Người bị tiểu đường có được ăn chuối không, khoai lang không?
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn chuối, ăn khoai lang, tuy nhiên nên ăn với 1 liều lượng nhất định. Tinh bột trong chuối là một thành phần có lợi cho việc tăng độ nhạy cảm insulin, chất xơ trong khoai lang (đặc biệt là chất xơ hòa tan) giúp cải thiện lượng đường trong máu, làm chậm quá trình hấp thụ đường.
Table of Contents
I. Cẩn thận với chế độ ăn uống đối với người bệnh tiểu đường
Đối với những bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường, việc ăn uống kiêng khem là một điều hết sức quan trọng, bởi vì bất kỳ loại thực phẩm nào quá ngọt cũng có thể khiến lượng đường huyết trong máu tăng cao, điều này làm cho tình trạng bệnh ngày một nặng thêm và không có dấu hiệu thuyên giảm.
Một số loại thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường thắc mắc có nên ăn hay không phải kể đến đó chính là chuối và khoai lang. Chuối và khoai lang là hai loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chính vì thế, người mắc bệnh thường hay băn khoăn về việc ăn chuối và khoai lang thì có tốt cho bệnh nhân tiểu đường hay không?
Trong bài viết ngày hôm nay, Massageishealthy sẽ giúp mọi người biết được tiểu đường có được ăn chuối và khoai lang hay không, mời mọi người đón đọc.
Như mọi người đã biết, căn bệnh tiểu đường ngày nay đã thành một cụm từ khá quen thuộc vì hằng năm, bệnh tiểu đường đang có xu hướng tăng lên một cách rõ rệt. Theo thông tin được tổng hợp được, bệnh tiểu đường là một dạng của việc rối loạn carbohydrate, khi hormone insulin bị thiếu hụt hoặc giảm các tác động bên trong cơ thể.
Để giải thích một cách dễ hiểu, tiểu đường là tình trạng lượng đường huyết tồn tại trong máu ở mức cao hơn bình thường, gọi là dư đường trong cơ thể. Những hiện tượng biểu hiện rõ nhất của căn bệnh này đó chính là đi tiểu nhiều, tiểu về đêm hay khát nước là những dấu hiệu ban đầu của bệnh.
Đối với thắc mắc rằng tiểu đường có nên ăn chuối không thì được lý giải như sau: Những tình trạng đi tiểu nhiều, tiểu về đêm hay là khát nước là một số triệu chứng lâm sàng của bệnh.
Đối với thức ăn khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường glucose, đây cũng chính là một loại năng lượng hỗ trợ cho cơ thể hoạt động và làm việc.
Tuy nhiên, có một số loại thức ăn lại làm ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường, chính vì thế nên có một số người thắc mắc rằng bệnh tiểu đường có nên ăn chuối và khoai lang hay không?
II. Dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường thường gặp
Đường sẽ được insulin tuyến tụy sản sinh ra, sau khi chuyển hóa thì nó hỗ trợ vận chuyển đến tất cả các tế bào trong cơ thể nhằm lấy năng lượng làm chức năng chính cho bản thân.
Một khi hàm lượng insulin không đủ để vận chuyển đường đến những tế bào thì nó sẽ tích tụ lại, khi đó, gây nên bệnh tiểu đường làm cho lượng đường trong máu luôn vượt mức cho phép.
Dựa theo lý do cơ bản này mà gây ra tình trạng bệnh lý vừa đề cập đến, bệnh tiểu đường được phân ra làm 2 loại không giống nhau, bao gồm:
- Loại một là vì tuyến tuỵ không tiết ra insulin và loại đó chỉ chiếm 5 – 10%
- Loại 2 thì là vì tuyến tụy giảm tiết insulin hay sức đề kháng của insulin bị giảm đi, loại đó chiếm phần đông tới 90 – 95%.
Để giúp phát hiện ra bệnh tiểu đường thông qua một số triệu chứng tiểu đường khá mơ hồ, dưới đây là những triệu chứng thường xuyên xuất hiện nhất.
Mời bạn xem thêm kiến thức về Chỉ số insulin là gì?
- Khát nước không dứt
Mọi người thường nhầm tưởng với tình trạng khát nước thông thường, nhưng nếu tinh ý, bạn có thể phát hiện ra điểm khác biệt.
Đối với việc khát nước thông thường, chỉ đơn giản là bạn khát và uống nước, sau đó thì không còn cảm thấy khát nữa, nhưng đối với những ai mắc bệnh thì khi vừa uống nước xong thì lặp tức lại cảm thấy khát nước, điều này diễn ra một cách khá thường xuyên.
- Đi tiểu hết sức nhiều
Tần suất đi tiểu của bạn sẽ tăng lên, bạn sẽ đi cả ngày lẫn đêm và điều này diễn ra một cách thường xuyên hơn. Khi tiểu, bạn sẽ cảm thấy lượng nước tiểu bạn đi nhiều hơn so với thường ngày.
Điều này sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu khi liên tục phải dậy giữa đêm để đi tiểu, gây tình trạng mất giấc ngủ dẫn đến mệt mỏi, bên cạnh đó, lượng glucose trong cơ thể sẽ theo nước tiểu đi ra ngoài.
Việc đi tiểu thường xuyên sẽ là nguyên nhân khiến cơ thể thường xuyên mất nước và làm bạn cảm thấy khát liên tục.
- Giảm cân
Hiện tượng sút cân sẽ diễn ra bởi vì không tiếp thu được hàm lượng glucose phải có cho cơ thể mà lại bị loại bỏ ra ngoài làm các tế bào không có nguồn năng lượng để làm việc.
Bên cạnh một số hiện tượng trên, cũng có một số người không có bất kỳ một dấu hiệu nào trong khi đang mắc căn bệnh tiểu đường.
Chính vì thế, để có thể chẩn đoán một cách chính xác nhất rằng bạn có bị mắc căn bệnh tiểu đường hay không thì bạn nên đến 1 số cơ sở y tế để làm 1 số xét nghiệm đánh giá nồng độ glucose ở trong máu từ đó xác định chính xác hiện tượng bệnh lý của mình và tìm ra cách điều trị bệnh lý.
III. Bị tiểu đường có được ăn chuối không?
Hàm lượng đường chứa trong chuối đạt ở mức khá cao, cho nên dẫn đến việc dè dặt trong việc sử dụng chuối cho các bệnh nhân mắc phải căn bệnh tiểu đường. Vậy thì những người bị mắc bệnh tiểu đường có nên ăn chuối không? Nếu có thì nên ăn như thế nào cho hợp lý?
Dinh dưỡng có trong quả chuối
Đối với câu hỏi người mắc bệnh tiểu đường có nên sử dụng chuối không là một câu hỏi rất đáng được quan tâm bởi chuối là một thực phẩm khá giàu chất dinh dưỡng.
Thành phần trong chuối chứa chủ yếu khá nhiều chất xơ, bên cạnh đó còn có một số chất chẳng hạn như: vitamin C, vitamin B6 và kali, có thể thay thế một bữa ăn nhẹ và khá lành mạnh.
B6 trong chuối sẽ giúp cho tâm trạng bạn phấn chấn hơn, bên cạnh đó, vitamin C tăng cường cho hệ thống miễn dịch, kali giúp điều hòa huyết áp và các chất xơ giúp cơ thể bạn luôn sảng khoái.
Hàm lượng đường trong chuối khá cao, nhất là đối với những loại chuối chín, tất cả các loại tinh bột trong chuối đều được chuyển hóa thành đường đơn, đặc biệt là thành phần đường fructose, sucrose, dextrose và glucose.
Để giải đáp cho câu hỏi người bệnh tiểu đường có nên ăn chuối hay không? Massageishealthy sẽ giúp bạn tìm hiểu chất dinh dưỡng chứa trong chuối chín.
Trong 100 gram thịt chuối cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như: 92 kcal, 1,03g protein, 396 mg K, 1 mg NA, 6 mg Calcium, 0,31 mg Fe, 29 mg Mg, 20 mg P, 0,16 mg ZN, 0,104 mg Cu, 0,152 mg Mn, 1,1 mcg Se…
Trong chuối chín có chứa chất TNF (Tumor Necrosis Factor), loại chất này có khả năng chống lại được những tế bào bất bình thường. Khi chuối bắt đầu chín, trên vỏ chuối thường xuất hiện những đốm đen hoặc vết đen.Các vết này càng đen chừng nào thì khả năng gia tăng tính miễn dịch càng cao.
Trong chuối, hàm lượng đường chiếm khá cao, các tinh bột đều chuyển thành đường đơn khi chuối chín. Đặc biệt là đường fructose, sucrose, dextrose và glucose. Điều này có thể làm tuần hoàn máu giảm chậm xuống, việc trao đổi chất kém khiến cho bệnh tình nặng thêm.
Bên cạnh đó, trong chuối cũng chứa khá nhiều sắt. Nó kích thích tăng cường lượng huyết cầu lưu thông trong máu, giúp trị bệnh thiếu máu một cách hiệu quả. Chuối là một loại thực phẩm ngon và bổ dưỡng, bên cạnh đó giá thành lại khá rẻ, chính vì thế, chuối được nhiều người ưa thích và hay bổ sung trong chế độ ăn uống.
Bệnh tiểu đường có nên ăn chuối không, ăn có tốt không?
Theo một nghiên cứu chỉ ra gần đây, tinh bột trong chuối là một thành phần có lợi cho việc tăng độ nhạy cảm insulin và giảm trọng lượng cho người béo phì bị tiểu đường tuýp 2. Vậy thì bệnh tiểu đường có nên ăn chuối không?
Với những nguyên do trên thì loại quả này quả thật xứng đáng khi được đánh giá là một loại trái cây tươi được sử dụng khá phổ biến tại vương quốc Hoa Kỳ.
Đối với những bệnh nhân thường xuyên bị tăng huyết áp thì ăn chuối hàng ngày, khoảng 1 – 2 quả/ ngày, ăn liền trong vòng 1 tháng, sẽ giúp huyết áp giảm xuống.
Tuy không phải như thế nhưng nhiều người bị mắc bệnh tiểu đường vẫn ăn chuối khá nhiều. Những chất có trong chuối có thể khiến cho tuần hoàn máu giảm xuống chậm, khiến cho tình trạng trao đổi chất trong cơ thể kém đi, khiến cho bệnh tiểu đường sẽ càng nặng thêm.
Bên cạnh đó, trong chuối có chứa lượng đường đơn khá cao, hoàn toàn không tốt cho những ai mắc phải căn bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu lớn dần, có thể khiến cho tuần hoàn máu giảm chậm xuống, việc trao đổi chất kém khiến cho bệnh tình nặng thêm.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì khi lượng đường trong máu bị giảm xuống quá thấp, hay điều trị tiêm insulin bị quá liều, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn 1 trái chuối nhỏ hoặc 1 nửa trái chuối lớn.
Điều này giúp bổ sung lượng đường trong máu tồn tại ở mức cân bằng hơn, cũng khá tốt cho cơ thể. Chỉ cần lưu ý cách ăn thế nào cho khoa học, để vừa có thể được thưởng thức món ăn mà mình yêu thích, lại vừa không làm đường huyết tăng cao.
Người bệnh bệnh tiểu đường nên ăn chuối như thế nào?
Theo như Hiệp Hội tiểu đường Mỹ cho rằng, chuối có tác dụng tốt cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường nếu như ăn uống chúng một cách hợp lý và có khoa học. Chính vì thế, câu trả lời cho việc ăn chuối có nên không khi bị tiểu đường hoàn toàn là có.
Nhưng bạn cũng nên lưu ý rằng, người bệnh tiểu đường không nên sử dụng chuối quá chín. bởi trong giai đoạn này hàm lượng đường trong nó không nhiều như lúc đã chín kỹ. Việc sử dụng chuối khoa học với việc kết hợp ăn nhiều loại trái cây khác nhau giúp điều tiết lượng đường huyết trong cơ thể của bạn.
Cũng theo lời khuyên của Hiệp hội tiểu đường Mỹ, việc tiêu thụ chuối như một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý (cùng với quả việt quất và bưởi) ở bệnh nhân tiểu đường, bạn có thể sử dụng chúng một cách điều độ để tránh khỏi tiểu đường type 2.
Cụ thể tiểu đường có nên ăn chuối và ăn tuân thủ theo nguyên tắc như sau
– Nên sử dụng chuối xanh một chút bởi chỉ số đường huyết của chuối rất khác nhau phụ thuốc vào độ chín của quả.
– Một quả chuối chín có thể có chỉ số đường huyết trung bình là khoảng 60, trong khi đó một quả chuối xanh chỉ có chỉ số đường huyết khoảng 40.
– Nên ăn những bữa ăn cách xa thời gian, Nếu ăn cùng bữa ăn thì cần đảm bảo bữa ăn ít carbohydrate, ít chất đường và tinh bột.
– Thỉnh thoảng cũng nên bổ sung vào thực đơn của mình 1-2 quả chuối và không nên ăn quá nhiều.
– Tuyệt đối không ăn chuối kết hợp với các loại quả và bánh ngọt.
Câu trả lời là có đối với câu hỏi người bệnh tiểu đường có nên ăn chuối không, tuy nhiên, người bệnh nên ăn chuối ương là tốt nhất. Vì khi chuối chín, tinh bột trong chuối lập tức chuyển hóa thành đường.
Một quả chuối chín có chỉ số đường huyết của các loại trái cây (GI – Glycaemic Index) là 60, trong khi đó một quả chuối chín tới có chỉ số đường huyết khoảng 40.
Bên cạnh đó, chuối khá giàu tinh bột phản tính. Đây là một loại tinh bột không tiêu hóa được và có chức năng như một chất xơ. Chuối càng xanh thì càng nhiều lượng tinh bột phản tính.
Điều đó cũng chính là lý do vì sao các bạn thường được các nhà nghiên cứu khuyên dùng chuối chín ương thay vì chuối chín kỹ. để hạn chế sự phản ứng với lượng đường huyết trong cơ thể bạn.Tuy nhiên, lượng carbohydrate trong chuối cũng còn tùy thuộc rất nhiều vào kích thước của quả.
Ví dụ, 1 quả chuối nhỏ (dài khoảng 10cm) chứa 18,5g carb (tính trên 100g sản phẩm). Mặt khác 1 quả chuối khoảng 15cm đã chứa 27g carb. Nếu 20cm thì lượng carbohydrate khoảng 35g.
Như vậy thì tiểu đường có nên ăn chuối hay không? Đối với những bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể dùng chuối làm một món trong thực đơn ăn uống hằng ngày.
Việc ăn chuối một cách khoa học và hợp lý, tiêu thụ một lượng chuối vừa phải sẽ hoàn toàn không làm tăng lượng đường huyết trong máu, bên cạnh đó còn bổ sung khá nhiều vi chất cần thiết đối với cơ thể.
Mời bạn tìm hiểu thêm về Chỉ số đường huyết chỉ số glucose là gì?
IV. Tiểu đường có ăn được khoai lang không?
Khoai lang là một loại thực phẩm khá giàu dinh dưỡng. Theo nghiên cứu mới nhất gần đây cho thấy khoai lang có những thuộc tính giúp điều trị một số triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Đối với những ai đang có ý định ăn kiêng để giảm cân, khoai lang là một loại thực phẩm khá lý tưởng thậm chí là để đưa vào chế độ ăn kiêng cho người mắc bệnh tiểu đường.
Với loại thực phẩm này, cân nặng và lượng đường trong máu của bạn sẽ được kiểm soát một cách tự nhiên nhất. Khoai lang là thực phẩm tốt nhất cho người mắc bệnh tiểu đường loại 2, vì chúng là thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp và chứa một lượng chất xơ cao hơn cả khoai tây.
Giá trị dinh dưỡng của khoai lang
Khoai lang (danh pháp hai phần: Ipomoea batatas) là một loài cây nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, được gọi là củ khoai lang và nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng trong vai trò của cả rau lẫn lương thực.
Các lá non và thân non cũng được sử dụng như một loại rau. Khoai lang có quan hệ họ hàng xa với khoai tây(Solanum tuberosum) có nguồn gốc Nam Mỹ và quan hệ họ hàng rất xa với khoai mỡ (một số loài trong chi Dioscorea) là các loài có nguồn gốc từ châu Phi và châu Á.
Một củ khoai lang bình thường có chứa (77%) là nước, (20,1%) là carbohydrate, (1,6%) là protein, (3%) là chất xơ và hầu như không có chất béo. Các thành phần chính là carbohydrates (tinh bột) chiếm 53%, các loại đường đơn giản, chẳng hạn như glucose, fructose, sucrose và maltose chiếm 23% thành phần carbohydrate.
Trong khoai lang chứa một loại protein khá độc đáo, nó có khả năng chống oxy hóa (antioxidant) đáng kể. Theo như nghiên cứu chỉ ra, các protein có khoảng 1/3 hoạt tính chống oxy hóa của glutathione – một trong những sản phẩm quan trọng của cơ thể có vai trò trong việc tạo các chất chống oxy hóa trong cơ thể.
Mặc dù trong tương lai sẽ còn nhiều khám phá mới mẻ nhưng những protein này đã giúp giải thích về những đặc tính chữa bệnh của khoai lang. Khoai lang rất giàu vitamin và khoáng chất, và cung cấp một lượng lớn beta-carotene, vitamin C và kali.
Ăn khoai lang nướng tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường
Theo như những nghiên cứu chỉ ra, thực phẩm có chỉ số GI thấp chẳng hạn như khoai lang, ngô, các loại đậu, đậu lăng, rau không chứa nhiều tinh bột, có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường.
Thực tế cho thấy, Hiệp hội Kiểm soát bệnh Tiểu đường Hoa Kỳ (AMA) cho rằng, khoai lang là một siêu thực phẩm cho bệnh tiểu đường.
Đối với những bệnh nhân mắc phải bệnh tiểu đường, với những chế độ ăn uống cân bằng, nó là chìa khóa quan trọng có thể giúp kiểm soát cả lượng đường trong máu và trọng lượng cơ thể, cũng như kiểm soát các triệu chứng khác của bệnh.
Tại sao khoai lang tốt cho bệnh tiểu đường?
Đối với những loại thực phẩm ít calo thì phải kể đến khoai lang, đồng thời, khoai lang cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất bao gồm chất xơ, kali và canxi.
Theo như nghiên cứu cho thấy, chất xơ (đặc biệt là chất xơ hòa tan) trong khoai lang giúp cải thiện lượng đường trong máu, bằng cách làm chậm quá trình hấp thụ đường. Chúng cũng là một nguồn vitamin B và vitamin C cực kỳ quan trọng.
Do hàm lượng chất xơ cao, khoai lang giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và là một thực phẩm tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng giảm cân.
Đặc biệt, trong khoai lang có chứa nhiều beta-carotene, một chất chống oxy hóa chuyển đổi thành vitamin A khi tiêu hóa. Theo như nghiên cứu của tạp chí Nội tiết học (Mỹ) đã được công bố cho thấy vitamin A rất quan trọng đối với chức năng tiết insulin của các tế bào beta.
Có chỉ số đường huyết thấp, khoai lang có thể giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện lipid và mức độ insulin trong bệnh tiểu đường loại 2.
Ngoài ra thì theo một công bố khác Tạp chí Thực phẩm & Dược Phẩm (Hoa Kỳ) nhận định, chiết xuất khoai lang tím có tác dụng chống viêm, đồng thời làm sạch các gốc tự do.
Ăn khoai lang như thế nào tốt cho người mắc bệnh tiểu đường?
Cách ăn khoai lang tốt nhất đó chính là ăn khoai lang nướng. Nếu muốn nhanh gọn lẹ, tiết kiệm thời gian thì nướng chúng trên lò vi sóng. Cách chế biến này giúp khoai lang giữ được hương vị, nhiều dưỡng chất và có ít calo hơn.
Theo như chuyên gia dinh dưỡng Trần Đình Toán chia sẻ đến cách sử dụng khoai lang tốt cho người bệnh tiểu đường, cụ thể như sau:
Việc chế biến khoai lang là hoàn toàn quan trọng, bởi vì điều này góp phần làm ảnh hưởng đến việc thay đổi chỉ số đường trong loại thực phẩm quen thuộc này.
Nếu chế biến khoai lang theo cách luộc thì có thể khiến cho chỉ số glycaemic tăng khá mạnh rất không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Bạn nên lựa chọn cách nướng hoặc chiên nguyên vỏ sẽ tốt hơn rất nhiều cho tình trạng bệnh.
Theo như khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, người tiểu đường có thể tiêu thụ mỗi ngày 40 đến 50 gram carbohydrate trong một bữa ăn chính. Trong khi đó 100 gram khoai lang cũng chỉ có tới 20 gram carbohydrate mà thôi. Chính vì thế, mỗi ngày mọi người có thể ăn từ 200 đến 400 gram khoai lang.
Tuy nhiên, đối với người bệnh,việc sử dụng khoai lang cũng cần hạn chế các loại thực phẩm có chứa tinh bột khác để cân bằng lượng carbohydrate. Không phải ngày nào ăn khoai lang cũng là một cách tốt. Khẩu phần ăn cần được thay đổi đa dạng hơn để phù hợp với khẩu phần ăn của mình.
Mặc dù khoai lang có thể được sử dụng cho người bệnh đái tháo đường, tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào thể trạng mỗi người và tình trạng bệnh mà phản ứng của cơ thể là khác nhau.
Bạn cũng nên kết hợp chúng với một chế độ dinh dưỡng khoa học, chế độ nghỉ ngơi và rèn luyện hợp lí để kiểm soát đường huyết được tốt hơn. Nên nhớ, phải thăm khám và đo lượng đường huyết một cách thường xuyên để có thể sớm phát hiện những bất thường của bệnh và có cách xử lí kịp thời.
Hiện nay, bệnh tiểu đường là một trong những loại bệnh mãn tính chưa có thuốc trị dứt điểm. Tuy nhiên, vẫn có thuốc để kiểm soát những triệu chứng trên nếu điều trị đúng cách và tuân thủ chế độ ăn hợp lý. Nếu các triệu chứng không được điều trị có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm gây tử vong như suy tim, suy thận…
Những bác sĩ chuyên khoa thường khuyên những người bệnh tiểu đường phải duy trì lối sống lành mạnh và thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao.
Tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe bệnh đái tháo đường
Nên thay đổi chế độ ăn uống và kiểm soát lượng đường trong máu một để chúng đạt ở mức an toàn, theo một nghiên cứu mới đây chỉ ra khoai lang có những thuộc tính giúp điều trị một số triệu chứng của bệnh tiểu đường:
- Ổn định hàm lượng insulin
Lượng insulin trong cơ thể có thể được cân bằng nhờ khoai lang, giảm lượng đường trong máu. Loại củ này có lượng calo thấp, rất an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường.
- Cải thiện tiêu hóa
Đối với những bệnh nhân tiểu đường, chứng khó tiêu là một triệu chứng phổ biến, chính vì thế nên thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày.
Trong khoai lang giàu chất xơ, có tác dụng loại bỏ các chất thải tích tụ trong dạ dày và làm mềm phân giúp ngăn ngừa táo bón. Khoai lang kích thích sản xuất dịch vị do đó giúp cải thiện tiêu hóa.
- Cải thiện chuyển hóa
Tiểu đường là một biểu hiện của chứng rối loạn chuyển hóa, việc này gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến chức năng chuyển hóa trong cơ thể.
Trong khoai lang chứa các thành phần dinh dưỡng như là: protein, vitamin, các khoáng chất và carbohydrates, chúng có tác dụng đẩy nhanh mọi chuyển hóa, cải thiện được chức năng trao đổi chất trong cơ thể. Đối với những ai muốn giảm cân thì loại củ này khá lý tưởng.
Vậy là Massageishealthy đã giải thích cho bạn về việc tiểu đường có được ăn chuối không và tiểu đường có ăn được khoai lang không rồi nhé. Hãy quan tâm hơn về chế độ ăn uống cho người tiểu đường để có một sức khỏe hoàn hảo hơn nhé.