Người mắc bệnh tiểu đường ăn nho, cam hay vú sữa được không?
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn nho, cam hoặc vú sữa. Thành phần dinh dưỡng trong 3 loại trái cây hoa quả này có hàm lượng đường cao – không tốt cho chế độ ăn của người tiểu đường. Tuy nhiên người tiểu đường có thể ăn nho, cam vú sữa với 1 liều lượng vừa phải và ăn kèm với các loại thực phẩm khác.
Table of Contents
I. Tổng quan về căn bệnh tiểu đường (đái tháo đường)
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường là một dạng bệnh bệnh lý thuộc nhóm bệnh lý nội khoa, còn được gọi là đái tháo đường. Căn bệnh này phát sinh do sự rối loạn trong chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến làm lượng đường trong máu tăng cao vượt mức quy định.
Tính đến năm 2030 thì số lượng người bị mắc phải căn bệnh tiểu đường sẽ đạt mức hơn 500 triệu người trên toàn thế giới và chiếm khoảng 80% gánh nặng y tế ở các nước có mức thu nhập trung bình – thấp.
2. Tiểu đường có nguy hiểm không?
Bệnh đái tháo đường, đặc biệt là bệnh đái tháo đường thuộc type 2 là nguyên nhân gây nên mù lòa, thậm chí là chạy thận nhân tạo và đoạn chi ở nhiều bệnh nhân trên toàn thế giới.
Song song với điều đó, bệnh tiểu đường cũng biến chứng qua các bộ phận trong cơ thể, gây ra những căn bệnh như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ do đái tháo đường cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
3. Cách kiểm soát bệnh biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Cách kiểm soát bệnh đái tháo đường tốt nhất đó chính là thông qua chế độ ăn. Với một chế độ ăn đầy đủ, đảm bảo cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng, đủ số lượng và chất lượng đường huyết có thể đảm bảo được tình trạng cân bằng, an toàn đối với những ai bị bệnh tiểu đường.
Việc nên ăn những gì khi mắc phải chứng bệnh tiểu đường cũng là mối lo chung của nhiều bệnh nhân và mọi người cũng nên biết thức ăn dành cho người bệnh tiểu đường để bảo vệ và duy trì sức khỏe bản thân.
Theo khuyến nghị của các bác sĩ chuyên khoa thì nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường type 2 nói riêng là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này giúp tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa.
Đối với thực đơn của người bệnh tiểu đường thì cần được xây dựng để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa là điều tốt nhất.
II. Người bị bệnh tiểu đường ăn nho được không?
Câu hỏi người tiểu đường ăn nho được không là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Trên thực tế, nho là một loại quả giàu chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe con người, nho còn có khả năng chữa trị một số loại bệnh lý nguy hiểm.
Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường lại tuyệt đối kiêng kỵ ăn nho. Vì sao lại như thế? Hãy cùng Massageishealthy đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Giá trị dinh dưỡng có trong quả nho
Nhắc đến những loại trái cây tốt cho tim mạch, không thể không nhắc đến nho. Nho còn là một loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Theo như đông y nho có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ gan, thận, sinh dịch bôi trơn, bổ ích cho khí huyết, thông lợi tiểu tiện, đối với những bệnh lý như: tì hư khí yếu, phù thũng, hụt hơi mất sức, tiểu tiện khó,…
Nho có công dụng hỗ trợ trong việc điều trị tiểu đường không?
Theo những nghiên cứu mới nhất cho thấy, trong nho có chứa thành phần polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào và các nguyên sinh chất trong cơ thể, bên cạnh đó, chống lại sự hình thành các gốc tự do.
Trong một lớp vỏ mỏng của hạt nho, các chất resveratrol tồn tại và có cấu trúc hóa học tương đồng với hoóc-môn estrogen ở người và các chất có khả năng kháng khuẩn.
Chính vì thế nên khi mọi người sử dụng nho trong thời gian dài sẽ làm cho da trở nên đẹp hơn, chống lão hóa, trẻ lâu hơn và giảm thiểu được các nếp nhăn, chống được sự xâm nhập của những loại virut gây bệnh.
Vậy nho có tốt cho sức khỏe và chế độ ăn của người tiểu đường không?
Mặc dù trên thực tế, nho có công dụng khá tốt cho sức khỏe con người, nhưng không vì thế mà tốt cho những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường.
Đối với những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường nếu sử dụng nho nhiều và thường xuyên sẽ khiến cho lượng đường huyết trong máu tăng cao và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo một nghiên cứu mới đây đã chứng minh được: Cứ 100g thịt quả nho sẽ cho 68 calo, 10 – 12g đường dễ hấp thụ, 11mg vitamin C. Điều này cho thấy nho sở hữu một lượng đường khá lớn.
Chính vì thế, nếu sử dụng nho thường xuyên thì lượng cholesterol xấu trong cơ thể sẽ tăng cao và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường huyết trong máu.
Theo như những chuyên gia tư vấn về sức khỏe cho hay: chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường nên bao gồm carbohydrates đến chủ yếu từ trái cây, rau xanh và ngũ cốc cũng như là các loại thực phẩm giàu chất xơ.
Trên thực tế, nho sở hữu lượng đường huyết khá cao, chính vì thế mà nó không thích hợp đối với những bệnh nhân bị mắc phải căn bệnh tiểu đường. Khi ăn nho, lượng đường huyết trong cơ thể bệnh nhân sẽ bị rối loạn, góp phần làm cho sức khỏe của những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường giảm sút trầm trọng.
Chính vì thế mà người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng hoặc không được dùng nho trong bữa ăn hàng ngày để kiểm soát bệnh tốt nhất.
>>> Mời bạn tìm hiểu thêm về Chỉ số đường huyết trong máu có ý nghĩa gì?
III. Mắc bệnh tiểu đường ăn cam được không, nên uống nước cam không?
Giá trị dinh dưỡng có trong quả cam
Cam (danh pháp hai phần: Citrus × sinensis) là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Nó có quả nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua.
Đây là cây nhỏ, cao đến khoảng 10 m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-10 cm. Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền nam Trung Quốc.
Cam là một loại quả thuộc họ nhiều múi, là một loại quả quen thuộc chứa khá nhiều vitamin C. Chính vì thế, câu hỏi người tiểu đường có nên ăn cam không luôn là thắc mắc của khá nhiều người bị mắc bệnh tiểu đường.
Bởi trong cam cũng có chứa đường, cho nên người bệnh tiểu đường lo lắng rằng liệu lượng đường trong quả cam có làm lượng đường huyết bị đẩy nên cao sau khi họ dung nạp vào. Dưới đây là một số thông tin hữu ích dành cho những ai đang bị tiểu đường và muốn dùng nước cam:
Người tiểu đường nên ăn cam như thế nào?
Việc chọn mua loại hoa quả nào cũng ảnh hưởng tới lượng đường cao hay thấp, vì mỗi loại hoa quả sở hữu một lượng đường khác nhau, bên cạnh đó, còn phụ thuộc vào hoa quả tươi hay đã được sấy khô, ngoài ra còn phụ thuộc vào yếu tố giống cây và nơi trồng.
Dinh dưỡng trong quả cam có khá nhiều lợi ích dành cho những ai mắc phải chứng bệnh tiểu đường, tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn lạm dụng một lượng cam lớn mà phải theo sau đó là một chế độ ăn nó sao cho phù hợp và khoa học, ăn kết hợp với một số loại thực phẩm khác.
Khi nào nên sử dụng nước cam để tăng đường huyết?
Đối với việc so sánh mức độ làm tăng đường huyết thì cam khá an toàn so với các loại đồ ngọt chứa nhiều đường và các loại đồ uống có gas. Bạn nên sử dụng một cốc nước cam khi đường huyết đã bị hạ vì đường tự nhiên có trong cam giúp cơ thể cân bằng lại đường huyết.
Những bệnh nhân tiểu đường khi bị hạ đường huyết thường có dấu hiệu như toát mồ hôi, người mệt và cảm thấy đói, tim đập nhanh hơn.
Lúc đó thì bạn nên khuấy một ly nước cam uống để có thể giải nhiệt và nghỉ ngơi. Khoảng 20 phút sau khi uống, bạn sẽ cảm thấy cơ thể ổn định hơn vì lượng đường huyết đã được điều chỉnh ổn định.
Cam được phân chia ra khá nhiều loại, và trong mỗi loại cam thì lại sở hữu một lượng đường khác nhau. Chính vì thế, khi sử dụng loại cam hay bất cứ loại trái cây nào thì bệnh nhân bị tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn tốt nhất.
Khi các bạn ăn trái cây, nên ưu tiên loại quả thuộc họ cam, quýt, bưởi, vì chúng chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, tăng cường sức đề kháng.
Bệnh tiểu đường mỗi ngày được uống bao nhiêu nước cam?
Như vậy thì bạn hoàn toàn có thể uống nước cam. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều, chỉ nên uống 1-2 ly mỗi ngày và không thêm đường hay mật ong.
Mời các bạn xem thêm chi tiết về
- Bị tiểu đường có ăn được cua, tôm, hải sản không?
- Người bệnh tiểu đường có uống được mật ong không, ăn bắp?
III. Người mắc chứng tiểu đường ăn vú sữa được không?
Thành phần dinh dưỡng của quả vú sữa
Cây vú sữa có tên khoa học là Chrysophyllum cainino, thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae) (trước đây vú sữa được coi là thuộc bộ Thị: Ebenales). Cây vú sữa có nguồn gốc ở đảo Antilles và châu Mỹ nhiệt đới.
Đây là loại cây trồng lớn nhanh, thân dẻo, tán lá rộng, chiều cao lên tới từ 10 – 15 mét. Trái vú sữa to khoảng một nắm tay, da màu xanh, khi chín chuyển sang màu hồng nhạt, ăn rất ngon.
Tác dụng của vú sữa đến sức khỏe
Không chỉ là một loại cây ăn quả đơn thuần, cây vú sữa còn được coi là một trong những cây thuốc dân gian khá dễ tìm…
Quả vú sữa được có chứa các thành phần như: vitamin A, C, các khoáng chất như: Canxi, phốt pho, sắt, magiê với hàm lượng khá cao, tốt cho những ai đang mang thai, góp phần giúp cho thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện nhất.
Người bị tiểu đường ăn vú sữa và hoa quả trái cây như thế nào hợp lý?
Đối với những người bị bệnh tiểu đường, một chế độ ăn cân bằng là điều cần thiết nhất, nó giúp cung cấp đủ năng lượng và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.
Trong đó, hoa quả thực sự là một phần không thể nào thiếu được vì hầu hết chúng rất giàu chất dinh dưỡng và ít chất béo. Đây cũng là một loại thực phẩm giàu chất xơ, các vitamin và khoáng chất có lợi cho người bệnh tiểu đường mà không phải loại thực phẩm nào cũng có được.
Miễn là cơ thể bạn không bị dị ứng thì bất kỳ loại trái cây nào, gồm: táo, bơ, chuối, bưởi, nho, trái kiwi, trái cam, đào, lê, mận, dâu tây, đu đủ…. bạn cũng đều có thể ăn được.
Tuy nhiên, bản thân bạn nên biết cách dùng và số lượng là bao nhiêu để tránh tăng đường huyết quá mức.Theo như chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, muốn tính khẩu phần ăn trái cây của người bệnh tiểu đường thì có thể nắm trọn hoa quả đó trong lòng bàn tay (tương đương 150gam).
Ví dụ, bạn có thể ăn ½ trái chuối, 1 quả xoài, ¼ quả thanh long, ½ quả táo, vài múi cam hoặc bưởi…Bên cạnh đó, việc sử dụng trái cây cũng giống như việc sử dụng bữa phụ trong ngày và giữ chúng cách xa khỏi bữa chính.
Khoảng cách giữa 2 lần ăn nên cách tốt nhất khoảng 6 giờ đồng hồ. Với những loại quả bạn chưa bao giờ ăn thì nên kiểm tra lượng đường huyết trước bữa ăn trong khoảng 2h đồng hồ.
Nếu chỉ số này vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn mà người bệnh tiểu đường nên đạt được (≤10mmol/l với người tiêm insulin, ≤7.8mmol/l với người dùng thuốc) thì bạn cần điều chỉnh lượng hoa quả trong lần ăn tiếp theo.
Việc chế biến thức ăn theo từng cách cũng có thể gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thu đường. Để có thể hấp thu tốt nhất, bạn nên ăn ở dạng thô, hãy tránh các dạng nước ép trái cây vì điều này vô hình chung đã loại bỏ đi lượng chất xơ, khiến cho lượng đường trong máu tăng cao lên.
Hoặc đối với những loại trái cây đóng hộp thông thường được cho thêm đường sẽ góp phần làm tăng lượng đường huyết trong máu.
IV. Người bị bệnh tiểu đường nên ăn thực phẩm, hoa quả gì?
Đối với những bệnh nhân mắc phải bệnh tiểu đường cần biết rõ mình nên bổ sung loại thực phẩm như thế nào để phù hợp, có thể ăn gì và không thể ăn gì. Đối với chế độ ăn của người bị tiểu đường, nên dùng những loại thực phẩm bao gồm:
Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào… Những loại chứa nhiều tinh bột còn bao gồm khoai, sắn nên nếu ăn những loại này thì nên giảm hoặc cắt luôn phần cơm.
Nhóm thịt cá: Những bệnh nhân bệnh tiểu đường cũng nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…
Nhóm rau: Đối với người mắc bệnh tiểu đường thì việc ăn rau là một điều vô cùng cần thiết, bệnh nhân bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.
Hoa quả: Những người bệnh tiểu đường cũng cần chú ý đến việc ăn những loại trái cây tươi, hoặc sử dụng nước ép hoa quả nhưng tuyệt đối không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, nước sốt. Đối với người tiểu đường thì nên chú ý chọn những loại trái cây có lượng đường thấp.
Theo như khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:
Protein: lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.
Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả.
Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường.
V. Người bệnh tiểu đường nên kiêng gì?
Để bệnh tiểu đường có xu hướng thuyên giảm, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế một số loại thực phẩm sau đây:
Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng
Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga…
Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
Vậy là Massageishealthy đã cung cấp cho bạn kiến thức tổng quan và phân tích nguyên nhân về việc “Bị tiểu đường ăn nho được không, tiểu đường ăn cam hay vú sữa được không” rồi nhé.
Hãy thực chế độ ăn uống hợp lý và khoa học để đẩy lùi căn bệnh tiểu đường này nhé. Chúc các bạn nhiều sức khỏe.