Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅Bệnh tiểu đường ✅ Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi nào, tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, có sinh thường được không?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi nào, tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, có sinh thường được không?

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì, có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh tiểu đường bùng phát trong quá trình mang thai, thông thường sẽ xuất hiện ở khoảng tuần thứ 24 gây ảnh hưởng nguy hiểm đến khả năng sử dụng đường của các tế bào. Đồng thời cũng là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng cao, đe dọa đến sức khỏe của người mẹ lẫn thai nhi trong bụng.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi nào, tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, có sinh thường được không?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi nào, tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, có sinh thường được không?

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

I. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ và giải pháp phòng tránh cho thai phụ

Bệnh tiểu đường có nhiều loại khác nhau được phân chia theo những yếu tố khác nhau, trong đó tiểu đường thai kỳ là một trường hợp đặc biệt chỉ xảy ra đối với những phụ nữ mang thai.

Hầu hết họ đều được các bác sĩ cảnh báo khi bắt đầu bước vào thời kỳ mang thai để tránh được những nguy cơ biến chứng vô cùng nguy hiểm cho cả bà mẹ và đứa bé.

Nếu bạn đang muốn hiểu rõ hơn về tình trạng tiểu đường thai kỳ thì hãy cùng Massageishealthy tìm hiểu ngay qua những thông tin dưới đây nhé!

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Đa phần các trường hợp sau khi sinh thì lượng đường máu sẽ trở lại bình thường nhưng những thai phụ đã mắc tiểu đường thai kỳ có tỷ lệ bị tiểu đường tuýp 2 rất cao sau đó.

Do đó các bác sĩ thường khuyên thai phụ nên tiếp tục theo dõi cẩn thận với bác sĩ để kiểm soát lượng đường trong máu cho đến khi điều trị có kết quả tốt hơn.

Tiểu đường thai kỳ thường sẽ xuất hiện ở khoảng tuần thứ 24

Tiểu đường thai kỳ thường sẽ xuất hiện ở khoảng tuần thứ 24

Trường hợp những phụ nữ đang mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 muốn có con cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất trước khi mang thai. Bởi nếu không điều trị và kiểm soát tốt thì tình trạng có thể gây nguy hiểm đến cho thai nhi trong bụng mẹ và sau khi sinh.

>>>> Mời bạn tìm hiểu thêm về tiểu đường type 2

2. Những triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Cũng tương tự như các loại bệnh tiểu đường còn lại, các dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ dường như không rõ ràng và không biểu hiện quá nhiều.

Thông thường thai phụ phát hiện ra mình đang mắc căn bệnh này sau khi được bác sĩ kiểm tra mức đường trong máu trong quá trình khám sức khỏe định kỳ trong thời gian mang thai. Tuy nhiên vẫn có một số thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ gặp phải những triệu chứng như:

  • Thường thấy khát nước
  • Tần suất đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Luôn cảm thấy khô miệng
  • Cảm giác uể oải mệt mỏi

Bởi vì không rõ ràng nên một số triệu chứng trên có thể xuất hiện trong thai kỳ nhưng không phải là triệu chứng bệnh điển hình.

Thế nên ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường xảy ra trên cơ thể và sức khỏe của mình thì thai phụ nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển quá nặng khi được phát hiện ra.

3. Đối tượng nào có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao?

Tất nhiên rất dễ nhận biết đối tượng của căn bệnh tiểu đường thai kỳ, chính là những người phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai.

Tuy nhiên không phải người phụ nữ mang thai nào cũng mắc phải căn bệnh này, theo các bác sĩ thì tiểu đường thai kỳ gây ra tác động đến 1/10 mẹ bầu và những người béo phì sẽ có nguy cơ cao hơn.

Ngoài ra cũng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai, bao gồm:

  • Phụ nữ trên 25 tuổi
  • Những người có người thân mắc bệnh tiểu đường
  • Người bị thừa cân với chỉ số BMI từ 30 trở lên
  • Người mắc phải hội chứng buồng trứng đa năng
  • Người mắc một số tình trạng bệnh lý, điển hình như không dung nạp được glucose
  • Người đang dùng những loại thuốc như lucocorticoi (điều trị bệnh hen xuyễn), thuốc chẹn beta (kiểm soát cao huyết áp hoặc tăng nhịp tim) hoặc các loại thuốc chống loạn thần kinh (các bệnh về tâm thần)
  • Người từng mắc tiểu đường thai kỳ
  • Người từng sinh em bé với cân nặng lớn

4. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường liên quan mật thiết đến insulin – một loại hormone do tuyến tụy sản xuất ra và ở phía sau dạ dày giúp chuyển hóa đường thành năng lượng hoạt động trong cơ thể.

Ngoài ra còn giúp kiêm soát lượng đường trong máu. Nhưng trong trường hợp cơ thể không có khả năng sản xuất đủ lượng insulin trong thời kỳ mang thai sẽ gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường liên quan mật thiết đến insulin - một loại hormone do tuyến tụy sản xuất

Bệnh tiểu đường liên quan mật thiết đến insulin – một loại hormone do tuyến tụy sản xuất

Các bác sĩ cho biết tất cả phụ nữ mang thai đều có những chất kháng insulin trong thời kỳ cuối của thai kỳ nhưng vẫn có một số người có chất này ngay cả trước khi mang thai, phần lớn là do béo phì.

Những người này khi mang thai thường có nhu cầu tăng cao và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ lớn hơn những người khác.

5. Khi nào nên đi xét nhiệm tiểu đường thai kỳ?

“Tất cả phụ nữ mang thai nên sớm làm xét nghiệm định lượng Glucose và nghiệm pháp đường huyết (Glucose tolerance test – GTT) vào tuần thứ 26-28 để tầm soát tiểu đường thai kỳ”, ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê cho biết.

Tuy nhiên trong các trường hợp người mẹ có tiền sử tiền tiểu đường, thừa cân béo phì, có chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng hoặc có các biểu hiện: thường xuyên khát nước, miệng thấy vị ngọt, mệt mỏi quá mức… thì cần được xét nghiệm sớm hơn để xác định mức đường huyết.

Có hai loại xét nghiệm tiểu đường thai phụ nên thực hiện trong quá trình mang thai:

Xét nghiệm định lượng Glucose lúc đói: Với xét nghiệm này, thai phụ được chỉ định uống hết 50g Glucose trong 5 phút và lấy máu ở ngón tay sau 1 giờ để xét nghiệm sự chuyển hóa đường của cơ thể. Sau đó, thai phụ làm thêm xét nghiệm dung nạp Glucose để có kết quả chính xác nhất.

Nghiệm pháp đường huyết (xét nghiệm dung nạp Glucose) vào tuần thai 24-28: Xét nghiệm này thường được làm vào buổi sáng, khi thai phụ nhịn đói sau ăn từ 10 – 14 giờ. Lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói, sau đó cho bệnh nhân uống 75g glucose trong 5 phút.

Định lượng glucose huyết tại thời điểm 1 và 2 giờ sau khi uống nước đường. Nếu mẫu máu cho kết quả dương tính, thại phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị bệnh.

Hai xét nghiệm quan trọng này đặc biệt cần thiết với những thai phụ:

  • Tuổi mẹ khi mang thai > 40 tuổi;
  • Bị béo phì (BMI) > 25;
  • Đã bị tiểu đường trong thai kỳ ở lần mang thai trước;
  • Tiền sử sinh con nặng ký ≥ 4000 gr;
  • Tiền sử thai lưu 3 tháng cuối không rõ lý do;
  • Tiền sử sinh con có dị tật bẩm sinh không tìm được nguyên nhân ;
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường týp 2;
  • Rối loạn phóng noãn kiểu buồng trứng đa nang;
  • Sử dụng thuốc như corticosteroids, thuốc kháng virus, hoặc nhiễm HIV…

Bác sĩ Hiền Lê cũng lưu ý các thai phụ trong suốt thai kỳ không nên ăn quá nhiều “ăn cho hai người”, nên ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa, rau quả tươi…,

Thai phụ hạn chế ăn nhiều đường, tinh bột, chất béo, và đặc biệt là thai phụ không nên uống nhiều nước mía sẽ dẫn đến nguy cơ tăng chỉ số đường huyết trong thai kỳ.

6. Cách phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ

Đối với những trường hợp người mẹ đã mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai thì cần được bác sĩ theo dõi sát sao để kiểm soát mức đường huyết ở trạng thái ổn định nhất.

Đối với những người phụ nữ khác, để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, cần phải hết sức lưu ý thực hiện những điều dưới đây để cơ thể thật khỏe mạnh và sẵn sàng bước vào thời kỳ mang thai.

6.1 Duy trì cân nặng ổn định

Tình trạng thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiểu đường. Mặc dù bạn không thể loại bỏ nguy cơ hoàn toàn nếu không thừa cân nhưng nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn so với những người có cân nặng bình thường.

Theo nghiên cứu cho thấy một người có chỉ số khối cơ thể BMI trên 30 sẽ dễ mắc bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai, nguy cơ này cao gấp 3 lần những người có chỉ số BMI thấp hơn 25.

Nếu như thừa cân bạn cần phải tầm soát đái tháo đường tuýp 2 trước khi có thai hoặc giảm cân trước khi quyết định có em bé. Bởi vì việc giảm cân khi đang mang thai thường không được khuyến khích vì có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé.

Bên cạnh đó những phụ nữ béo phì khi mang thai được yêu cầu ít tăng cân hơn những người phụ nữ có thân hình cân đối.

6.2 Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Không chỉ riêng trong thai kỳ mà hầu như lúc nào bạn cũng cần có một chế độ ăn lành mạnh. Với các mẹ bầu thì điều này lại càng quan trọng và còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Chế độ ăn khoa học, có sự cân bằng giữa lượng tinh bột và các nhóm thức ăn còn lại sẽ kiểm soát đường huyết không tăng quá cao sau khi ăn.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn kiểm soát chỉ số đường huyết

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn kiểm soát chỉ số đường huyết

Thực tế thì chỉ có những nguyên tắc quan trọng mà các bà bầu có thể ghi nhớ và áp dụng vào bữa ăn hằng ngày chứ không có thực đơn nào đặc biệt cho họ.

Hãy nhớ chia nhỏ bữa ăn, ưu tiên nguồn tinh bột giàu chất xơ, dùng các chất béo tốt cho sức khỏe, tăng cường rau xanh, sữa cũng như các sản phẩm từ sữa để có thể đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng chất đạm cần thiết trong bữa ăn hằng ngày.

Để dễ dàng kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ mỗi ngày, các mẹ bầu hãy lập ra cho mình một kế hoạch ăn uống và tuân thủ nghiêm ngặt. Bạn cũng có thể nhờ các bác sĩ tư vấn để đảm bảo vẫn đủ dinh dưỡng nuôi thai nhi trong suốt thời gian dài.

>>>> Mời bạn xem thêm: Chế độ ăn uống cho người tiểu đường

6. 3. Tăng cường vận động

Nhiều người nghĩ rằng những người mang thai thì không nên vận động có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên các bác sĩ lại cho rằng ngược lại, vận động rất quan trọng trong suốt thai kỳ.

Hãy cố gắng dành ra 30 phút mỗi ngày để vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội và tất nhiên hãy cân nhắc tùy theo tình hình sức khỏe của mẹ và bé sau đó tham khảo ý kiến từ bác sĩ để đưa ra một chế độ vận động phù hợp nhất với mỗi người.

Bạn cũng có thể chia nhỏ bớt thời gian tập thể dục từ 10 – 15 phút mỗi ngày hoặc thực hiện việc tập luyện qua các làm việc nhà, đi thang bộ, vận động nhiều cũng tương đương với thời gian tập thể dục.

Đặc biệt sau bữa ăn vận động sẽ giúp đường huyết không tăng cao, tăng cường sức bền của cơ thể, cải thiện sự đề kháng với insulin cũng như hoạt động của hệ tim mạch. Thêm vào đó các nội tiết tốt được tiết ra sau khi tập thể dục sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn, sảng khoái và hạn chế căng thẳng.

II. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, có sinh thường được không?

Tác hại nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ đối với thai phụ

Tất nhiên là tiểu đường thai kỳ khá nguy hiểm, tiểu đường gặp ở những người bình thường đã nguy hiểm và đối với bà bầu lại càng nguy hiểm hơn. Bởi nó không chỉ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ mà còn đe dọa đến sự ra đời khỏe mạnh của thai nhi trong bụng thai phụ.

Theo các bác sĩ, mắc tiểu đường thai kỳ sẽ làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai, bị thai lưu, tăng huyết áp, sinh non, đa ối, nhiễm khuẩn niệu, viêm đài thận và nhiều trường hợp phải mổ lấy thai.

Về lâu dài hơn những người phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 và khả năng cao gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng về các bệnh tim mạch.

Hầu hết những người phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ dễ bị xảy ra tai biến trong suốt thời gian mang thai, tỷ lệ này cao hơn những thai phụ bình thường.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, có sinh thường được không?

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, có sinh thường được không?

Đó là những ảnh hưởng trên người mẹ, còn đối với thai nhi sẽ có những nguy cơ nguy hiểm hơn đe dọa đến sức khỏe của bé trong và sau khi sinh. Đầu tiên hiện tượng thai kỳ tăng trưởng quá mức là hậu quả của việc glucose được vận chuyển quá nhiều từ mẹ vào thai.

Phần lớn bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ gây tác động lớn nhất đến sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Trong 3 tháng đầu, thai nhi có thể không phát triển, nhiều trường hợp sẩy thai tự nhiên, gây dị tật bẩm sinh. Thường thì những thay đổi này sẽ xảy ra vào tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ.

Trong giai đoạn 3 tháng giữa và nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ thường gặp phải tình trạng tăng tiết insulin của thai nhi dẫn đến việc thai nhi tăng trưởng quá mức.

Cuối cùng là giai đoạn sau khi được sinh ra, trẻ sơ sinh có nguy cơ gặp phải các tình trạng hạ glucose huyết tương, mắc các bệnh lý chuyển hóa, bệnh lý đường hô hấp, tăng hồng cầu, vàng da sơ sinh, thậm chí có trường hợp trẻ tử vong ngay sau khi sinh.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, có sinh thường được không?

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, có sinh thường được không?

Ngoài ra còn để lại những ảnh hưởng lâu dài trong suốt quá trình phát triển của trẻ như tăng nguy cơ bị béo phì, mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau khi trưởng thành, dễ bị rối loạn tâm thần vận động.

Những đứa trẻ có mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có tỷ lệ mắc đái tháo đường và tiền đái tháo đường cao gấp 8 lần những đứa trẻ khác trong độ tuổi từ 19 đến 27.

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?

Nếu mẹ bầu biết điều chỉnh chế độ ăn uống, mẹ có thể kiểm soát được lượng đường trong cơ thể và thai kỳ vẫn có thể diễn ra bình thường mà không ảnh hưởng gì đến việc sinh nở.

Việc áp dụng phương pháp sinh mổ hoặc sinh qua ngả âm đạo còn phụ thuộc vào nhiều lý do sản khoa khó có thể dự đoán sớm được trong thai kỳ. Khi gần sinh hoặc chuyển dạ thì dự đoán có thể đúng hơn.

III. Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Tương tự như các loại bệnh tiểu đường khác, chế độ ăn uống có tác động vô cùng quan trọng đến việc kiểm soát và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ.

Theo đó các mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trong việc lựa chọn thực phẩm và xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý vừa giúp trị bệnh vừa đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển tốt nhất của thai nhi. Những thực phẩm phụ nữ mnag thai nên bổ sung gồm có:

– Thịt nạc, cá, đậu hũ, các loại sữa không đường, không béo, yaourt.

– Các loại thực phẩm ít gây tăng đường máu như: gạo lứt, đậu đỗ, các loại trái cây ít ngọt, rau xanh, củ quả.

– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để hạn chế tình trạng tăng đường máu quá mức sau bữa ăn và cũng không nên để mức đường máu hạ xuống quá thấp trong những khoảng thời gian chưa đến bữa ăn.

– Tốt nhất hãy ăn với 3 bữa chính và 1 – 2 bữa phụ.

* Lưu ý về mức tăng cân nặng của phụ nữ mang thai:

– Với phụ nữ mang thai trong giai đoạn 6 tháng cuối nên tăng thêm 350kcal/ ngày so với người bình thường.
– Với phụ nữ đang cho con bú sẽ cần phải tăng thêm 550kcal/ ngày so với người bình thường.

IV. Bệnh tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn tất nhiên sẽ có những món mà thai phụ được khuyến cáo không nên ăn để giữ mức đường trong máu ổn định, không để tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.

Hãy liệt kê những món này vào ngay danh sách đen của bạn để hạn chế động đến chúng trong suốt thời gian mắc tiểu đường thai kỳ:

Bệnh tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?

– Các loại thực phẩm dễ làm tăng đường huyết như kem, bánh kẹo, chè, các loại trái cây nhiều chất ngọt.

– Các loại thực phẩm chế biến sẵn, các sản phẩm đóng hộp, ủ chua chứa nhiều muối có thể khiến đường huyết tăng vọt như: thịt nguội, thịt xông khói, đồ hộp, mì gói, xúc xích, cải muối…

– Những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo làm tăng mỡ máu trong cơ thể như: các loại thực ăn chiên, rán, xào, lòng đỏ trứng, nội tạng như tim gan thận…

– Hạn chế dùng các loại nước ngọc có gas, bia rượu, cà phê, chè đặc chứa chất kích thích, nước ép trái cây ngọt…

V. Người bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì?

Trái cây luôn là một nguồn dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe và đối với những phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ thì cũng có thể bổ sung hoa quả để có thêm chất dinh dưỡng nuôi thai nhi, hỗ trợ việc điều trị bệnh tốt hơn. Dưới đây là một số loại hoa quả mà người bị tiểu đường thai kỳ nên dùng:

1. Bưởi đỏ

Bưởi đỏ giàu Vitamin C, beta-carotene cùng các chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, cung cấp lượng vitamin cần thiết cho mẹ và bé. Ngoài ra còn giúp ổn định lượng đường huyết trong máu. Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn nửa trái bưởi sẽ rất tốt.

2. Việt quất

Trong thành phần của quả việt quất cũng có rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ và nó chỉ cung cấp cho cơ thể một lượng carbs thấp vừa đủ để hạn chế tăng đường huyết. Bên cạnh đó còn bổ sung nhiều chất xơ và các vitamin có lợi khác.

3. Dưa hấu

Với hàm lượng cao vitamin B và C, beta-carotene, kali và lycopene, dưa hấu là một trong những loại trái cây được bác sĩ khuyến cáo là rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

4. Đào

Đào không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều Vitamin A, C, kali, chất xơ đồng thời có chỉ số đường GI thấp giúp mẹ bầu ổn định lượng đường trong máu hiệu quả hơn.

5. Táo

Táo là một trong những loại trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa vô cùng tốt cho sức khỏe, giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và đề kháng, giúp đốt cháy chất béo tốt hơn.

6. Kiwi

Trong mỗi trái kiwi đều chứa hàm lượng lớn các chất có lợi như Vitamin C, kali, chất xơ và đặc biệt hàm lượng carbs thấp sẽ giúp điều chỉnh hiệu quả mức đường huyết trong suốt thai kỳ.

7. Tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối không?

Chuối là một trong những loại trái cây vô cùng quen thuộc với mọi người bởi vì chúng khá ngon và lại còn bổ dưỡng nữa.

Sự đa dạng về các thành phần dinh dưỡng trong chuối như: Vitamin B6, C, A, Kali… giúp cải thiện tinh thần, làm tăng hệ thống miễn dịch, điều hòa huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ, ngăn chặn béo phì, chống ung thư, giúp nhuận tràng…

Và vẫn còn rất nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe của người thường lẫn những phụ nữ đang mang thai.

Tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối không?

Tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối không?

Tuy nhiên chuối lại là loại trái cây chứa hàm lượng đường cao nhất, đặc biệt là khi chín thì tất cả lượng tinh bột đều chuyển hóa thành dạng đường đơn.

Lúc đó việc tuần hoàn máu sẽ giảm xuống khiến việc trao đổi chất kém dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ trầm trọng hơn. Chính vì thế thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ không nên ăn quá nhiều chuối nhất là chuối chín.

– Bạn có thể ăn chuối vừa chín tới, không quá chín cũng không quá xanh.

– Nên ăn chuối cách xa những bữa ăn, trường hợp muốn ăn những món làm từ chuối thì nên giảm lượng tinh bột trong bữa ăn chính.

– Tuyệt đối không ăn chuối kèm với uống nước ngọt hay kẹo bánh do chúng đều chứa lượng đường quá cao.

8. Bị tiểu đường thai kỳ có nên ăn ngô?

Bắp ngô là một trong những loại thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột rất cao với chỉ số đường GI lên đến 69, con số này khá cao so với mặt bằng chung của mức trung bình cho phép 56-69.

Thế nên bắp ngô thuộc danh sách những loại thực phẩm hạn chế ăn đối với những phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ.

Tuy nhiên ngô cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: vitamin A và vitamin B-6, phốt pho, riboflavin, niacin, folate, magiê, sắt… cung cấp chất xơ dồi dào rất tốt cho cơ thể.

Thực tế các mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ vẫn có thể sử dụng ngô tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe thì nên sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Bạn có thể ăn ngô cùng với các loại thực phẩm chứa protein khác, không nên ăn một trái bắp hoặc nửa cốc hạt ngô trong bất kỳ bữa ăn nào.

Nếu như bạn là một tín đồ của ngô thì tốt nhất hãy tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước khi ăn để đảm bảo được sức khỏe của mẹ và bé.

Bị tiểu đường thai kỳ có nên ăn ngô?

Bị tiểu đường thai kỳ có nên ăn ngô?

Có thể nói việc mắc tiểu đường thai kỳ không chỉ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ mà còn đe dọa đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi và trẻ sơ sinh sau khi ra đời.

Chính vì thế các thai phụ nên theo dõi cơ thể thật cẩn thận và thường xuyên thăm khám với bác sĩ để phát hiện ra những bất thường và điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé!

Trên đây là những kiến thức về căn bệnh tiểu đường thai kỳ được Massageishealthy tổng hợp lại từ nhiều nguồn uy tín. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe.

Các thuật ngữ liên quan bệnh đái tháo đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ, đái tháo đường týp 2, xét nghiệm dung nạp glucose, lượng đường trong máu, Metformin, kháng insulin, C-Met, đái tháo đường, chuyên khoa y tế, y học lâm sàng, y tế, y học, khoa học sức khỏe, rối loạn tuyến tụy yếu tố, Insulin,

Bệnh tiểu đường, Tế bào Beta, Tuyến tụy nội tiết, Tín hiệu tế bào, Hệ thống nội tiết, Sức khỏe cộng đồng, Truyền tín hiệu, Sinh con, Nội tiết, Bệnh dinh dưỡng và chuyển hóa, Bệnh hạ đường huyết, Bệnh và rối loạn nội tiết, Bệnh nội tiết, Bệnh nội tiết, Bệnh nội tiết, Bệnh nội tiết Tuổi thai, Hóa sinh, Theo dõi đường huyết,

RTT, Huyết sắc tố, Tiền tiểu đường, Chăm sóc sức khỏe, Sức khỏe phụ nữ, Sức khỏe bà mẹ, Chế độ ăn ít carbohydrate, Tập thể dục, Insulin (thuốc), Dị tật bẩm sinh, GLUT4, Sinh sản ở người, Mang thai kinase, sinh học tế bào, ăn kiêng, tiểu đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn, chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường,

sinh mổ, khoa học đời sống, phạm vi tham khảo, làm mẹ, đa nang hội chứng buồng trứng tic, bệnh thận, thai nhi, Glucose, phát triển trước khi sinh, xét nghiệm Glucose, xác định sức khỏe, thuốc chống tiểu đường, Hormone, tăng đường huyết, tiền sản giật, carbohydrate, cho con bú, quản lý bệnh tiểu đường ,

Chăm sóc y tế dự phòng, Ung thư buồng trứng, Protein kinase hoạt hóa Mitogen, Phát triển con người, Dinh dưỡng, Sản khoa, Nguy cơ, Mang thai động vật, Máy đo đường huyết, Receptor (sinh hóa), Tyrosine kinase, Chăm sóc trước khi sinh, Phân tử, Phát triển tế bào, Phát triển tế bào (y học),

Không dung nạp thực phẩm, que thử nước tiểu, Dịch tễ học, Công nghệ sinh học, Bệnh và rối loạn ở người, Protein vận chuyển màng, Nhỏ cho tuổi thai, Pl Nhaua, Rối loạn trầm cảm lớn, Nhân văn y tế, Chất xơ chăm sóc sơ sinh, Sinh sản, Tăng trưởng trong tử cung hạn chế, đái tháo đường và mang thai,

cai thuốc lá, quá trình tế bào, tuyến tụy, ngũ cốc nguyên hạt, rối loạn chuyển hóa, chẩn đoán y khoa, Mang thai có nguy cơ cao, Insulinoma, TCF7L2, GLUT1, Tăng huyết áp, Bổ sung chế độ ăn uống, Leptin, Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, Máu, Mẹ, dung nạp glucose bị suy giảm, Thiếu magiê,

Ăn kiêng (dinh dưỡng), Đảo tụy, Thức ăn và đồ uống. Phụ khoa, Tuân thủ (y học), thụ thể Insulin, huyết tương, nghiên cứu, khởi phát chuyển dạ, Folate, đái tháo đường loại 1, Stress (sinh học), màng tế bào, quá trình sinh học, bệnh, Cortisol, thực phẩm, bệnh lý của thai kỳ, sinh con và puerperium ,

Chuyển dạ bị tắc nghẽn, Điều trị y tế, Chức năng thận, Bệnh lý võng mạc, Cân nặng khi sinh, Tăng cân trong thai kỳ, Glycos niệu, Phụ nữ, Tế bào (Sinh học), Nhịn ăn, Xét nghiệm y tế, Độ nhạy và độ đặc hiệu,

Miền SH2, Magiê, Trầm cảm sau sinh, Giảm cân Giải phẫu), Ligand (sinh hóa), Truyền thông tế bào, Progesterone, Chu kỳ tế bào

5/5 - (6 bình chọn)

You may also like