Insulin là gì, CTHH là gì?
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Insulin (công thức hóa học C257H383N65O77S6) là chỉ số quan trọng trong việc phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường. Insulin là một hormone được tuyến tụy sinh ra qua nhiều cơ chế tổng hợp tế bào, Insulin có tác dụng chuyển hóa carbohydrate tồn tại trong cơ thể và tác động vào các quá trình giữ và dự trữ glucose trong cơ thể như gan và mô mỡ.
Table of Contents
I. Hormone Insulin là gì, Công thức hóa học là gì?
Đối với những ai bị mắc chứng bệnh đái tháo đường chắc hẳn sẽ biết đến hợp chất Insulin. Đây là một loại hợp chất quen thuộc khi còn ngồi trên ghế nhà trường có lẽ mọi người cũng đều đã học qua.
Trong bài viết hôm nay, Massageishealthy sẽ giúp các bạn biết được vai trò, tác dụng phụ, lưu ý khi sử dụng Insulin theo hướng dẫn của Bộ Y tế là như thế nào. Hãy cùng Massageishealthy theo dõi bài viết nhé!
1. Hoạt động của Insulin là gì trong cơ thể?
Hormone Insulin (Công thức hóa học: C257H383N65O77S6; Trọng lượng phân tử: 5801) là một loại hormone được các “tế bào đảo tụy” của tuyến tụy tiết ra. Hormone này có tác dụng chuyển hóa carbohydrate tồn tại trong cơ thể.
Bên cạnh đó, việc chuyển hóa các mô mỡ và gan thành loại năng lượng ATP là nhờ tác động của hormone Insulin phần lớn, điều này giúp cung cấp năng lượng tối đa cho cơ thể. Trọng lượng phân tử của Insulin đạt từ khoảng 5808 Dalton và được cấu trúc bởi hai chuỗi polypeptid: A và B.
Insulin dùng bộ máy tổng hợp protein trong tế bào để có thể tổng hợp được tế bào beta trong việc đảo tụy. Sự suy giảm nồng độ Glucose trong máu cũng là do Insulin gây ra, và đây cũng chính là tác nhân duy nhất.
2. Nồng độ Glucose trong máu có vai trò gì?
Thông thường, khi đi xét nghiệm hoặc khám tổng quát, chúng ta thường được bác sĩ cho đi xét nghiệm glucose hay lượng glucose trong máu.
Vậy thì làm thế nào để biết glucose là gì và chỉ số glucose trong xét nghiệm máu bao nhiêu mới là ở mức bình thường?
Như mọi người đã biết, Glucose là một loại đường đơn và đồng thời cũng là một gluxit tiêu biểu. Đây là một loại đường đóng vai trò sinh học quan trọng đối với đời sống sinh vật, hơn thế nữa lại còn gần gũi với đời sống của con người.
Có thể nói, Glucose là nguồn năng lượng chủ yếu và trực tiếp của cơ thể, được dự trữ ở gan dưới dạng glycogen.
Điều đó có thể chứng minh được qua việc chúng ta hay có cảm giác mệt mỏi,chóng mặt, thậm chí bị ngất đi vì lượng đường cung cấp cho cơ thể không đủ, dẫn đến “hạ đường huyết” (giảm lượng đường trong máu).
Hầu hết các loại đồ ăn thức uống hằng ngày đều có mặt của Glucose. Các enzim sẽ phân tách glucose ra từ thức ăn trong quá trình chúng ta tiêu hóa, tiếp đến, glucose sẽ được đốt cháy tại những tế bào tiết ra năng lượng cùng khí CO2 và H2O.
Một số hormone cùng với gan và tuyến tụy còn có vai trò điều tiết lượng glucose trong cơ thể người. Glucose được sử dụng để tạo năng lượng cần thiết cho sự sống, quá trình này diễn ra trong tế bào.
Việc sử dụng glucose của tế bào phụ thuộc vào hoạt động của màng tế bào dưới tác dụng của Insulin (ngoại trừ các tế bào não, tổ chức thần kinh, tế bào máu, tủy thận và thủy tinh thể).
3. Chỉ số glucose trong máu nghĩa là gì?
Chỉ số đường huyết được gọi với cái tên quen thuộc hơn đó chính là chỉ số glucose, chỉ số này thể hiện được định lượng glucose trong máu của bạn. Vậy thì định lượng glucose là gì?
Định lượng chỉ số Glucose chính là nồng độ glucose trong máu. Với mỗi người thì trị số này hoàn toàn khác nhau. Thậm chí, nó còn thay đổi theo từng giây từng phút. Nếu muốn xác định mình có bị bệnh tiểu đường hay không thì tất cả đều phụ thuộc vào trị số này.
Ở trạng thái bình thường, chỉ số này sẽ ở khoảng 70 mg/dl – 92 mg/dl (tương đương 3,9 mmol/l – 5,0 mmol/l) lúc bạn mới thức dậy vào buổi sáng và vẫn còn sở hữu một chiếc bụng trống rỗng.
Từ 1-2 tiếng sau khi ăn xong, lúc này, nồng độ glucose là <120 mg/dl (6,6 mmol/l). Bạn sẽ có khả năng bị tiểu đường khi chỉ số đường huyết tăng cao hơn mức vừa đề cập hoặc bạn có thể bị rối loạn dung nạp glucose.
4. Quá trình hình thành và phân hủy Insulin ra sao?
Insulin hoàn toàn được tổng hợp từ trong tế bào beta ở đảo tuỵ bằng bộ máy tổng hợp protein trong tế bào (bắt đầu bằng quá trình tổng hợp RNA của Insulin, dịch mã để tổng hợp các tiền hormone (preprohormone), gọi là preproInsulin, tại hệ thống lưới nội nguyên sinh, tiếp theo là biến đổi preproInsulin hình thành các tiền Insulin (proInsulin)).
Tiếp đến đó là quá trình hình thành Insulin tại bộ máy golgi. Insulin sẽ được ‘gói’ trong các hạt tiết để qua màng tế bào và vào máu sau khi được tổng hợp. Có khoảng ⅙ proInsulin không biến đổi thành Insulin.
Đối với những bệnh nhân nào bị tiểu đường do thiếu Insulin mà vẫn có sự hiện diện của proInsulin nhưng không may, nó hoàn toàn không thể bù được chức năng như Insulin.
Insulin tồn tại ở dạng tự do và có thời gian bán phân hủy trong huyết tương khoảng 6 phút sau khi đi vào máu. Chính vì thế mà khi tiết khoảng 10-15 phút Insulin sẽ không còn hiện diện trong máu nữa.
Hơn thế nữa, Insulin sẽ bị phân hủy tại gan và một phần nhỏ tại thận nếu không kết hợp được với các thụ quan (Insulin receptor).
5. Nhu cầu và nguồn gốc phát triển của Insulin?
Đối với những bệnh nhân tiểu đường thì nhu cầu về Insulin khá cao. Tính đến năm 2010, người bệnh cần khoảng 16.000kg Insulin.
Để giải đáp thắc mắc về nguồn gốc của Insulin thì từ năm 1920, các nhà khoa học đã phát hiện ra phương pháp cô lập tuyến tụy của động vật có khả năng tạo ra Insulin. Tuy nhiên, loại Insulin này lại có một số tác dụng phụ và việc chiết xuất chúng cũng vô cùng khó khăn.
Sự phát triển vượt bậc trong phương pháp điều chế Insulin bắt nguồn từ năm 1982. Khi kỹ thuật di truyền ra đời. Đây cũng chính là nghiên cứu khoa học liên quan đến công nghệ sinh học và dược phẩm đầu tiên thành công.
Với phương pháp này, người ta đã ử dụng kỹ thuật tái tổ hợp ADN và chuyển hóa chúng thành Insulin. Chúng sẽ sinh sôi và sản sinh ra peptit khi được nuôi dưỡng trong môi trường phù hợp.
II. Vai trò của Insulin với cơ thể con người
Khi chúng ta ăn một bữa cơm thì ngay sau đó, lượng tinh bột lớn sẽ đi vào cơ thể chúng ta. Lúc này, sự kích thích đến tế bào beta ở đảo tụy để có thể tiết ra Insulin sẽ được chúng làm tăng lên.
Sau đó thì Insulin sẽ tác động vào các quá trình giữ và dự trữ glucose trong cơ thể, đặc biệt là gan và mô mỡ.
Glucose sẽ được dự trữ dưới dạng glycogen khi nồng độ glucose trong máu của bạn cao, đồng thời, chúng còn được dự trữ trong gan khi bạn đói.
Khi lượng glucose trong máu giảm xuống, glycogen sẽ được biến đổi lại thành glucose để có thể tiếp tục đi vào máu, điều này giúp đảm bảo được lượng đường trong máu.
1. Vai trò của Insulin bao gồm
- Insulin gây ức chế enzyme phosphorylase, khiến cho quá trình biến đổi glycogen thành glucose trở nên chậm;
- Insulin tăng cường hấp thu glucose;
- Insulin làm tăng cường hoạt tính của enzyme để tổng hợp glycogen.
- Insulin ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu.
Bệnh đái tháo đường có nguyên nhân từ việc lượng đường trong máu tăng cao. Insulin chính là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu, nếu như thiếu hụt Insulin thì glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa thãi glucose vào máu gây ra đái tháo đường.
2. Tác dụng của Insulin là gì?
Insulin theo nghiên cứu chỉ ra đó chính là hormon duy nhất của cơ thể có tác dụng làm hạ đường máu. Tác dụng của Insulin lên quá trình chuyển hóa glucid, lipid và protein trong cơ thể tạo nên được hiệu quả này.
2.1 Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa glucid (tinh bột)
Insulin có tác dụng giúp tăng dự trữ glycogen và thoái hóa glucose ở cơ. Lượng glucose máu (đường máu) tăng cao sẽ kích thích tiết Insulin sau mỗi bữa ăn, dẫn đến việc làm tăng vận chuyển glucose vào tế bào. Nếu cơ không hoạt động, glucose được chuyển sang dạng dự trữ là glycogen.
Nếu như glucose trong máu tăng cao mà glucose lại không đi vào được bên trong tế bào sẽ dẫn đến tình trạng tăng áp lực thẩm thấu máu có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
Đối với những ai thiếu Insulin, tế bào không có đủ glucose để chuyển hóa thành năng lượng thì quá trình chuyển hóa trong tế bào đi theo con đường chuyển hóa lactic, có thể gây toan máu.
Một tác dụng quan trọng nữa của Insulin đó chính là chuyển phần lớn glucose ở gan thành dạng glycogen để dự trữ. Khi lượng glucose máu bị giảm, sự tiết Insulin bị ức chế thì glycogen lại được phân ly để giải phóng thành glucose vào máu.
Quá trình tân tạo đường trong cơ thể (tân tạo đường là quá trình sử dụng acid amin trong cơ thể để tạo thành glucose) cũng sẽ được ức chế bởi Insulin.
2.2 Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa lipid (chất béo)
Acid béo từ glucid được Insulin làm tăng sự tổng hợp lên, đồng thời, vận chuyển chúng đến các mô mỡ.
Khi thiếu Insulin, sẽ dẫn đến tăng glycerol và acid béo trong máu (tăng mỡ máu). Nồng độ lipid (chất béo) trong máu tăng dẫn đến vữa xơ động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.
2.3 Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa protein (chất đạm)
Insulin góp phần làm tăng tổng hợp và dự trữ protein ở hầu khắp tế bào của cơ thể. Nếu cơ thể thiếu Insulin, sự phân giải của Insulin bắt đầu tăng lên, khi đó, protein ở các mô sẽ bị giảm xuống, khiến cơ thể gầy sọm xuống.
Đó cũng chính là lý do mà các bệnh nhân đái tháo đường có biểu hiện uống nhiều, ăn nhiều nhưng lại gầy sút cân nhanh.
3. Insulin hoạt động như thế nào?
Insulin cần được gắn vào tế bào đích thông qua thụ cảm thể (receptor) của Insulin trên bề mặt tế bào để có thể phát huy được tác dụng.
III. Mối liên hệ giữa Insulin và bệnh tiểu đường như thế nào?
Đối với tiểu đường type 1
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường ở type 1, việc thiếu Insulin hoàn toàn chủ yếu là do tế bào beta của tụy bị phá hủy gây nên.
Chính vì thế, việc bổ sung Insulin từ bên ngoài cơ thể là phương pháp điều trị phù hợp nhất đối với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 1.
>>>>> Mời bạn tìm hiểu thêm về: Bệnh tiểu đường type 1
Đối với tiểu đường type 2
Đối với những bệnh nhân đái tháo đường type 2, xuất hiện hiện tượng kháng Insulin ở tế bào đích mặc dù cơ thể vẫn sản xuất được Insulin.
Lúc này, cơ thể phản ứng bằng cách tăng tiết Insulin mặc dù chỉ mới ở giai đoạn đầu của bệnh, khi bệnh tiến triển, các tế bào beta của tụy bị suy giảm dẫn tới bệnh nhân đái tháo đường type 2 phải điều trị phối hợp thuốc, thậm chí có thể bao gồm cả điều trị bằng Insulin.
>>>>> Mời bạn tìm hiểu thêm về: Bệnh tiểu đường type 2
IV. Các loại Insulin hiện nay và lưu ý khi sử dụng
Theo như Bộ Y Tế khuyến cáo, đối với những bệnh nhân mắc phải chứng bệnh đái tháo đường, Insulin là một liều thuốc quan trọng nhằm để trị căn bệnh này.
1. Insulin được phân làm 4 loại chính
- Insulin tác dụng nhanh, ngắn
- Insulin tác dụng trung bình, trung gian
- Insulin tác dụng chậm, kéo dài
- Insulin trộn, hỗn hợp.
Đối với những loại Insulin nhanh và ngắn, người ta thường tiêm chủng trực tiếp ở bề mặt dưới da, lúc này, thuốc sẽ được phân ly nhanh chóng thành các monomer và được hấp thu.
Chỉ sau khoảng 1 giờ thuốc sẽ bắt đầu đạt đỉnh hấp thu. Do tác dụng nhanh của Insulin dạng này nên người bệnh cần rất lưu ý về lượng carbohydrate trong bữa ăn.
Với những loại Insulin chỉ ở mức tác dụng trung bình thì thuốc sẽ có tác dụng kéo dài hơn nhờ sự phối hợp giữa 2 phần Insulin zinc hòa tan với protamine zinc Insulin.
Sau khi tiêm dưới da khoảng 2-4 giờ thì thuốc bắt đầu phát huy tác dụng, sau 6-7 giờ thì đạt đỉnh tác dụng và có thời gian kéo dài khoảng 10 – 20 giờ. Loại thuốc này cần tiêm 2 lần mỗi ngày để đảm bảo hiệu quả.
Đối với loại Insulin có tác dụng chậm và kéo dài thì thường được khuyên sử dụng vào buổi tối. Đối với loại này cũng có khá nhiều loại thuốc khác nhau thích hợp cho mỗi bệnh nhân.
Đối với Insulin hỗn hợp, bạn có thể hiểu đó chính là loại Insulin có trộn sẵn 2 loại Insulin tác dụng nhanh và tác dùng dài trong cùng một loại hoặc cùng một mũi tiêm.
Chính vì thế mà loại thuốc này chia ra làm 2 dạng tác dụng, một là tác dụng của Insulin nhanh đối với lượng carbohydrate trong bữa ăn và tác dụng của Insulin dài để tạo nên nồng độ Insulin nền.
2. Sử dụng 4 loại Insulin này như thế nào
Nếu bạn có lượng đường trong máu tăng cao hơn so với mức bình thường, khi đó, Insulin sẽ giúp cơ thể bạn dự trữ đường ở gan và giải phóng đường khi lượng đường trong máu thấp hoặc khi cơ thể bạn cần nhiều đường, hệt như khoảng thời gian giữa các bữa ăn hoặc khi bạn tập thể dục.
Do đó, Insulin giúp cân bằng lượng đường trong máu và duy trì lượng đường này ở mức bình thường.
Nhiều loại Insulin được dùng để trị tiểu đường, bao gồm:
2.1 Insulin tác dụng nhanh
Khoảng 15 phút sau khi tiêm, loại Insulin này bắt đầu duy trì hoạt động và có thể đạt đỉnh khoảng sau 1 giờ và kéo dài tác dụng trong 2 đến 4 giờ.
Thời gian tiêm Insulin thích hợp nhất là trước bữa ăn và thường tiêm trước Insulin có tác dụng kéo dài. Những loại Insulin tác dụng nhanh gồm: Insulin glulisine (Apidra®), Insulin lispro (Humalog®) và Insulin aspart (NovoLog®);
2.2 Insulin tác dụng ngắn
Khoảng 30 phút sau khi tiêm thì loại Insulin này mới phát huy tác dụng phà thường đạt đỉnh khoảng sau 4 đến 12 giờ, sau đó thì tiếp tục kéo dài tác dụng trong 12-18 giờ.
Insulin này thích hợp sử dụng 2 lần một ngày kèm với Insulin tác dụng nhanh hoặc Insulin tác dụng ngắn. Những loại Insulin tác dụng trung bình gồm: NPH (Humulin N, Novolin N);
2.3 Insulin tác dụng kéo dài
Sau khi tiêm nhiều tiếng đồng hồ thì loại Insulin này phát huy tác dụng và chúng đạt đỉnh sau khoảng 24 giờ. : loại Insulin này bắt đầu có tác dụng nhiều tiếng sau khi tiêm và đạt đỉnh sau khoảng 24 giờ.
Nếu cần thiết, bạn nên sử dụng loại Insulin này phối hợp với Insulin tác dụng nhanh hoặc Insulin tác dụng ngắn. Những loại Insulin tác dụng kéo dài gồm: Insulin detemir (Levemir) và Insulin glargine (Lantus).
2.4 Một số dạng Insulin khác
– Insulin dạng uống: Thuốc Insulin dạng uống ngày nay đã được một số nước nghiên cứu và tiến hành chế tạo, khi thuốc xuống tới ruột non, nó sẽ được giải phóng và không bị dịch vị phá hủy.
– Insulin dạng xịt: do thuốc có thể ngấm qua đường niêm mạc hô hấp gây hạ đường huyết nhanh hơn cho nên có thể xịt vào miệng hoặc mũi.
– Bút tiêm Insulin: Tiện lợi, khống chế chính xác lượng Insulin tiêm vào.
Thuốc Insulin được điều chế nhân tạo, dùng để có thể điều trị các bệnh đái tháo đường. Người bị bệnh này hoặc bị thiếu Insulin (tiểu đường loại I) hoặc có đề kháng Insulin (tiểu đường loại II).
Thuốc Insulin thường là thuốc chích dưới da, có nhiều loại nhưng nằm trong hai dạng chính tùy theo tác dụng nhanh hay chậm.
Đối với dạng tác dụng nhanh, bạn nên sử dụng chúng trước bữa ăn. Điều này giúp tăng độ Insulin trong cơ thể phù hợp với độ carbohydrate sắp nhập vào. Đối với dạng tác dụng chậm thì bạn nên sử dụng vào buổi tối để giữ lượng đường trong máu không tăng vọt trong nhiều giờ hôm sau.
Liều lượng Insulin do đó phải được thay đổi thường lệ. Tăng khi ăn nhiều hơn. Giảm khi hoạt động nhiều hơn (đường là năng lượng dùng trong hoạt động).
3. Một số lưu ý khi tiêm thuốc Insulin
Ngoài trường hợp sử dụng các loại máy được định sẵn liều lượng, thời gian tiêm thuốc vào cơ thể, bệnh nhân có thể tự mình tiêm thuốc qua sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Bệnh nhân nên dùng tay xoa cho lọ thuốc ấm lên trước khi tiêm. Bạn sẽ thấy bên trong lọ thuốc có chứa các viên bi nhỏ, những viên bi này sẽ giúp đảo đều thuốc khi bệnh nhân làm tác động xoa lọ thuốc.
Rút một lượng không khí vừa với lượng thuốc cần đưa vào cơ thể, sau đó kéo ống tiêm ra cho đến khi ta thu được một lượng thuốc vừa với khoảng khí lúc đầu.
Khi làm vậy, bệnh nhân có thể tự xác định chính xác lượng thuốc đưa vào cơ thể. Bệnh nhân làm tác động chích thuốc sau khi có một lượng thuốc vừa đủ. Hướng của kim tiêm là hướng vuông góc 90 độ, không đâm xéo.
Ngày nay, các loại kim tiêm đã được chế tạo nhỏ hơn và mỏng hơn trước khi tiêm vào theo đúng hướng, thuốc mới có thể vào được trong máu. Loại kim này không gây đau khi tiếp xúc với da.
Bệnh nhân chỉ có thể tiêm ở các vị trí: mặt sau hai bên cánh tay, trước bụng, vùng đệm mông và vệ đùi. Đây là những nơi thuốc đi vào máu nhanh nhất, lượng thuốc hấp thụ cao.
Khi tiêm Insulin, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như: dị ứng, tăng cân, hạ đường huyết. Đối với tình trạng hạ đường huyết xảy ra với những bệnh nhân đái tháo đường có thể do tiêm Insulin không đúng phương pháp.
Khi có các dấu hiệu đói, vã mồ hôi, run tay, choáng váng, bệnh nhân nên nghĩ ngay đến việc hạ đường huyết. Dùng một ly sữa, bánh kẹo ngọt, một ly nước đường… tình trạng trên sẽ qua đi nhanh chóng.
Một số lưu ý quan trọng khác
- Loại thuốc làm hạ đường huyết mạnh nhất là Insulin;
- Liều Insulin không có giới hạn dùng;
- Insulin chỉ được tiêm dưới da, thường vị trí tiêm là ở bụng, trên cánh tay và đùi;
- Insulin thường được dùng phối hợp với thuốc viên;
- Insulin được sử dụng để truyền tĩnh mạch trong trường hợp cấp cứu hôn mê do nhiễm ceton acid, trong lúc phẫu thuật hay tăng áp lực thẩm thấu máu;
- Có thể dùng điều trị chỉ bằng Insulin nếu thiếu Insulin nặng;
- Insulin trộn sẵn có thể dùng tiêm 2 lần mỗi ngày vào thời điểm trước bữa sáng và chiều.
- Insulin trộn sẵn loại analog có thể được tiêm 3 lần một ngày;
- Đối với mỗi bệnh nhân có tình trạng bệnh khác nhau thì có thể điều chỉnh liều Insulin mỗi 3 – 4 lần/ngày.
4. Hiện tượng kháng Insulin ở bệnh nhân tiểu đường là gì?
Tình trạng tế bào tổ chức của cơ thể cần một lượng Insulin cao hơn mức bình thường được gọi là hiện tượng kháng Insulin.
Theo như quy định của tổ chức Y tế Thế giới, những bệnh nhân tiểu đường gặp phải tình trạng kháng Insulin là khi phải dùng lượng Insulin cao trên 60 đơn vị/ngày. Có 3 mức độ kháng Insulin: nhẹ (không quá 80-125 đơn vị/ngày), trung bình (125-200 đơn vị/ngày), và nặng (trên 200).
Tình trạng kháng Insulin được chia làm hai loại: do miễn dịch và không do miễn dịch.
- Kháng Insulin do cơ thể miễn dịch
Khi có nhiều kháng thể kháng Insulin trong máu, kết hợp với Insulin từ ngoài đưa vào sẽ ức chế tác dụng của Insulin, gây nên tình trạng kháng Insulin miễn dịch.
Trên thực tế, hầu như các bệnh nhân điều trị Insulin đều có kháng thể kháng Insulin lưu hành trong máu, nhưng ở nồng độ thấp nên thường không có biểu hiện gì.
Cần thực hiện nghiêm túc chế độ ăn để đề phòng, đồng thời chọn loại Insulin thích hợp. Một trong những biện pháp làm tăng hiệu lực của Insulin là truyền nhỏ giọt tĩnh mạch từ 20 đến 40 đơn vị, một phần Insulin sẽ ngay lập tức kết hợp với các kháng thể, phần còn lại sẽ có tác dụng ngay.
Việc sử dụng kết hợp Insulin với các loại sulfamid chống tiểu đường phần nào cũng đề phòng và hạn chế được tình trạng kháng Insulin, vì các thuốc này làm tăng hiệu lực của Insulin và giảm các yếu tố ức chế Insulin.
Những rối loạn chuyển hóa và nội tiết, trong đó Insulin bị ức chế bởi các chất có hoạt tính kháng Insulin như men Insulinase, các axit béo tự do… được gọi là kháng Insulin không do cơ chế miễn dịch.
- Kháng Insulin không do miễn dịch
Có 2 dạng chính đó là cấp tính là tình trạng kháng Insulin xuất hiện sớm và nhu cầu Insulin tăng cao trong một vài ngày. Mạn tính gặp ở những thể tiểu đường kín đáo hoặc rối loạn nạp glucose (bệnh béo phì, cường giáp…).
Nhu cầu Insulin của người bệnh luôn cao, cơ chế kháng Insulin chưa rõ ràng. Tình trạng kháng Insulin sẽ biến mất khi bệnh chính được điều trị có hiệu quả.
5. Trước khi dùng thuốc Insulin bạn nên biết những gì?
Trước khi dùng thuốc Insulin, bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
- Bạn bị dị ứng với Insulin hoặc bất kỳ thành phần nào hoặc thuốc nào;
- Những loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc kê toa và không kê toa, thực phẩm chức năng và những loại thảo dược;
- Bạn bị tổn thương nghiêm trọng do tiểu đường hoặc bất kỳ tình trạng y khoa nào, bao gồm bệnh gan và thận;
- Bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc cho con bú;
- Bạn đang phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa;
- Bạn đang bị ốm, hoặc bị căng thẳng hoặc thay đổi mức độ tập luyện và vận động.
- Insulin chống chỉ định cho trường hợp dị ứng với Insulin bò hoặc Insulin lợn hoặc với một trong các thành phần của chế phẩm (metacresol, protamin, methyl – parahydroxybenzoate).
6. Thuốc Insulin có thể tương tác với thuốc nào?
Sự thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ xảy ra từ việc tương tác thuốc. Đối với tài liệu này, bạn sẽ không thể biết được hết những tương tác thuốc có thể xảy ra.
Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem.
Bạn không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. Một số thuốc có thể gây hạ đường huyết nghiêm trọng khi dùng kèm với Insulin, với các triệu chứng như choáng váng, đói hoặc ra mồ hôi nhiều, bao gồm:
- Thức uống có cồn;
- Thuốc ức chế men chuyển (ACEi) như lisinopril, quinapril, captopril, enalapril;
- Disopyramide;
- Thuốc hạ cholesterol máu nhóm fibrat;
- Kháng sinh nhóm sulfamid như sulfadiazine, sulfamethoxazole, sulfasalazine;
- Thuốc chẹn thụ thể beta như metoprolol, bisoprolol, propranolol;
- Thuốc ức chế MAO như isocarboxazid, phenelzine;
- Một số thuốc khác như octreotide, thuốc trị tiểu đường dạng uống, propoxyphene, reserpine.
7. Tác dụng phụ của Insulin
Lượng đường trong máu ở mức thấp được gọi là tình trạng hạ đường huyết. Nếu bạn đang dùng Insulin, hàm lượng đường trong máu bạn có thể xuống mức khá thấp nếu bạn tập luyện quá mức hoặc ăn không đủ hoặc ăn uống không đều đặn hoặc bạn sử dụng quá nhiều Insulin.
Đối với những người sử dụng Insulin đôi khi có phản ứng với Insulin thường nằm trong độ tuổi trưởng thành. Dấu hiệu của phản ứng với Insulin và hạ đường huyết bao gồm:
- Mệt mỏi;
- Ngáp thường xuyên;
- Không thể nói hoặc suy nghĩ rõ rang;
- Mất khả năng phối hợp cơ;
- Ra mồ hôi nhiều;
- Co giật;
- Động kinh;
- Đột nhiên cảm thấy như bạn đang đi ra ngoài;
- Trở nên nhợt nhạt, xanh xám;
- Mất nhận thức.
Những tác dụng phụ điển hình của Insulin đó chính là: hạ glucose huyết, gây hiện tượng somogyi, dị ứng Insulin, loạn dưỡng mô mỡ, tăng cân.
Trong đó, hạ glucose huyết là tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng Insulin tiêm trực tiếp vào cơ thể.Khi lượng Insulin thừa thì cũng sẽ gây ức chế sự chuyển hóa glycogen khiến lượng glucose trong máu bị giảm mạnh.
Hiện tượng quá liều Insulin được gọi là hiện tượng somogyi, việc này dẫn tới hạ glucose huyết và làm phóng thích ra quá nhiều hormone điều hòa ngược làm gây ra hiện tượng tăng glucose huyết phản ứng. Với thời điểm hiện tại thì tác dụng phụ khác như dị ứng Insulin cũng khá hiếm gặp.
Những tác dụng phụ như trên xảy ra không phải ở hầu hết mọi người. Có những tác dụng khác có thể không được đề cập. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào đối với các tác dụng phụ thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các dược sĩ.
8. Khi nào người bệnh được chỉ định điều trị bằng Insulin?
Chỉ định điều trị bằng Insulin khi:
- Những bệnh nhân thuộc vào danh mục đái tháo đường hạng 1 là bắt buộc phải điều trị bằng Insulin.
- Đái tháo đường type 2 đã được điều trị phối hợp các loại thuốc uống nhưng không có hiệu quả
- Bệnh nhân đái tháo đường đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn nặng hoặc gầy sút cân nhiều, suy dinh dưỡng
- Bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng tổn thương cơ quan đích (tim, thận, não) như: đột qụy não, nhồi máu cơ tim, suy thận do đái tháo đường…
- Bệnh nhân đái tháo đường cần ổn định đường máu trước, trong và sau phẫu thuật
- Đái tháo đường ở phụ nữ có thai.
9. Những lưu ý khi sử dụng Insulin
Đối với những bệnh nhân sử dụng Insulin, cần lưu ý những điều sau:
- Tiêm thuốc đúng giờ quy định và theo liều lượng của bác sĩ.
- Để tránh loạn dưỡng mỡ do tiêm Insulin, hãy thường xuyên luân chuyển vị trí tiêm.
- Insulin cần được bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh.
- Có chế độ ăn uống, luyện tập thể thao phù hợp dành cho người đái tháo đường.
- Tránh bỏ bữa gây hạ đường huyết.
Từ những thông tin được tổng hợp trên, Massageishealthy đã phần nào phổ biến được tác dụng cũng như vai trò của Insulin trong bệnh lý đái tháo đường, chúng ta có thể nhận thấy được vai trò quan trọng của nó trong việc điều trị đái tháo đường.
Ngày nay, công nghệ tái tổ hợp được ứng dụng vào việc sản xuất Insulin. Dựa vào thời gian tác dụng mà Insulin có thể được chia ra làm các loại chính sau đây:
- Các loại Insulin (tiêm) Màu Bắt đầu có tác dụng Tác dụng đỉnh Hết sau
- Insulin nhanh (regular) trong 5’ sau tiêm tĩnh mạch, 15 phút sau tiêm dưới da 1 – 3 giờ 6 – 8 giờ
- Insulin bán chậm (NPH) đục 30 phút 6 – 12 giờ 12 giờ
- Insulin chậm (nền, Lantus hoặc levemir) đục 4 giờ Duy trì 24 giờ 36 giờ
Bên cạnh đó, còn có một số chế phẩm Insulin phối hợp giữa các loại Insulin có thời gian tác dụng khác nhau như: Mixtard (NPH/regular) 70/30.
Bệnh tiểu đường nên ăn gì, thức ăn và chế độ ăn cho người tiểu đường nên kiêng gì tốt cho sức khỏe?
V. Làm thế nào để có thể kiểm soát được mức độ Insulin trong cơ thể?
Bất kỳ loại hợp chất hay loại thuốc nào cũng mang trong mình 2 mặt tốt và xấu, Hormone Insulin cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
Chính vì thế, bạn nên biết rõ làm thế nào để sử dụng Insulin vào việc giúp tăng cơ bắp qua đó làm giảm hay tránh khả năng gia tăng chất béo trong cơ thể. Để kiểm soát được lượng Insulin trong cơ thể hãy tuân thủ 5 quy tắc bất di bất dịch sau đây nhé.
Quy Tắc 1: Hiểu rõ GI (Glycemic Index) là gì?
Gl cao và Gl thấp là 2 loại tinh bột tiêu biểu, Gl phản ánh tốc độ tiêu hóa trong cơ thể để đi vào máu. Thực phẩm có GI cao sẽ được hấp thu nhanh chóng vào máu điều này làm cho Insulin tăng vọt nhanh chóng.
Đối với những thực phẩm có GI thấp sẽ được hấp thu từ từ, do đó lượng glucose đi vào trong máu sẽ chậm rãi hơn và Insulin cũng ở 1 mức thấp hơn.
Chỉ số Gl cao thường rơi vào những loại thực phẩm như: đường (đường mía). Đối với những loại có chỉ số Gl thấp hơn thường tồn tại trong các loại ngũ cốc.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp ngoại lệ như đường fructose trong hầu hết các loại trái cây thì có chỉ số GI thấp. Những loại trái cây làm chậm quá trình tiêu hóa thường là những loại trái cây có chứa nhiều chất xơ.
Ngoài ra, đường fructose không thể được sử dụng để làm nguyên liệu như đường glucose mà chúng phải được tiêu hóa và lưu trữ ở gan, quá trình này cũng cần có thời gian để hoàn thành. Hầu hết các loại trái cây đều có GI thấp, ngoại trừ: dưa đỏ, chà là, dưa hấu là có GI cao.
Nhưng ngược lại, khoai tây trắng chứa đường phức tạp thường được hấp thụ khá nhanh, do đó nó có chỉ sổ GI cao. Các loại bánh mì trắng và các loại gạo màu trắng cũng vậy.
Quy Tắc 2: Nạp Đường Có Chỉ Số GI Thấp Thường Xuyên
Trong suốt các bữa ăn trong ngày, các bạn nên ăn những loại chứa đường thấp, điều này giúp các bạn duy trì được lượng Insulin ở mức thấp, qua đó, bạn có thể được cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động suốt cả ngày và duy trì việc đốt chất béo.
Đây không chỉ là những hiểu biết về Insulin, mà nó còn được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng.
Trước việc tập luyện là thời điểm thích hợp nhất để nạp đường có chỉ số Gl thấp. Có khá nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra, nên nạp đường có chỉ sổ GI cao vào lúc này.
Và thực tế cho thấy họ đã cạn kiệt năng lượng khi buổi tập chưa kết thúc và ngăn chặn việc đốt chất béo trong lúc tập. Nếu bạn nạp đường trước khi tập, hãy nạp 30g-40g đường thấp với 25g bột protein nhé.
Tuổi thọ của bạn sẽ được kéo dài nếu bạn duy trì Insulin được ở mức thấp, điều này đã được chứng minh trên động vật có tuổi đời dài hơn 50% với mức Insulin thấp mặc dù chưa có kết luận về việc chống lão hóa này.
Người ta tin rằng, Insulin thấp sẽ ít gây ra tín hiệu trong tế bào hơn, do đó tế bào được sống lâu hơn.
Quy Tắc 3: Thời Điểm Nạp Đường Cao GI
Có 2 thời điểm chính để bạn nạp đường có chỉ số GI cao: Nếu bạn có mục tiêu là muốn to hơn thì hãy nạp nó ngay sau khi thức dậy.
Glycogen trong cơ bắp của bạn dường như đã cạn kiệt sau một giấc ngủ dài, nếu điều này thực sự xảy ra thì cơ thể của bạn sẽ ra lệnh “hi sinh” mô cơ để tạo năng lượng duy trì cuộc sống.
Hãy nạp 20 – 40g đường cao GI để đẩy lượng Insulin của bạn lên nhanh chóng, điều này sẽ giúp tổng hợp nhanh glycogen và ngăn chặn sự phá vỡ mô cơ.
Việc ăn trái cây vào mỗi buổi sáng là một lời khuyên thực sự hữu ích vì chúng có thể cung cấp cho bạn vitamin và 1 số chất chống oxy hóa quan trọng khác. Nếu muốn đạt hiệu quả tốt nhất thì bạn nên kết hợp trái cây có chỉ số GI cao và trái cây có chỉ số GI thấp.
Bởi vì chứa đường fructose nên các loại trái cây thường có trị số Gl thấp. Đối với loại đường này thường được xử lý trong gan.
Một khi đến được gan nó sẽ phát 1 tín hiệu trên não “Thôi có đồ ăn rồi, đừng phá cơ ra mà ăn nhé”. Nên nhớ bạn cần phải ăn các loại đường này chung với 20g – 40g protein hấp thu nhanh (whey protein), sẽ giúp bạn khôi phục lại một số cơ bắp đã mất trong đêm.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang cố gắng giảm tối đa lượng mỡ, bạn hoàn toàn có thể cắt bỏ tinh bột vào buổi sáng.
Thay vào đó, bạn nên nạp 30g – 80g đường loại này với 40g bột protein sẽ giúp isulin của bạn tăng vọt lên và điều này sẽ giúp các chất dinh dưỡng (creatine, axit amin) đến được cơ bắp nhiều hơn.
Các loại đường cao GI có tác dụng rất nhanh chóng phục hồi lại lượng glycogen đã bị mất trong lúc tập luyện. Những dưỡng chất tiếp nạp đến cơ bắp với số lượng lớn sẽ tổng hợp phục hồi cơ bắp ngăn chặn thoái hóa cơ.
Quy Tắc 4: Nhận Sự Giúp Đỡ Từ Protein
Theo như nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nếu cơ thể hấp thụ đường có chỉ số Gl cao kèm với 1 loại protein hấp thu nhanh như whey protein thì lượng Insulin sẽ cao hơn so với chỉ dùng đường GI cao thôi.
Điều này là một điều đáng lo ngại đối với việc có nên sử dụng whey protein giữa các bữa ăn hay trước khi tập hay không vì mức độ cao isnsulin sẽ ngăn chặn việc đốt chất béo.
Nhưng cao Insulin trong lúc này chủ yếu do BCAA (chủ yếu là Leucine tăng cao) sẽ không cản trở việc đốt chất béo trong thời gian dài, thực sự nó hỗ trợ cho việc giảm cân và ngăn chặn thèm ăn trong thời gian dài.
Vậy thì có nên quá lo lắng về mức Insulin cao khi dung kết hợp như vậy không? Trên thực tế là không. Nhưng đối với những ai đang cố gắng loại bỏ mỡ ra khỏi những vị trí cứng đầu nhất trên cơ thể thì bạn vẫn có thể sử dụng Micellar Casein để thay thế whey protein vào giữa các bữa ăn, micellar casein vẫn có thể cung cấp cho bạn 1 lượng protein đầy đủ mà không làm tăng vọt Insulin.
Trong trường hợp sau tập luyện thì bạn có thể dung kết hợp cả whey và casein để đạt hiệu quả tối đa trong việc giảm béo.
Quy Tắc 5: Sử Dụng Thực Phẩm Bổ Sung Insulin
Nếu muốn tăng mức độ Insulin lên cao thì có một vài loại thực phẩm hỗ trợ bạn, giúp bạn tăng cơ một cách tốt nhất sau buổi tập, chẳng hạn như: alpha lipoic acid (ALA), and Cinnulin-PF.
ALA là một chất chống oxy hóa giúp tăng cường hoạt động của Insulin ở các tế bào cơ. Cinnulin-PF bắt chước tác dụng của Insulin ở các tế bào cơ.
Đối với những ai đang cố gắng để tối đa hóa ảnh hưởng của Insulin trên được cơ bắp, nên sử dụng 300-500 mg ALA và / hoặc 100-250 mg Cinnulin-PF với đường và protein.
Insulin sẽ được tăng cường hoạt động ngay sau đó, có khả năng dẫn đến phục hồi tốt hơn và giúp cơ bắp phát triển tốt hơn sau khi tập luyện.
VI. Hỏi & đáp về liệu pháp Insulin điều trị tiểu đường
Nếu bắt đầu điều trị bằng liệu pháp Insulin thì sẽ phải duy trì suốt đời?
Trả lời: hoàn toàn không có hiện tượng gì xảy ra khi bắt đầu điều trị bằng Insulin sẽ khiến “Insulin không được tiết ra từ tuyến tụy của bệnh nhân”.
Muốn điều chỉnh tăng đường huyết, tuyến tụy có thể nghỉ ngơi để phục hồi chức năng tiết Insulin thì nên thực hiện việc tiêm Insulin một cách chính xác. Ở một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường huyết chỉ bằng thuốc uống.
Liệu việc tiêm Insulin có đau không?
Trả lời: kim tiêm Insulin được thiết kế đặc biệt hơn các loại kim khác, nó có tính chất mỏng hơn nhiều so với kim được sử dụng để lấy mẫu máu nên dường như người bệnh không cảm thấy đau khi sử dụng.
Vì đã bắt đầu điều trị bằng Insulin nên có thể không duy trì chế độ ăn uống và chế độ tập luyện không?
Trả lời: Cần duy trì chế độ ăn uống cũng như tập luyện đối với các bệnh nhân điều trị Insulin. Nếu chế độ ăn uống không được tuân thủ trong quá trình điều trị, tình trạng béo phì sẽ theo đó mà xuất hiện, và do tình trạng glucotoxicity, một vòng luẩn quẩn trong đó lượng tiêm Insulin dần tăng lên.
Khi bệnh nhân duy trì chế độ ăn uống phù hợp, liệu pháp Insulin sẽ phát huy được hiệu quả vốn có của nó. Ngoài ra có thể tiếp tục duy trì chế độ tập luyện như trước đây.
Tuy nhiên, khi điều trị bằng Insulin và việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên tốt hơn, tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra, vì vậy cần chú ý đến hạ đường huyết.
Chính vì thế, những bệnh nhân đang điều trị bằng Insulin nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ tập luyện phù hợp để giúp cho cơ thể có những chuyển biến tốt nhất.
Bài viết trên phần nào đã giúp mọi người hiểu rõ được Insulin là gì, cả công dụng và từng loại Insulin trong việc điều trị căn bệnh đái tháo đường.
Đây là một căn bệnh phổ biến đối với mọi người hiện nay, xuất phát từ chế độ ăn cũng như sinh hoạt thường ngày, nó hoàn toàn là một căn bệnh đặc biệt đáng lưu ý vì sẽ dẫn đến những biến chứng không mong muốn nếu không điều trị dứt điểm và kiên trì.
Massageishealthy hy vọng mọi người có được những thông tin hữu ích cũng như biết cách điều trị căn bệnh tiểu đường này nếu không may có người thân mắc phải.