Massageishealthy xin giới thiệu 4 bảng mẫu lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường loại 1 2 (typ I typ II) đầy đủ thông tin để điều dưỡng viên hoặc người thân có thể tự chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà một cách hiệu quả.
1 Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường theo mẫu 1
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Massageishealthy xin gửi tới bạn đọc bài viết về các bảng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường để bạn đọc cùng tham khảo.
Bài viết nêu rõ quy trình chăm sóc bệnh nhân bị tiểu đường từ việc lập kế hoạch cho đến việc thực hiện kế hoạch chăm sóc… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn.
I. Bảng mẫu lập kế hoạch chăm sóc người bệnh tiểu đường
1. Nhận định người bệnh
– Điều dưỡng viên hỏi bệnh nhân:
- Mắc bệnh từ bao giờ?
- Mỗi bữa bao nhiêu bát, ăn ngày mấy bữa?
- Uống được bao nhiêu nước? Tình trạng khát nước như thế nào?
- Người bệnh đi tiểu được mấy lần trong 1 ngày?
- Người bệnh đi tiểu được mấy lít/ngày?
- Mỗi lần đi tiểu thì số lượng nước tiểu là bao nhiêu?
- Gầy sút bao nhiêu cân nặng và gầy đi trong khoảng thời gian là bao lâu?
- Người bệnh có cảm thấy: Mệt mỏi, ngứa ngoài da, mắt mờ không?
- Người bệnh có xuất hiện: Răng lung lay và rụng răng không?
- Người bệnh: Có ho không?
– Quan sát và khám:
- Toàn thân: Hỏi về cân nặng người bệnh là bao nhiêu?
- Da: Viêm da, có mụn nhọt trên da?
- Mắt có đục nhân?
- Mạch? Nhiệt độ? Huyết áp?
– Xét nghiệm:
- Đường máu lúc đói.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose.
- Đường niệu 24h.
- Chụp X quang phổi.
- Ghi điện tim….
2. Lập kế hoạch chăm sóc
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân. Để xây dựng được một chế độ ăn hợp lý cho bệnh nhân điều dưỡng viên có thể tham khảo thêm cuốn sách: Bệnh tiểu đường và hướng dẫn ăn uống
– Hạn chế hoặc không để xảy ra các biến chứng cho bệnh nhân. Có những biến chứng gì có thể xảy ra điều dưỡng viên cần liệt kê và lên kế hoạch chăm sóc cụ thể.
– Tăng cường sự hiểu biết về bệnh và chế độ điều trị cho bệnh nhân.
3. Thực hiện chăm sóc
* Xây dựng chế độ ăn hợp lý
– Mục tiêu:
- Duy trì tình trạng dinh dưỡng thích hợp cho bệnh nhân.
- Duy trì cân bằng chuyển hoá, tránh hiện tượng tăng đường máu do ăn uống.
- Ngăn ngừa và hạn chế các biến chứng.
– Yêu cầu:
Đáp ứng nhu cầu năng lượng của bệnh nhân, ví dụ tổng năng lượng cho một bệnh nhân đang nằm viện điều trị khoảng 25 kcal/kg thể trọng/ngày, có thể điều chỉnh tuỳ thuộc tình trạng mỗi bệnh nhân.
– Tỷ lệ phù hợp giữa các chất sinh năng lượng:
Protein khoảng 15-20%, lý tưởng là 0,8gam/kg thể trọng/ngày cho người lớn.
Lipid không quá 25-30% tổng số năng lượng trong ngày, trong đó chất béo bão hoà không nên quá 10%.
Glucid khoảng 50-60% tổng số năng lượng trong ngày, lấy từ các glucid phức như gạo, mỳ, khoai, hết sức tránh dùng đường đơn.
+ Chia tổng số năng lượng trong ngày thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày:
- Bữa sáng: 10%.
- Bữa phụ buổi sáng: 10%.
- Bữa trưa: 30%.
- Bữa phụ buổi chiều: 10%.
- Bữa tối: 30%.
- Bữa phụ buổi tối: 10%.
* Hạn chế các biến chứng
– Thực hiện nghiêm túc các y lệnh về thuốc:
+ Tiêm insulin với bệnh nhân tiểu đường týp I, hoặc týp II có biến chứng.
Chú ý:
- Liều lượng theo chỉ định và tình trạng của bệnh nhân.
- Vị trí tiêm dưới da phải đổi chỗ cho mỗi lần tiêm.
- Số lần tiêm, thời gian tiêm trong ngày.
- Biến chứng hạ đường máu: cồn cào, da lạnh, vã mồ hôi, huyết áp tụt có khi co giật, hôn mê…
+ Cho uống viên hạ đường máu với tiểu đường týp II chưa có biến chứng như: gliclazide, metformine…
Chú ý: Theo dõi các biểu hiện dị ứng như ngứa, xạm da, giảm bạch cầu…
– Theo dõi đường máu, đường niệu 24h.
– Đảm bảo vệ sinh để hạn chế biến chứng nhiễm khuẩn:
+ Vệ sinh thân thể, tắm gội thay quần áo hằng ngày, nếu có mụn nhọt phải rửa sạch và băng vô khuẩn.
+ Vệ sinh răng miệng, đánh răng, xúc miệng bằng nước muối 9‰. Khi có loét miệng thì lau miệng bằng khăn mềm.
+ Vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày.
+ Nếu có nhiễm trùng nặng: sốt, ho… cho hạ sốt, cho kháng sinh.
– Theo dõi, phát hiện kịp thời các biến chứng khác:
+ Theo dõi thường xuyên để phát hiện kịp thời các biến chứng như đau ngực, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch, đau dây thần kinh…
+ Khi bệnh nhân có các biến chứng:
4. Hướng dẫn bệnh nhân chế độ ăn phù hợp
Thực hiện các biện pháp chăm sóc và các y lệnh tương ứng như giảm đau, giãn mạch vành, hạ huyết áp…
– Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết cho bệnh nhân: cholesterol máu, triglycerid máu, ghi điện tim…
* Tăng cường sự hiểu biết về bệnh tật và chế độ điều trị cho bệnh nhân
– Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện đúng chế độ ăn uống và dùng thuốc trong suốt thời gian điều trị tại viện cũng như khi ra viện.
– Khuyên bệnh nhân khi ra viện phải xét nghiệm đường máu và đường niệu thường xuyên để điều chỉnh thuốc.
– Nếu có thể, hướng dẫn bệnh nhân tự theo dõi đường máu tại nhà bằng máy đo đường huyết, phát hiện các dấu hiệu của hạ đường máu.
– Khuyên bệnh nhân khám định kỳ để phát hiện sớm biến chứng và điều trị kịp thời.
– Khuyên bệnh nhân thường xuyên vệ sinh thân thể, sinh hoạt và hoạt động thể lực hợp lý để hạn chế các biến chứng.
5. Đánh giá chăm sóc
Việc chăm sóc được coi là có kết quả khi:
– Bệnh nhân giảm được triệu chứng lâm sàng, sinh hoạt và hoạt động thể lực bình thường.
– Đường máu dần trở về bình thường, đường niệu âm tính, HbA1c trong khoảng 6,0 – 8,0%.
– Bệnh nhân đỡ mệt, đạt được cân nặng tối ưu.
– Không bị hoặc hạn chế được các biến chứng.
II. Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà với kế hoạch ăn uống, tập luyện đơn giản, hiệu quả
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà với chế độ ăn uống, tập luyện nhằm kiểm soát lượng đường huyết và phòng ngừa biến chứng.
Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà thông qua việc xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý là lời khuyên mà các bác sỹ đưa ra cho gia đình người bệnh.
Tiểu đường (đái tháo đường) xảy ra khi lượng đường huyết tăng trong thời gian dài. Xuất hiện tình trạng này là do cơ thể thiếu insulin khiến chuyển hóa đường trong máu bị rối loạn.
Căn bệnh này là nguyên nhân dẫn tới các bệnh liên quan tới tim mạch, tai biến, liệt dương….
Vì thế, trước khi xảy ra những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần có chế độ chăm sóc hợp lý. Việc này nhằm kiểm soát lượng đường huyết ở mức ổn định.
Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. Để mang tới hiệu quả tốt nhất, bạn cần lập kế hoạch chăm sóc người bệnh với chế độ ăn hợp lý và tốt cho sức khỏe.
1. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường thông qua chế độ ăn uống
Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích. Đây cũng là thứ ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị của bệnh nhân tiểu đường.
Nguyên tắc lập kế hoạch chăm sóc người bị tiểu đường tại nhà. Theo các bác sỹ ở Phòng khám Kim Mã, chế độ ăn của người bị tiểu đường cần tuân thủ nguyên tắc sau:
- Đảm bảo bữa ăn phải cung cấp đủ năng lượng nhằm giữ cân nặng ở mức vừa phải.
- Chế độ ăn phải đảm bảo có đầy đủ các chất dinh dưỡng theo tỷ lệ nhất định.
- Chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ.
- Bữa ăn giàu vitamin.
Dưới đây là bảng thành phần và hàm lượng của một số loại thực phẩm thường dùng trong bữa ăn. Người bệnh nên tham khảo trước khi lên kế hoạch cho những bữa ăn tiếp theo.
Bảng thành phần của một số loại thực phẩm:
Bảng chuyển đổi hàm lượng calo có trong một số loại thực phẩm thường gặp:
Một chế độ ăn uống hợp lý mang lại nhiều lợi ích như:
- Giúp duy trì và cân bằng chỉ số cân nặng, từ đó tăng khả năng sản xuất insulin.
- Giữ đường huyết ở mức ổn định.
- Phòng ngừa xảy ra biến chứng về tim mạch.
Để đảm bảo mang tới hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc:
- Ăn uống điều độ, đúng giờ.
- Nên chia khẩu phần thành những bữa nhỏ.
- Không nên thay đổi khẩu phần ăn quá nhanh khiến cơ thể không thích ứng dễ gây ra bệnh về tiêu hóa.
Những loại thực phẩm bệnh nhân tiểu đường nên ăn gồm:
- Nhóm rau quả với hàm lượng đường vừa phải: Dưa chuột, súp lơ, măng tây, mướp đắng..
- Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin: cá, gan bò, gia cầm, các loại đậu (đậu xanh, đậu gà…)….
- Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Họ nhà đậu (đậu đỏ, đậu đen…), lúa mạch, hạnh nhân, lê, táo, đu đủ, bí ngô…
2. Kế hoạch chăm sóc người bị tiểu đường qua chế độ tập luyện
Người bệnh cần có kế hoạch tập luyện hợp lý. Bởi, hoạt động này có thể mang lại nhiều lợi ích:
- Giảm lượng đường huyết trong máu.
- Cải thiện tình trạng dùng glucose của cơ thể.
- Tăng khả năng sản xuất insulin.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch thông qua việc giảm lượng cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.
- Cải thiện tình trạng cao huyết áp ở mức trung bình và nhẹ.
- Tăng hiệu suất hoạt động của tim và hệ thống tuần hoàn.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy việc tập luyện thường xuyên rất có lợi cho việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Tuy nhiên, trước khi định ra bài tập, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sỹ nhằm tránh những tổn thương xảy ra trong quá trình tập luyện.
Người bị bệnh tiểu đường nên tập khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày. Có thể tập tăng từ từ làm sao đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
3. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà: Giám sát quá trình dùng thuốc
Nhằm kiểm soát lượng đường trong máu và điều trị các biến chứng, bệnh nhân cần dùng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
Nhóm này gồm: thuốc hạ đường huyết, mỡ máu, kháng sinh, tiêm insulin…. Vì thuốc Tây có thể gây ra một số tác dụng phụ nên người nhà bệnh nhân cần hỏi rõ về dấu hiệu cũng như cách xử trí.
Hơn nữa, khi chăm sóc người bệnh, bạn nên giám sát thời gian sử dụng thuốc. Bởi, đây cũng là yếu tố giúp cơ thể bệnh nhân phục hồi nhanh hay chậm.
Thậm chí, có trường hợp vì sử dụng ngoài thời gian quy định của bác sỹ mà gây ra một số biến chứng đáng sợ.
Việc giám sát người bệnh sử dụng thuốc không đơn giản chỉ là để phòng ngừa biến chứng mà còn để theo dõi biến chuyển của bệnh nhân. Từ đó, các bác sỹ sẽ có kết luận và đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời.
4. Điều dưỡng, Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường với thảo dược nấm lim xanh
Đặc trưng của bệnh tiểu đường là tế bào sản xuất insulin ngưng hoạt động. Việc này khiến lượng đường tích tụ trong máu cao. Lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng tăng đường huyết.
Nhiều nghiên cứu cho thấy nấm lim xanh có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả. Nó là vị thuốc thích hợp cho việc sử dụng chăm sóc bệnh nhân ngay tại nhà.
Trong nấm lim xanh có chứa một số dược chất như: Polysaccharides (Ganoderans A, B, C), proteoglycan, và Hetero-Beta-glucans. Đây đều là những chất có chức năng kích thích tuyến tụy sản sinh insulin trở lại.
Hơn nữa, nấm lim xanh còn có công dụng điều hòa lượng đường trong máu. Nhờ đó, mức đường huyết luôn ở mức ổn định.
Ngoài ra, dược chất ở nấm lim xanh còn có công năng đào thải chất độc hại trong cơ thể. Từ đó, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm mà bệnh tiểu đường gây ra.
2 Cách lập bảng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường TYP 2
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường là một trong nhiều công đoạn chăm sóc của điều dưỡng.
Với bài kế hoạch chăm sóc này sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức để lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sao cho tốt nhất. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
3 Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường mẫu 3
Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh kinh diễn, do tuyến tuỵ không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không sử dụng một cách hiệu quả insulin, dẫn đến nồng độ glucose trong máu tăng và nếu quá ngưỡng thận thì có glucose trong nước tiểu.
Bệnh thường được chia thành các thể tiểu đường týp I (thường được gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin), tiểu đường týp II (thường được gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin) và tiểu đường khi mang thai.
1. Nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường
– Nguyên nhân của tiểu đường týp I:
- Thường do tự miễn, các tế bào beta của tuyến tuỵ bị phá huỷ do cơ chế tự miễn.
- Người ta cho rằng đây là một tình trạng bệnh lý phức tạp do sự biến đổi của yếu tố gen và các yếu tố môi trường.
– Nguyên nhân của tiểu đường týp II:
- Thường gặp ở những bệnh nhân béo phì, giảm hoạt động thể lực, chế độ ăn không hợp lý đi kèm với sự kháng lại insulin.
- Thường gặp ở những người có hội chứng rối loạn chuyển hoá, bao gồm tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì trung tâm.
- Thường có yếu tố gia đình, do những đột biến của hơn một gen và các yếu tố môi trường.
2. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường
2.1. Lâm sàng
2.1.1. Tiểu đường týp I
– Bốn triệu chứng kinh điển:
- Đi tiểu nhiều cả về số lần và số lượng.
- Uống nhiều và luôn cảm thấy khát.
- Ăn nhiều và luôn cảm thấy đói.
- Sụt cân nhiều trong thời gian ngắn mà không giải thích được.
– Những triệu chứng khác:
- Tê các chi, đau chân.
- Mệt nhọc.
- Nhìn mờ.
- Nhiễm trùng nặng, tái diễn.
- Giảm ý thức, buồn nôn, nôn hoặc hôn mê.
2.1.2. Tiểu đường týp II
– Có thể hoàn toàn không có triệu chứng hoặc triệu chứng không đáng kể trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán bệnh.
– Có thể gặp các triệu chứng:
- Đi tiểu nhiều, khát nước, cảm giác đói và ăn nhiều, sụt cân không rõ lý do.
- Tê chân tay, đau chân, nhìn mờ.
- Nhiễm trùng nặng hoặc hay tái diễn.
- Có thể giảm ý thức hoặc hôn mê nhưng ít gặp hơn týp I.
2.2. Cận lâm sàng
– Các xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh tiểu đường:
- Xét nghiệm đường máu lúc đói : ≥ 7 mmol/L (126 mg/dL).
- Hoặc đường máu 2 giờ sau uống 75g glucose ≥ 11,1mmol/L (200mg/dL).
- HbA1c (glycated haemoglobin) : 4,0 – 6,0% không bị bệnh tiểu đường.
– Ngoài ra, cần làm các xét nghiệm khác để phát hiện các rối loạn đi kèm và các biến chứng như:
- Đường niệu, ketone niệu.
- Lipid máu.
- Điện tâm đồ.
- X quang phổi.
3. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh
- Ngoài da: mụn nhọt, lở loét, nấm ngoài da, viêm nhiễm bộ phận sinh dục.
- Mắt: đục nhân mắt, thoái hoá võng mạc, teo dây thần kinh thị giác.
- Răng miệng: mủ lợi chân răng, răng lung lay, rụng răng.
- Phổi: viêm phổi, áp xe phổi, lao phổi.
- Tim mạch: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tắc động mạch chi, mạch não.
- Tiêu hoá: đi ngoài phân lỏng, gan to nhiễm mỡ.
- Thận: viêm mủ đài bể thận, thận nhiễm mỡ, xơ hoá cầu thận, viêm cầu thận.
- Thần kinh: viêm dây thần kinh toạ, thần kinh trụ.
- Chuyển hoá: hôn mê do toan máu hay gặp, hạ đường huyết do dùng thuốc quá liều hoặc sai lầm ăn uống.
4. Cách điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường
Mục đích là làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa và làm chậm các biến chứng bằng cách duy trì đường máu người bệnh ở mức bình thường bằng cách:
– Dùng thuốc để đưa đường máu về mức bình thường cho phép theo chỉ định của thầy thuốc:
- Insulin tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch với tiểu đường týp I hoặc tiểu đường có biến chứng.
- Viên hạ đường huyết uống với tiểu đường týp II không có biến chứng.
– Chế độ ăn hợp lý:
- Giảm glucid cho mọi bệnh nhân tiểu đường không kể týp I hoặc týp II.
- Tuỳ theo tình trạng, thể bệnh và nhu cầu năng lượng của mỗi bệnh nhân mà có chế độ ăn phù hợp.
– Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các biến chứng.
5. Cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà
5.1. Nhận định chăm sóc
– Hỏi bệnh nhân :
- Mắc bệnh từ bao giờ?
- Mỗi bữa bao nhiêu bát, ăn ngày mấy bữa?
- Uống nhiều nước? khát nước?
- Đi tiểu nhiều? mấy lít/ngày?
- Gầy sút bao nhiêu kg, trong khoảng bao lâu?
- Mệt mỏi, ngứa ngoài da, mắt mờ không?
- Răng lung lay và rụng răng không?
- Có ho không?
– Quan sát và khám :
- Toàn thân: cân nặng bao nhiêu?
- Da: viêm da, có mụn nhọt trên da?
- Mắt có đục nhân?
- Mạch ? Huyết áp ?
– Xét nghiệm :
- Đường máu lúc đói.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose.
- Đường niệu 24h.
- Chụp X quang phổi.
- Ghi điện tim….
5.2. Lập kế hoạch chăm sóc
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân.
- Hạn chế hoặc không để xảy ra các biến chứng cho bệnh nhân.
- Tăng cường sự hiểu biết về bệnh và chế độ điều trị cho bệnh nhân.
5.3. Thực hiện chăm sóc
5.3.1. Xây dựng chế độ ăn hợp lý
– Mục tiêu:
- Duy trì tình trạng dinh dưỡng thích hợp cho bệnh nhân.
- Duy trì cân bằng chuyển hoá, tránh hiện tượng tăng đường máu do ăn uống.
- Ngăn ngừa và hạn chế các biến chứng.
– Yêu cầu:
Đáp ứng nhu cầu năng lượng của bệnh nhân, ví dụ tổng năng lượng cho một bệnh nhân đang nằm viện điều trị khoảng 25 kcal/kg thể trọng/ngày, có thể điều chỉnh tuỳ thuộc tình trạng mỗi bệnh nhân.
Tỷ lệ phù hợp giữa các chất sinh năng lượng:
- Protein khoảng 15-20%, lý tưởng là 0,8gam/kg thể trọng/ngày cho người lớn.
- Lipid không quá 25-30% tổng số năng lượng trong ngày, trong đó chất béo bão hoà không nên quá 10%.
- Glucid khoảng 50-60% tổng số năng lượng trong ngày, lấy từ các glucid phức như gạo, mỳ, khoai, hết sức tránh dùng đường đơn.
Chia tổng số năng lượng trong ngày thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày:
- Bữa sáng: 10%.
- Bữa phụ buổi sáng: 10%.
- Bữa trưa: 30%.
- Bữa phụ buổi chiều: 10%.
- Bữa tối: 30%.
- Bữa phụ buổi tối: 10%.
5.3.2. Hạn chế các biến chứng
– Thực hiện nghiêm túc các y lệnh về thuốc:
+ Tiêm insulin với bệnh nhân tiểu đường týp I, hoặc týp II có biến chứng.
Chú ý:
- Liều lượng theo chỉ định và tình trạng của bệnh nhân.
- Vị trí tiêm dưới da phải đổi chỗ cho mỗi lần tiêm.
- Số lần tiêm, thời gian tiêm trong ngày.
- Biến chứng hạ đường máu: cồn cào, da lạnh, vã mồ hôi, huyết áp tụt có khi co giật, hôn mê…
- Cho uống viên hạ đường máu với tiểu đường týp II chưa có biến chứng như: gliclazide, metformine…
Chú ý: Theo dõi các biểu hiện dị ứng như ngứa, xạm da, giảm bạch cầu…
– Theo dõi đường máu, đường niệu 24h.
Đảm bảo vệ sinh để hạn chế biến chứng nhiễm khuẩn:
- Vệ sinh thân thể, tắm gội thay quần áo hằng ngày, nếu có mụn nhọt phải rửa sạch và băng vô khuẩn.
- Vệ sinh răng miệng, đánh răng, xúc miệng bằng nước muối 9‰. Khi có loét miệng thì lau miệng bằng khăn mềm.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày.
- Nếu có nhiễm trùng nặng: sốt, ho… cho hạ sốt, cho kháng sinh.
– Theo dõi, phát hiện kịp thời các biến chứng khác:
- Theo dõi thường xuyên để phát hiện kịp thời các biến chứng như đau ngực, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch, đau dây thần kinh…
- Khi bệnh nhân có các biến chứng:
Thực hiện các biện pháp chăm sóc và các y lệnh tương ứng như giảm đau, giãn mạch vành, hạ huyết áp…
– Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết cho bệnh nhân: cholesterol máu, triglycerid máu, ghi điện tim…
5.3.3. Tăng cường sự hiểu biết về bệnh tật và chế độ điều trị cho bệnh nhân
– Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện đúng chế độ ăn uống và dùng thuốc trong suốt thời gian điều trị tại viện cũng như khi ra viện.
– Khuyên bệnh nhân khi ra viện phải xét nghiệm đường máu và đường niệu thường xuyên để điều chỉnh thuốc.
– Nếu có thể, hướng dẫn bệnh nhân tự theo dõi đường máu tại nhà, phát hiện các dấu hiệu của hạ đường máu.
– Khuyên bệnh nhân khám định kỳ để phát hiện sớm biến chứng và điều trị kịp thời.
– Khuyên bệnh nhân thường xuyên vệ sinh thân thể, sinh hoạt và hoạt động thể lực hợp lý để hạn chế các biến chứng.
5.4. Đánh giá chăm sóc
Việc chăm sóc được coi là có kết quả khi:
– Bệnh nhân giảm được triệu chứng lâm sàng, sinh hoạt và hoạt động thể lực bình thường.
– Đường máu dần trở về bình thường, đường niệu âm tính, HbA1c trong khoảng 6,0 – 8,0%.
– Bệnh nhân đỡ mệt, đạt được cân nặng tối ưu.
– Không bị hoặc hạn chế được các biến chứng.
4 Lập bảng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường mẫu 4
Bệnh đái tháo đường là căn bệnh mãn tính xuất hiện khi cơ thể bị thiếu hoặc không sử dụng được insulin. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường một cách chi tiết nhất sẽ giúp cho việc chăm sóc bệnh nhân cụ thể và rõ ràng hơn để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đây là một trong những kiến thức quan trọng về Y tá và điều dưỡng để tránh cho bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận,…
1. Tổng quan về bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein. Biểu hiện chính của bệnh là mức đường trong máu luôn cao, thậm chí có đường trong nước tiểu nếu đường trong máu vượt quá ngưỡng thận.
2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường
Sau khi hiểu rõ về triệu chứng của bệnh đái tháo đường, các bạn đã có thêm thông tin về căn bệnh mãn tính này.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các y tá, điều dưỡng viên sẽ đưa ra kế hoạch chăm sóc bệnh nhân phù hợp nhất.
Dưới đây là các bước cần thiết để lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường hiệu quả.
2.1. Nhận định người bệnh
Hỏi thăm tình trạng bệnh:
- Thời gian mắc bệnh
- Chế độ ăn uống mỗi ngày
- Tình trạng bài tiết
- Các dấu hiệu khác: sụt cân, mệt mỏi, mắt mờ
Quan sát và khám toàn thân:
- Cân nặng bao nhiêu?
- Có xuất hiện tình trạng viêm da hay mụn nhọt hay không?
- Chỉ số mạch và huyết áp như thế nào?
- Mắt có hiện tượng đục nhân không?
Xét nghiệm:
- Xét nghiệm đường trong máu lúc đói
- Xét nghiệm đường niệu 24h
- Chụp phổi
2.2. Thực hiện chăm sóc
Chăm sóc cơ bản
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn và tình trạng hạ đường máu
- Đảm bảo phòng bệnh thoáng mát, yên tĩnh và sạch sẽ, nên thay ga trải giường hàng ngày
- Cho bệnh nhân nằm nghỉ ở tư thế thoải mái nhất
- Vệ sinh cho bệnh nhân sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt với các vết mụn nhọt, lở loét cần được thay băng hàng ngày, tránh nhiễm trùng
- Cho bệnh nhân ăn uống và dùng thuốc theo kế hoạch
Cho bệnh nhân dùng thuốc theo y lệnh
Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và chỉ định của bác sĩ, điều dưỡng viên cần lên kế hoạch dùng thuốc cho bệnh nhân một cách chi tiết nhất. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, bạn cần lưu ý một số loại thuốc sau:
Insulin
Loại thuốc được chỉ định dùng cho bệnh nhân đái tháo đường loại 1 và chỉ dùng cho loại 2 khi bệnh nhân đã dùng các thuốc điều trị khác cũng như thay đổi chế độ ăn mà không hiệu quả.
Khi tiêm insulin, điều dưỡng viên cần chú ý một vài điều sau:
- Tiêm insulin dưới da cần thay đổi vùng tiêm, không nên tiêm quá 3 lần đối với cùng một vị trí tiêm.
- Mỗi mũi tiêm nên cách nhau khoảng 5 cm.
- Tiêm theo đúng kỹ thuật để hạn chế các phản ứng phụ như dị ứng, hạ glucose máu hay phản ứng tại chỗ tiêm (ngứa, đau,…).
Các loại thuốc dẫn xuất của Sulfonyl ure
Đây là nhóm thuốc dùng cho bệnh đái tháo đường loại 2, bao gồm:
- Nhóm 1: có tác dụng yếu, gồm – Tolbutamid, Acetohexamid, Tolazamid, Clopropamid
- Nhóm 2: có tác dụng mạnh hơn, gồm – Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid
Chế độ ăn uống khoa học
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường thì cần phải có một chế độ ăn phù hợp. Quá đó nhằm giúp giữ lượng đường huyết trong máu tăng chậm và ngăn ngừa cơ thể sản xuất quá nhiều insulin.
Vì vậy, điều dưỡng viên cần đưa đến một chế độ ăn khoa học dành cho người bệnh.
- Bữa ăn nên có đầy đủ chất dinh dưỡng. Số lượng các thành phần lần lượt là glucid 50%, lipid 33% và protid 17%
- Ăn nhiều rau xanh, đậu và các loại trái cây không tinh bột và có chỉ số đường huyết thấp.
- Ăn các loại ngũ cốc tự nhiên không chế biến sẵn, hạn chế các món ăn. Cụ thể như bánh mì, mì sợi trắng hay khoai tây trắng.
- Nên ăn các chất béo có lợi như dầu oliu, bơ, dầu thực vật và hạn chế chất béo bão hòa từ sữa, chất béo từ động vật
- Hạn chế tuyệt đối các đồ ăn nhanh và đồ ăn chế biến sẵn.
- Nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, ăn chậm và không nên ăn quá no.
Chăm sóc người bị tiểu đường qua chế độ tập luyện
Người bệnh cần có kế hoạch tập luyện hợp lý. Bởi, hoạt động này có thể mang lại nhiều lợi ích:
- Giảm lượng đường huyết trong máu.
- Cải thiện tình trạng dùng glucose của cơ thể.
- Tăng khả năng sản xuất insulin.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch thông qua việc giảm lượng cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.
- Cải thiện tình trạng cao huyết áp ở mức trung bình và nhẹ.
- Tăng hiệu suất hoạt động của tim và hệ thống tuần hoàn.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy việc tập luyện thường xuyên rất có lợi cho việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Tuy nhiên, trước khi định ra bài tập, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sỹ nhằm tránh những tổn thương xảy ra trong quá trình tập luyện.
Người bị bệnh tiểu đường nên tập khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày. Có thể tập tăng từ từ làm sao đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
Kiểm soát cân nặng cho bệnh nhân
- Thường xuyên theo dõi cân nặng của bệnh nhân, ngăn chặn tình trạng béo phì.
- Nên lập kế hoạch giảm cân phù hợp, tùy vào sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Cho bệnh nhân tập luyện thường xuyên các bài tập vận động.
3. Đánh giá quá trình chăm sóc bệnh nhân tiểu đường
Sau khi đã thực hiện chăm sóc bệnh nhân theo kế hoạch một thời gian. Điều dưỡng viên cần đánh giá quá trình để có sự điều chỉnh hợp lý nhất. Bạn có thể đánh giá qua các tiêu chí sau:
- Tình trạng bệnh nhân sau quá trình điều trị khi so sánh với tình trạng ban đầu
- Kết quả xét nghiệm đường máu, đường niệu
- Các dấu hiệu sinh tồn
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt
- Tình trạng biến chứng của bệnh
Đái tháo đường là một căn bệnh đưa đến nhiều trở ngại cho cuộc sống của người bệnh. Nó cũng như tiềm tàng khá nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy chăm sóc người bệnh đái tháo đường yêu cầu kế hoạch rõ ràng và hợp lý.
Hy vọng những chia sẻ về lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường chi trên đã giúp các bạn phần nào khi chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường.
Chủ đề tìm kiếm: kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà, bài kế hoạch chăm sóc bệnh tiểu đường, bản kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp, chăm sóc bệnh nhân hạ đường huyết, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy thận, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi, kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tại nhà