Cà chua có những tác dụng rất tốt đến sức khỏe, đến bà bầu như trị táo bón, kích thích tiêu hóa, bổ sung sắt cho người thiếu máu, phòng chống tai biến, xơ vữa động mạch, giảm lượng đường trong máu, đẹp da mặt, đẹp tóc… và còn rất nhiều tác dụng của cà chua khác ngay bên dưới nhé,
I. Thành phần và đặc điểm của cà chua
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Cà chua (có tên tiếng Anh là Tomato) được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, vào mùa hè cà chua có lượng vitamin C cao nhất.
Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loại rau ăn quả, họ cà (Solanaceae). Quả cà chua mọng nước, khi chín có màu vàng hoặc đỏ, có nhiều hình dạng: Tròn, dẹt, có cạnh, có múi… Quả có chứa nhiều vitamin C nên có vị chua.
Các Vitamin có chứa trong cà chua
- Cà chua là loại quả giàu dưỡng chất và vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin A, vitamin C, vitamin K.
- Ngoài ra còn có vitamin B6, folate, thiamin.
- Cà chua còn giàu những khoáng chất kali, mangan, magie, phốt pho và đồng. Hàm lượng chất xơ và protein mà cà chua mang lại cũng rất lớn.
- Bởi vậy, không còn nghi ngờ gì khi cà chua là loại quả tuyệt vời cho sức khỏe con người.
- Bên cạnh đó cà chua còn chưa magiê, niacin, đồng và phốt pho, là những vi chất cần thiết để duy trì một sức khỏe tốt.
- Điều tuyệt vời hơn ở cà chua là chúng chứa rất ít cholesterol, chất béo bão hòa, natri và calo.
- Bạn có thể ăn cà chua sống kẹp với bánh mì, làm salad cà chua dưa chuột, nước sốt, sinh tố cà chua, thậm chí nấu súp.
Về đặc điểm cây cà chua
Cà chua là cây thân thảo, sống theo mùa. Thân tròn và phân nhiều cành, lá dài phiến là xẻ lông chim, có răng cưa. Cây có hoa hợp thành những khóm thưa ở nách lá, cuống có lông cứng.
Quả cà chua có 3 ô, hạt dẹt, hình thận. Loài cây này có nhều biến đổi về hình thái, số lượng các thủy của đài tràng và bộ nhị có khi là 5,6 hoặc 7, cũng có khi là 8. Số lượng lá noãn theo đó cũng tăng lên nhiều.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cà chua được trồng ở hầu hết các châu lục trên thế giới, mỗi năm ước tính khoảng 150 triệu tấn cà chua được sản xuất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người.
Hiện nay có tới 7.500 giống cà chua được trồng để dùng cho các mục đích khác nhau, giống thuần chủng là phổ biến nhất vì chúng có hương vị ngon và tăng khả năng kháng bệnh, đồng thời cho năng suất cao.
Ở Việt Nam, với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cà chua được trồng trên khắp các địa phương trong cả nước nên loại thực phẩm này luôn sẵn có quanh năm.
Cà chua chủ yếu được trồng để lấy quả, lá cây dùng làm thuộc và chiết xuất tomatin.
Về thành phần hóa học
Quả cà chua chứa 90% là nước, 4% glucid, 0.3% protid, 0.3% lipid, chứa nhiều các acid hữu cơ như oxalic, acid citric malic, các vitamin A, B1, B6, B2, E, K, C. Ngoài ra còn chứa glucose, fructose, surcose và keto-heptose, các nguyên tố vi lượng như phoostpho, magie, kali…
Đặc biệt cà chua chứa rất ít cholesterol, chất béo bão hóa và calo, natri nên tốt cho tim mạch và giúp giảm cân hiệu quả.
Về công dụng dược lý
Chất lycopen trong cà chua được khoa học chứng minh có khả năng làm chậm quá trình oxy hóa trong nghiên cứu dịch tễ học. Cà chua chống lại rất mạnh các bệnh thoái hóa thần kinh, ung thư vú, giảm nguy cơ bị các bệnh tim mạch và các bệnh liên quan đến tiểu đường.
Lycopen là chất mà cơ thể không có khả năng tự tổng hợp được mà chỉ có thể bổ sung qua đường ăn uống, vì vậy cà chua được sử dụng như một thực phẩm thiết yếu trong các bữa ăn.
II. Những tác dụng của cà chua đối với sức khỏe
Công dụng chính của cà chua là ăn tươi sống, nấu canh cà chua, xào với thịt, hải sản, trứng… rất thơm ngon, bổ dưỡng. Giải khát bằng nước ép cà chua cùng với ít đường, đá uống rất tốt trong mùa hè. Sau đây là một số tác dụng của cà chua bạn nên biết:
– 24 công dụng của cà chua thần kỳ bạn nên biết
1. Tác dụng của cà chua giúp phòng ung thư
Chất lycopene còn có khả năng oxy hoá đặc biệt, có thể tiêu trừ các phân tử tự do, bảo vệ tế bào, ngăn chặn quá trình biến đổi của các bệnh ung thư.
Cà chua không chỉ có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư tiền liệt tuyến, mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng ung thư như ung thư tuyến tuỵ, ung thư trực tràng, ung thư vòm họng, ung thư vú…
Ăn nhiều cà chua có thể giúp chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Cà chua cũng có thể giúp giảm nguy cơ một số bệnh ung thư khác như dạ dày, phổi, cổ tử cung, vòm họng, trực tràng, đại tràng, thực quản, và ung thư buồng trứng nhờ các chất chống ôxy hóa, đặc biệt là nhờ vào hàm lượng lycopene rất cao có trong cà chua.
Tác dụng phòng chống ung thư của cà chua hốt hơn nhiều khi nấu loại quả này với dầu ô liu.
2. Chữa viêm gan mạn tính
Cà chua 250mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn hàng ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.
3. Cà chua tốt cho người viêm thận
Trong cà chua còn có chất giúp dịch vị bài tiết một cách bình thường, bảo đảm cho hồng cầu được tạo thành, có lợi cho việc duy trì tính đàn hồi của thành mạch máu và bảo vệ làn da.
Ăn cà chua có tác dụng hỗ trợ phòng tránh và trị liệu các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Cà chua chứa nhiều nước, lợi tiểu, cũng thích hợp cho người bị viêm thận sử dụng.
4. Tác dụng của cà chua giúp bảo vệ tim mạch
Chất lycopene trong cà chua hàm chứa các vitamin và khoáng chất có tác dụng bảo vệ tim mạch, có khả năng làm giảm tác hại của các bệnh tim mạch.
5. Chữa bí đại tiện, thiếu máu
Cà chua sống gọt bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ, trộn với mật ong, ăn ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 quả.
6. Chữa bỏng lửa
Tách lấy vỏ cà chua có dính thịt quả đắp lên chỗ bỏng, thỉnh thoảng lại thay. Thuốc có tác dụng chống đau rát và kích thích da chóng hồi phục.
7. Chống lão hóa da
Vitamin C trong cà chua có tác dụng giải khát, hỗ trợ tiêu hoá, làm mát máu, điều hoà gan, thanh nhiệt giải độc, giảm huyết áp.
Do đó cà chua là thực phẩm hỗ trợ trị liệu rất tốt cho những người bị huyết áp cao, hay bệnh thận. Ăn nhiều cà chua có tác dụng chống lão hoá, giúp làn da trắng tự nhiên.
8. Chữa mụn nhọt lở loét
Lấy ngọn cây cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vài hạt muối, đắp lên nơi tổn thương rồi băng lại. Mỗi ngày làm vài lần cho đến khi khỏi.
Hoặc nấu cà chua với dầu hay mỡ cho đến khi bốc hết hơi nước, sau đó dùng như một loại thuốc mỡ để bôi lên những nơi mụn nhọt, lở loét.
9. Chữa sốt cao kèm theo khát nước
Cà chua 200g thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống lạnh hay nóng đều được. Hoặc dùng nước ép cà chua, nước ép dưa hấu mỗi thứ 200ml, trộn đều, chia 2 – 3 lần uống trong ngày
Lấy 200g cà chua thái lát, sắc uống trong ngày 2-3 lần. Hoặc có thể dùng 200ml nước ép dưa hấu trộn với 200ml nước ép cà chua, uống nhiều lần trong ngày giúp hạ sốt hiệu quả, giảm tình trạng mất nước.
10. Tác dụng của cà chua giúp chữa tăng huyết áp
Vào sáng sớm (khi chưa ăn uống), lấy 1 – 2 quả cà chua, rửa sạch bằng nước sôi, thái thành miếng nhỏ, thêm chút đường cho đủ ngọt rồi ăn sống. Mỗi liệu trình kéo dài ½ tháng, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác.
Ép 1kg cà chua với 100g đường trắng, sau đó đun sôi hỗn hợp lên để nguồi, ngày uống 2-3 lần. Loại thức uống này vừa thanh lọc cơ thể hiệu quả lại rất tốt cho người bị cao huyết áp.
11. Chữa chảy máu chân răng
Ăn tươi cà chua (quả chín) ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 1 – 2 quả, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.
12 . Làm làn da mịn màng, tưới sáng
Do giàu rutin, beta-carotene, vitamin B và C…có tác dụng làm da mịn màng, tươi sáng nên cà chua được các nhà thẩm mỹ chiếu cố chế “mặt nạ” dưỡng da.
Cà chua chứa lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và làm cho làn da của bạn ít nhạy cảm với tia cực tím, một trong những nguyên nhân gây ra nếp nhăn ở da.
Chà bột cà chua lên làn da thô ráp của bạn giúp se lỗ chân lông, tái tạo và làm săn da mặt.
13. Tác dụng của cà chua giúp cải thiện thị lực
Cà chua là nguồn cung cấp vitamin A và C tuyệt vời giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà và tăng thị lực cho đôi mắt của bạn.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy hàm lượng vitamin A cao của cà chua có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, một bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến mù mắt.
Hơn nữa, cà chua có thể giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Trong cà chua còn có các chất chống oxy hóa như lycopene, lutein và zeaxanthin .
14. Giảm lượng đường trong máu
Cà chua chứa rất ít carbohydrate nên giúp làm giảm lượng đường trong máu. Một vài nghiên cứu tìm thấy vai trò của các chất chống ôxy hóa trong cà chua bảo vệ thành mạch và thận – những cơ quan hay bị tổn thương do bệnh tiểu đường. Cà chua còn chứa crom và chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
15. Cà chua có tác dụng thúc đẩy giấc ngủ ngon
Với nguồn vitamin C và lycopene dồi dào có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Vì vậy, nếu bạn khó ngủ, hãy bổ sung thêm cà chua vào chế độ ăn hàng ngày của bạn bằng 1 bát súp hoặc sinh tố cà chua.
16. Giữ xương chắc khỏe
Cà chua có chứa vitamin K và canxi giúp giữ cho xương của bạn khỏe mạnh và chống loãng xương-nguyên nhân của gãy rạn, biến dạng xương dẫn đến khuyết tật.
17. Cà chua có tác dụng chữa các bệnh mãn tính
Nhờ các chất chống viêm như carotenoid và bioflavonoid, cà chua có thể làm giảm cơn đau mãn tính.
Một chương trình nghiên cứu chỉ ra rằng uống một ly nước ép cà chua mỗi ngày có thể làm giảm nồng độ TNF – alpha trong máu, một sát thủ gây viêm. Cà chua rất tốt cho những người bị bệnh tim mạch và Alzheimer.
Thịt bò 100g thái mỏng, cà chua 250g rửa sạch, thái miếng. Ướp thịt bò với gia vị cho vừa ăn, sau đó xào với cà chua, sử dụng trong bữa ăn hằng ngày.
Món ăn này có tác dụng chính là hỗ trợ chúc năng gan, kích thích tiêu hóa, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Món này rất ngon và dễ làm, dễ ăn, hợp với khẩu vị của cả gia đình.
18. Tốt cho mái tóc của bạn
Nhờ các vitamin và chất sắt giúp mái tóc bị hư hỏng và không có sự sống của bạn thêm bóng mượt. Hơn nữa, cà chua có tính axit có thể cân bằng độ pH trong tóc.
Nếu bạn bị gàu và ngứa da đầu, dùng nước ép cà chua tươi thoa lên tóc và da đầu của bạn sau khi gội đầu, và rửa lại bằng nước lạnh hoặc ấm sau 4-5 phút. Không sử dụng quá thường xuyên vì axit của cà chua có thể làm khô mái tóc của bạn.
19. Cà chua có tác dụng giảm cân hiệu quả
Nếu bạn đang cố gắng giảm vài cân nhất định phải có cà chua trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn vì nó ít chất béo và không chứa cholesterol.Cà chua chứa rất nhiều chất xơ và nước, do đó sẽ giúp bạn cảm thấy no.
Bạn có thể ăn cà chua sống hoặc thêm chúng vào món thịt hầm ăn cùng xà lách, và các thực phẩm ăn uống thân thiện khác.
Cho dù là cà chua tươi, sấy khô, hầm, xay nhuyễn hoặc nước ép, thêm cà chua vào chế độ ăn hàng ngày của bạn và gặt hái tất cả các lợi ích sức khỏe nó mang lại.
20. Bổ sung sắt cho người thiếu máu
Cà chua tươi gọt vỏ, thái miếng nhỏ rồi hòa với mật ong, ăn ngày vài lần, mỗi lần từ 1-2 quả sẽ giúp cung cấp sắt cho người bị thiếu máu.
21. Phòng chống tai biến, xơ vữa động mạch
Nguyên liệu gồm 20g rau cần, 500g cà chua và 1 quả chanh. Cà chua, rau cần rứa sạch, ép lấy nước rồi vắt thêm nước chanh vào, quây đều, uống ngày 3-4 lần.
Loại nước này giúp giải khát, thúc đẩy chuyển hóa các chất trong cơ thể, giảm mệt mỏi, bổ sung chất khoáng và phòng chống tai biến, xơ vữa động mạch.
22. Cà chua có tác dụng trị táo bón, kích thích tiêu hóa
Cách làm: Lấy 150g táo tây, 200g cà chua, 100g chuối tiêu chín (khoảng nửa quả), 100g cải bắp, 1 quả chanh. Táo tây gọt vỏ, cắt nhỏ; cà chua rửa sạch thái miếng; bắp cải thái nhỏ; chanh vắt lấy nước cốt.
Cho táo, cà chua và bắp cải ép lấy nước, sau đó cho thêm nước chanh vào quấy đều. Chuối tiêu bóc vỏ và đánh nhuyễn rồi trộn chung với hỗn hợp trên. Ngày uống 2-3 lần giúp tiêu hóa thức ăn tốt, chống tinh trạng táo bón khó chịu.
23. Cà chua tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường
Trong cà dầm chứa rất ít carohydrate, do đó giúp giảm đáng kể lượng đường trong máu, chất lycopene trong cà dầm bảo vệ thành mạch và thận – đây là những cơ quan hay bị tổn thương do bệnh tiểu đường gây nên.
Ngoài ra cà chua còn có Crom và chất xơ giúp kiểm soát hàm lượng đường trong máu ở mức ổn định, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Cách làm: 150g dứa, 15ml nước cốt chanh, 150g cà chua. Cà chua và dứa rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 phút.
Ép hai loại quả này lấy nước rồi hòa cùng với nước cốt chanh. Ngày uống 3-4 lần, cách này giúp giảm cân an toàn, phòng và chữa bệnh tiểu đường.
24. Cà chua có tác dụng giải stress, căng thẳng mệt mỏi
Một người bình thường có thể sử dụng 200g cà chua mỗi ngày, có thể ăn sống, xay sinh tố cà chua hoặc sử dụng nấu ăn các món xào, hầm, hấp…
Duy trì thực đơn có cà chua mỗi ngày giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn vì cà chua có chứa chất xơ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, đồng thời giải tỏa stress giúp cơ thể thư giãn thoải mái.
– Những người không nên ăn nhiều cà chua
Người bị sỏi mệt, bị bệnh gout: Do lượng acid hữu cơ tương đối cao trong cà chua cùng lượng purin nên những người này không nên ăn nhiều cà chua.
Không ăn cà chua trong lúc đói: Nhựa phenolic và chất pectin có trong cà chua sẽ phản ứng với acid ảnh hưởng đến dạ dày, có thể gây nôn mửa hay đau bụng, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với cà chua thì càng cần phải cân nhắc.
Người bị viêm dạ dày, bị bệnh đại tràng cấp tính hay các bệnh thống phong, bị sỏi mật: những người này nếu sử dụng nhiều cà chua có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Người sử dụng thuốc chống đông máu: Trong cà chua có chứa vitamin K có thể tác động đến hiệu quả của thuốc chống đông máu gây nguy hại cho người bệnh.
Vì là một thực phẩm tốt nên dùng cà chua để chế biến món ăn rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp không nên sử dụng, và trong điều chế thuốc bạn đọc cần tìm hiểu kĩ và lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Xin cảm ơn!
III. 14 tác dụng của cà chua đối với da mặt bạn nên biết
Dưỡng chất trong 1 quả cà chua đủ để bạn có làn da sáng hồng tự nhiên. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cà chua có chứa nhiều loại vitamin tốt cho da như Vitamin C, Vitamin E, các nhóm vitamin C và carotene, kali, sắt…
Cà chua cũng chính là loại quả chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nên có thể duy trì tuổi thanh xuân cho chị em.
Hơn nữa, cà chua giúp ngăn ngừa và giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến xuống 20 – 34% ở nam giới. Đối với nữ, ăn nhiều cà chua còn giúp tái tạo hồng cầu, duy trì sự đàn hồi của da và thành mạch máu, giúp cho bạn có làn da trắng mịn.
Có thể sử dụng cà chua bằng nhiều cách khác nhau: xay sinh tố, nước ép cà chua hoặc chế biến thức ăn. Cà chua khi được chế biến sẽ mất đi phần nào những vitamin. Do đó, sử dụng cà chua sống để làm đẹp da mặt sẽ mang đến kết quả tuyệt vời.
1. Cung cấp vitamin
Bạn có thể cắt mỏng trái cà chua, đắp trực tiếp lên da mặt và cổ khoảng 15- 20 phút, sau đó rửa mặt sạch sẽ.
2. Làm mịn da
Cà chua tươi ép lấy nước để uống, lấy phần xác trộn với 100ml sữa tươi. Dùng hỗn hợp trên đắp lên mặt và bàn tay, còn bàn chân thì ngâm khoảng 10 – 15 phút, như vậy sẽ giúp da mặt, da tay, da chân của bạn sáng, mềm và mịn.
3. Làm trắng da:
Lấy nước ép cà chua trộn với sữa ong chúa, thoa đều hỗn hợp trên lên cổ và mặt, để khoảng 15 – 20 phút sẽ giúp da không lão hóa và giảm nám.
Để kết hợp và có sự hoàn hảo cho làn da, nên sử dụng cả 2 đường ăn uống và săn sóc da với mặt nạ cà chua.
4. Cân bằng da dầu:
Cà chua có thể cải thiện và cân bằng lượng dầu tiết ra ở vùng da trên mặt, giúp da giảm bớt dầu và càng tăng thêm tính đàn hồi cho da.
5. Loại bỏ chất sừng:
Lấy vài miếng cà chua cắt lát để đắp lên mặt, sau đó dùng chính các miếng cà chua ấy massage vùng da mặt để loại bỏ chất sừng.
Cà chua có thể cải thiện và cân bằng lượng dầu tiết ra ở vùng da trên mặt, giúp da giảm bớt dầu và càng tăng thêm tính đàn hồi cho da.
6. Trị mụn:
Dùng bông trang điểm nhúng vào nước ép cà chua rồi đắp lên mặt. Chất dầu và bụi bẩn ở lỗ chân lông sẽ được gột bỏ, không còn điều kiện cho mụn sinh sôi.
7. Da rám nắng:
Cà chua mang lại cho bạn một làn da đẹp. Nếu bạn đi ngoài trời nắng quá nhiều khiến da bị rám nắng thì cà chua sẽ trị hữu hiệu những vết rám nắng này.
Công thức tốt nhất cho làn da bị rám nắng là trộn 2 thìa nước ép cà chua với 4 thìa sữa không bơ. Xoa lên da mặt và rửa lại mặt sau 30 phút.
Trộn hỗn hợp nước ép cà chua và dưa chuột bôi lên những vùng da bị rám nắng, giữ trong khoảng 10 phút sau đó rửa sạch lại mặt bằng nước sạch. Bạn sẽ thấy được sự khác biệt so với làn da trước khi sử dụng hỗn hợp này.
8. Làm sáng da
Làm hỗn hợp nước ép cà chua và mật ong rồi bôi lêm vùng da mặt và cổ. Rửa sạch lại những vùng này sau 15 phút và chỉ vài phút thôi bạn sẽ thấy một làn da sáng rạng rỡ trước gương.
Một công thức khác để bạn có làn da sáng là hỗn hợp 2 thìa nước ép cà chua cùng 4 thìa sữa tươi. Bôi đều lên mặt và rửa lại mặt sau 15 phút, bạn sẽ thấy được sự khác biệt.
Cà chua là loại quả có tác dụng dưỡng da và lành vết thương rất tốt.
9. Da rám nắng:
Nếu bạn đi ngoài trời nắng quá nhiều khiến da bị rám nắng thì cà chua sẽ trị hữu hiệu những vết rám nắng này. Công thức tốt nhất cho làn da bị rám nắng là trộn 2 thìa nước ép cà chua với 4 thìa sữa đã tách bơ. Xoa lên da mặt và rửa lại mặt sau 30 phút.
10. Da nổi mụn
Với những người bị phát ban hay nổi mụn do bị thiếu silic thì nên ăn nhiều cà chua cùng các loại rau và quả khác.
11. Làm sạch da
Làn da mùa đông thường dễ bám bụi bẩn và tích nhiều bã nhờn ở lỗ chân lông. Để làm sạch da, bạn hãy lấy một trái cà chua thật chín bóc vỏ, bỏ hạt xay nhuyễn, trộn cùng một ít sữa tươi nguyên chất và một chút nước.
Làm mát hỗn hợp này trong ngăn mát của tủ lạnh, sau đó bôi lên cổ, mặt, 10 phút sau rửa sạch mặt. Dùng 1 hoặc 2 lần trong ngày.
12. Da dầu, mụn đầu đen và lỗ chân lông to
Cà chua có tính axit, trong đó chứa kali và vitamin C giúp làm sạch da mặt. Chà xát một miếng cà chua lên da mặt rồi để khoảng 15 phút. Sau đó rửa lại mặt bằng nước sạch.
13. Thu nhỏ lỗ chân lông
Dùng nước ép cà chua với 2 hoặc 3 giọt nước cốt chanh. Bôi hỗn hợp này lên mặt nhất là vùng chữ T (bao gồm: trán, mũi và cằm) sau 15 phút rửa lại mặt bằng nước sạch .
14. Giảm nếp nhăn:
Cà chua nghiền nát, đắp lên lên mặt hàng ngày và để khoảng 1 giờ sau đó rửa mặt bằng nước ấm. Nếu bạn làm đều đặn thì sẽ có kết quả thật bất ngờ.
IV. Tác dụng của mặt nạ cà chua và cách làm mặt nạ cà chua đắp mặt
Đắp mặt nạ cà chua mật ong, sữa chua, chanh hoặc dầu oliu tác dụng: dưỡng trắng da, trị mụn, dưỡng ẩm, chống lão hóa & tái tạo da do mụn, sẹo thâm an toàn, hiệu quả.
Cà chua là một loại trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất thường được sử dụng như một loại rau trong các món salad, nước sốt, sinh tố…
Cà chua rất giàu Lycopene là một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ rất có lợi cho sức khỏe. Sử dụng cà chua ngay trên da sẽ giúp làn da của bạn được trẻ hóa, ngăn ngừa nếp nhăn và chăm sóc làn da của bạn.
1. Tác dụng của mặt nạ cà chua đối với da mặt ra sao?
Axit tự nhiên trong cà chua giúp điều tiết da nhờn, do đó nó có thể được chế tạo thành một phương thuốc tuyệt vời để điều trị mụn nhọt.
Sử dụng mặt nạ cà chua để chữa các vết sẹo do mụn trứng cá và các tính chất nhẹ nhàng của cà chua sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến làn da của bạn.
Nhưng, hãy nhớ để sử dụng thường xuyên. Dưới đây là một số thuộc tính về giá trị dinh dưỡng của cà chua.
– Trong khi vitamin A và B giúp làm mờ dần các đốm nám và làm chậm quá trình lão hóa, vitamin Ckích thích sản xuất collagen và tăng cường độ đàn hồi và chống lại sự hình thành các nếp nhăn.
– Dầu trong hạt cà chua có độ nhớt nhẹ và dễ dàng hấp thụ. Tính làm mát trong cà chua sẽ làm dịu khi da bị cháy nắng nhẹ và chất làm se thắt chặt các lỗ chân lông trên da.
– Kali và canxi trong cà chua hoạt động để loại bỏ tế bào da chết và dưỡng ẩm lớp biểu bì ngoài
– Giống như các vitamin B, magiê cản trở sự hình thành nếp nhăn do lão hóa.
– Vitamin A và C thường được tìm thấy trong các loại thuốc mỡ điều trị mụn trứng cá. Khi sử dụng tại các vị trí bị sẹo, mụn trứng cá sẽ giúp bạn xử lý các vết sẹo và mụn.
2. Đắp cà chua lên mặt có tốt không?
Cà chua là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với làn da. Do đó, nó là một món ăn ưa thích của đông đảo chị em phụ nữ.
Cà chua rất giàu lycopen, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ bảo vệ da khỏi các tia UV, làm chậm quá trình lão hóa da, tăng tốc độ chữa lành khi bị thương và ngăn ngừa ung thư da.
Để hiểu rõ hơn về lợi ích của cà chua với làn da, chúng ta cần nhìn vào thành phần dinh dưỡng của nó :
– Vitamin A : làm mờ các đốm đen, tàn nhang; đồng thời giúp da mịn màng, màu mỡ hơn.
– Vitamin C : thúc đẩy sản xuất collagen, tạo sự đàn hồi cho da, nói cách khác là giúp da căng mịn hơn.
– Vitamin B : giúp các tế bào da tăng trưởng, phát triển bình thường; làm chậm quá trình lão hóa da.
– Canxi : tạo lớp biểu bì trên cùng, giảm khô da.
– Kali : giữ ẩm cho các tế bào da.
– Magie : làm chậm tốc độ lão hóa tự nhiên.
Ngoài ra, khi đắp mặt nạ cà chua trực tiếp, làn da sẽ dịu mát hơn, giảm sưng đỏ do cháy nắng. Đồng thời cũng giúp se khít lỗ chân lông, giảm bớt bã nhờn dư thừa từ đó ngăn ngừa và trị mụn trứng cá hiệu quả.
3. Cách làm mặt nạ cà chua trắng da, dưỡng da, trị mụn hay nhất
Với các đặc tính tuyệt vời ở trên, kết hợp giữa cà chua và các nguyên liệu tự nhiên khác có thể tạo thành các loại mặt nạ điều trị mụn và sẹo cực tốt. Dưới đây là những công thức chế tạo mặt nạ cà chua rất hiệu quả.
3.1/ Mặt nạ cà chua trắng da cho da khô
Nguyên liệu: Một quả cà chua và dầu ô liu.
Cách làm:
- Cắt cà chua thành hai phần. Bóp để lấy nước ép từ một nửa trái cà chua vào bát.
- Thêm một muỗng cà phê dầu ô liu và khuấy đều hỗn hợp.
- Bây giờ sử dụng hỗn hợp này lên mặt trong 15-20 phút.
- Rửa sạch với nước ấm.
- Công thức này sẽ giúp làn da bạn thêm mềm mại và dưỡng ẩm rất tốt.
3.2/ Mặt nạ cà chua trắng da cho da nhờn
Mật ong chứa các thành phần dinh dưỡng vô cùng to lớn. Nó chứa các chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng viêm mạnh mẽ.
Chính vì điều này chúng ta sẽ kết hợp giữa mật ong và cà chua để hạn chết mụn trứng cá gây ra bởi vi khuẩn và giúp điều tiết da nhờn.
Nguyên liệu:
- Một trái dưa leo.
- Một quả cà chua chín.
- Một chút mật ong nguyên chất.
Cách làm:
- Cắt cà chua thành hai phần. Bóp để nước ép từ một nửa trái cà chua vào bát.
- Xay dưa chuột để có được nước ép của nó.
- Thêm 2-3 muỗng canh nước ép dưa chuột với nước ép cà chua.
- Sau đó thêm 2muỗng canh mật ong và khuấy đều hỗn hợp.
- Thoa hỗn hợp này lên mặt của bạn và thư giãn trong vòng 15 – 20 phút.
- Rửa sạch bằng nước ấm và lau khô.
- Bạn hãy sử dụng thường xuyên và sẽ thấy hiệu quả rất tốt trong một vài lần sử dụng.
3.3/ Đắp mặt nạ cà chua liền sẹo, trị thâm
Tính chất kháng khuẩn có trong nước ép chanh giúp phát triển một môi trường không thân thiện đối với mầm bệnh truyền nhiễm.
Nó làm se tự nhiên, thắt chặt lỗ chân lông da và làm sáng vết sẹo mụn trứng cá và các đốm đen.
Lưu ý: Nếu bạn bị khô da, hạn chế sử dụng nước chanh. Hoặc, hãy làm theo với một loại kem dưỡng ẩm sau khi sử dụng công thức mặt nạ này.
Thành phần:
- Nước chanh: ½ muỗng canh
- Cà chua chín:½ quả
Cách làm:
Cũng giống như công thức trên,trộn cà chua chín cho đến khi thật nhuyễn. Trộn nước cốt chanh thu được từ chanh tươi. Khuấy đều và sử dụng nó trên khuôn mặt.
Hãy để nó trong 15 phút và rửa sạch. Nếu bạn cảm thấy khô, sau đó áp dụng dầu jojoba, dầu dừa hoặc dầu ô liu sau khi rửa mặt.
3.4/ Mặt nạ cà chua mật ong trị mụn
Mật ong chứa các thành phần dinh dưỡng vô cùng to lớn. Nó chứa các chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng viêm mạnh mẽ.
Chính vì điều này chúng ta sẽ kết hợp giữa mật ong và cà chua để hạn chết mụn trứng cá gây ra bởi vi khuẩn và giúp điều tiết da nhờn.
Nguyên liệu:
- Cà chua chín: ½ quả
- Mật ong nguyên chất: 1 muỗng canh
Cách làm:
- Nghiền mịn cà chua chín trong một cái bát, thêm một muỗng canh mật ong nguyên chất và trộn đều.
- Rửa sạch da mặt bằng nước ấm rồi lau khô bằng vải mềm.
- Sử dụng ngón tay để bôi hỗn hợp cà chua, mật ong vào các vị trí bị mụn (lưu ý không được nặn mụn).
- Thư giãn trong vòng 15 – 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
- Hãy sử dụng công thức làm đẹp này một cách thường xuyên, nó có thể được sử dụng để làm mờ dần những vết sẹo do mụn trứng cá.
3.5/ Mặt nạ cà chua cho da hỗn hợp, da thường
Nguyên liệu:
- ½ quả cà chua
- 1 thìa cà phê sữa tươi (hoặc sữa chua nếu muốn dùng cho da dầu)
Thực hiện: Các bạn dùng một nửa quả cà chua, bỏ vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước. Sau đó, trộn đều với sữa tươi hoặc sữa chua, thấm đẫm hỗn hợp và đắp lên mặt trong vòng 15 phút. Đây là cách làm trắng da khá hiệu quả đó các bạn.
4. Đắp mặt nạ cà chua hàng ngày có tốt không?
Trong cà chua có nhiều axit, nếu đắp quá nhiều có thể làm da bị tẩy sạch quá mức, dẫn đến khô da. Do đó, nếu bạn có làn da nhờn thì nên đắp 2 ngày một lần, còn với người có làn khô thì nên đắp 3 ngày một lần là đủ.
5. Đắp mặt nạ cà chua có bị ăn nắng không?
Câu trả lời là không nếu như bạn đắp mặt nạ vào buổi tối trước khi ngủ. Còn nếu bạn đắp nạ cà chua sau đó ra nắng luôn thì đúng là dễ bắt nắng, ăn nắng hơn.
Do làn da lúc này vừa được làm “mới”, tức là lớp da xấu xí già cỗi trên cùng bị loại bỏ, để lớp da non trẻ bên dưới vừa trắng vừa mịn đẹp nhưng cũng khá non nớt, nó chưa thể kịp thích ứng ngay với điều kiện xấu của môi trường nên dễ bị tổn thương hơn.
6. Mặt nạ cà chua còn dư để được bao lâu?
Khoảng 2-3 ngày trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu bạn thấy có mùi thì nên vứt bỏ luôn.
7. Dùng bột cà chua có tốt không?
Có, cũng hiệu quả không kém so với cà chua tươi; một số thành phần dinh dưỡng cũng có thể bị hao hụt nhưng không đáng kể. Ngoài ra, bột cà chua còn có tác dụng tẩy tế bào chết tốt hơn và bảo quản dễ dàng hơn.
Đắp cà chua lên mặt là một liệu pháp làm đẹp cho da rất hiệu quả mà lại cực đơn giản và ít tốn kém. Vậy thì tại sao bạn không thử bắt tay vào làm ngay từ bây giờ nhỉ? Chúc bạn thành công nhé!
8. Đắp mặt nạ cà chua bao nhiêu lần một tuần?
Đối với mặt nạ tự nhiên bạn nên đắp khoảng 2-3 lần/ tuần là hợp lý để đạt được hiệu quả tốt. Nhiều bạn gái thường có suy nghĩ nên đắp thật nhiều lần trong một tuần để làm đẹp được nhanh hơn.
Nhưng đây là một suy nghĩ sai lầm bởi khi bạn đắp quá nhiều lần sẽ vô tình làm lớp tế bào bảo vệ da bên ngoài của bạn bị ảnh hưởng và làm cho làn da của bạn yếu và mong manh hơn ban đầu.
Nhưng nếu bạn đắp chỉ 1 lần/ tuần thì công dụng của biện pháp làm đẹp này sẽ dừng lại ở mức rất khiêm tốn. Khi số lượng sử dụng của bạn ít thì các dưỡng chất, vitamin có trong mặt nạ sẽ không đủ để cung cấp và nuôi dưỡng cho làn da của bạn suốt 6 ngày còn lại trong tuần.
Vì vậy đắp mặt nạ 2-3 lần/ tuần là một cách đắp chuẩn và phù hợp nhất để làn da của bạn hấp thu đủ dinh dưỡng.
9. Đắp mặt nạ lúc nào tốt nhất?
Bạn có thể tranh thủ đắp mặt nạ bất cứ khi nào bạn có thời gian rảnh và cảm thấy thích hợp. Nhưng khuyến cáo với các bạn thời điểm đắp mặt nạ thích hợp nhất nên là buổi tối trước khi bạn đi ngủ. Đây là thời gian để phát huy tối đa việc làm đẹp.
Và mỗi lần đắp mặt nạ bạn nên nhớ dành thời gian khoảng từ 15- 20 phút đây là thời gian thích hợp để da của bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng và để da của bạn được thư giãn tốt nhất.
10. Quy trình đắp mặt nạ cà chua làm đẹp da đúng cách
Một tiến trình đắp mặt nạ mà bạn không thể bỏ qua khi sử dụng bất kỳ loại mặt nạ nào. Đó là làm sạch da mặt trước khi đắp mặt nạ. Bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt rửa nhẹ nhàng lớp bụi bẩn trên mặt hoặc bạn có thể rửa mặt bằng nước ấm.
Đây là cách để bạn làm lỗ chân lông được mở to giúp cho các dưỡng chất khi bạn đắp mặt nạ dễ dàng thẩm thấu vào bên trong da.
Sau khi rửa sạch bề mặt da bạn hãy bắt đầu việc đắp mặt nạ lên da mặt. Khi đắp bạn chú ý nên tránh vùng da mắt và môi bởi đây là vùng da nhạy cảm tránh làm tổn thương những vùng da này.
Đối với những vùng da này bạn cần chăm sóc bằng loại mặt nạ riêng biệt thích hợp với vùng da này.
Cuối cùng bạn hãy rửa sạch bằng nước ấm để rửa sạch lớp mặt nạ và rửa lại một lần nữa bằng nước lạnh để se khít lỗ chân lông cho làn da mịn màng. Và bạn đừng quên bôi một lớp kem dưỡng ẩm cho da nhé.
Ngoài các tác dụng hỗ trợ trong việc chăm sóc và làm đẹp da. Cà chua còn là một loại thực phẩm cực tốt cho sức khỏe.
11. Một số lưu ý khi sử dụng mặt nạ cà chua đắp mặt
– Khi làm mặt nạ trắng da từ cà chua nên dùng những quả chín và mua ở những nơi đảm bảo an toàn để tránh độc hại có trong cà chua gây ảnh hưởng cho da.
– Chỉ nên thực hiện các phương pháp làm đẹp từ chua từ 2 – 3 lần trong tuần.
– Ngoài việc đắp mặt nạ từ cà chua, bạn có thể kết hợp với việc uống nước ép cà chua để cho ra hiệu quả nhanh hơn.
– Rửa sạch mặt trước và sau khi sử dụng cà chua để làm đẹp da.
Bên cạnh một số lưu ý từ việc làm đẹp bằng cà chua, bạn cũng cần lưu ý những trường hợp sau để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình như:
– Không nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh, không nên sử dụng thường xuyên, không nên ăn cà chua khi đói hoặc còn xanh, không được ăn kết hợp giữa cà chua và dưa chuột cùng một lúc.
– Không nấu cà chua trong xoong bằng gang hoặc nhôm, khuyến khích ăn cà chua khi đã qua chế biến để hấp thu đầy đủ dinh dưỡng mà nó cung cấp.
V. Tác dụng của cà chua với bà bầu, phụ nữ sau sinh
Đẹp da mùa hanh khô
Tiết trời giao mùa khiến làn da của phần đông chị em phụ nữ thường có xu hướng xấu hơn đặc biệt là đối với các chị em đang có bầu.
Vì vậy việc bổ sung nước và các loại thực phẩm tự nhiên để tốt cho da là vô cùng cần thiết bởi khi mang bầu, chị em không được tùy tiện sử dụng những loại kem dưỡng da không rõ nguồn gốc.
Không chỉ giàu vitamin C giúp xây dựng collagen cho da, cà chua còn chứa lycopene có tác dụng giúp da giảm thiểu tác nhân gây hại từ tia nắng mặt trời. Cà chua được coi là thần dược của sắc đẹp vì có chứa lượng vitamin C, E, K, B1, B6, B2, chất sắt, carotene, kali …
Sử dụng cà chua thường xuyên để bổ sung cho cơ thể mỗi ngày sẽ giúp các mẹ bầu có làn da căng mịn, hồng hào và phòng tránh mụn.
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, ăn một lượng cà chua nhất định mỗi ngày giúp da sáng mịn và hồng hào.
Mẹ bầu cũng có thể sử dụng loại quả này làm mặt nạ đắp hàng ngày rất tốt cho da. Bằng cách kết hợp trong uống, ngoài xoa, các mẹ bầu đã có phương pháp lý tưởng để chăm sóc da an toàn.
Giảm rạn da sau sinh
Làn da có những thay đổi rất khác biệt khi mang thai và thường có dấu hiệu xấu đi do thay đổi hormore thai kỳ như mọc nhiều mụn trứng cá, sạm da, và rạn da.
Trong đó vấn đề rạn da là ám ảnh phổ biến và là nỗi lo lắng lớn nhất của chị em mang thai. Vậy hãy tìm đến cà chua nhé các mẹ, thực phẩm này sẽ hạn chế được rạn da.
Cà chua có tác dụng lọc máu nên có tác dụng hỗ trợ cải thiện lưu thông máu trong thời kỳ mang thai.
Đây là loại quả có công hiệu trừ nám tốt, vitamin C trong cà chua giúp hạn chế việc hình thành các sắc tố gây đen da, ăn cà chua giúp ngăn ngừa sự sự lão hóa da, rạn da khi mang bầu và sau sinh.
Một cốc nước ép cà chua mỗi ngày sẽ khiến cho da của chị em trở nên sáng hồng, hoặc dùng cà chua đắp mặt nạ trong khoảng 15 đến 20 phút cũng có công hiệu trị nám hiệu quả.
Tăng cường sức đề kháng
Lycopene (sắc đỏ) của cà chua là chất chống oxy hoá mạnh, giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch. Nước ép cà chua giàu vitamin C.
Vì vitamin C là một dạng khác của chất chống oxy hóa nên nước ép cà chua được coi là có tác dụng mạnh mẽ trong việc chống ung thư và lão hóa.
Nước ép cà chua cũng có hiệu quả trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa cảm lạnh và các bệnh cảm cúm khác cho bà bầu. Cà chua giống như một chất khử trùng tự nhiên. Do đó, nó giúp bà bầu khỏi bị nhiễm trùng.
Giảm chứng rụng tóc
Cà chua chín có màu đỏ au nên lượng vitamin A là rất cao, là dưỡng chất giúp mái tóc khỏe mạnh và bóng đẹp.
Sử dụng các loại chất chiết xuất từ cà chua sẽ ngăn ngừa hiện tượng tóc gãy rụng và phục hồi sự tăng trưởng cho tóc.
Vì vậy để ngăn ngừa hiện tượng rụng tóc khi mang bầu và sau khi sinh bé, các mẹ hãy bổ sung thực phẩm này vào thực đơn dinh dưỡng của mình nhé!
Phát triển thị lực và xương ở thai nhi
Vitamin A trong cà chua có tác dụng hỗ trợ thị giác thai nhi. Lượng canxi và vitamin K dồi dào trong cà chua giúp hình thành và giúp xương chắc khỏe.
Trong cà chua còn chứa lượng lớn các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể mẹ và bé như canxi, phốt pho, sắt, kali, lưu huỳnh, magiê, iốt, đồng và các axít hữu cơ.
Mời bạn xem thêm: Tác dụng của sữa chua, sữa chua nếp cẩm và sữa chua không đường
Mời bạn xem thêm: 35 tác dụng của quả bơ với bà bầu, trẻ nhỏ và làm đẹp da mặt
Cà chua không hề chứa những chất không có lợi cho cơ thể như cholesteron và chất béo. Vì vậy khi mẹ bầu ăn cà chua hàng ngày sẽ không những tốt cho cơ thể mẹ mà còn tốt cho sự phát triển thị lực và xương ở thai nhi.
Chủ đề: tác dụng của cà chua, tác dụng của cà chua với da mặt, tác dụng của mặt nạ cà chua, tác dụng của cà chua bi, tác dụng của quả cà chua, tác dụng của nước ép cà chua cà rốt, tác dụng của cà chua sống, tác dụng của cà chua với da, tác dụng chữa bệnh của cây cà gai leo, tác dụng của nước cà chua, tác dụng của cà chua đen, tác dụng của ăn cà chua sống, tác dụng của ăn cà chua, tác dụng của cà chua đối với da mặt.