Khoai sọ là khoai gì, khoai sọ và khoai môn có giống nhau không?
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Khoai sọ hay khoai môn (có tên tiếng Anh là Taro, tên khoa học là Colocasia esculenta) là một loại thực vật nhiệt đới mọc ở các vùng nhiệt đới ẩm ở Ấn Độ và Đông Nam Á và có thể ăn được. Khoai môn được gọi phổ biến ở Miền Nam, ở Miền Bắc và Miền Trung phân biệt khoai sọ thì có củ nhỏ và màu trắng đục.
Table of Contents
Khoai sọ – loại thực phẩm quen thuộc trong thực đơn hàng ngày
Khoai là một loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho con người khá tốt, một trong số đó phải kể đến khoai sọ. Khoai sọ được cho là một món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, ăn khoai sọ có tác dụng gì, tốt cho sức khỏe như thế nào thì rất ít người hiểu rõ.
Có thể cho rằng, chị em phụ nữ rất thích ăn khoai sọ bởi vì nó ngon và lạ miệng, tạo được sự mới lạ cho món ăn, không gây nhàm chán, các chị em phụ nữ hay dùng khoai sọ để tạo ra nhiều món ăn ngon và lạ miệng. Hơn thế nữa, khoai sọ còn có nhiều tác dụng khác kèm theo.
Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Massageishealthy tìm hiểu sâu hơn về khoai sọ là khoai gì, ăn khoai sọ có béo không cũng như tác dụng của chúng, những món ăn nấu từ khoai sọ mà bạn chưa biết sẽ được giải đáp qua bài viết này.
Cây khoai sọ (khoai môn) có nguồn gốc và mọc nhiều ở đâu?
Khoai sọ là một loại khoai có tên gọi chung cho một số loại khoai thuộc loài Colocasia esculenta, thuộc loài cây họ Ráy. Khoai sọ có nguồn gốc từ các vùng đồng bằng của Malaysia và được ước đoán rằng nó đã tồn tại trong vùng ẩm nhiệt đới Ấn Độ 5000 năm TCN.
Cây khoai môn (Colocasia esculenta) có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Người ta cho rằng cây khoai môn đã được trồng ở vùng Đông Nam Châu Á để lấy củ làm lương thực trong hơn 10.000 năm trước đây, là cây lương thực chính của vùng này trước khi có cây lúa trồng.
Từ Đông Nam Á Cây khoai môn (khoai sọ) đươcj phát tán ra khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới.
Có mấy loại củ khoai sọ?
Cây khoai sọ có 2 loại củ: củ cái và củ non. Khác hẳn với khoai môn, cây khoai sọ có củ cái nhỏ, nhiều củ non và chứa nhiều tinh bột. Nhóm khoai sọ thích hợp ở những vùng có loại đất thịt nhẹ, cát pha, giàu mùn, thoát nước tốt, chủ yếu được trồng ở vùng đồng bằng và trung du.
Nước ta có những loại khoai sọ nào?
Ở nước ta, khoai sọ rất đa dạng với nhiều chủng loại và nhiều tên gọi khác nhau, bao gồm:
- khoai sọ trắng
- khoai sọ sớm
- khoai sọ muộn
- khoai sọ nghệ
- khoai sọ núi
- khoai sọ dọc tía
- khoai sọ dọc trắng
- khoai sọ dọc tía
- khoai sọ dọc xanh
- khoai sọ dọc tím..
Người ta thường dùng khoai sọ để chế biến các món ăn hàng ngày như canh khoai sọ nấu xương, nấu chè, hầm hoặc ăn tươi đều được.
Khoai sọ và khoai môn có giống nhau không, có phải là 1 loại không?
Khoai sọ có nơi còn gọi là khoai môn, nhưng nhiều địa phương phân biệt giống khoai có củ nhỏ là khoai sọ, còn giống có củ to được gọi là khoai môn. Bài viết này Massageishealthy chỉ để đề cập đến tính chất, tác dụng chữa bệnh của giống khoai sọ củ nhỏ.
Tên gọi khoai môn phổ biến chung ở Miền Nam, trong khi ở Miền Bắc và Miền Trung có phân biệt cây Khoai môn là những loài cây thường cho củ cái to từ 1,5 đến trên 2 kg, ít củ con, chất lượng tốt, ăn ngon, bở, nhiều tinh bột.
Còn Khoai sọ theo tên gọi ở Miền Bắc chỉ những loài khoai có củ cái nhỏ nhưng nhiều củ con, chất lượng tốt, ăn ngon, bở, nhiều tinh bột. Khoai sọ thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, cát pha, giàu mùn, thoát nước tốt. Khoai sọ chủ yếu được trồng ở vùng đồng bằng và trung du.
Ăn khoai sọ nhiều có béo không?
Nhiều người cứ nghĩ rằng, khoai sọ chứa nhiều tinh bột thì sẽ làm béo phì nếu như ăn nhiều, nhưng theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoai sọ sẽ không làm bạn tăng cân trong quá trình ăn mà còn giúp bạn giảm được cân nặng khá tốt, có lợi cho sức khỏe của mình.
Trong khoai sọ có chứa khá nhiều chất xơ và tinh bột, chất xơ này giúp hỗ trợ sự phát triển của các loại vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Hơn thế nữa, hỗ trợ đường ruột hiệu quả và tăng cường quá trình tiêu hóa, đốt cháy được lượng mỡ thừa cho cơ thể.
Cho nên, việc ăn khoai sọ sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa của bạn, chống lại bệnh táo bón và tạo cảm giác nó lâu, no sâu hơn, hạn chế được cảm giác thèm ăn. Tinh bột trong khoai sọ rất dễ tiêu, khá tốt cho sức khỏe con người.
Ngoài ra, khoai sọ còn giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể như gluxit, lipit, sắt, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2,… giúp cơ thể có sức đề kháng tốt nhất.
Khoai sọ có tác dụng gì đến sức khỏe?
Những tưởng, khoai sọ chỉ có tác dụng dùng làm thức ăn, nhưng thực tế tác dụng của nó vượt cả mong đợi.
Các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu về các dưỡng chất bên trong khoai sọ đã đưa ra kết luận rằng, khoai sọ là một món ăn bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người mà không phải ai cũng có thể biết được.
Sau đây, Massageishealthy sẽ chỉ ra top những tác dụng của khoai sọ đem lại cho con người. Hãy cùng tìm hiểu xem chúng là gì nhé!
Khoai sọ tốt cho hệ tim mạch
Thành phần dinh dưỡng có trong khoai sọ bao gồm kẽm, magie, đồng, sắt, mangan và kali là một trong những khoáng chất quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể, giúp điều chỉnh nhịp tim tốt.
Đồng thời, giúp ổn định huyết áp, đối với những người huyết áp cao thì kali trong khoai sọ đóng vai trò giúp ổn định và giảm huyết áp một cách hiệu quả.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Khoai sọ có chứa chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của con người. hoảng 100g củ khoai sọ cung cấp cho 4,1g hoặc 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày. Ngoài ra, carbohydrate phức chứa trong khoai sọ còn giúp làm chậm tiêu hóa và chất xơ giúp ổn định lượng đường trong máu.
Đối với những ai bị nhuận tràng, táo bón, hay trĩ thì nên sử dụng khoai sọ hằng ngày bởi nó có chứa nhiều chất xơ và tinh bột, giúp loại bỏ căn bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Hơn thế nữa, khoai sọ còn hỗ trợ điều trị viêm thận, chống suy nhược cơ thể và giúp cho hệ tiêu hóa của bạn trở nên khỏe hơn trông thấy.
Khoai sọ giúp tăng cường hệ miễn dịch
Trong khoai sọ có chứa nhiều vitamin bổ sung dưỡng chất cho con người khá tốt. Vitamin C chứa trong khoai sọ sẽ giúp cơ thể chống lại được quá trình oxy hóa, giúp hệ miễn dịch của cơ thể trở nên tốt hơn, loại bỏ được những tế bào xấu tiềm ẩn trong cơ thể.
Nhờ vậy, bạn có thể phòng ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Dùng khoai sọ trong các bữa ăn hàng ngày, kết hợp với canh, cua, rau muống sẽ hỗ trợ trong việc điều trị bệnh thận mãn tính hiệu quả.
Ngoài ra, với những ai bị suy nhược cơ thể, chỉ cần dùng khoai sọ sẽ cải thiện được tình trạng trên, bởi vì trong khoai sọ có chứa nhiều gluxit, là chất cung cấp nhiều năng lượng, nuôi các tế bào thần kinh và đối với người bị suy nhược cơ thể, dùng khoai sọ hầm với thịt hoặc nấu cháo sẽ giúp cơ thể mau chóng phục hồi, tăng cường sức đề kháng.
Tác dụng của khoai lang sống, khoai lang luộc và khoai lang tím
Sơ chế và nấu khoai sọ không bị ngứa bằng cách nào?
Khoai sọ có chất nhờn nhớt rất dễ gây ngứa khi chạm phải. Vậy làm cách nào sơ chế, nấu các món ăn ngon từ khoai sọ mà không sợ bị ngứa. Hãy xem 4 cách nấu khoai sọ không lo bị ngứa ngay dưới đây nhé.
Cách 1: Luộc sơ khoai sọ trước với nước muối loãng
Bạn hòa 1 lít nước cùng 2 – 3 muỗng muối rồi cho khoai vào ngâm, rửa sạch. Sau đó bạn bắt lên bếp và bắt đầu cho khoai vào nấu với lửa lớn.
Nước sôi thì bạn vớt khoai ra, để nguội sau đó lột vỏ. Nước nóng sẽ làm nhựa của khoai sọ bị phân hủy và không còn cảm giác ngứa ngáy nữa.
Cách 2: Nướng sơ khoai sọ giúp giảm bớt ngứa
Với cách làm này thì đơn giản hơn nhiều, bạn có thể nướng trực tiếp hoặc cuốn giấy bạc vào và nướng khoai sọ. Nhiệt độ cũng làm cho chất gây ngứa trong khoai sọ hoàn toàn tan biến.
Cách 3: Gọt vỏ khoai khi còn lớp đất cát
Khoai sọ sau khi mua về bạn khoan hãy rửa vội, bạn cứ để lớp đất cát bám bên ngoài khoai sọ và dùng tay khô gọt vỏ khoai.
Sau đó bạn cho khoai sọ vào ngâm trong nước muối loãng trong 15p rồi lấy ra, chế biến những món ăn ngon từ khoai sọ mà không lo bị ngứa.
Cách 4: Đeo găng tay
Ha ha ha, để nấu khoai sọ mà không lo bị ngứa tay thì không có cách nào đơn giản hơn việc đeo bao tay đúng không bạn.
Bị nhựa khoai sọ gây ngứa làm thế nào hết ngứa đơn giản nhất?
– Một là bạn sẽ hơn nhẹ tay của mình trên lửa gas hoặc lửa củi nhé. Chú ý giữ khoảng cách an toàn để không bị phỏng nóng bạn nhé.
Các chất gây ngứa tương tự trong bạc hà, khoai môn rất dễ bị phân hủy, triệt tiêu khi gặp nhiệt độ cao. Chỉ cần hơ lửa khoảng 1 đến 2 phút là cảm giác ngứa sẽ hết.
– Một cách nữa đó là sử dụng giấm để phân hủy các chất gây ngứa có trong khoai sọ. Bạn dùng 2 đến 4 muỗng canh giấm pha vào nước, sau đó rửa vùng bị ngứa sẽ giải quyết triệt để vấn đề này. Ngoài ra bạn có thể dùng dầu giấm trộn với rau mà và ăn sẽ giúp hết ngứa đơn giản và hiệu quả nhất.
Khoai sọ nấu gì ngon nhất, ăn ngon không ngứa?
Nhiều người nghĩ khoai sọ chỉ có thể luộc ăn, nhưng thực tế, khoai sọ còn có thể chế biến được nhiều món ăn không phải ai cũng biết. Những món ăn từ khoai sọ vô cùng bổ dưỡng và ngon miệng. Sau đây là một số cách chế biến khoai sọ thành các món ăn ngon.
Cách làm canh rau muống khoai sọ
Dùng khoai sọ cùng rau muống, hành khô, dầu ăn, gia vị và nước theo một liều lượng nhất định. khoai sọ gọt vỏ, ngâm cho đỡ nhớt sau đó rửa sạch. Rau muống bỏ chỗ già, sau đó rửa sạch.
Hành khô thì bóc vỏ, thái nhỏ, sau đó phi lên cho khô và để ráo dầu. Chắt bớt dầu trong nồi, cho khoai sọ vào đảo đều với một chút gia vị.
Cho nước vào đun nhừ khoai, nêm nếm vừa ăn. Khi thấy khoai đã mềm, cho rau muống vào đun tầm 5-7 phút rồi tắt bếp.
Canh khoai sọ nấu xương giò heo
Dùng 1 cái dò dưới của heo và nửa kg khoai sọ. Đối với giò heo, chặt từng miếng vừa ăn, cạo sạch lông, rửa và hầm với 2 lít nước cùng 1 muỗng cà phê muối, cho thêm vài củ hành tím vào.
Thường xuyên vớt bọt trong nồi hầm để nước khỏi bị đục. Đối với khoai sọ thì nên gọt vỏ, ngâm cho đỡ nhớt rồi rửa sạch.
Khi thấy giò gần mềm, cho khoai sọ vào nồi, thêm 1 muỗng nước mắm, nửa muỗng cà phê bột ngọt, khi khoai mềm thì nêm gia vị lại cho vừa ăn, cho thêm tiêu và hành ngò cho thơm.
Cách nấu chè khoai sọ
Dùng 300 gram khoai sọ, 1 bát con gạo nếp, 1 bát con mật mía, 1 nhánh gừng, đường. Đầu tiên thì vo gạo nếp cho thật sạch, nấu cùng 2 lít nước.
Đun cho sôi rồi hạ lửa xuống thật nhỏ. Về khoai sọ, gọt vỏ và rửa sạch, sau đó cắt thành từng khối vuông nhỏ cỡ 1cm rồi ngâm vào nước, thêm chút muối và luộc sơ cùng nước lạnh.
Gừng giã thật nhỏ và cho vào gạo nếp đã nấu nhừ, sau đó, thêm mật mía, khoai và nửa muỗng cà phê muối, nấu trong 15-20 phút với lửa nhỏ, trong quá trình nấu nhớ khuấy đều tránh để gạo đứng gây ra cháy nồi. Khi ăn múc chè ra bát rồi chang nước cốt dừa lên trên. Ăn có vị béo khá đặc biệt.
Cách làm cơm cuộn khoai sọ chiên giòn
Chuẩn bị 500 gr khoai sọ, 200 gr tôm sú tươi, 3 quả trứng gà, 3 lá nori, bột mì, bột xù và dầu chiên.
Cách thức làm như sau: Hấp chín khoai, bóc vỏ và nghiền mịn. Luộc tôm và bóc vỏ, trứng đập ra chén, cho thêm 2 muỗng canh mirin, 1 muỗng cà phê hon dashi hoặc hạt nêm knor, khuấy đều.
Trứng chiên nguyên miếng mỏng, trải nori lên thanh tre rồi cho khoai lên nửa lá nori, tiếp đến là đặt nửa miếng trứng chiên và tôm lên, sau đó cuộn lại cho chặt tay.
Sau khi cuộn xong, lăn qua bột mì và trứng đánh, cuối cùng là lăn qua bột xù, đổ dầu vào chảo cho ngập rồi cho vào chiên giòn. Sau đó gắp ra, để nguội và cắt thành từng khoang. Dùng với mayonaise.
Món khoai sọ ngày nay được liệt vào danh sách một trong những món ăn được chị em yêu thích nhất. Trong các bữa ăn gia đình, món khoai sọ được nấu khá phổ biến.
Không những giúp cơ thể hấp thu những dưỡng chất có lợi, khoai sọ còn tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch, giúp phòng ngừa nhiều loại bệnh và tăng sức đề kháng cho cơ thể khá tốt.
Bài viết Khoai sọ là khoai gì? Khoai sọ có tác dụng gì? Nấu món gì? Ăn khoai sọ nhiều có béo không? đã phần nào giải đáp được hết những vấn đề xoay quanh thực phẩm mang tên khoai sọ, giúp mọi người có cái nhìn hiểu biết hơn về loại thực phẩm này.
Hy vọng rằng, bài viết này sẽ đem lại nhiều điều bổ ích về món ăn nhiều chất dinh dưỡng như thế này. Xin cảm ơn đã đón đọc tại Massageishealthy.