Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅Bệnh tiểu đường ✅ Người bị bệnh tiểu đường có ăn được măng, ăn dứa (thơm) không?

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được măng, ăn dứa (thơm) không?

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Mắc bệnh tiểu đường có được ăn măng, ăn dứa (thơm) có được không?

Người bị tiểu đường có thể ăn măng tuy nhiên mỗi bữa ăn không nên ăn quá nửa kg măng, măng khi ăn nhiều sẽ dẫn đến khó tiêu, ảnh hưởng xấu tiêu hóa. Bên cạnh đó người bệnh đái tháo đường cũng hoàn toàn ăn được dứa (thơm) nhưng chỉ nên nên ăn với một lượng vừa phải là khoảng ½ trái trong một ngày mà thôi.

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được măng, ăn dứa (thơm) không?

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được măng, ăn dứa (thơm) không?

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

I. Căn bệnh tiểu đường và biến chứng nguy hiểm của nó

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là sự rối loạn chuyển hóa carbohydrate, nói cách khác dễ hiểu hơn, nó là tình trạng lượng đường trong máu vượt quá mức cho phép do lượng insulin cơ thể tiết ra để điều tiết lượng đường bị thiếu hoặc không có.

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm liên quan đến tim mạch, não, mắt,.. Ngày nay, căn bệnh này trở nên khá phổ biến.Theo thống kê hằng năm, có tới hơn 500 triệu người trên thế giới và là gánh nặng y tế cho hơn 80% các nước đang phát triển.

Bệnh tiểu đường là sự rối loạn chuyển hóa carbohydrate

Bệnh tiểu đường là sự rối loạn chuyển hóa carbohydrate

Độ tuổi mắc phải căn bệnh này thường nằm ở độ tuổi từ 30 – 64. Căn bệnh này ngày một gia tăng, đặc biệt là có xu hướng tăng cao ở các nước phát triển và đang phát triển.

Bệnh tiểu đường chia ra nhiều giai đoạn và phát triển theo từng giai đoạn khác nhau. Đối với những ai đang trong giai đoạn thai kỳ cần đặc biệt chú ý đến căn bệnh này bởi vì giai đoạn mang thai rất dễ mắc phải căn bệnh này.

2. Những dấu hiệu bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một loại bệnh khá nguy hiểm, thông thường, ở những giai đoạn đầu sẽ không thể phát hiện được cụ thể biểu hiện tình trạng bệnh.

Chính vì thế cho nên việc thăm khám và nhận biết sớm tình trạng bệnh tình sẽ là một giải pháp tốt để điều trị bệnh kịp thời và thời tránh để bệnh phát triển và có cơ hội gây ra những biến chứng không tốt cho sức khỏe. Các triệu chứng của tiểu đường bao gồm:

Cảm giác khát nước: Cơ thể sẽ lấy lượng nước từ những cơ quan xung quanh nhằm trung hòa lượng đường huyết, gây ra hiện tượng thiếu nước ở một số cơ quan, từ đó, kích thích lên não làm tăng cảm giác khát nước để cung cấp lượng nước bù vào sau đó.

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do lượng đường trong máu đột ngột tăng cao. Chính vì thế, triệu chứng khát nước thường xảy ra ở những người bị bệnh tiểu đường.

Thị lực giảm sút: Khi lượng đường vượt quá mức cho phép tồn tại trong máu, hình thái thủy tinh thể sẽ bị thay đổi mắt nên nhiều khi nhìn bạn sẽ thấy nhòe hoặc rất khó nhìn. Nếu không xử lý và để lâu thì bạn có khả năng bị mù vĩnh viễn.

Các bệnh về da: Dấu hiệu rõ nhất của bệnh tiểu đường thường xuất hiện trên da, đó chính là hiện tượng kháng insulin dù cho lượng đường trong máu vẫn có thể chưa cao quá mức cho phép , lúc này da sẽ có cảm giác khô và ngứa.

Mệt mỏi: Do lượng đường của thức ăn trong cơ thể không thể sử dụng cho các hoạt động hằng ngày, chính vì thế nên để có năng lượng hoạt động cơ thể phải lấy năng lượng từ các mô mỡ. Khi đó, cơ thể phải sử dụng nhiều hơn, dĩ nhiên là sẽ có cảm giác mệt mỏi hơn.

Mặc khác, khi lượng đường trong máu tăng cao lên khiến bạn phải uống nhiều nước, khi đó, sẽ làm bạn mất giấc ngủ vì phải thức giấc đi tiểu mỗi đêm, khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi.

Những dấu hiệu bệnh tiểu đường

Những dấu hiệu bệnh tiểu đường

Điểm chung của triệu chứng tiểu đường type 1 và triệu chứng tiểu đường type 2 có khá nhiều, nhưng tiểu đường type 2 thường ít hơn và hay gặp ở người lớn. Cách điều trị sẽ đi kèm theo với các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Khi phát hiện có dấu hiệu bệnh thì nên đến các cơ sở để có thể thăm khám và điều trị kịp thời, xác định được chính xác bệnh và tìm cách điều trị bệnh để tránh được những tác hại nguy hiểm cho cơ thể và sức khỏe.

II. Người mắc tiểu đường có ăn được măng không?

Măng là các cây non mọc lên khỏi mặt đất của các loài tre, bao gồm Bambusa vulgaris và Phyllostachys edulis. Măng được sử dụng làm thực phẩm ở nhiều nước châu Á và được bán dưới nhiều hình thức như măng khô, măng tươi và măng đóng hộp.

Người mắc tiểu đường có ăn được măng không?

Người mắc tiểu đường có ăn được măng không?

Măng là một loại thực phẩm có sẵn ở miền núi, nhất là ở những vùng có rừng tre, nứa, bương, trúc… và có thể coi là một trong những đặc sản núi rừng, vùng cao.

Măng là một món ăn khoái khẩu của nhiều người, có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, mang đậm hương vị rừng núi, ví dụ như: cá nục kho măng, canh măng, măng xào, bún xáo măng, măng hầm chân giò lợn, măng nấu xáo vịt.

Giá trị dinh dưỡng của măng

Vậy thì măng có những giá trị dinh dưỡng gì, có lợi với sức khỏe con người hay không và đặc biệt, người bệnh tiểu đường có nên ăn măng hay không?

Măng tươi cũng tương tự như rau tươi, có chứa khá nhiều chất như: protid, glucid, muối khoáng, vitamin, nhưng măng có nhiều chất xơ hơn rau và măng càng già tỷ lệ chất xơ càng cao, cứng hơn và khó tiêu hơn.

Trong măng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cũng như nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, phốt pho, canxi, protein thực vật.

Đặc biệt, măng tươi có hàm lượng chất xơ cao, rất tốt cho hệ tiêu hóa, lại có thể phòng chống táo bón, rất thích hợp với người muốn giảm béo.

Thành phần dinh dưỡng của những loại măng thường dùng: Trong 100g măng tre tươi có 92g nước, 1,7g protein, 1,7g glucid, 4,1g là chất xơ (xenlulo).Trong 100g măng nứa tươi có 92g nước, 1,9g protein, 1,7g glucid, 3,9g chất xơ.

Trong 100g măng vầu tươi có 91g nước, 1,4g protid, 2,5g glucid, 4,5g chất xơ.Trong 100g măng ngâm chua có 92,8 g nước, 1,4g protid, 1,4g glucid, 4,1 g chất xơ.Trong 100g măng khô có 23g nước, 13g protein, 2,1g lipid, 21,5g glucid, 36g chất xơ.

Măng là một món ăn được người dân ở nước ta ưa chuộng, tuy vậy, măng tươi không nên ăn quá nhiều, mỗi bữa chỉ được ăn từ dưới nửa kí trở xuống.

Hơn nữa, măng tươi mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại có tính lạnh, nhiều chất xơ, ăn quá nhiều thành ra tiêu hóa khó, dễ trở thành gánh nặng cho dạ dày, đặc biệt là người mắc bệnh về đường tiêu hóa.

Người mắc tiểu đường có ăn được măng không?

Người mắc tiểu đường có ăn được măng không?

Khi ăn măng tươi, chúng ta cũng phải đề phòng về khả năng có thể bị ngộ độc vì trong măng có chứa một chất độc gọi là glucozit sinh acid cyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thuỷ phân và giải phóng acid cyanhydric (HCN).

Chính acid này gây ra ngộ độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn. Một người lớn ăn phải 20mg acid cyanhydric có thể bị ngộ độc. Trẻ em, người già yếu nhạy cảm hơn.

Ăn măng có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường không?

Măng chiết xuất từ tre có thể làm giảm được lượng glucose mãn tính trong máu, do đó, măng có thể ngăn ngừa được bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, các chiết xuất này cũng giúp ngăn ngừa sự gia tăng lipid trong các tế bào mỡ, có liên quan chặt chẽ với bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bên cạnh đó, điều này cũng sẽ xảy ra khi sự tích tụ quanh gan, tim, thận và các tế bào khi chúng ta ăn quá nhiều. Ngoài ra, chúng còn ngăn ngừa được các nguy cơ về bệnh béo phì và suy tim.

Theo đánh giá của các nhà khoa học tại trường Đại học Karachi ở Pakistan về vai trò của việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở măng tây. bằng cách tiêm cho chuột các chất hóa học gây bệnh tiểu đường – giảm sự sản xuất của insulin và làm lượng đường trong máu tăng cao.

Sau đó thì nửa số chuột thí nghiệm được điều trị bằng chiết xuất từ măng tây và nửa còn lại được điều trị bằng thuốc trị tiểu đường glibenclamide.

Sau một quá trình tiến hành kiểm tra máu và theo dõi, kết quả nhận được chính là lượng nhỏ chiết xuất từ măng tây tuy không làm cải thiện được nồng độ insulin trong cơ thể nhưng vẫn giúp kiểm soát đường huyết.

Muốn thấy rõ được tác dụng của việc sản xuất insulin ở tuyến tụy thì nên sử dụng măng tây với số lượng lớn. Đây là vấn đề đang được nghiên cứu thêm và các nhóm nghiên cứu đang tính hướng đến thử nghiệm trên cơ thể người.

Vậy, người bệnh tiểu đường ăn măng có được không?

Những người mắc bệnh tiểu đường thường quan tâm đến chủ đề ăn uống. Bệnh nhân có thể do dự rằng khi bị tiểu đường có được ăn món ăn này không, ăn có ảnh hưởng tới lượng đường trong máu không…Và rõ ràng rằng không phải lúc nào cũng có thể nhận được lời tư vấn từ bác sĩ.

Dưới đây là những lời tư vấn giúp giải đáp những câu hỏi như “Người bị bệnh tiểu đường có ăn được măng không?” “Bệnh tiểu đường có ăn được măng tươi không?” để giúp bệnh nhân có thể giải đáp những băn khoăn thông qua vấn đề này.

Người mắc tiểu đường có ăn được măng không?

Người mắc tiểu đường có ăn được măng không?

Trả lời: Không phải những bệnh nhân tiểu đường phải ăn uống chế độ một cách kiêng khem quá cứng nhất. Họ vẫn có thể sử dụng những loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu, tuy nhiên, phải biết cách ăn sao cho hợp lý và chia nhỏ mỗi bữa ăn.

Những ai đang bị bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được măng. Và măng còn có rất nhiều lợi ích sức khỏe đối với người tiểu đường.

Lợi ích sức khỏe khi người tiểu đường ăn măng

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe khi người tiểu đường ăn măng:

– Kiểm soát đường huyết: Măng ít đường và nhiều chất xơ nên có tác dụng làm giảm lượng đường máu và tốt đối với người tiểu đường.

– Cải thiện hệ tim mạch: Măng có nhiều dinh dưỡng thiết yếu và khoáng chất như kali, selen tốt cho hệ tim mạch.

Lượng carbohydrate trong măng thấp, chính vì thế nên măng trở thành thực phẩm lý tưởng phòng chống các bệnh tim mạch. Chất xơ trong măng giúp đào thải cholesterol trong máu và giúp bệnh nhân tiểu đường giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch.

– Tăng cường khả năng miễn dịch: Măng chứa nhiều vitamin thiết yếu như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể người bệnh.

– Phòng chống viêm: Măng tre có đặc tính giảm viêm, giảm đau và chữa lành vết thương nhanh chóng.

– Chống lại các gốc tự do: Theo như nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra thì trong măng tre có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp loại bỏ các gốc tự do gây nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư.

Những người tiểu đường mắc các bệnh dưới đây tuyệt đối không nên ăn măng tươi

Những ai mắc phải căn bệnh đái tháo đường mắc các bệnh dưới đây tuyệt đối không nên ăn măng tươi:

Bệnh nhân tiểu đường đang gặp một trong số những tình trạng dưới đây tuyệt đối không nên ăn măng tươi:

– Người bị đau dạ dày

Do trong măng có chứa hàm lượng hàm lượng acid cyanhydric, gây hại đến dạ dày, cho nên, các chuyên gia khuyến cáo đến các bệnh nhân đang mắc phải bệnh đau dạ dày thì hoặc đang uống thuốc điều trị dạ dày không nên ăn măng.

– Người bị bệnh gút

Để tránh tình trạng tăng hàm lượng acid uric trong máu thì bệnh nhân bệnh gút cần cẩn trọng với chế độ ăn uống. Măng làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Vì thế, bệnh nhân bị gút cần tránh ăn loại thực phẩm này.

– Người bị bệnh thận

Đối với những ai bị mắc bệnh suy thận do biến chứng tiểu đường hoặc bị thận mãn tính thì nên hạn chế thực phẩm giàu kali. Mà măng là loại thực phẩm giàu kali nên bệnh nhân bị bệnh thận nên tránh.

– Phụ nữ mang thai

Đối với những phụ nữ đang mang thai, trong 3 tháng đầu của thai kỳ được khuyến cáo nên hạn chế ăn măng. Đối với những giai đoạn đầu của thai kỳ, thai phụ chưa thích nghi được với sự thay đổi của cơ thể và thường bị ốm nghén nhiều nên thường ăn ít hơn bình thường.

Khi ăn măng, chất xơ trong măng được các mẹ bầu hấp thụ tạo cảm giác no lâu, đầy hơi. Bên cạnh đó, nếu măng không được chế biến đúng cách thì sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc, gây nhiều ảnh hưởng tới thai phụ và thai nhi.

Người tiểu đường ăn măng bao nhiêu mỗi ngày?

Mặc dù măng là một loại thực phẩm khá tốt cho sức khỏe của người tiểu đường, tuy nhiên, không vì thế mà người bệnh tiểu đường hấp thụ măng quá nhiều. Mỗi bữa ăn không nên ăn quá nửa kg măng.

Măng khi ăn nhiều sẽ dẫn đến khó tiêu và ảnh hưởng không tốt đối với đường tiêu hóa. Ngoài ra, người tiểu đường cần tính toán lượng calo nạp vào cơ thể và cân đối các chất dinh dưỡng.

Người mắc tiểu đường có ăn được măng không?

Người mắc tiểu đường có ăn được măng không?

Măng cần được sơ chế để phòng ngộ độc bởi có chất độc glucozit sinh ra acid. Trong măng tươi có chứa chất độc glucozit sinh acid cyanhydric cho nên khi ăn chúng cần chú ý hết sức đề phòng việc ngộ độc.

Cách chế biến giúp người tiểu đường ăn măng an toàn

– Khi sơ chế, măng tươi nên luộc đi luộc lại 2-3 lần. Có thể bóc vỏ, để nguyên hoặc cắt nhỏ. Sau khi luộc cần xả lại bằng nước sạch.

– Ngâm măng vào nước vo gạo trong vòng 2 ngày sau khi đã luộc xong. (thay nước gạo thường xuyên 2 lần/ngày) .

– Măng sau khi đã sơ chế có thể dùng để nấu món ăn.

Lưu ý: Khi luộc măng, không nên đậy nắp lại để chất độc bay hơi đi. Trường hợp măng có màu trắng và vàng bất thường hoặc có mùi hôi thì không nên sử dụng.

Mời các bạn xem thêm về chế độ ăn uống cho người tiểu đường:

III. Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?

Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng của quả dứa (thơm)

Dứa, thơm hay khóm (có nơi gọi là khóm) hay gai (miền Trung) hoặc trái huyền nương, tên khoa học Ananas comosus, là một loại quả nhiệt đới.

Dứa là cây bản địa của Paraguay và miền nam Brazil. Quả dứa thường gọi thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ họp lại, còn quả thật là các “mắt dứa”. Dứa được ăn tươi hoặc đóng hộp dưới dạng khoanh, miếng, nước ép hoặc nước quả hỗn hợp.

Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?

Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?

Dứa là loại trái cây được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới, chúng có chứa vitamin C, B-Complex (folate, thiamin, pyridoxine, riboflavin). Các khoáng chất như kali, canxi, phốt pho và mangan. Nó cũng rất giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan tự nhiên và ít calo.

Trong dứa tươi có chứa hơn 75% vitamin C bổ sung cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Vitamin C góp phần giúp cho hệ thống miễn dịch được khỏe mạnh.

Vitamin B làm tăng hoạt động trao đổi chất của cơ thể. B6 điều chỉnh lượng đường trong máu. Vitamin A duy trì chất nhầy lành mạnh, thị lực và làn da. Kali ngăn ngừa chuột rút cơ bắp và đau nhức.

Bệnh tiểu đường có ăn dứa được không?

Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?

Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?

Dứa có khá nhiều tác dụng giúp ích cho con người, chẳng hạn như: lợi tiểu, dễ tiêu, tẩy độc cho cơ thể,..Tuy nhiên, nếu hấp thụ quá nhiều dứa sẽ gây ra tình trạng rát lưỡi.

Bởi vì có vị chua nên dứa có thể được dùng như một loại rau trong bữa ăn. Vì vậy ngoài sử dụng dứa để ăn tráng miệng bạn có thể ăn như một món rau bình thường.

Dứa có chứa enzim bromelain có lợi cho sức khoẻ. Bên cạnh đó, trong dứa có chứa enzym bromelain có lợi trong việc ngăn ngừa các triệu chứng ho và cảm lạnh và các triệu chứng khác.

Bromelain trong dứa còn giúp cải thiện hơi thở của chất nhầy trong khu vực hô hấp. Lấy bromelain đúng cách giúp giảm đau trong bệnh viêm khớp.

Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?

Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?

Hơn thế nữa, dứa còn giúp cho các chị em đẩy lùi mụn trứng cá đáng ghét, eczema, bệnh vẩy nến, viêm da và bệnh rosacea. Bromelain cũng được sử dụng như tăng cường khả năng miễn dịch. Enzyme bromelain có tác dụng chống viêm, chống đông máu và chất chống ung thư .

Ngoài ra dứa còn có nhiều tác dụng khác như:

  • Giúp xương chắc khoẻ;
  • Dứa tốt cho thị lực;
  • Chống viêm khớp và đau khớp;
  • Có nhiều chất dinh dưỡng;
  • Nguy cơ cao huyết áp bị đẩy lùi;
  • Răng và nướu khỏe mạnh hơn nhờ ăn dứa;
  • Tốt cho sức khỏe tim mạch;

Vậy thì bị bệnh tiểu đường có nên ăn dứa không? Câu trả lời là hoàn toàn có. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường chỉ nên nên ăn với một lượng vừa phải là khoảng ½ trái mà thôi.

Bởi vì thành phần trong dứa có chứa nhiều đường saccharose và glucose nên nếu ăn nhiều loại quả này có thể làm tăng mức đường huyết của người bệnh tiểu đường.

Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?

Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?

Chính vì thế, trong quá trình ăn dứa cần kết hợp với một số loại thực phẩm khác để cân bằng được lượng đường huyết trong máu, giúp chúng không vượt quá mức quy định mà bác sĩ đề ra.

Vậy là Massageishealthy đã giải đáp cho bạn 2 thắc mắc lớn là “tiểu đường có ăn được măng không” và “tiểu đường có ăn được dứa không” rồi nhé. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe với chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh.

5/5 - (4 bình chọn)

You may also like