Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅Bệnh tiểu đường ✅ Chỉ số đường huyết là gì, chỉ số đường huyết bình thường sau ăn là bao nhiêu, chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Chỉ số đường huyết là gì, chỉ số đường huyết bình thường sau ăn là bao nhiêu, chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường?

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Chỉ số đường huyết (chỉ số Glucose) là gì, có ý nghĩa gì?

Chỉ số đường huyết (chỉ số glucose) trong xét nghiệm máu là chỉ số lượng đường trong máu – chỉ số quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường. Chỉ số Glucose trong máu người bình thường trong khoảng 72 – 100 mg/dL (4.0 – 5.6 mmol/L), lúc đói mà chỉ số đường huyết khoảng 110 – 126 mg/dl (6,1 – 7 mmol/l) thì bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết là gì, chỉ số đường huyết bình thường sau ăn là bao nhiêu, chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Chỉ số đường huyết là gì, chỉ số đường huyết bình thường sau ăn là bao nhiêu, chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

I. Chỉ số đường huyết hay chỉ số glucose trong xét nghiệm máu là gì?

Khi đi khám tổng quát hay xét nghiệm tổng quan về cơ thể, bác sĩ thường yêu cầu mọi người xét nghiệm chỉ số đường huyết hay còn gọi là chỉ số glucose. Đây là một loại chỉ số phổ biến nhằm đánh giá lượng đường huyết trong cơ thể của con người.

Qua đó, kịp thời phát hiện cơ thể có bị mắc phải căn bệnh tiểu đường hay không. Trong bài viết này, Massageishealthy sẽ giúp mọi người tìm hiểu chỉ số đường huyết, hay còn gọi là chỉ số glucose là gì, mời mọi người cùng đón đọc.

Bạn có thể đo đạc lượng đường trong máu nhiều hay ít, bình thường hay vượt quá mức quy định bằng đơn vị mg/dL hoặc mmol/L, chỉ số glucose hay chỉ số đường huyết là chỉ số chỉ lượng đường trong máu của bạn, đây là một trong những chỉ số quan trọng trong việc chẩn đoán và đánh giá sự hiệu quả trong việc điều trị bệnh đái tháo đường.

Chỉ số đường huyết hay chỉ số glucose trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số đường huyết hay chỉ số glucose trong xét nghiệm máu là gì?

Một vài thực phẩm như đường, tinh bột có khả năng chuyển hóa thành glucose. Để duy trì và cung cấp năng lượng ổn định cho tế bào của các cơ quan hoạt động bình thường, cơ thể sẽ tự động duy trì lượng đường trong máu một cách ổn định.

Chỉ số glucose trong cơ thể sẽ không ổn định mà thay đổi liên tục, sau khi ăn thì chỉ số glucose sẽ tăng lên ở mức cao nhất và sau đó thì giảm dần đi chỉ sau 1 giờ đồng hồ. Đối với bữa ăn đầu tiên trong ngày thì trị số này tồn tại ở mức thấp nhất, đó chính là bữa sáng.

II. Chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường, bao nhiêu thì an toàn với người bình thường?

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là một loại rối loạn chuyển hóa carbohydrate, được biểu hiện thông qua tình trạng tăng lượng đường trong máu mãn tính do thiếu insulin, lúc này, hormon insulin trong tuyến tụy bị thiếu hụt làm suy giảm tác động bên trong cơ thể.

>>>>> Mời bạn tìm hiểu thêm về Insulin là gì?

Đối với những người mắc bệnh ở giai đoạn đầu thường có những biểu hiện khá mơ hồ, không xác định rõ được hoặc có thể bị lầm lẫn với các triệu chứng của bệnh khác.

Nếu bệnh tiểu đường không được điều trị một cách dứt điểm thì tình trạng sống sẽ bị đe dọa, gây ra những biến chứng đối với các cơ quan khác như: thận, mắt, tim, hệ thần kinh và làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân.

Bệnh tiểu đường là một loại rối loạn chuyển hóa carbohydrate

Bệnh tiểu đường là một loại rối loạn chuyển hóa carbohydrate

Đó cũng chính là lý do cho việc nên đi chẩn đoán bệnh sớm để có thể biết được chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Một số biểu hiện rõ nhất của bệnh đái tháo đường đó chính là: đi tiểu nhiều, tiểu về đêm hay khát nước là những dấu hiệu ban đầu của bệnh.

2. Chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là bình thường?

Nguồn năng lượng chính đi nuôi cả cơ thể không thể nào thiếu được đó chính là đường glucose, loại đường này được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta hấp thụ mỗi ngày.

Glucose cũng tồn tại trong máu của mỗi người ở một liều lượng nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày diễn ra ổn định.

  • Mức glucose trong máu bình thường trong khoảng 72 – 100 mg/dL (4.0 – 5.6 mmol/L).
  • 90 – 130 mg/dl (tức 5 – 7,2 mmol/l) ở thời điểm trước bữa ăn.
  • Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 – 2 tiếng.
  • 100 – 150 mg/l (tức 6 – 8,3 mmol/l) ở thời điểm trước khi đi ngủ.

Đối với những khoảng thời gian này hoàn toàn là khoảng thời gian hợp lý nhất để có thể đo chỉ số Glucose của mình, đồng thời có thể đối chiếu chỉ số cho phù hợp để biết mình có mắc bệnh tiểu đường hay không.

Bạn sẽ có nguy cơ cao bị tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường nếu phát hiện chỉ số glucose cao hơn so với mức quy định. Nhiều trường hợp trước khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường trải qua giai đoạn tiền tiểu đường kéo dài khoảng 5 – 10 năm.

Trong trường hợp này, lượng đường huyết hoàn toàn tăng lên trên mức bình thường nhưng vẫn chưa tới mức để có thể chẩn đoán họ bị bệnh tiểu đường.

3. Chỉ số đường huyết trong máu sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Muốn kiểm tra lượng đường huyết để biết lượng đường trong máu và có cách điều chỉnh chế độ ăn phù hợp thì tốt nhất nên kiểm tra sau 2 tiếng khi dùng bữa xong. Nếu chỉ số đường huyết sau ăn nằm ở mức:

– Dưới 7,8 mmol/l là chỉ số đường huyết bình thường và an toàn

– Từ 7,9 – 11,1 mmol/l là cảnh báo dấu hiệu tiền tiểu đường

– Nếu > 11,1 mmol/l thì nguy cơ cao bạn đã mắc bệnh tiểu đường

Muốn biết lượng đường huyết cao hay thấp, hoặc ở mức chấp nhận được, bạn nên theo dõi thường xuyên. Tuy nhiên để chắc chắn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn một cách cụ thể cùng lời khuyên chính xác nhất.

Bạn cần làm nghiệm pháp tăng đường huyết hoặc xét nghiệm chỉ số HbA1c để có thể chẩn đoán bệnh đái tháo đường một cách chính xác nhất.

Đây là chỉ số kiểm soát đường huyết chuẩn xác mà không phụ thuộc vào thời điểm no hay đói. Chỉ số này bình thường nếu ở mức từ 5,5% – 6,2% là bình thường và cảnh báo tiểu đường nếu trên 7%.

4. Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bị tiểu đường?

Theo nghiên cứu của hiệp hội đái tháo đường Mỹ – ADA đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:

– Glucose máu lúc đói ≥ 126mg/dL (7 mmol/L). Hoặc:

– Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L).

Bạn phải nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300ml nước, uống trong 5 phút.

– HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

– Glucose máu ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L) kèm theo triệu chứng kinh điển của tình trạng tăng glucose máu (ăn nhiều, tiểu nhiều, sụt cân, khát nhiều).

Đối với những bệnh nhân không có những triệu chứng đặc trưng của việc tăng glucose trong máu thì nên xét nghiệm chẩn đoán 1, 2, 4 ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 – 7 ngày.

5. Chẩn đoán tiền tiểu đường dựa vào chỉ số đường huyết như thế nào?

Tại Việt Nam, bạn thường được chỉ định định lượng glucose trong máu lúc đói 2 lần ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L) và đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán tiểu đường.

Chẩn đoán tiền tiểu đường dựa vào chỉ số đường huyết như thế nào?

Chẩn đoán tiền tiểu đường dựa vào chỉ số đường huyết như thế nào?

Dựa vào chỉ số glucose mà đưa ra tiêu chí chẩn đoán giai đoạn tiền tiểu đường. Bạn sẽ được chẩn đoán tiền tiểu đường khi có một trong các rối loạn sau đây:

– Rối loạn glucose máu lúc đói: Chỉ số glucose trong máu lúc đói từ 100 (5,6 mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L), hoặc.

– Rối loạn dung nạp glucose: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống từ 140 (7.8 mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L), hoặc.

– HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol).

6. Chỉ số Glucose trong máu lúc đói bao nhiêu là tiểu đường?

Với bệnh nhân đái tháo đường, chỉ số Glucose như sau:

Chỉ số glucose phải được đo trong lúc đói (tức là khoảng sau 8 tiếng chưa ăn), nếu kết quả ra là 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì có lẽ người đó đã mắc bệnh tiểu đường.

Để chắc chắn kết quả có chính xác hay không thì nên đo 2 lần trở lên bởi đôi khi chỉ số này nằm ở mức dao động lên xuống dẫn đến kết quả không đồng nhất.

Trong trường hợp đo lại mà kết quả chỉ số sau dưới 110 mg/dl (6,1 mmol/l) nên đem kết quả tới bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Chỉ số glucose phải được đo trong lúc đói (tức là khoảng sau 8 tiếng chưa ăn)

Chỉ số glucose phải được đo trong lúc đói (tức là khoảng sau 8 tiếng chưa ăn)

Nếu trong lúc đói mà đo được chỉ số glucose đạt trong khoảng 110 – 126 mg/dl (6,1 – 7 mmol/l) thì bạn đang nằm trong diện rối loạn tình trạng đường huyết trong lúc đói.

Nói cách khác thì đây đã bắt đầu giai đoạn tiền đái tháo đường. Theo thống kê thì có khoảng 50% người có chỉ số Glucose như này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 – 5 năm sau đó.

Chính vì thế, nếu đang nằm trong tình trạng này thì bạn hãy chuẩn bị lộ trình để có thể điều trị một cách phù hợp nhất, tránh xảy ra tình trạng bệnh nặng rồi mới nghĩ tới việc điều trị vì nó rất tốn kém chi phí và cả thời gian của bản thân nhưng hiệu quả lại nằm ở xác suất thấp.

7. Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ là bao nhiêu?

Bà bầu là một trong những trường hợp dễ mắc phải bệnh đái tháo đường nhất, bởi vì cơ thể lúc này khá nhạy cảm, ngày nay, tỉ lệ bà bầu mắc phải bệnh tiểu đường đang có xu hướng tăng cao.

Nếu không được chẩn đoán bệnh kịp thời, tiểu đường trong thời điểm đang mang thai sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như phì đại phủ tạng, thai lưu, tăng tai biến sản khoa, thậm chí là tử vong.

Cùng theo dõi tiếp bên dưới để có thể biết được chỉ số đường huyết của thai phụ ở mức bao nhiêu thì bình thường, hoàn toàn khỏe mạnh nhé.

>>>> Mời bạn tìm hiểu chi tiết hơn tại bài viết Tiểu Đường Thai Kỳ

Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ là bao nhiêu?

8. Khi nào nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Chính vì những hậu quả cực kỳ nguy hiểm mà tiểu đường trong khi mang thai gây ra, việc kiểm soát tiểu đường hoàn toàn là một điều không thể loại trừ.

Đối với những phụ nữ đang mang thai hay các mẹ bầu thường được khuyên chú ý các thời điểm thực hiện tầm soát phù hợp với bản thân mình.

Ngay từ những lần thăm khám đầu tiên, các bác sĩ sản khoa sẽ đánh giá nguy cơ và thai phụ không có yếu tố nguy cơ. Thử đường huyết lúc đói. Nếu kết quả bất thường (từ trên 92 mg/dL) phải tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường lúc thai từ 24 đến 28 tuần.

Thai phụ có yếu tố nguy cơ: Thực hiện tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường trong lần khám thai đầu tiên hay trong 3 tháng đầu. Dù kết quả bình thường cũng nên lặp lại nghiệm pháp này lúc thai từ 24 đến 28 tuần.

Trong giai đoạn tuần thai thứ 24 đến 28 vì lúc này bánh nhau phát triển hoàn thiện nhất, tăng sản xuất các nội tiết tố kích thích tiết glucagon, đề kháng insulin, giảm dự trữ và tăng ly giải glycogen thành glucose ở gan, giảm dung nạp đường ở các mô ngoại biên. Hệ quả là gây nên hiện tượng tăng đường huyết là giai đoạn được các bác sĩ khuyến cáo kỹ nhất.

Dựa vào nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống các bác sĩ tiến hành xét nghiệm và đưa ra khuyến cáo thực hiện ở tất cả các sản phụ trong thời gian tuổi thai từ 24 đến 28 tuần.

Để có thể xác định được chỉ số tiểu đường ở thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm dung nạp đường huyết khi mang thai (hay nghiệm pháp dung nạp glucose).

Lúc này, thai phụ phải nhịn đói từ 8-12 tiếng trước khi đến xét nghiệm. Khi thực hiện, thai phụ phải uống 1 ly nước đường, sau đó, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để đo chỉ số đường huyết trước khi uống đường (đường huyết lúc đói) và lần thứ 2 sau khi uống đường 2 giờ.

Để xác định được chỉ số đường huyết lúc đói, đầu tiên, kỹ thuật viên phải lấy một mẫu xét nghiệm máu để có thể xác định.

Thai phụ phải nhịn đói từ 8-12 tiếng trước khi đến xét nghiệm

Thai phụ phải nhịn đói từ 8-12 tiếng trước khi đến xét nghiệm

Tiếp đến, sản phụ được hướng dẫn uống 200ml nước có pha 75g glucose trong 3 đến 5 phút. Ngoài ra, không được hút thuốc, ăn, uống nước ngọt hay vận động mạnh gì trong lúc này. Sau đó 1- 2 tiếng, sẽ lấy thêm hai mẫu máu để đo đường huyết.

Kết quả bình thường là đường huyết lúc đói dưới 92 mg/dL (5,1 mmol/L), sau nghiệm pháp 1 giờ là dưới 180 mg/dL (10 mmol/L) và 2 giờ là dưới 153 mg/dL (8,5 mmol/L).

Đối với những thai phụ xác định là bị bệnh tiểu đường, sẽ có 2 mẫu máu bằng hoặc cao hơn các giới hạn trên. Nếu chỉ xuất hiện một mẫu thì sẽ được xác định là rối loạn dung nạp đường huyết trong thời kỳ mang thai. Ngay sau đó, thai phụ sẽ nhận được kết quả xét nghiệm dung nạp đường huyết.

Có 2 trường hợp cần lưu ý:

  • Đường huyết lúc đói ≥ 150mg/dL.
  • Đường huyết sau 02 giờ uống nước đường ≥ 140mg/dL.

Thai phụ sẽ được xác định là mắc phải bệnh đái tháo đường trong thời kỳ mang thai nếu đạt 02 chỉ số  đường huyết trong xét nghiệm máu nêu trên.

Tùy thuộc vào chỉ số tiểu đường là bao nhiêu mà bà bầu sẽ được bác sĩ tư vấn những ảnh hưởng có thể gặp phải và hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý hoặc điều trị bằng thuốc đúng cách, nhằm mục tiêu chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con.

III. Chỉ số GI, chỉ số đường huyết của thực phẩm là gì?

1. Chỉ số Glycemic là gì?

Chỉ số Glycemic hay chỉ số Gl viết tắt của Glycaemic Index là chỉ số đường huyết thực phẩm phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường.

Nó giúp những người có vấn đề về cân nặng, hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường, quản lý tốt hơn chế độ ăn và sức khỏe.

Chỉ số Glycemic hay chỉ số Gl viết tắt của Glycaemic Index là chỉ số đường huyết thực phẩm

Chỉ số Glycemic hay chỉ số Gl viết tắt của Glycaemic Index là chỉ số đường huyết thực phẩm

Gl hoàn toàn vượt xa cái gọi là “bữa ăn thiết kế để cải thiện lượng đường trong máu”, thay vì đếm hay tính toán tổng lượng carb trong các loại thực phẩm, GI đo lường tác động thực tế của các loại thực phẩm tới lượng đường trong máu. GI được World Healthy Foods chia ra làm 3 loại: thấp, trung bình và cao.

2. Chỉ số GI được chia thành mấy loại?

Chỉ số Gl được phân làm 3 loại: thấp, trung bình hoặc cao theo các cấp bên dưới đây:

  • GI ≤ 55: chỉ số đường huyết thấp.
  • GI = 56 à 69: chỉ số đường huyết trung bình.
  • GI > 70: chỉ số đường huyết cao.

3. Vai trò của chỉ số GI đối với sức khỏe người bệnh tiểu đường

Trải qua 15 năm nghiên cứu và kiểm chứng cho thấy được 1 thực đơn ăn uống với các thực phẩm có GI thấp có tác động tốt trong việc giảm cân, giảm mỡ, các nguy cơ tim mạch, tiểu đường tuýp 2, đột quỵ, trầm cảm hoặc sỏi mật, u xơ tử cung, ung thư vú, ruột kết và tuyến tụy.

Những thực phẩm có chỉ số Gl cao: là những loại thực phẩm tiêu hóa nhanh làm cho lượng đường trong máu bỗng dưng tăng một cách đột biến. Điều này sẽ làm cơ thể bạn bị tích nhiều mỡ, tăng cân và cơ thể bị tổn hại,…

Những thực phẩm có chỉ số GI thấp: Là những thực phẩm hoàn toàn giúp hệ tiêu hóa hoạt động từ từ, hấp thụ chậm rãi, lượng đường trong máu được sản xuất ổn định và insulin được sản sinh ở mức bình thường, rất tốt trong việc giảm tích mỡ, giảm cân và cải thiện sức khỏe.

Vai trò của chỉ số GI đối với sức khỏe người bệnh tiểu đường

Vai trò của chỉ số GI đối với sức khỏe người bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới, viết tắt là WHO và tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc viết tắt là FAO khuyến cáo thì các nước công nghiệp phát triển cần phải ăn theo 1 chế độ ăn uống lành mạnh hơn.

Người dân nên thực hiện việc ăn thực phẩm có GI thấp thay vì ăn các đồ ăn nhanh hoặc đồ ăn chiên rán hoặc quá nhiều tinh bột, những thức ăn này có nguy cơ sẽ làm cho bạn mắc phải 1 số loại bệnh không mong muốn.

4. Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm thường ngày

Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm thường ngày

Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm thường ngày

Không giống như những chỉ số khác, chỉ số đường huyết GI cũng không tính theo vị ngọt hay nhạt của thực phẩm, mà căn cứ để đo chỉ số này trên thực phẩm là tốc độ chuyển hóa của loại thực phẩm đó thành đường sau bữa ăn.

4.1 Thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp

Thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp (< 56) là chủ yếu là các loại rau có lượng carbonhydat thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu.

Những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp nằm trong danh sách này đó chính là các loại họ đậu (đậu đỏ, đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng), Một số loại trái cây tươi tiêu biểu như: cam, táo, lê, đào, kiwi, , nho, chuối, mận.

Ngoài ra thì còn có các loại sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa, yến mạch mì nguyên hạt, cũng nằm trong nhóm thực phẩm làm tăng đường huyết chậm.

4.2 Thực phẩm có chỉ số đường huyết GI trung bình

Đối với những thực phẩm có chỉ số GI trung bình (rơi vào khoảng 56 – 69) bao gồm các loại thực phẩm như nước cam, gạo, mật ong. Nhóm thực phẩm này sẽ chuyển hóa thành đường với tốc độ vừa phải.

4.3 Thực phẩm có chỉ số đường huyết GI cao

Nhóm thực phẩm có GI cao (> 70) bao gồm các thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, bánh mì. Đây là những loại thực phẩm có khả năng chuyển hóa và tăng nhanh đường huyết, không tốt đối với người mắc bệnh tiểu đường.

Theo một số nghiên cứu gần đây của một nhóm nghiên cứu tại đại học Harvard chỉ ra thì trong gạo lứt chứa rất nhiều chất xơ hòa tan nên không làm tăng đáng kể đường huyết ngay sau ăn.

Chính vì thế, bạn chỉ cần thay thế một phần ba của một khẩu phần cơm gạo trắng bằng gạo lứt (khoảng nửa chén cơm) hằng ngày thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sẽ giảm đến 16%.

Theo đó, với bản thống kê Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm trên chắc hẳn bạn đã biết được thực phẩm nào nên ăn và nên hạn chế cũng như tháp dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường của mình rồi phải không?

Thực hiện thói quen xây dựng chế độ ăn uống khoa học bằng những bữa ăn cân bằng, lành mạnh sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh của mình một cách đáng kể nhất.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì, thức ăn và chế độ ăn cho người tiểu đường nên kiêng gì tốt cho sức khỏe?

IV. Những cách làm giảm chỉ số glucose máu an toàn, hiệu quả nhanh

Để điều trị tình trạng chỉ số glucose trong máu cao, bạn cần lưu ý thực hiện những vấn đề sau đây:

Tiến hành theo dõi những dấu hiệu của việc tăng đường huyết, từ đó có cách ngăn chặn sớm nhất. Những biểu hiện tăng đường huyết Các biểu hiện tăng đường huyết thường xuất hiện khi glucose trên 200 mg/dL (11,1 mmol/L), bao gồm mệt mỏi, đau đầu dữ dội, khô miệng, nhìn mờ, tiểu nhiều.

Điều cần thiết nhất là bạn phải biết điều cần làm khi xuất hiện những dấu hiệu trên bằng việc đo đường huyết nếu có máy đo tại nhà hoặc tới bệnh viện để có biện pháp điều trị giảm đường máu kịp thời.

Lựa chọn thực phẩm không gây tăng đường huyết: Bạn nên cắt giảm lượng tinh bột có trong cơm, phở, bún, bánh kẹo…;

Tốt nhất hãy giảm số lượng thực phẩm ở mỗi bữa ăn bằng 1/2 hoặc 2/3 so với trước đây và ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm ít làm tăng lượng đường trong máu như hạt yến mạch, gạo lứt, các loại rau giàu chất xơ hòa tan như rau bi na, đậu bắp, khoai lang, mồng tơi, rau dền…

Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao: Với những hoạt động vừa phải sẽ góp phần giúp giảm lượng đường trong máu và giúp cơ thể chuyển hóa thực phẩm, sử dụng glucose một cách hiệu quả hơn mà không gây tăng đường huyết đột ngột.

Việc hoạt động ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp bạn khỏe hơn, tối đa 5 ngày mỗi tuần. Những bài tập phù hợp đối với sức khỏe bao gồm: đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe, sử dụng máy chạy bộ…

Những cách làm giảm chỉ số glucose máu an toàn, hiệu quả nhanh

Những cách làm giảm chỉ số glucose máu an toàn, hiệu quả nhanh

Làm giảm lượng đường huyết bằng cách sử dụng các thảo dược có tác dụng tự nhiên. Những loại dược liệu trong dân gian được truyền miệng thường có một số loại mang lại hiệu quả không tưởng trong việc giảm lượng đường huyết.

Những loại thảo dược nổi bật và hiệu quả nhất không thể không kể đến đó chính là lá xoài. Với nhiều nghiên cứu hiện nay đã phần nào chứng minh được, thông qua tác động lên toàn bộ chu trình chuyển hóa đường, tinh chất lá xoài đã làm giảm và ổn định được lượng đường huyết trong máu một cách tốt nhất.

Vậy là Massageishealthy đã giải thích cho bạn về chỉ số đường huyết (chỉ số Glucose) trong xét nghiệm máu là gì, có vai trò như thế nào đối với sức khỏe người bị tiểu đường rồi nhé. Cùng chia sẻ cho mọi người để có thêm thật nhiều kiến thức về căn bệnh quái ác này nhé.

Thuật ngữ về chỉ số đường huyết (chỉ số Glucose) trên Wikipedia
Glycemic index, Health, Nutrition, Determinants of health, Food and drink, Glycemic load, Disorders of endocrine pancreas, Dieting, Foods, Glycemic, Insulin index, Diabetes, Carbohydrate, Obesity, Endocrine,

Nutritional and metabolic diseases, Medical specialties, Blood sugar level, Endocrine pancreas, Food, Glucose, Low-carbohydrate diet, Clinical medicine, Eating behaviors of humans, Bread, Whole grain, Food ingredients, Insulin, Flour, Sugar, Diabetes mellitus type 2, Weight loss, Starch, Diabetes mellitus,

Staple foods, Fructose, Gestational diabetes, Beer, Wheat, Public health, Metabolic disorders, Biology, Endocrinology, Food industry, Dietary fiber, Medicine, Biochemistry, Cereals, Potato, Vegetable, Alcoholic drink, Macular degeneration, Human weight, Cereal, Carbohydrates, Health sciences,

Pregnancy, Management of obesity, Digestion, Staple food, Brewing, Carbohydrate chemistry, Glycation, Rice, Hyperalimentation, Body shape, Coronary artery disease, Bariatrics, Blood, Insulin resistance, Fat, Saturated fat, Renewable fuels, Diseases and disorders, Drink, Chemistry, Eating behaviors, Integral

You may also like

You cannot copy content of this page