Ăn tỏi ngâm dấm có tác dụng gì – Công dụng của tỏi ngâm dấm với sức khỏe luôn được các nhà khoa học đánh giá cao. Tỏi ngâm dấm không chỉ có hàm lượng các thành phần dược lí giúp hỗ trợ chữa và phòng bệnh cao mà còn có tác dụng trong làm đẹp.
Vậy thì, tỏi ngâm giấm có công dụng chữa bệnh gì? Ăn tỏi ngâm giấm thường xuyên hằng ngày giúp giảm mỡ máu ở thành mạch, ngăn ngừa suất huyết não, sơ cứng động mạch…
I. Ăn tỏi ngâm dấm có tác dụng gì, công dụng của tỏi ngâm giấm
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Hiện nay, có không ít các công trình nghiên cứu khoa học về công dụng của tỏi với sức khỏe người dùng. Các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng, nếu dùng tỏi ngâm dấm sẽ có tác dụng tốt hơn với sức khỏe nhiều lần. Bởi được ngâm trong môi trường axit, kích thích các thành phần dược lí trong tỏi. Do đó, ăn tỏi ngâm dấm có tác dụng gì với sức khỏe, làm đẹp và hỗ trợ trị bệnh.
Mời bạn xem đầy đủ tác dụng của tỏi tại:
- Full 60 tác dụng của tỏi tươi, tỏi đen và tỏi cô đơn lý sơn
- 12 tác dụng của tỏi đen với sức khỏe và 5 cách sử dụng tỏi đen
1. Ăn tỏi ngâm dấm có tác dụng gì trong phòng/chữa bệnh
Tỏi là loại thực phẩm đa di năng, vừa là gia vị vừa là thuốc quý, có tác dụng tốt cho sức khỏe người dùng. Dấm gạo giúp kích thích tiêu hóa, tạo hương vị hấp dẫn cho món ăn. Vậy, ăn tỏi ngâm dấm có tác dụng gì trong phòng/chữa bệnh là gì?
Tôi dùng tỏi ngâm giấm thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Mỗi bữa ăn thường dùng 2 đến 3 tép tỏi ngâm và kết quả mang lại rất tuyệt vời. Cơ thể không còn bệnh vặt nữa, hơn nữa tôi có cảm giác nguồn năng lượng trong cơ thể được tăng lên đáng kể.
Mùi vị tỏi ngâm rất đặc biệt, kích thích vị giác giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt kết hợp dùng chung với món thịt nướng, chiên, gỏi cuốn hay bún…giúp món ăn có vị thơm đặc trưng, kèm theo vị chua chua rất hấp dẫn. Có dịp các bạn nên thưởng thức các món ăn kèm theo tỏi ngâm giấm để cảm nhận được mùi vị đặc trưng của nó tạo ra.
Theo trang vi.r.worldssl.net, nếu bạn thường xuyên sử dụng tỏi ngâm giấm, tỉ lệ ung thư dạ dày và ung thư da sẽ thấp hơn những người không thường xuyên ăn tỏi tới 60%. Đặc biêt, tỏi ngâm giấm có tác dụng tốt với các bệnh khớp, tăng cường sức đề kháng, hạn chế quá trình lão hóa, giúp trẻ lâu.
Một nghiên cứu khác về công dụng của tỏi ngâm giấm cũng đã chỉ ra rằng: những người có thói quen ăn tỏi, sử dụng rượu tỏi hoặc dùng tỏi ngâm giấm hàng ngày, hầu như không có hoặc có tỉ lệ rất thấp, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch; lượng mỡ máu rất thấp. Bởi trong tỏi ngâm dấm có các thành phần dược lý giúp phân giải các protein khiến tắc nghẽn mạch máu. Ngoài ra, ăn tỏi ngâm dấm có tác dụng gì thì cũng có thể giúp cơ thể phòng tránh các bệnh về đường hô hấp, huyết áp không ổn định….
2. Ăn tỏi ngâm dấm có tác dụng gì trong phòng/chữa cảm cúm, viêm họng
Tôi chia sẻ chi tiết về ăn tỏi ngâm dấm có tác dụng gì và cách chữa cảm cúm và viêm họng bằng tỏi ngâm giấm. Vì tỏi ngâm giấm là liều thuốc đặc trị 2 loại bệnh phổ biến vùng nhiệt đới này. Tỏi ngâm giấm có tác dụng rất nhanh trong việc chữa bệnh cảm cúm và viêm họng.
Thành phần hóa học của tỏi tươi chứa chất Allicin có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa cực kỳ tốt. Hơn nữa là tác dụng của tỏi được tăng lên gấp 4 lần khi ngâm vào giấm. Vì các chất chứa trong tỏi sẽ tác dụng mạnh hơn khi được tiếp xúc môi trường axit.
Khi các bạn bị cảm cúm, đau họng nên dùng 2 đến 3 tép tỏi ngâm giấm, triệu chứng cảm và đau họng sẽ giảm dần rồi từ từ hết hẳn. Nên kết hợp với súc miệng bằng nước ấm sẽ cho kết quả cao nhất. Tôi tin chắc rằng bạn sẽ thấy bất ngờ với việc dùng tỏi ngâm giấm. Bệnh sẽ hết mà không cần dùng một viên thuốc tây nào.
Vì khi vào cơ thể chất Allicin sẽ diệt được các vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa chúng phát triển trở lại, đồng thời nó có tác dụng kháng viêm tốt. Do đó giúp cơ thể nhanh phục hồi và giúp ta khỏi bệnh. Tỏi ngâm giấm còn được xem là thuốc kháng sinh tự nhiên tốt đối với sức khỏe con người.
Đến đây chắc phần nào các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “tỏi ngâm giấm chữa bệnh gì” rồi đúng không? Và tôi có lời khuyên chân thành là các bạn nên ăn tỏi ngâm giấm thường xuyên hơn để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh từ đó giúp chúng ta có được sức khỏe dồi dào và làm những điều mình thích, tận hưởng cuộc sống hạnh phúc.
Tác dụng mà tỏi ngâm giấm mang lại nhiều hơn chúng ta nghĩ. Các bạn nên duy trì thói quen ăn tỏi ngâm giấm thường xuyên hơn để tận dụng những công dụng tuyệt vời từ nó mang lại mà bài viết sau tôi sẽ chia sẻ tiếp. Hãy hành động ngay bây giờ vì sức khỏe của chính mình đừng do dự các bạn nhé. Sức khỏe là tài sản vô giá!
3. Ăn tỏi ngâm dấm có tác dụng gì trong làm đẹp
Công dụng của tỏi ngâm dấm trong làm đẹp: khi tỏi ngâm trong môi trường axit, nhất là giấm, tác dụng của tỏi sẽ tăng thêm 4 lần. Do đó, để phục vụ làm đẹp chị em thường chọn tỏi ngâm dấm là vì vậy. Công dụng của dấm tỏi rất tốt đối với chứng đau thần kinh và một số bệnh da liễu. Ngoài ra, nó cũng giúp chị em kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Nếu muốn đạt được hiệu quả công dụng của tỏi ngâm dấm cao nhất trong việc giảm cân, bạn nên chọn ngâm tỏi trong giấm nguyên chất. Tỏi bóc sạch vỏ, cho vào bình thủy tinh có nắp đậy, đổ ngập dấm nguyên chất, bảo quản trong tủ lạnh.
Sau 7 ngày, trên bề mặt bình giấm tỏi có váng, gạn sạch dấm cũ và váng bẩn đi, thay dấm mới rồi tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh. Sau 2 tuần có thể dùng bình thường. Nếu kết hợp dùng 1 – 2 nhánh tỏi ngâm dấm sau bữa ăn mỗi ngày, cùng luyện tập nhảy dây, đi bộ, chị em phụ nữ sẽ giảm cân rất nhanh.
Ngoài ra, muốn có công dụng của dấm tỏi lên vòng eo, bạn hãy: trước khi đi ngủ, dùng tay chắt ít nước dấm tỏi, massage vùng bụng và vùng đùi (không được xoa lên vùng da nhạy cảm như mắt, mũi…). Massage 15 phút, rồi lau hoặc tắm sạch. Dùng thường xuyên sẽ có tác dụng giảm eo hiệu quả, an toàn.
Tổng kết cuối bài: Vậy ăn tỏi ngâm dấm có tác dụng gì thì việc sử dụng tỏi ngâm dấm hàng ngày có tác dụng rất tốt với sức khỏe của người dùng. Tác dụng của tỏi ngâm dấm bao gồm: phòng/chữa bệnh liên quan đến đường hô hấp, hệ tim mạch, tiêu hóa…. Tác dụng làm đẹp, giảm cân…
II. Tại sao tỏi ngâm giấm có màu xanh, tỏi ngâm dấm bị xanh có ăn được không
Có nhiều người lo lắng khi thấy hiện tượng tỏi ngâm giấm chuyển màu xanh. Tuy nhiên tỏi ngâm dấm bị xanh hoàn toàn có thể ăn được, đây là hiện tượng tự nhiên, không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe người dùng.
Các enzim trong tỏi có thể phá vỡ các hợp chất Sulphur có trong tỏi, tạo điều kiện cho Sulphur tác dụng với đồng có trong dung dịch bảo quản, tạo nên đồng sulphide có màu xanh. Các nhà khoa học đã có kết luận, sự biến màu xanh này không gây nguy hiểm.
III. Cách làm tỏi ngâm giấm chữa bệnh, làm đẹp tại nhà
Để làm tỏi ngâm giấm chữa bệnh hoặc dùng thay nước chấm, cần chuẩn bị 500 gram tỏi tươi, 1 lít giấm gạo, ớt tươi và 1 bình thủy tinh sạch, khô. Tỏi chọn tỏi Việt Nam, không mua tỏi Trung Quốc, nên mua loại tỏi đều tép, đã già nhưng còn tươi và chưa mọc mầm, không có tép lép hoặc thối.
Tỏi mua về rửa sạch, bỏ hết tép hư, lột vỏ rồi đem giã nhuyễn. Ớt nên chọn trái còn tươi, chưa bị rụng cuống, vỏ ngoài trơn bóng và không bị sần sùi.
Nhẹ tay xếp xen kẽ ớt và tỏi vào hũ thủy tinh, không ép chặt quá để tránh làm dập ớt, tỏi rồi đổ giấm gạo vào. Đậy nắp kín, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng.
Ngâm khoảng 15 ngày là có thể sử dụng. Cách dùng tỏi ngâm giấm chữa bệnh như sau: Ngày lấy 2 muỗng rồi pha với nước ấm, uống vào mỗi buổi sáng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Một số cách chế biến tỏi khác
Tỏi ngâm đường: Lấy 50 gram tỏi đem ngâm nước trong 7 ngày, mỗi ngày thay nước 1 lần, sau đó bóc bỏ vỏ rồi ngâm với muối một lúc cho chảy hết nước. Hòa 800 gram đường trắng trong một cái liễn miệng nhỏ với lượng nước chín vừa đủ, đổ tỏi vào ngâm trong 1 tháng là có thể ăn được. Tỏi ngâm đường có vị mặn ngọt, mùi thơm rất thú vị.
Rượu tỏi: Lấy 25 gram tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem ngâm với 100 ml rượu trắng, bịt kín miệng bình, để chỗ thoáng mát, sau 7 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 25-30 ml.
Trà tỏi: Tỏi 15 gram, sơn tra 30 gram, thảo quyết minh 10 gram. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với sơn tra và thảo quyết minh, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. So với tỏi ngâm giấm, trà tỏi cũng có tác dụng hạ mỡ máu, chống béo phì, tiêu thực tích.
Hoặc lấy tỏi vỏ tím 10 gram, kim ngân hoa 6 gram, trà xanh 3 gram, cam thảo 2 gram. Tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với kim ngân hoa, trà xanh và cam thảo, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày sẽ giúp thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp.
Một số bài thuốc dân gian từ tỏi
– Tỏi chữa bệnh bổ hư nhược, kiện tỳ vị rất hiệu quả. Chỉ cần dùng tỏi 100 gram, dạ dày lợn 1 cái, sa nhân 3 gram. Dạ dày lợn rửa sạch, cho sa nhân và tỏi đã bóc vỏ vào trong, lấy chỉ khâu lại, cho vào nồi, chế thêm rượu, muối và nước lượng vừa đủ rồi hầm cho đến khi chín nhừ là được, cho thêm một chút mì chính, ăn nóng.
– Tỏi 30 gram, thịt yếm ba ba 250 gram. Thịt yếm ba ba rửa sạch, cắt thành miếng bỏ vào đun sôi vài lần, vớt ra rồi đem rán qua, tỏi bóc bỏ vỏ, cho vào chảo rán qua cho có màu vàng non, tiếp đó cho thịt ba ba vào xào, chế thêm các gia vị như gừng, hành, muối, đường, một chút rượu và nước vừa đủ, dùng lửa nhỏ ninh trong 30 phút là được. Công dụng: Tư âm bổ thận.
– Tỏi 50 gram, thịt dê nạc 250 gram. Thịt dê rửa sạch, thái miếng, ướp gia vị, tỏi bóc vỏ đập giập. Cho dầu thực vật vào chảo đun cho nóng già, bỏ thịt dê vào xào chín tái, bỏ tỏi và các gia vị vừa đủ đun thêm một lát là được, ăn nóng. Công dụng: Ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh.
– Nếu không thích ăn tỏi ngâm giấm, có thể lấy tỏi 30 gram, chim bồ câu 1 con. Chim bồ câu làm thịt, bỏ lông và nội tạng, rửa sạch cho vào bát cùng với tỏi đã bóc vỏ, cho đủ gia vị, chế thêm một chút rượu vang và nước trắng rồi đem hấp cách thủy, ăn nóng. Công dụng của tỏi nấu bồ cầu là bổ khí dưỡng huyết, ích tủy sinh tinh.
IV. Lưu ý khi ăn tỏi nhiều, ăn tỏi nhiều hằng ngày có tốt không?
Nguyên tắc “9 không” sẽ giúp bạn tận dụng tối đa công hiệu của tỏi và tránh được cảnh “tiền mất, tật mang” vì những tác dụng phụ không mong muốn. Sở hữu chất diệt khuẩn mạnh là allicin, tỏi được mệnh danh là “thuốc kháng sinh đến từ tự nhiên” bởi tác dụng phòng bệnh và nâng cao hệ miễn dịch tuyệt vời của nó.
Bên cạnh đó, tỏi cũng chứa hai hoạt chất liallyl sulfide và ajoene có nhiều tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan tới tim mạch, huyết áp, não bộ…
Ngoài ra, loại củ này còn có công dụng ngăn chặn các notrosamine, giúp ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và phòng chống nhiều loại ung thư như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư buồng trứng…
Tuy nhiên, tỏi mặc dù tốt nhưng lại không thể sử dụng một cách tùy tiện. Nguyên tắc “chín không” dưới đây sẽ giúp bạn tận dụng loại củ “nhỏ nhưng có võ” này một cách an toàn và hiệu quả.
1. Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh về mắt
Trung y có câu: “Tỏi có trăm cái lợi, duy chỉ hại con mắt”. Bởi loại củ này có một phần thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt được khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi. Cuốn “Bản thảo cương mục” trứ danh Trung y khi đề cập về tỏi có viết: “Ăn tỏi nhiều và thương xuyên sẽ tổn thương đến gan và mắt”.
2. Không ăn tỏi khi đang bị đi tả
Với người bình thường, ăn tỏi sống đặc biệt có lợi đối với dạ dày. Nhưng với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi lại lại là thực phẩm nên tránh xa.
Nguyên nhân là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.
3. Không ăn tỏi với các loại thực phẩm kiêng kỵ
Những loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn với tỏi bao gồm: Thịt gà, trứng, cá trắm, thịt chó.
Tỏi kết hợp với thịt gà sẽ dẫn tới kiết lỵ, ăn cùng trứng sẽ tạo thành chất độc. Tương tự như vậy, cá trắm nấu cùng tỏi khi ăn sẽ dễ dẫn tới tình trạng chướng bụng. Tỏi ăn cùng thịt chó sẽ bị chứng khó tiêu.
4. Không ăn tỏi khi đói bụng
Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Bởi chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày.
5. Không ăn tỏi nếu bị dị ứng hoặc khó tiêu hóa
Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi… thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Sở hữu vị cay, tính nóng, tỏi không thích hợp với những người dễ dị ứng hoặc tiêu hóa kém.
6. Không ăn tỏi nếu có tiền sử mắc các bệnh về gan
Nhiều người cho rằng tỏi có tác dụng chuẩn khuẩn, ăn nhiều có thể phòng bệnh viêm gan. Thậm chí, có người sau khi mắc bệnh gan vẫn kiên trì ăn tỏi hằng ngày. Đây là cách làm “lợi bất cập hại”.
Danh y nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời Trân từng viết: “Tỏi ăn lâu dài sẽ tổn thương gan”. Nguyên nhân là do loại củ này có vị cay, tính nóng, gây kích thích mạnh. Người mắc bệnh gan (đặc biệt là các đối tượng bị nóng gan) ăn tỏi sẽ càng nóng hơn, lâu ngày dẫn tới nhiều tổn thương đối với cơ quan này.
7. Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh nặng
Giống như ớt và nhiều loại gia vị cay khác, tỏi có một vài tác dụng phụ đối với những người bị bệnh nặng và đang sử dụng thuốc.
Không ăn tỏi khi đang sử dụng thuốc: Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS… người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.
8. Không ăn tỏi nếu có thể trạng suy yếu
Theo kinh nghiệm của cổ nhân, ăn quá nhiều tỏi sẽ làm tiêu tan khí huyết. Cuốn “Thảo mộc tòng tâm” của Trung Hoa từng ghi chép: “Tỏi cay, nóng, có độc, khiến sinh đờm, phát nhiệt, loãng khí, hao máu. Người thể trạng suy yếu, nóng trong thì chớ nên ăn.”
9. Không ăn tỏi quá nhiều
Tỏi tuy tốt, nhưng không nên ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên. Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa không quá 10g tỏi là đủ.
Tỏi được xếp vào nhóm gia vị cay, ăn nhiều có thể làm mất tính cân bằng trong môi trường dạ dày, dẫn tới chứng chán ăn, mệt mỏi, giảm cân, thậm chí còn ảnh hưởng tới thận, tổn thương khí huyết và tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.
Massageishealthy sưu tầm và tổng hợp bài “Ăn tỏi ngâm dấm có tác dụng gì, có tốt không”. Chúc các bạn thành công và thật nhiều sức khỏe.
V – Cách làm tỏi ngâm giấm chua ngọt không bị xanh và để được lâu
Theo đông y và tây y thì tỏi được xem là một thần dược chữa bách bệnh, bên cạnh chức năn là một gia vị của mình. Theo nghiên cứu thì những người thường xuyên ăn tỏi có nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư da thấp hơn 60% những người không ăn thường xuyên.
Tuy nhiên tỏi có vị khá hăng và khó chịu, nên không phải ai cũng có thể thưởng thức được dù công dụng của nó tốt đến cỡ nào phải không. Để giúp giảm vị hăng của tỏi thì bạn có thể chế biến tỏi tươi vào các món xào, nướng hoặc tỏi ngâm giấm cũng được nè.
Bài viết này của Massageishealthy hôm nay sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm tỏi ngâm giấm chua ngọt, vừa giúp giảm vị hăng của tỏi lại vừa giúp tăng công dụng chữa bệnh của tỏi nè. Hãy lấy sổ tay của bạn ra để ghi chú lại cách làm và thực hành sau đó nhé.
Tìm hiểu một số công dụng của tỏi ngâm dấm nhé!
Tỏi với tính ấm, vị cay của mình sẽ giúp làm ấm tỳ, giải đọc, hành khí trệ và sát trùng. Vì vậy tỏi thường được dùng để chữa chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, phù thũng, đau bụng do lanh, bệnh lỵ, tiêu chảy, sốt rét, ho gà, viêm loét lâu liền, rụng tóc, nấm tóc, mụn nhọt, đỉnh độc, rắn cắn…
Khi tỏi kết hợp với môi trường axit là giấm thì tác dụng của nó được tăng lên gấp 4 lần. Bạn có thể lấy 100 ml giấm gạo ngâm với 50 gram tỏi tươi bóc vỏ, để khoảng 10 ngày là có thể lấy ra dùng, tuy nhiên tốt nhất là để đủ 30 ngày nhé.
Nguyên nhân tỏi ngâm dấm hay bị màu xanh, ăn có bị sao không?
Thường bạn hay bắt gặp hiện tượng là tỏi sau khi ngâm một thời gian thì nó sẽ chuyển sang màu xanh phải không nào. Hãy cùng tìm hiểu tại sao lại như vậy và ăn phải tỏi xanh này có vấn đề gì không nhé.
Có hai nguyên nhân chủ yếu khiến cho tỏi khi ngâm sẽ chuyển sang màu xanh dù bạn vẫn thực hiện đúng cách là: Có thể tỏi bạn chọn để ngâm vẫn còn non nè.
Một nguyên nhân nữa có thể là do rượu bạn ngâm có nồng độ quá cao hoặc không đủ độ khiến cho tỏi đổi màu. Khi tỏi ngã màu xanh thì vẫn dùng được tuy nhiên công dụng trị bệnh của tỏi bị giảm đi so với tỏi ngâm đúng cách nhé.
Theo các chuyên gia thì việc tỏi ngâm bị chuyển sang màu xanh là điều bình thường mà không lo bị ngộ độc khi ăn phải. Đây là món ăn có từ lâu đời nhưng cho đến nay chưa phát hiện ca nào ngộ độc tỏi xanh nào xảy ra cả.
Hướng dẫn bạn cách làm tỏi ngâm giấm chua ngọt mà không bị xanh.
Trước hết các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm tỏi ngâm giấm nhé!
Nguyên liệu làm tỏi ngâm giấm
- Dấm táo.
- Tỏi củ, nên chọn loại tỏi củ to, vì nó dễ bóc và đỡ hăng hơn tỏi lý sơn.
- Muối.
- Đường.
- Bột tỏi, phần này giúp tỏi sau khi ngâm không bị mất mùi, nếu không thích mùi tỏi quá nồng, các bạn có thể bỏ qua nguyên liệu này cũng được.
- Ớt trái (có hoặc không đều được).
Cách bước làm tỏi ngâm giấm
Để làm tỏi ngâm giấm không bị xanh lại bảo quản được lâu, thơm ngon thì các bạn chỉ cần thực hiện các bước đơn giản sau:
Bước 1: Trước hết các bạn tách tỏi riêng thành từng tép, bóc sạch vỏ, nhớ cắt bỏ đầu và đuôi mỗi tép đi nhé. Kế đến bạn cho tỏi vừa bóc vào hũ thủy tinh.
Bước 2: Tiếp theo bạn cho vào nồi giấm, nước, đường, muối, bột tỏi vào bắt lên bếp, đun sôi khoảng vài phút rồi tắt bếp nhé.
Bước 3: Sau khi hỗn hợp nước giấm trên nguồi hoàn toàn thì bạn mới đổ vào hủ tỏi. Cuối cùng bạn đậy nắp thật kín, lắc mạnh và đều để giấm được thấm đều hết lọ tỏi nhé.
Bạn chú ý bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tốt nhất là cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và dùng dần nha.
Các bạn cần chú ý một sổ điểm sau khi làm tỏi ngâm dấm nhé
– Nên chọn các loại giấm có chất lượng tốt nhất và không thay thế giấm bằng các thành phần có tính axit khác. Bởi vì độ pH của nước ngâm khi thay thế giấm có thể gây hại cho sức khỏe và dạ dày của bạn. Sự lựa chọn tốt nhất vẫn luôn là giấm trắng cho các món ngâm giấm nhé.
– Bạn nên dùng muối chuyên dùng cho việc ngâm giấm hoặc muối tinh để hủ ngâm của mình được bảo quản lâu hơn và tốt hơn nè.
Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ bổ sung thêm được nhiều thông tin bổ ích về tỏi ngâm giấm cũng như ghi chú cho mình được cách làm đơn giản mà hiệu quả này. Với lợi ích tuyệt vời của tỏi và tỏi ngâm giấm thì gia đình nên thường xuyên bổ sung vào các bữa ăn để tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh nhé.
Chúc các bạn thành công với tỏi ngâm giấm và đừng quên chia sẻ bí kíp trên cho các chị em phụ nữ khác để họ cùng làm bạn nhé.
Cách ngâm các loại tỏi ớt chua ngọt khác mời bạn xem
- Cách làm ớt ngâm nước mắm tại nhà, ngâm tỏi ớt không bị đóng váng
- Cách ngâm sấu đường ngon nhất, để được lâu và không bị đóng váng
- Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện tại nhà
Mời bạn xem thêm:
- Nghệ ngâm mật ong có tác dụng gì, để được bao lâu?
- Viên nghệ mật ong có tác dụng gì – Đẹp da, giảm cân, đau dạ dày
- Tỏi ngâm mật ong có tác dụng chữa bệnh gì, để được bao lâu?
Nếu thấy những kiến thức trên hữu ích với bạn, hãy Like hoặc Comment để khích lệ đội ngũ phát triển web. Thân!!!