Người bệnh tiểu đường có được uống mật ong, có được ăn bắp không?
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Người mắc bệnh tiểu đường không nên uống mật ong hoặc đường. Lượng đường trong mật ong rất cao 40% lượng đường fructoza, 30% lượng đường glucose sẽ làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn bắp nhưng nên ăn bắp cùng với thực phẩm chứa protein hoặc chất béo và hạn chế bắp trong bữa ăn hàng ngày.
Table of Contents
I. Bệnh tiểu đường có uống được mật ong không?
Mật ong được biết đến là một loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe, sắc đẹp, có nhiều lợi ích trong việc chữa trị một số bệnh. Tuy nhiên, mật ong liệu có tốt đối với người bị bệnh tiểu đường?
Những người bị tiểu đường uống mật ong tốt cho sức khỏe hay có hại? Hôm nay, Massageishealthy sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Các khái niệm về lượng đường trong cơ thể
Để trả lời được câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài khái niệm liên quan đến bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu. Như vậy chúng ta mới có thể hiểu được cơ chế hoạt động và phòng chống bệnh tốt hơn nếu vẫn muốn dùng chất ngọt nhé.
#1. Lượng đường (glucose)
Glucose (còn gọi là đường) là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta cung cấp cho bản thân mỗi ngày. Đo chỉ số glucose có thể biết mình có mắc bệnh tiểu đường hay không.
#2. Insulin
Insulin là một loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra để duy trì lượng đường trong máu. Ở người bị bệnh tiểu đường, các cơ quan của không sản xuất đủ insulin hoặc do loại hoc môn này gặp trục trặc dẫn đến không xử lý tốt lượng đường.
Mời bạn tìm hiểu thêm về Chỉ số insulin là gì?
#3. Carbohydrate là gì?
Carbohydrate ( hay còn gọi là tinh bột) là một trong ba nguồn cung cấp năng lượng ( calo) cho cơ thể. ½ lượng calo giúp cơ thể hoạt động hằng ngày được cung cấp bởi Carbohydrate. Carbohydrates có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm sau:
- Trái cây
- Rau
- Sữa
- Hạt
- Đậu
- Mật ong
- Đường trắng
- Đường nâu
- Cục kẹo
- Món tráng miệng
Người bị bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến lượng và loại carbohydrates tiêu thụ bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Lượng carbohydrate phù hợp để giữ cho lượng đường trong máu của mỗi người ở mức an toàn là vào khoảng 45g và 60g mỗi bữa ăn hoặc ít hơn.
Vì vậy, bạn cần có một chế độ ăn phù hợp điều quan trọng là phải chọn các loại carbohydrates phù hợp với cơ thể. Và mật ong là 1 trong những loại thực phẩm có chứa carbohydrate.
Giá trị dinh dưỡng trong mật ong
Trong mật ong, đường chiếm tỷ lệ khoảng 80%, ngoài ra là một số thành phần như: nước, chất đạm, canxi, phốt pho, các khoáng vi lượng… Một người bình thường chỉ cần khoảng 10% năng lượng từ nguồn đường hấp thu nhanh có trong đường kính, mật ong, bánh kẹo ngọt…
Theo TS-BS Nguyễn Trọng Hưng, Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế BV Nội tiết Trung ương, không nên quá lạm dụng mật ong, nếu muốn uống mật ong để giúp cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, có lợi cho sức khỏe như bạn “nghe nói” thì liều lượng có thể là 5ml/ngày. Tuy nhiên, nếu như bạn bị tiểu đường thì điều này cần xem xét.
Mật ong nguyên chất được tạo thành nhờ các chú ong thợ chăm chỉ hút mật từ hoa, lá, thân cây mỗi ngày. Sau đó, mật hoa được mang về tổ nơi nó sẽ chuyển hóa thành mật ong và dự trữ trong tổ của mình.
Qua quá trình quạt thổi liên tục từ cánh của các con ong làm mật bay hơi nước và cô đặc lại, chất lỏng ngọt ngào đó chúng ta gọi là mật ong.
Giống như các loại đường khác, mật ong là một nguồn carbohydrate đặc. Lượng carbohydrate chứa trong 1 thìa mật ong ít nhất 17g. Ngoài ra, trong mật ong còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Lợi ích của mật ong đối với sức khỏe
Mật ong được xem là một loại thực phẩm tự nhiên, lành mạnh và an toàn. Một người bình thường sử dụng khoảng 30- 50g mật ong hằng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe. Mật ong còn được xem là “thần dược” với nhiều lợi ích khác nhau từ chữa bệnh cho đến làm đẹp.
Mật ong rất bổ dưỡng, uống mật ong mỗi ngày giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng cường trí nhớ, cải thiện giấc ngủ, trị chướng bụng, bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, mật ong còn có thể phòng suy dinh dưỡng, giúp cho tinh thần thoải mái, giảm đau, giải độc,…
>>> Mời bạn xem thêm: Tác dụng đầy đủ của mật ong
Mật ong ngâm với vài lát chanh mỏng được biết đến như là một bài thuốc trị ho vô cùng hiệu quả. Mật ong khi kết hợp với các loại thực phẩm khác còn đem lại tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ ăn kiêng.
Có rất nhiều cách uống mật ong chứ không hẳn chỉ uống nguyên chất. Bạn có thể pha mật ong với nước ấm, nước chanh, trà xanh hoặc cho thêm vài lát gừng vào đều giúp phát huy tác dụng tối ưu.
Người tiểu đường có uống đường mật ong không?
Người bị bệnh đái tháo đường có lượng đường trong máu cao. Vì vậy, đường và mật ong là những thực phẩm cực kỳ có hại cho người bị đái tháo đường.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại đồ ngọt đều tác động đến lượng đường trong máu giống nhau. Để thực sự hiểu rõ mối quan hệ giữa mật ong và bệnh đái tháo đường, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Việc duy trì mức đường huyết ở người bị bệnh đái tháo đường là rất quan trọng. Bạn sẽ ngăn ngừa hoặc làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như tổn thương thần kinh, mắt hoặc thận nếu kiểm soát tốt mức đường trong máu.
Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp khiến cho lượng đường trong máu tăng cao.
Do đó người bị tiểu đường không nên chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Và mật ong là một trong số đó. Lượng đường trong mật ong lại rất cao, chính vì vậy nó không phải là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe người tiểu đường.
Nếu sử dụng mật ong không đúng cách có thể dẫn tới việc đường huyết tăng cao, khó kiểm soát, thúc đẩy nhanh sự phát triển của biến chứng.
Trong mật ong có khoảng 40% lượng đường fructoza, 30% lượng đường glucose. Không những không đem lại lợi ích hỗ trợ điều trị tiểu đường mà trái lại đường fructoza trong mật ong có thể làm cho lượng đường huyết tăng dẫn đến khó kiểm soát. Vì vậy, người tiểu đường không nên sử dụng mật ong.
Tác động của mật ong tới lượng đường huyết
So với đường thì những ảnh hưởng của mật ong lên mức đường huyết thường tích cực hơn. Theo một nghiên cứu, khi dùng 75gr mật ong nguyên chất trong hai giờ đầu tiên lượng đường huyết tăng đáng kể.
Còn khi dùng 75gr đường tinh khiết thì lượng đường huyết tăng gấp đôi so với lúc dùng mật ong trong 2 giờ liền. Mức tác động của mật ong cũng tương tự ở những người bị tiểu đường tuýp 2.
Mật ong làm tăng đường huyết đồng thời cũng làm tăng insulin. Insulin có thể làm giảm lượng đường trong máu, vì vậy mức đường huyết thường giảm sau 60 phút đầu khi dùng mật ong.
Những tác hại của mật ong đối với lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 thường thấp hơn những loại đường khác.
Shilpa Arora – nhà dinh dưỡng học đồng ý: “Thêm muỗng mật ong vào tách trà hay cà phê thực sự không được khuyến khích đối với bệnh nhân tiểu đường. Nhưng nếu muốn sử dụng hãy kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên và xin ý kiến của bác sĩ”.
Mời bạn tìm hiểu thêm về Chỉ số đường huyết trong máu là gì?
Trường hợp nào người tiểu đường có thể uống được mật ong?
Mặc dù theo sự chỉ dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng, không khuyến khích người bệnh tiểu đường uống mật ong. Tuy nhiên, nếu biết cách dùng và hàm lượng dùng hợp lý thì người bị tiểu đường vẫn có thể sử dụng được.
Mật ong có tác dụng cung lượng glucose cho cơ thể, giúp ổn định lại đường huyết trong máu. Đối với bệnh nhân bị hạ đường huyết đột ngột, uống một ít mật ong sẽ giúp cấp cứu kịp thời và hạn chế được những biến chứng không mong muốn xảy ra.
Trong khẩu phần ăn hằng ngày, khi cần bổ sung glucose để đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng, người tiểu đường có thể sử dụng mật ong nhưng phải đúng liều lượng để có thể kiểm soát được mức đường huyết trong máu.
Như vậy, đáp án cho câu hỏi: “ người tiểu đường có uống được mật ong không?” thì câu trả lời là “ không” . Ngoại trừ trong một số trường hợp như bị hạ đường huyết hoặc cần bổ sung glucose thì vẫn có thể sử dụng được ở một lượng rất nhỏ.
II. Người bị bệnh tiểu đường ăn bắp được không?
Cơ thể người bệnh tiểu đường không tiết ra được insulin, một loại hoóc môn được sản xuất từ tuyến tuỵ của con người, chất này có tác dụng đưa glucose từ máu vào tế bào, giúp tế bào sử dụng glucose sinh ra năng lượng cần thiết.
Chính vì vậy, người bị tiểu đường không thể sử dụng glucose theo một cách hoàn hảo và để tạo năng lượng cho cơ thể như người bình thường được.
Giá trị dinh dưỡng của quả ngô, bắp
Bắp( ngô) chứa hàm lượng tinh bột cao có thể làm tăng đường trong máu. Tuy nhiên, không có nghĩa là người mắc tiểu đường hoàn toàn không được ăn bắp.
Trong bắp ( ngô) có nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như: vitamin A, vitamin B6, sắt, photpho, magie, mangan, selen, niacin, folate,….
Những dưỡng chất này cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể. Vì thế, người bệnh cũng không nên bỏ hẳn bắp ra khỏi thực đơn bữa ăn.
Bệnh tiểu đường có được ăn bắp không?
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, nếu ăn thực phẩm chứa nhiều tinh bột và carbohydrate sẽ có thể làm tăng đường huyết. Cơ thể người bệnh khi đó không thể tạo ra insulin loại hooc môn giúp đưa glucose từ máu vào tế bào để tế bào sinh năng lượng.
Khi cơ thể thiếu insulin, cơ thể không thể sử dụng được glucose khiến lượng glucose trong máu tăng cao. Tinh bột sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành glucose trong máu. Nếu sử dụng tinh bột thường xuyên lượng glucose trong máu ngày càng tăng cao và theo đó xuất hiện trong nước tiểu.
Mức đường huyết (glucose) trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường thường ngẫu nhiên lớn hơn hoặc bằng 200 mg/dL, hoặc lượng đường huyết lúc đói (sau khi ăn 8 giờ) lớn hơn mức 126 mg/dL.
Vì vậy, các bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế hấp thụ tinh bột trong mỗi bữa ăn, nên ăn những thực phẩm có chỉ số đường thấp để giúp kiểm soát đường huyết trong cơ thể, có ăn thêm các loại thực phẩm có chứa tinh bột với những loại thực phẩm khác để đảm bảo sức khỏe.
Câu trả lời cho câu hỏi: “Bệnh tiểu đường có được ăn bắp không?” là: vẫn có thể ăn nhưng nên ăn bắp cùng với thực phẩm chứa protein hoặc chất béo. Hạn chế bắp trong bữa ăn hàng ngày.
Mỗi bữa ăn chỉ nên ăn nửa bắp ngô và tránh ăn hàng ngày để không làm tăng lượng đường huyết. Tốt nhất là ăn ít và cách xa thời gian ăn 1 tuần 1 lần hoặc hơn nếu có thể.
Không chỉ ngô mà các thực phẩm có chứa tinh bột, người bị đái tháo đường vẫn cần hạn chế. Trong chế độ ăn uống hằng ngày, người mắc bệnh tiểu đường cần cân nhắc các loại thực phẩm có chứa tinh bột.
Để hạn chế hấp thụ tinh bột trong mỗi bữa ăn có thể ăn kèm các loại thực phẩm có chứa tinh bột với các loại thực phẩm khác.
Mời bạn xem thêm thông tin về Tiểu đường có được ăn chuối không, có được khoai lang không?
Vậy là Massageishealthy đã giải đáp cho bạn được 2 vấn đề về việc tiểu đường có uống được mật ong không hay tiểu đường ăn bắp được không rồi nhé. Hãy cẩn thận với chế độ ăn uống cho người mắc bệnh tiểu đường.
Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe và đừng quên chia sẻ kiến thức này cho mọi người cùng biết nhé.