Tiểu đường tuýp 1 là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là một tình trạng bệnh mãn tính, lúc này tế bào beta ở tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết. Tiểu đường tuýp 1 xuất hiện khi cơ thể bị thiếu insulin một cách nghiêm trọng dẫn đến lượng đường trong máu không có khả năng chuyển hóa để chuyển đến cung cấp năng lượng cho tế bào.
Table of Contents
Mọi người đều biết tiểu đường là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây ra nhiều hậu quả xấu đe dọa đến sức khỏe và thậm chí là cả tính mạng. Cũng như một số căn bệnh nguy hiểm khác, bệnh tiểu đường cũng được phân thành nhiêu loại.
Hôm nay Massageishealthy sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh tiểu đường tuýp 1 để bạn có thêm những thông tin hữu ích về căn bệnh này, cũng như cách phòng tránh và điều trị hiệu quả. Đừng bỏ qua đấy nhé!
I. Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?
Đầu tiên nói chung bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là hiện tượng lượng đường trong máu quá cao so với mức chuẩn thông thường.
Tiểu đường tuýp 1 là một tình trạng bệnh mãn tính. Lúc này tế bào beta ở tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết, đây là một loại hormone rất quan trọng có chức năng đưa glucose từ máu vào các tế bào và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Nếu không có insulin thì lượng glucose trong máu sẽ tăng cao. Theo thời gian, glucose tích tụ trong máu tăng cao vượt mức thông thường sẽ gây bệnh tiểu đường dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng về thận, tim, mắt, thần kinh, răng miệng…
Bệnh đái tháo đường tuýp 1 thường xảy ra ở những người thuộc độ tuổi vị thành niên, trẻ em tuy nhiên cũng có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào do bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài và bên trong.
II. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 xuất hiện khi cơ thể bị thiếu insulin một cách nghiêm trọng dẫn đến lượng đường trong máu không có khả năng chuyển hóa để chuyển đến cung cấp năng lượng cho tế bào. Theo cơ chế miễn dịch của con người cơ thể sẽ xác định vầ bắt đầu tiêu diệt những vi khuẩn, vi rút có hại.
Hơn thế trong các bệnh tự miễn dịch thì hệ thống miễn dịch của cơ thể có khả năng tấn công tế bào. Với tiểu đường tuýp 1, hệ thống miễn dịch quay lại tấn công vào những tế bào beta trong tuyến tụy, điều này lại làm cản trở đến quá trình sản xuất insulin, góp phần làm tăng lượng đường trong máu.
Theo đó có những yếu tố chủ chốt góp phần làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1 mà hầu hết đều vướng phải, một hay nhiều yếu tố:
– Yếu tố di truyền: yếu tố này gần như là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định người bệnh có nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 1.
Thường thì cha mẹ sẽ di truyền căn bệnh này cho con cái và gen sẽ tạo ra protein để duy trì những hoạt động của các tế bào. Một số biến thể gen hoặc vài nhóm gen tương tác với nhau có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
– Hệ thống miễn dịch: những tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào beta khiến cho tuyến tụy bị suy giảm chức năng và không thể tiếp tục sản xuất insulin.
– Tác động từ môi trường bên ngoài: những ảnh hưởng từ các loại thực phẩm tiêu thụ hằng ngày, vi khuẩn, virút hay các độc tố có thể gây phá hủy tế bào trong tuyến tụy, dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 1.
III. Những dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 1
Thông thường những dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ xuất hiện rất nhanh, chỉ trong vào ngày cho đến vài tuần và chủ yếu gây ra do lượng đường quá cao trong máu.
Thời gian đầu các triệu chứng này có thể dễ dàng bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác như cúm. Hãy để ý cơ thể mình thật kỹ để xác định xem mình có đang gặp phải những tình trạng dưới đây không:
– Tiểu đêm: Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là vào buổi tối.
– Khát nước: người bệnh tiểu đường liên tục cảm thấy khát nước, phần do phải đi tiểu nhiều gây mất nước, kích thích khát nước phần người bệnh sẽ thấy khô miệng.
– Giảm cân: dù bạn vẫn ăn uống như bình thường nhưng lại sụt cân nhanh chỉ trong một thời gian ngắn.
– Đói nhiều: nhiều người luôn cảm thấy đói dù mới ăn đi chăng nữa, điều đó là do cơ thể không sử dụng được lượng đường glucose trong máu để cung cấp năng lượng hoạt động cho tế bào.
– Mờ mắt: lượng đường dư thừa tích tụ trong mắt có thể gây tăng áp lực thẩm thấu trong nhãn cầu, làm tăng nước tự do trong nhãn cầu. Từ đó khiến nhãn cầu bị biến đổi hình dạng và tầm nhờ của người bệnh bị mờ đi.
– Cảm giác mệt mỏi: rất nhiều người cảm thấy cơ thể trong tình trạng kiệt sức, có thể buồn nôn thậm chí ói mửa.
Nếu như nhận thấy những dấu hiệu trên xuất hiện trên cơ thể hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ mà không nên nghe qua lời khuyên của bất kỳ ai bởi cơ địa và tình trạng bệnh lý của mỗi người sẽ không giống nhau. Tốt nhất hãy để các bác sĩ có chuyên môn thăm khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
IV. Khi nào nên đi chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1?
Việc tìm hiểu những thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng đọc được kết quả xét nghiệm của mình và hiểu rõ tình trạng bệnh mình đang mắc phải. Theo đó bệnh tiểu đường tuýp 1 được chẩn đoán dựa trên chỉ số đường huyết:
- Đường huyết lúc đói > 125 mg/dl trên 2 lần xét nghiệm khác nhau
- Đường huyết bất kỳ >= 200 mg/dl đi kèm với các triệu chứng kể trên
- Đường huyết đo được >= 200 mg/dl khi test dung nạp 75g Glucose bằng đường uống.
Bên cạnh đó xét nghiệm ketone cũng được áp dụng trong việc chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1, loại xét nghiệm này nên được thực hiện trong những tình trạng sau:
- Khi lượng đường trong máu đạt >= 240mg/dl
- Khi xuất hiện dấu hiệu các bệnh viêm phổi, đột quỵ, đau tim
- Khi xảy ra hiện tượng buồn nôn, nôn mửa
- Khi đang mang thai
Một số loại xét nghiệm miễn dịch khác như: Kháng thể kháng tế bào tuyến tụy (+), anti GAD (+), đo insulin hoặc Peptit (thấp trong máu) cũng có thể giúp xác định bệnh tiểu đường tuýp 1.
V. Bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?
Thực tế mà nói tiểu đường tuýp 1 là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và cho đến nay vẫn chưa có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Hầu hết các bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 bắt buộc phải chung sống với nó suốt đời bằng cách tiêm insulin mỗi ngày.
Không những thế người bệnh tiểu đường còn phải đối mặt với nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong tương lai như: chân tay tê, loét bàn chân, mờ mắt, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận (một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh nhân tiểu đường có thể mắc phải).
Chính vì mức độ nguy hiểm khá lớn mà các bác sĩ luôn khuyến cáo mọi người phải tự biết phòng tránh cho mình, ngăn ngừa mắc phải tiểu đường tuýp 1 hay các loại khác.
Thường thì căn bệnh này sẽ có tính di truyền theo gen nghĩa là nếu trong gia đình có người bị tiểu đường thì tỷ lệ rất cao anh em hoặc con cái cũng sẽ mắc phải.
Bên cạnh đó người bệnh tiểu đường tuýp 1 cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và khắt khe hơn so với người bị tiểu đường tuýp 2.
Bởi tiểu đường tuýp 1 thường gây ra do máu huyết phát sinh, sự suy yếu của hệ miễn dịch trong cơ thể còn tiểu đường tuýp 2 chủ yếu xuất hiện do thói quen sinh hoạt ăn uống hằng ngày.
VI. Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 như thế nào?
Sau khi đã phát hiện và được chẩn đoán mắc phải tiểu đường tuýp 1 bước tiếp theo được thắc mắc nhiều nhất sẽ về vấn đề điều trị.
Tuy nhiên những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, đối với tình trạng bệnh cụ thể của mình bạn cần đến gặp bác sĩ và thăm khám chính xác để được lên phác đồ điều trị thích hợp.
1. Những kỹ thuật chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1
Bạn có thể được các bác sĩ yêu cầu thực hiện những xét nghiệm sau để chẩn đoán bệnh đái tháo đường:
- Xét nghiệm nồng độ đường huyết lúc đói,
- Xét nghiệm dung nạp glucose,
- Xét nghiệm Hemoglobin A1C,
- Xét nghiệm máu ngẫu nhiên (lúc không đói).
Trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, định kỳ mỗi 3 tháng bạn sẽ được đề nghị đến gặp bác sĩ để thực hiện tiếp tục những kiểm tra sau:
- Kiểm tra huyết áp
- Kiểm tra xương và da ở phần chân
- Kiểm tra xem chân có trở nên tê liệt hay không
- Kiểm tra phần sau của mắt với công cụ ánh sắng đặc biệt
- Xét nghiệm Hemoglobin A1C (6 tháng 1 lần khi bệnh tiểu đường tuýp 1 của bạn đã được kiểm soát tốt).
Những kiểm tra trên sẽ giúp bác sĩ nắm rõ hơn tình hình tiến triển của bệnh đồng thời ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra trong thời gian tiếp theo. Ngoài ra bạn cũng nên tiến hành những kiểm tra sau định kỳ mỗi năm:
- Xét nghiệm nồng độ cholesterol và triglyceride
- Thăm khám với bác sĩ nha khoa 6 tháng/ lần để ngăn chặn các biến chứng từ răng miệng
- Thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo thận vẫn đang hoạt động tốt như xét nghiệm Microalbumin niệu và tỷ số creatinin.
2. Những phương pháp điều trị hiệu quả tiểu đường tuýp 1
Ngay khi xác định được bệnh bạn cần phải bước vào quá trình điều trị ngay lập tức để kiểm soát lượng đường huyết, ngăn chặn tình trạng diễn biến xấu hơn.
Thông thường các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị riêng cho từng trường hợp, bao gồm:
– Insulin
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1, thế nên tiêm insulin được cho là cách tốt nhất giúp kiểm soát nhanh chóng lượng đường trong máu của người bệnh tiểu đường. Bạn có thể tự tiêm ở nhà theo hướng dẫn từ bác sĩ, mỗi ngày tiêm 2 – 3 lần.
– Chế độ dinh dưỡng đặc biệt
Tùy vào tình trạng các bác sĩ sẽ đề nghị với bạn một chế độ dinh dưỡng đặc biệt nhằm kiểm soát đường huyết một cách tốt nhất mà vẫn đảm bảo được dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể.
– Tập thể dục
Hãy chăm chỉ tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày vì đây cũng là một cách rất hiệu quả giúp ổn định lượng đường huyết trong máu.
Bên cạnh đó hãy chăm sóc phần chân và kiểm tra mắt thường xuyên để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
VII. Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường tuýp 1 nên ăn gì, kiêng gì?
1. Những thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường tuýp 1
Như đã nói chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường tuýp 1 vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình và hiệu quả điều trị. Do đó nhất định bạn được được lơ là vấn đề này. Những nhóm thực phẩm dưới đây được cho là hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 1 rất tốt:
– Nhóm đường bột: ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng và hạn chế tối đa rán hay xào…
– Nhóm chất béo, đường: người bệnh tiểu đường nên ưu tiên dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, dầu oliu…
– Nhóm rau: tăng cường bổ sung rau xanh trong khẩu phần ăn hằng ngày bằng cách ăn sống, hấp, luộc hay trộn nhưng không nên dùng các loại sốt có chất béo.
– Nhóm thịt cá: các loại thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ… cũng rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
– Nhóm hoa quả: hãy bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết từ trái cây tươi hoặc nước ép trái cây sẽ tốt cho tình trạng bệnh.
2. Vậy bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?
Thế giới hoa quả vô cùng phong phú đa dạng. Mặc dù tăng cường các loại trái cây sẽ rất tốt cho căn bệnh tiểu đường nhưng bạn cũng phải tìm hiểu và lựa chọn đúng loại để mang lại hiệu quả như mong đợi.
- – Bưởi đỏ rất tốt cho bệnh nhận tiểu đường, mỗi ngày nên dùng nửa trái bưởi.
- – Mâm xôi, việt quất chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin và có lượng tinh bộ thấp.
- – Dưa hấu giàu vitamin C, V và beta-carotene, kali đồng thời lycopene thấp. Tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều.
- – Anh đào có tính chống oxy hóa, ít hydrat-cacbon giúp ổn định lượng đường huyết. Mỗi ngày chỉ nên ăn 12 trái anh đào.
- – Đào chứa vitamin C, A, kali và các chất xơ cùng lượng đường thấp tốt cho người tiểu đường.
- – Mơ có lượng carb thấp, giàu chất xơ và vitamin A là một lựa chọn lý tưởng cho người bệnh.
- – Táo chứa nhiều chất oxy hóa giúp lượng cholesterol giảm đi, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa chất béo.
- – Kiwi cung cấp nhiều kali, chất xơ, vitamin C và lượng tinh bột thấp làm hạ đường huyết.
- – Lê giàu chất xơ, kali và ít đường nên có mặt trong chế độ ăn uống khi bị tiểu đường.
- – Cam chứa nhiều vitamin C, kali và lượng carb thấp.
- – Đu đủ là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của những người bệnh tiểu đường.
- – Quả cóc có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu của người tiểu đường.
- – Bơ có thể thêm vào khẩu phần ăn mỗi ngày của bệnh nhân tiểu đường.
- – Dâu tây chứa nhiều dưỡng chất nhưng ít lượng cacbon-hydrate.
- – Dưa lê có thể dùng khoảng 1 ly nhỏ đã cắt miếng dùng như món tráng miệng vào buổi tối hoặc bữa sáng.
- – Roi giúp khống chế lượng đường trong máu hiệu quả, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
- – Quả chà là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường chứa nhiều chất chống oxy hóa.
- – Quả óc chó giàu chất xơ và ALA có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường nhưng do cung cấp lượng lớn calo nên bạn cũng không nên ăn quá nhiều.
VIII. Người mắc bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?
Ngoài việc lựa chọn những thực phẩm tốt cho tình trạng bệnh tiểu đường của mình, bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 còn phải lọc lại những loại thực phẩm không tốt và loại ra khẩu phần ăn mỗi ngày để điều trị bệnh tốt hơn.
Người tiểu đường tuýp 1 cần hạn chế
– Hạn chế tiêu thụ các loại gạo trắng, miến, bánh mì, bột sắn dây hay các loại củ nướng.
– Hạn chế dùng các loại thực phẩm chứa chất béo bão hóa, nhiều cholesterol làm tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch, có hại cho sức khỏe.
– Hạn chế những loại thịt lợn mỡ, da của gia cầm, phủ tạng động vật, dầu dừa, kem tươi, các loại bánh kẹo ngọt, siro, nước ngọt có ga…
– Hạn chế những loại hoa quả sấy, mứt hoa quả bởi chúng chứa lượng đường rất cao có thể khiến bệnh nặng hơn.
Vậy người bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm?
Có thể thấy cơm trắng có chỉ số đường huyết khá cao nên rất dễ làm tăng lượng đường trong máu, vì thế bạn nên hạn chế tiêu thụ cơm trắng.
Tuy nhiên bạn cũng không nên kiêng hoàn toàn lượng tinh bột có thể khiến cơ thể thiếu năng lượng, gây hạ đường huyết, thậm chí dẫn đến hôn mê và tử vong.
Theo đó để giúp cơ thể duy trì năng lượng và vẫn đảm bảo lượng đường huyết ổn định, bạn có thể lựa chọn một trong số các thực phẩm sau:
– Gạo lứt
Gạo lứt vẫn còn giữ được lớp cám chứa nhiều chất xơ có khả năng hòa tan giúp quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn giúp người bệnh cảm thấy no lâu hơn và giảm sự thèm ăn.
Ngoài ra gạo lứt còn giúp làm chậm quá trình hấp thu đường nên có thể duy trì sự ổn định của đường huyết.
– Yến mạch
Chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao rất phù hợp với người bệnh tiểu đường. Bạn nên chọn yến mạch nguyên hạt hoặc loại cán mỏng.
– Hạt chia, hạt lanh
Là nguồn dưỡng chất dồi dào bao gồm chất xơ hòa tan, sắt, photpho, vitamin K, Omega 3… hỗ trợ hiệu quả cho việc kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tim mạch và cải thiện xương khớp, giảm huyết áp.
– Khoai lang
Mặc dù chứa tinh bột nhưng tinh bột trong khoai lang có tính kháng đường sẽ không gây tăng đường huyết sau khi ăn.
Không chỉ thế chúng còn giúp làm giảm đường huyết, cải thiện hoạt động của insulin và giảm cảm giác trướng bụng.
– Đậu đỗ
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, đậu đỗ được đánh giá là đặc biệt tốt cho việc kiểm soát đường huyết và cân nặng của người bệnh tiểu đường.
Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường tuýp 1 để có thêm kiến thức giúp bảo vệ sức khỏe của mình và cả gia đình.
>>>> Mời bạn tìm hiểu thêm thông tin về Tiểu đường thai kì nguy hiểm như thế nào?
Trường hợp nhận thấy những dấu hiệu bất thường về chứng bệnh tiểu đường tuýp 1 của mình, tốt nhất hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác để được điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nguy hiểm hơn.