mùa nóng thì không cần cắm điện. Sữa chua đã đông thì bạn cho sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh 3 – 4 tiếng và thưởng thức.

Sữa chua đã đông thì bạn cho sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh 3 – 4 tiếng

Sữa chua đã đông thì bạn cho sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh 3 – 4 tiếng

Chỉ với những bước đơn giản trên, bạn đã có được thành phẩm sữa chua đạt chuẩn, thơm ngon, dẻo mềm. Bạn còn lưu ý nào để làm sữa chua?

2. Cách ủ sữa chua bằng lò vi sóng đơn giản tại nhà

Nguyên liệu

  • 2 bịch sữa tươi không đường (loại 200ml)
  • 1 hộp sữa chua
  • 100ml sữa đặc
  • Hũ đựng bằng thủy tinh

Dụng cụ lò vi sóng : Với lò vi sóng, bạn chỉ cần một vài thao tác đơn giản và đợi sữa chua lên men là đã xong, không phải qua nhiều công đoạn và dùng nhiều dụng cụ nấu khác nhau.

Nguyên liệu và dụng cụ ủ sữa chua

Nguyên liệu và dụng cụ ủ sữa chua – cách ủ sữa chua bằng nồi cơm điện, bằng thùng đá, thùng xốp, lò nướng, lò vi sóng

Cách ủ sữa chua

Bước 1: Trộn hỗn hợp 1 bịch sữa tươi và sữa đặc, khuấy đều cho hỗn hợp hòa tan hoàn toàn vào nhau. Cho hỗn hợp vào lò vi sóng​.

Bước 2: Điều chỉnh lò ở công suất Cao trong 5 phút. Hết thời gian, bạn lấy sữa ra ngoài.

Bước 3: Khử trùng hũ đựng thủy tinh bằng cách cho hũ vào lò vi sóng ở công suất cao trong 3 phút để tiệt trùng.

Bước 4: Pha thêm bịch sữa tươi còn lại vào hỗn hợp sữa đã hâm nóng (nhiệt độ sữa trong khoảng 40-50 độ C là phù hợp). Cho hộp sữa chua cái vào hỗn hợp trên và khuấy đều tay.

Chú ý: phải khuấy đều hỗn hợp sữa, cho sữa chua tan hết, nếu khuấy không kỹ có thể làm sữa chua bị nhớt.

Cho nửa hộp sữa chua vào khuấy đều

Cho nửa hộp sữa chua vào khuấy đều – cách ủ sữa chua bằng nồi cơm điện, bằng thùng đá, thùng xốp, lò nướng, lò vi sóng

Bước 5: Đổ hỗn hợp sữa chua vào các hũ thủy tinh đã chuẩn bị sẵn. Cho hũ sữa vào lò vi sóng. Vặn lò ở công suất Trung Bình Thấp, thời gian 1.5 phút. Cứ cách 1h30 vặn lò thêm 1.5 phút để hâm nóng sữa.

Chú ý: không duy chuyển hũ hay tác động mạnh trong thời gian làm sữa chua để tránh sữa chua không đông.

Vặn lò ở công suất Trung Bình Thấp, thời gian 1.5 phút

Vặn lò ở công suất Trung Bình Thấp, thời gian 1.5 phút – cách ủ sữa chua bằng nồi cơm điện, bằng thùng đá, thùng xốp, lò nướng, lò vi sóng

Bước 6: Sau thời gian ủ sữa chua khoảng 6-8 tiếng, bạn lấy sữa chua ra. Sữa chua đặc, sánh mịn, để nghiêng không đổ là thành công. Bạn cho sữa vào tủ lạnh 4-5 tiếng là đã có món sữa chua ngon, mát rồi nhé.

Khoảng 6-8 tiếng sau lấy sữa chua ra. Cho vào tủ lạnh 4-5 tiếng

Khoảng 6-8 tiếng sau lấy sữa chua ra. Cho vào tủ lạnh 4-5 tiếng – cách ủ sữa chua bằng nồi cơm điện, bằng thùng đá, thùng xốp, lò nướng, lò vi sóng

3. Cách ủ sữa chua bằng thùng đá, thùng xốp phơi nắng

Nguyên liệu làm sữa chua

  • 2 lon sữa đặc, 2 lon nước ( nước đã nấu sôi, dùng lon sữa để đong nước luôn)
  • 2 lít sữa tươi không đường ( bạn nào thích ngọt thì dùng sữa tươi có đường nha).
  • 2 hộp sữa chua cái không đường.
  • Một cái nồi lớn.
  • Màn bọc thực phẩm
  • Hũ đựng sữa chua
  • 1 bịch trà xanh khoảng 10gam (nếu muốn làm sữa chua trà xanh)

Cách ủ sữa chua

Bước 1: Trộn 2 lon sữa đặc và 2 lon nước sôi vào nhau. Khuấy cho hỗn hợp hòa tan đều, sau đó cho sữa tươi và để nguội cho đến khi còn âm ấm.

Vì sao phải phải chờ hỗn hợp sữa âm ấm mới cho men cái vào? Bởi nhiệt độ sữa quá cao sẽ làm vi khuẩn lên men bị chết, ảnh hưởng đến quá trình lên men sữa chua, dẫn đến tình trạng sữa chua bị nhớt.

Bước 2: Đổ sữa đặc ra thau. Cho 2 lon nước sôi vào khuấy cho tan đều, sau đó cho sữa tươi và để nguội cho đến khi còn âm ấm.

Sữa đặc được đổ ra thau. Cho 2 lon nước sôi vào khuấy cho tan đều

Sữa đặc được đổ ra thau. Cho 2 lon nước sôi vào khuấy cho tan đều

Bước 3: Sau khi hỗn hợp đã âm ấm thì chúng ta cho men cái vào từ từ và khuấy đều tay. Để sữa được mịn màng, bạn hãy lọc hỗn hợp này qua một cái rây.

Nếu lúc này bạn muốn làm sữa chua trà xanh thì khuấy trà xanh với nước bình thường không nóng không lạnh để cho trà xanh tan hết sau đó lượt qua rây trà xanh rồi lấy trà xanh đó khấy chung với hỗn hợp sữa bên trên.

Bước 4: Đổ hỗn hợp này vào lọ (hũ thủy tinh đã chuẩn bị sẵn) sau đó cho tất cả vào một nồi nước âm ấm, đổ vào phải bằng 2/3 so với hũ sữa chua.

Bịt kín bằng màng bọc thực phẩm để hơi không bay ra ngoài sau đó đậy nắp nồi lại và ủ. Thời gian ủ từ 4 đến 7 tiếng là được lấy sữa chua ra bỏ vào ngăn mát tủ lạnh.

Đổ vào phải bằng 2/3 so với hũ sữa chua

Đổ vào phải bằng 2/3 so với hũ sữa chua – cách ủ sữa chua bằng nồi cơm điện, bằng thùng đá, thùng xốp, lò nướng, lò vi sóng

LƯU Ý: Bạn đổ nước vào nồi khoảng 2/3 hủ đựng sữa chua thôi nhé, và chỉ để nước âm ấp. Nếu để nước sôi vào sẽ làm thành phẩm bị kết tủa.

Sữa chua là món giải nhiệt mùa hè hiệu quả, được mọi người ở mọi lứa tuổi yêu thích. Để thay đổi khẩu vị, bạn có thể thêm thạch rau câu, siro trái cây hoặc các loại trái cây xắt miếng vào để thưởng thức cùng. Món ăn này vừa ngon, lại rất tốt cho sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp của chị em đấy ạ!

4. Cách ủ sữa chua bằng lò nướng

Sau khi đã làm xong sữa chua, đậy nắp hũ, xếp vào khay nướng, các bạn làm nóng lò nướng 160 độ trong 5 phút (lò đủ nóng thanh nóng trong lò sẽ nguội đi), mình sẽ tắt lò và cho khay sữa chua vào ủ trong 5 giờ nhé.

Bí quyết

  • Sau khi cho sữa chua cái vào nên lọc qua rây cho cái tan đều trong sữa.
  • Nên đậy kín nắp hũ khi ủ sữa chua bằng lò nướng.

Những “sự cố” khi làm sữa chua tại nhà và cách khắc phục

1. Sữa chua bị nhớt phải làm sao?

Thành phẩm sữa chua nhìn bề ngoài có vẻ không hề gì nhưng khi dùng thìa múc vào bên trong thì phát hiện bị dính lằng nhằng như lòng trắng trứng. Khi làm sữa chua nhất là với những bạn làm lần đầu thường xuyên gặp phải sự cố này.

Sữa chua bị nhớt phải làm sao?

Sữa chua bị nhớt phải làm sao – cách ủ sữa chua bằng nồi cơm điện, bằng thùng đá, thùng xốp, lò nướng, lò vi sóng

Nguyên nhân

+ Thứ nhất có thể do men cái khi trộn với sữa để làm sữa chua chưa thực sự hết lạnh. Điều này khiến cho vi khuẩn men bị “sốc nhiệt” khi đi từ môi trường lạnh sang ấm hơn.

Đồng thời, khi sữa chua cái chưa hết lạnh và lỏng hoàn toàn cũng ảnh hưởng tới quá trình khuấy đều men. Vì thế hãy để sữa cái thật lỏng rồi mới cho vào nhé.

+ Thứ hai là do bạn ủ quá lâu hoặc nhiệt độ ủ không ổn định. Nhiệt độ thích hợp nhất khi ủ sữa chua là từ 40 – 44̊C. Thông thường, ở nhiệt độ này, bạn chỉ cần ủ trong 4h là sữa đã đông lại rồi.

+ Một nguyên nhân nữa là do loại men và hàm lượng protein trong sữa: bạn có thể bổ sung thêm sữa bột vào hỗn hợp làm sữa sẽ hạn chế được hiện tượng nhớt.

2. Nguyên nhân sữa và nước bị tách đôi

Sữa chua thành phẩm bị tách nước, trên bề mặt sữa có một lớp nước màu vàng nhạt. Lớp nước này vẫn có thể uống được và không nhất thiết phải đổ đi bạn nhé. Nguyên nhân của hiện tượng trên

+ Thứ nhất có thể do nhiệt độ ủ quá cao khiến hơi nước bốc lên rồi đọng lại tạo thành.

+ Thứ hai do sữa chua bị xê dịch, lay động trong quá trình đảo, ủ sữa chua. Do đó, bạn nên lưu ý để sữa chua cố định trong khi ủ, tránh nhấc qua, nhấc lại và theo dõi nhiệt độ.

3. Cách khắc phục sữa không đủ chua hoặc không đông

– Nguyên nhân là có thể do chất lượng men cái không được tốt

Bạn cần chú sữa chua làm men cái không được để quá lâu, ngày sản xuất phải mới trong khoảng 14 ngày đổ lại. Khi sữa chua cũ, men sẽ hoạt động yếu đi, làm sữa chua không chua, hay thậm chí sữa chua không đông.

Vì vậy để đạt thành phẩm sữa chua tốt nhất bạn nên sử dụng những hộp sữa chua lên men mới và đảm bảo chất lượng men tốt nhất nhé.

– Hoặc do chất lượng sữa

Thường thì khi làm sữa chua, chúng ta sử dụng sữa tươi hoặc sữa đặc. làm sữa chua từ sữa đặc là cách mà cách chị em hay làm và đem đến tỉ lệ thành công cao hơn.

Tuy nhiên, làm sữa chua từ sữa đặc có rất nhiều loại sữa có dư những dưỡng chất khác nhau, ảnh hưởng đến quá trình lên men.

Nếu làm sữa chua bằng sữa tươi, trong sữa có dư lượng kháng sinh cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến men, vì thế bạn nên chọn loại sữa có ít hàm lượng này để sử dụng làm sữa chua nhé.

Làm sữa chua từ sữa tươi bạn cũng cần chú ý đến liều lượng và công thức làm sữa chua phù hợp, tránh việc sữa chua không đông và cũng không chua.

Có rất nhiều loại sữa tươi trên thị trường, trong đó chia làm 2 loại chính là sữa tươi nguyên kem và sữa tươi tách béo.

Sữa tươi tách béo hay còn gọi là sữa ít béo, Sữa tách béo có hàm lượng chất béo thấp ( khoảng từ 0% đến 2%) là sữa tươi dành cho người có nhu cầu giảm cân.

Mùi vị sữa không còn ngậy, béo và hấp dẫn như sữa nguyên kem hay các loại sữa khác. Loại sữa này không thích hợp làm sữa chua.

Vì sữa đã tách 1 phần bơ béo đi, làm môi trường hoạt động kém, men không sinh trưởng được, dẫn đến sữa chua không đông hay sữa chua bị nhớt.

Sữa tươi nguyên kem là sản phẩm được làm từ sữa bò nguyên chất và đã trải qua tiến trình diệt khuẩn không chứa chất bảo quản hay có sự tham gia của những phụ gia khác. là loại sữa tốt nhất để làm sữa chua.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý sữa tươi không được pha nước để tránh làm sữa chua không đông.

– Do nhiệt độ ủ và nhiệt độ sữa quá cao làm chết men

Trong quá trình làm sữa chua, men hoạt động tốt nhất ở khoảng 40- 44 độ C. Nên nếu ở mức nhiệt độ cao hơn thì khi cho men vào chắc chắn men sẽ bị chết vì sốc nhiệt, và không thể sống ở nhiệt độ cao.

Không chỉ vậy mà nếu bạn ủ sữa chua quá lâu ở nhiệt độ thấp hơn mức cần thiết thì cũng làm sữa bị nhớt hoặc lỏng hoàn toàn.

Để làm được một mẻ sữa chua ngon cũng không quá khó, nhưng cũng cần một chút khéo léo và một số lưu ý cần thiết bạn nhé.

Để tránh những “sự cố” như sữa chua như bị nhớt, không chua, không ngọt, hay không đông, bị tách nước thì tốt nhất là bạn nên tuân thủ cách làm sữa chua và thực hiện một cách tỉ mỉ nhất, chắc chắn bạn sẽ thành công.

4. Sữa không đủ ngọt làm thế nào?

Sữa chua không đủ ngọt cũng sẽ làm mất đi hương vị thơm ngon của nó. vị ngọt của sữa chua là rất quan trọng, nó cần được cân đối với vị chua để làm nên những hũ sữa chua ngon đúng điệu.

Sữa không đủ ngọt làm thế nào?

Sữa không đủ ngọt làm thế nào – cách ủ sữa chua bằng nồi cơm điện, bằng thùng đá, thùng xốp, lò nướng, lò vi sóng

Đối với vấn đề sữa không đủ ngọt thì nguyên nhân chính vẫn là do nguyên liệu chúng ta sử dụng để làm sữa chua:

Thứ nhất, sử dụng sữa tươi làm sữa chua. Nếu nhà ưa thích sử dụng sữa tươi làm sữa chua. Tuy nhiên, lưu ý khi làm sữa chua từ sữa tươi thì bạn vẫn cần ít sữa đặc để tăng độ ngọt cho sữa, đồng thời bạn có thể hòa tan đường để có có thể có vị ngọt vừa đủ cho món ăn.

Thứ hai, bạn lựa chọn sữa đặc làm sữa chua nhưng vẫn không đủ độ ngọt. Nguyên nhân đầu tiên có thể là bạn dùng lượng sữa đặc quá ít, không đủ để làm ngọt.

Và nguyên nhân nữa là có thể bạn đun sữa quá lâu, kích thích việc lên men của sữa chua diễn ra nhanh khiến món sữa chua của bạn không đủ ngọt để át vị chua có trong đó.

Vậy làm sao để khắc phục?

Thứ nhất, điều chỉnh độ ngọt trong quá trình làm: Bạn có thể điều chỉnh độ ngọt trong sữa chua một cách dễ dàng. Bạn thêm đường hoặc thêm sữa đặc để sữa chua có vị ngọt hơn.

Nhưng thường, nhiều người họ lựa chọn sữa đặc vì trong sữa đặc có sẵn các protein, giúp sữa có độ đông mịn hơn.

Thứ hai, bạn cần biết nhiệt độ phù hợp để làm sữa chua. Chẳng hạn sau khi đun sữa chua ở nhiệt độ 75 – 80 độ C thì bạn nên đun sữa đủ ấm chứ đừng để sôi, đồng thời nhiệt độ sữa để làm sữa chua tốt nhất là tầm khoảng 40 độ C.

Đây là một mức nhiệt độ để bạn có thể làm sữa chua để tại độ đông vừa đủ và giúp món sữa chua không bị nổi váng.

Cách khắc phục sữa không đủ ngọt

Cách khắc phục sữa không đủ ngọt – cách ủ sữa chua bằng nồi cơm điện, bằng thùng đá, thùng xốp, lò nướng, lò vi sóng

Vậy là từ giờ bạn sẽ không còn thắc mắc về những sự cố thường gặp trong quá trình làm sữa chua tại nhà và cách giải quyết nữa rồi nhé! Với những cách ủ sữa chua rất đơn giản, bạn đã có ngay một món sữa chua thơm ngon, bổ dưỡng cho cả gia đình rồi.

Chúc các bạn thành công với những cách ủ sữa chua bên trên và có những ly sữa chua ngon miệng nhé!

You may also like

You cannot copy content of this page