Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅Góc tác dụng ✅ 5 tác dụng của Atiso đối với sức khỏe, thanh lọc cơ thể, cách chế biến và nấu bông Atiso uống đúng cách

5 tác dụng của Atiso đối với sức khỏe, thanh lọc cơ thể, cách chế biến và nấu bông Atiso uống đúng cách

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Atiso là cây gì?

Atiso có tên tiếng Anh là Artichoke, một loại cây có nhiều tác dụng lợi ích cho sức khỏe của người lớn và trẻ nhỏ. Tác dụng của atiso có thể kể đến như tốt cho gan thận, thanh lọc cơ thể, hoa aito có tác dụng chống lão hóa da, viêm nhiễm, thúc đẩy tiêu hóa hiệu quả. Hoa atiso được chế biến thành các món ăn trong gia đình hằng ngày hoặc pha trà để uống.

Đã từ lâu hoa Atiso được biết đến là loại hoa thanh mát, tốt cho sức khỏe, xong loại cây này có nguồn gốc như từ đâu và có thực sự tốt như bạn từng biết. Cùng Massageishealthy tìm hiểu về loại cây Atiso này qua bài viết các tác dụng của atiso với sức khỏe bạn nhé.

Tác dụng của Atiso đối với sức khỏe, cách sử dụng và uống Atiso đúng cách

Tác dụng của Atiso đối với sức khỏe, cách sử dụng và uống Atiso đúng cách

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Đặc điểm của cây Atiso nhận biết như thế nào, mọc ở đâu?

Hoa atiso trong những năm gần đây đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều, bạn có thể bắt gặp ở chợ, siêu thị,… hay những loại atiso đã được sấy khô để cung cấp cho nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

Cây atiso là loại cây ưa lạnh, được trồng chủ yếu ở một số vùng như Đà Lạt, Sa pa hay vùng Tam Đảo. Atiso có nguồn gốc từ Châu Âu, tên khoa học là Cynara scolymus, là loại cây lá gai, cao khoảng 1m đến 1m2, thân cây cao, cứng, mọc thẳng đứng và có khía cạnh, phủ lông trắng.

Cây atiso là loại cây ưa lạnh, được trồng chủ yếu ở một số vùng như Đà Lạt, Sa pa

Cây atiso là loại cây ưa lạnh, được trồng chủ yếu ở một số vùng như Đà Lạt, Sa pa

Lá cây Atiso mọc so le nhau, to dài, cuống lá to ngắn, lá có mặt trên màu xanh và mặt dưới phủ một lớp lông trắng.

Bông atiso được bao bọc bởi các lớp lá bắc nhìn giống cánh hoa có màu xanh và nhọn, bên trong những lớp lá bắc là bông atiso có màu đỏ thẫm hoặc màu tím hơi nhạt. Đế hoa hơi dầy và phủ một lớp lông tơ, quả nhẵn, màu nâu sẫm và có mào lông trắng.

Bông atiso được bao bọc bởi các lớp lá bắc nhìn giống cánh hoa có màu xanh và nhọn

Bông atiso được bao bọc bởi các lớp lá bắc nhìn giống cánh hoa có màu xanh và nhọn

Thành phần có trong Atiso bao gồm những gì?

Bông atiso có tác dụng được các nhà khoa học chứng minh chứa rất nhiều các hợp chất như kali, canxi, natri hay các khoáng chất như inulin, inulinaza rất tốt cho cơ thể người sử dụng.

Do là loại cây mang lại nhiều công dụng tốt nên cây atiso được con người nuôi trồng khá phổ biến ở những vùng lạnh ở nước ta đặc biệt là Đà Lạt.

Tác dụng của hoa atiso được dùng làm trà, ngâm đường làm nước uống

Tác dụng của hoa atiso được dùng làm trà, ngâm đường làm nước uống

Tác dụng của hoa atiso được dùng làm trà, ngâm đường làm nước uống, là mứt hay sử dụng trong chế biến món ăn, vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng.

Trong Đông y, loại cây atiso có công dụng được sử dụng như một loại thuốc chữa các bện liên quan đến thận, khớp và được coi là loại cây thần dược.

Lá atiso có vị đắng được điều chế để chữa bệnh suy gan thân, không chỉ lá, thân và rễ cây atiso cũng được sử dụng làm thuốc thái mỏng chữa bệnh như thông tiểu tiện, thông mật, viêm thận, các bệnh về khớp như sưng xương khớp, đau nhức xương khớp mãn tính,…

Có nên dùng nhiều Atiso hằng ngày không?

Tuy là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng cũng không nên lạm dụng cây atiso, điều này đã được các chuyên gia đông y lên tiếng cảnh báo.

Do nhiều người nhận thấy tác dụng của atiso quá thần kỳ mà lạm dụng, gây ra những tác hại ảnh hưởng nặng đến sức khỏe như chướng bụng, hại gan, co thắt cơ trơn của hệ tiêu hóa, gây mệt mỏi cho cơ thể và có thể nguy hiểm hơn.

Tìm mua hoa atiso ở đâu?

Nếu như bạn chưa biết mua hoa atiso ở đâu thì có thể tìm mua tại các siêu thị, cửa hàng rau sạch hay tại các chợ lớn.

Hoặc bạn có thể mua các sản phẩm được chế biến sẵn từ hoa atiso để sử dụng như trà atiso, nước uống đóng hộp atiso hay tại hiệu thuốc tây có bán thuốc được điều chế thành dạng ống như actisamin, atiso dạng viên,..

Tác dụng của atiso đối với sức khỏe, thanh lọc cơ thể ra sao?

Hoa atiso tốt cho gan

Những người thường xuyên phải uống bia rượu hay sử dụng chất kích thích, làm tổn hại cho gan rất nhiều. Hoa atiso là áo giáp mà bạn có thể sử dụng để bảo vệ gan ngay.

Với nhiều chất tốt cho gan như silymarin, cynarin là những các chất chống oxy hóa có tác dụng phục hồi các chức năng của gan, giúp bảo vệ gan khỏi những chất độc mà hàng ngày bạn đang đưa vào cơ thể.

Một số người nói sử dụng thuốc tây tốt hơn, cũng không sai, sử dụng thuốc tây giúp trị bệnh nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều tác dụng phụ hay lại thêm gánh nặng cho gan phải làm việc. Sử dụng bông atiso tươi giúp cải thiện các bênh về gan, giúp gan mát, sức khỏe tốt hơn.

Hoa atiso có tác dụng chống lão hóa, viêm nhiễm

Chị em phụ nữ là phái đẹp, nhan sắc là điều mà mọi cô gái đều muốn có, nhưng theo thời gian sẽ làm nhạt phai.

Tin vui là không chỉ mỹ phẩm đắt tiền mới giữ được nhan sắc mà một trong những thực phẩm rất gần gũi như tác dụng của Atiso có thể giúp chị em chống lão hóa, giữ sắc đẹp chống các bệnh viêm nhiễm.

Tác dụng của atiso đối với sức khỏe, thanh lọc cơ thể ra sao?

Tác dụng của atiso đối với sức khỏe, thanh lọc cơ thể ra sao?

Tương tự như một số loại hoa khô, atiso cũng có thể sử dụng nhờ những chất chống oxi hóa chứa trong mỗi cánh hóa, khi sử dụng sẽ giúp tăng cường và thúc đẩy hệ miễn dịch một cách mạnh mẽ.

Hơn thế trong hoa atiso còn chưa 2 loại chất vô cùng tốt mà ít ai biết đó là chất rutin giúp tăng sự đàn hồi và dẻo dai cho các mao mạch, hạn chế đứt vỡ mao mạch và chất anthocyanins giúp chống viêm não, giảm viêm lão hóa,..

Ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư

Được mệnh danh là thần dược không phải ngẫu nhiên mà loại cây atiso này nhận được. Ngoài những hợp chất đặc biệt chỉ có ở hoa atiso giúp ích cho cơ thể thì hoa atiso tươi hoặc sấy khô có khả năng đặc biệt, là loại bỏ các tế bào chết, tế bào không cần thiết ra khỏi cơ thể mà không làm ảnh hưởng, tác dộng đến các tế bào khác, hạn chết được sự lan rộng của các tế bào ung thư trong cơ thể.

Nếu sử dụng một lượng hợp lý hoa atiso không những tốt cho sức khỏe, sắc đẹp mà còn ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bênh ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt,…

Tăng điều tiết tuyến mật và thúc đẩy tiêu hóa hiệu quả

Bạn nghe nói về tác dụng của Atiso giúp giảm cân, giảm mỡ nhưng không chỉ giảm cân giảm mỡ mà hoa atiso còn có tác dụng điều tiết dòng chảy của túi mật trong hệ thống dẫn mật giúp cơ thể phân hủy chất béo dư thừa trong cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, giúp túi mật hoạt động tốt hơn.

Tác dụng của atiso giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể

Cholesterol là loại chất xấu, gây hại cho cơ thể, gẫy tắc nghẽn mạch máu, gây ra những cơn đâu tim, đột quỵ, nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Để ngăn ngừa là phòng tránh các bênh này, các bác sỹ đã chỉ ra trong bông atiso có nhứa nhiều thành phần giúp đào thải lượng cholesterol xấu trong cơ thể bằng cách chúng kiềm chế hợp chất HMG – CoA reductase, phòng chống tối đa nguy cơ bị đau tim và đột quỵ ở người

Cách nấu bông atiso tươi, khô, cách chế biến bông atiso tươi đơn giản

Bông Atiso là một trong những loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ con người, từ việc nấu nước tươi, ngâm hay chế biến cùng các món ăn cũng đem lại những hương vị thanh mát cho bất cứ ai.

Tuy nhiên không có cách nào có thể khai thác các lợi ích của bông Atiso tối đa bằng cách nấu nước uống tươi, nhất là trong những ngày hè nóng bức như thế này. Chính vì thế hôm nay Massageishealthy sẽ chia sẻ đến bạn cách nấu bông Atiso ngay tại nhà để bạn có được loại nước uống tuyệt vời này!

Chắc hẳn ai cũng niết những công dụng hữu hiệu của hoa Atiso. Dùng Atiso thường xuyên rất tốt cho sức khỏe, giúp giảm mỡ máu, mát gan, giải nhiệt, bổ thận, lợi tiểu. Theo một số nghiên cứu, Atisô còn có tác dụng trong việc bảo vệ sức khoẻ, giúp chúng ta chống, ngăn ngừa một số bệnh như ung thư, phục hồi chức năng gan…

Bông Atiso tươi nhiều công dụng cho sức khỏe

Bông Atiso tươi nhiều công dụng cho sức khỏe

Theo đông y, lá cây Atisô có vị đắng, rất tốt cho những người bị bệnh liên quan đến thận và có thể dùng đề điều trị bệnh phù và thấp khớp. Atiso còn được coi như “thần dược”, có tác dụng thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận, sưng khớp xương, viêm thận cấp và mạn tính. Thân và rễ Atiiso có thể thái mỏng và chế biến, công dụng của nó cũng tương tự như lá.

Tuy nhiên, các chuyên gia đông y cũng cảnh báo, người dùng không nên lạm dụng Atisô bởi những tác dụng thần kỳ của nó. Nếu ăn và uống quá mức sẽ có những biến chứng phụ như hại gan, trướng bụng, cơ thể mệt mỏi, co thắt cơ trơn của hệ tiêu hóa.

Nguyên liệu

  • 3-4 bông Atiso
  • 1 bó lá nếp (hay còn gọi là lá dứa)
  • Vài viên nhỏ đường phèn.

Cách nấu

– Bước 1: Bông Atiso rửa sạch, cắt bỏ phần cuống. Bạn nên chọn bông Atiso vừa, không già cũng không non quá. Lá nếp rửa sạch, cuộn tròn và cột lại.

– Bước 2: Bạn cho bông Atiso và lá nếp vào nồi, đổ nước lạnh ngập mặt bông Atiso, đun sôi. Sau khi sôi, bạn để với lửa nhỏ đến khi bông Atiso mềm, ra hết chất ngọt là được.

Cách nấu bông Atiso tươi

Cách nấu bông Atiso tươi

– Bước 3: Vì thời gian hầm bông Atiso khá lâu nên nếu muốn nhanh, bạn có thể dùng nồi áp suất, hay nồi ủ khoảng 4-5 tiếng.. Nếu dùng nồi thường để đun thì đun từ 1 đến 1,5 tiếng. Bạn để ý nếu nước cạn thì bạn châm vào một ít nước lạnh và tiếp tục đun sôi nhé.

– Bước 4: Khi bông Atiso đã ra hết chất ngọt, bạn vớt bỏ bông ra đĩa, thêm một ít đường rồi tiếp tục đun cho tan hết đường. Sau đó bạn để nguội, cho vào bình, cất vào tủ lạnh dùng dần. Phần bông Atiso được vớt ra, bạn có thể ngắt cánh, ăn phần phía dưới cánh và phần nhụy của bông.

Cách Nấu Bông Atiso Tươi Làm Nước Uống Giải Nhiệt Thanh Lọc

Cách Nấu Bông Atiso Tươi Làm Nước Uống Giải Nhiệt Thanh Lọc

Cách nấu bông Atiso thật đơn giản đúng không nào? Không mất quá nhiều công sức cũng như thời gian là bạn đã chế biến được một loại thức uống bổ dưỡng, thanh mát cho mình và cả gia đình rồi đấy.

Các cách ngâm hoa Atiso đỏ để uống giúp thanh lọc cơ thể

Cách làm mứt Atiso đỏ (hoa Bụt Giấm, hoa Hibiscus), 3 cách ngâm hoa Atiso đỏ, siro Atiso uống thanh nhiệt, giải độc gan

Sử dụng hoa atiso như thế nào đúng cách và hiệu quả

Bông atiso là loại hoa có nhiều công dụng, tính mát, được dùng trong pha trà, ẩm thực,… có lợi cho sức khỏe người dùng nhất là tốt cho gan. Có nhiều dạng điều chế khác nhau để bảo quản và sử dụng như sấy khô, hầm uống hay nấu thành cao lỏng, cao mềm.

Đối với hoa atiso tươi bạn có thể chết biến thành mứt, ngào đường, làm nước uống giải khát mùa hè hay dùng trong nấu ăn cho cả hoa atiso khô và tươi như hoa atiso nhồi thịt, bông atiso nấu xương, dùng cánh hoa hầm chân giò, atiso hấp thịt, bông atiso luộc,…

Các món ăn này đều ngon và bổ dưỡng cho cơ thể, món canh hoa atiso là món được nhiều bà nội trợ trổ tài nhất bởi sự đơn giản mà lại rất ngon của loại hoa này.

Sử dụng hoa atiso như thế nào đúng cách và hiệu quả

Sử dụng hoa atiso như thế nào đúng cách và hiệu quả

Cách nấu nước, pha trà từ bông atiso tươi để uống

Nguyên liệu:

– 3-4 bông atiso

– 1 bó lá nếp (hay còn gọi là lá dứa)

– Vài viên nhỏ đường phèn.

Cách atiso tươi:

– Bông atiso rửa sạch, cắt bỏ phần cuống. Bạn nên chọn bông atiso vừa, không già cũng không non quá. Bông atiso được trồng ở Đà Lạt luôn được đánh giá là nhiều dinh dưỡng và tốt nhất cho sức khỏe.

– Lá dứa rửa sạch, cuộn tròn và cột lại.

– Bạn cho bông atiso và lá nếp vào nồi, đổ nước lạnh ngập mặt bông atiso, đun sôi. Sau khi sôi, bạn để với lửa nhỏ đến khi bông atiso mềm, ra hết chất ngọt là được

– Vì thời gian hầm bông atiso khá lâu nên nếu muốn nhanh, bạn có thể dùng nồi áp suất, hay nồi ủ khoảng 4-5 tiếng.

– Nếu dùng nồi thường để đun thì đun từ 1 đến 1,5 tiếng. Bạn để ý nếu nước cạn thì bạn châm vào một ít nước lạnh và tiếp tục đun sôi nhé.

– Khi bông atiso đã ra hết chất ngọt, bạn vớt bỏ bông ra đĩa, thêm một ít đường rồi tiếp tục đun cho tan hết đường. Sau đó bạn để nguội, cho vào bình, cất vào tủ lạnh dùng dần.

– Phần bông atiso được vớt ra, bạn có thể ngắt cánh, ăn phần phía dưới cánh và phần nhụy của bông.

Nước atiso tươi có vị ngọt tự nhiên, thơm nhẹ, dễ uống và tốt cho sức khỏe. Với cách nấu nước atiso đơn giản trên, chắc chắn bạn có thể tự tay nấu để làm nước uống cho cả nhà, vừa mát, tốt cho sức khỏe, nhất là người lớn tuổi và làm đẹp da.

Cách chế biến hoa atiso hầm giò heo

Canh atiso hầm giò heo chứa nhiều chất dinh dưỡng, mát, bổ. Nhất là với mẹ bầu, canh atiso hầm dò heo giúp tăng sữa, lợi sức khỏe cho cả mẹ và bé. Cùng tham khảo cách nấu dưới đây nhé:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Giò heo: 1 kg, nếu bạn chọn phần giò trước sẽ đậm đà hơn;
  • Bông atiso: 3 bông, bạn nên chọn loại vừa, không già quá cũng không non quá nhé;
  • Cà rốt: 1 củ;
  • Bông cải trắng: 1 bông 100g;
  • Ớt sừng: 3 quả;
  • Gia vị: dầu ăn, muối, hạt nêm, bột ngọt, hạt tiêu, ớt bột, hành khô, tỏi.

Sơ chế:

Giò heo rửa sạch chặt khúc, để ráo nước. Hành khô, tỏi: bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.

Giò heo: Làm sạch, rửa lại với nước có pha muối, chặt miếng vừa ăn. Ướp giò với 1 thìa hành tỏi băm nhuyễn, 2 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt, ½ thìa tiêu, 1 thìa dầu ăn trong 15 phút để giò ngấm đều gia vị;

Bông atiso: Rửa sạch; phần cọng atiso phải tước kỹ xơ, cắt khúc 3cm; Phần bông tước hết phần cứng bên ngoài, chẻ làm 4, lấy hết phần nhụy bên trong;

Cà rốt: Nạo bỏ vỏ, đem rửa sạch, cắt miếng hình tròn dày cỡ 0,5cm, bạn cũng có thể tỉa hoa để món ăn thêm đẹp mắt, hấp dẫn hơn;

Bông cải trắng: Rửa sạch, tách miếng vừa ăn; Ớt sừng: rửa sạch, bỏ cuống, thái lát; Hành lá, ngò: Nhặt bỏ rễ, lá úa và rửa sạch, hành lá thái mịn, ngò rí cắt khúc dài 3cm.

Cách nấu atiso hầm giò heo:

Phi thơm hành tỏi băm nhuyễn với dầu ăn và một ít ớt bột để món canh hầm thơm ngon hơn;

Cho một lượng nước vừa đủ và giò heo vào nồi hầm với lửa lớn, đến khi nước canh hầm sôi, bạn dùng thìa vớt hết bọt phía bên trên, rồi cho atiso, cà rốt, bông cải trắng vào hầm cùng;

Thêm 1 thìa muối, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt sao cho có vị đậm đà;

Vặn nhỏ lửa, hầm đến khi chân giò và các nguyên liệu nấu cùng chín mềm, trong thời gian hầm, nếu bạn thường xuyên hớt bọt thì nước dùng sẽ trong hơn. Khi hầm xong, bạn cho hành lá, ½ thìa tiêu vào rồi tắt bếp.

Bày món canh ra tô lớn, cho ½ ớt thái lát, ngò và một ít tiêu lên trên; Trộn phần ớt thái lát còn lại với 3 thìa nước mắm ngon để ăn kèm.

Mời bạn xem thêm: Cách làm mứt Atiso đỏ (hoa Bụt Giấm, hoa Hibiscus) và 3 cách ngâm hoa Atiso đỏ uống thanh nhiệt

Sử dụng hoa atiso nên lưu ý những gì?

– Trà atiso có vị ngọt, thơm tự nhiên dễ uống, nhưng không nên uống quá 500ml mỗi ngày. Khi uống quá nhiều sẽ gây nhiều triệu chứng khó chịu như chướng bụng, bụng có cảm giác đói nhưng ăn được vài miếng đã cảm thấy no, gây ứng chế cho dạ dày,…

– Nhưng nếu giữ lượng nước uống trong mức giới hạn, sử dụng hàng ngày sẽ làm giảm gánh nặng cho gan, thận và đường ruột, nhất là những người thường xuyên rượu bia, sử dụng chất kích thích.

Sử dụng hoa atiso nên lưu ý những gì?

Sử dụng hoa atiso nên lưu ý những gì?

– Hoa atiso chứa một lượng sắt nhất định và chiếm ưu thế hơn các thành phần dinh dưỡng khác. Do vậy cần lưu ý khi sử dụng, nếu dùng vừa đủ giúp cơ thể khỏe mạnh, nhưng lạm dụng nhiều trong thức ăn hay trà sẽ làm cản trở quá trình tiêu hóa của đường ruột, gây khả năng co thắt toàn bộ cơ trơn, gây táo bón, gây biếng ăn, thiếu chất và mệt mỏi cơ thể.

– Với những người mắc một số bệnh mãn tính cần chú ý uống theo liều lượng, không nên tùy ý sử dụng vì cho rằng là sản phẩm từ tự nhiên không gây hại. Vì khi uống quá nhiều các chất có trong cây atiso sẽ gây tổn hại cho gan, gây ra tác dụng ngược, có thể gây ngộ độc,…

– Để đảm bảo an toàn và có lợi cho sức khỏe chỉ nên uống một lượng vừa đủ hoặc sử dụng dưới sự chỉ định, hướng dẫn từ bác sỹ.

– Một lưu ý nữa là chất lượng sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của Atiso. Bạn cần lưu ý trước khi chọn mua bông atiso, nên mua ở những nơi bán uy tín, chất lượng. Tránh bị làm giả, làm nhái, gây hại khi sử dụng.

– Sau khi mua về cần rửa sạch, đảm bảo vệ sinh trước khi đem sử dụng, tránh các chất bảo quản, bụi bẩn hay sâu bọ sót lại, khi sử dụng sẽ gây ra những trường hợp không mong muốn.

Mầm đậu đen là gì – 6 tác dụng của Mầm Đậu Đen đối với sức khỏe con người

Trên đây là bài biết về những tác dụng của atiso mà có thể bạn chưa biết. Bên cạnh đó là một số cách chế biến và sử dụng hoa atiso và những lưu ý khi sử dụng để bạn dễ dàng khi dùng hoa atiso.

Hy vọng với bài viết trên, Massageishealthy đã mang đến cho bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về tác dụng của Atiso. Chúc bạn và gia đình luôn có một sức khỏe khỏe mạnh.

5/5 - (4 bình chọn)

You may also like