Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅Góc tác dụng ✅ Tác dụng của lá tía tô chữa bệnh gì, trị mụn, nám có tốt không?

Tác dụng của lá tía tô chữa bệnh gì, trị mụn, nám có tốt không?

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Lá tía tô là một loại thảo dược trong y học cổ truyền phòng và chữa nhiều bệnh hiệu quả. Tác dụng của lá tía tô trong việc điều trị các chứng bệnh và trị mụn trị nám, các mẹ ăn lá tía tô trước khi tiêm phòng còn giúp bé ít bị sốt, viêm, sưng tấy như các trẻ khác.

I. Lá tía tô là gì, tác dụng của lá tía tô ra sao?

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Lá tía tô, trong y học cổ truyền là một loại thuốc chữa bệnh và phòng bệnh. Lá tía tô có mùi thơm, vị cay đặc trưng, tính ấm. Giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P, loại.

Trong bài mình sẽ giới thiệu một loài thảo dược được coi là “thần dược”. Không những có thể dùng để chế biến các món ăn ngon miệng mà có tính năng chữa nhiều bệnh.

Lá tía tô còn có tên gọi khác như é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Không nhầm với tía tô tử là hạt của cây tử tô (thận trọng khi viết hai tên này là của 2 vị thuốc không hoàn toàn giống nhau).

Lá tía tô là một loại cây dễ trồng và được trồng nhiều ở vùng nông thôn. Lá được dùng để ăn sống hoặc nấu chín làm gia vị cho một số món ăn ngon.

Tấc dụng của lá tía tô chữa bệnh gì, trị mụn, nám có tốt không?

Tấc dụng của lá tía tô chữa bệnh gì, trị mụn, nám có tốt không?

  • Tên khoa học: Perilla frutescens.
  • Tên gọi khác: Tử tô (hạt), Tô ngạnh (cành), Tô diệp (lá).
  • Bộ phận sử dụng: thân lá, cành và hạt thường thu hoạch vào mùa hè.

Hạt tía tô có hàm lượng dầu khoảng 40% và tỷ lệ lớn các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic. Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,…

Chiết xuất lá tía tô đã phát hiện thấy các chất chống ô xi hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm, không gây dị ứng và chống lại các khối u.

1. Mô tả đặc điểm nhận diện lá tía tô

Tía tô là cây thảo sống quanh năm, có rễ củ trắng, có vị nồng cay. Dài đến 40 cm, dạng trụ tròn dài, chuỳ tròn hay cầu tròn. Có lá chụm ở đất. Lá tía tô chữa ho nhiều đờm, suyễn, khó thở, tức ngực kết hợp với củ cải hạt Tía tô 10g, hạt Cải 3g, các vị sao lên …

Thành phần chủ yếu: chứa tinh dầu, trong đó chủ yếu là Perilla Andehit limonen.

2. Tác dụng dược lý của lá tía tô

  • Làm ra mồ hôi, giải cảm, lợi tiểu.
  • Trợ tiêu hóa uống nước sắc làm tăng tiết dịch vị.
  • Tăng nhu động dạ dày.
  • Tiêu đờm giảm ho, giảm xuất tiết của phế quản.
  • Hạt có tác dụng tiêu đờm mạnh hơn.
  • Giải ngộ độc ốc cua gây đau bụng, nôn mửa.

Với giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C. Giàu hàm lượng Ca, Fe, và P. Loại cây tía tô không những có thể dùng để chế biến các món ăn ngon miệng mà có tính năng chữa bệnh khá cao. Từ thân lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc.

3. Tác dụng của lá tía tô trong y học cổ truyền

– Tía tô là vị thuốc được đông phương y dược xếp vào loại làm cho ra mồ hôi. Thuốc nhóm do lạnh gây bệnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.

– Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.

II. Tác dụng của lá tía tô chữa trị bệnh gì

Tía tô là loại rau thơm rất phổ biến ở Việt Nam, các nước Đông Nam Á cũng như thị trường Thế Giới hiện nay. Tía tô không chỉ dùng trong thực phẩm mà chúng còn được dùng để trị bệnh.

1. Vậy tía tô chữa bệnh gì? Một số bài thuốc trị bệnh từ lá tía tô:

Tía tô là một loại rau gia vị phổ biến đối với người dân Việt Nam. Rau tía tô có mùi thơm, vị cay đặc trưng, tính ấm.Tía tô là một loại cây dễ trồng

Tía tô là một loại rau gia vị phổ biến đối với người dân Việt Nam. Rau tía tô có mùi thơm, vị cay đặc trưng, tính ấm.Tía tô là một loại cây dễ trồng

– Lá tía tô có tác dụng giải cảm

Lá tía tô tính ấm, vị cay, là vị thuốc dân gian hay dùng để trị cảm mạo. Khi bị sốt, có thể xông lá tía tô để giải độc tố và thoát mồ hôi. Cháo tía tô với hành lá cũng là món ăn giải cảm đơn giản mà hiệu quả, giúp hồi phục sức khỏe.

– Chữa bệnh về đường ruột

Uống nước trà lá tía tô giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và chữa trị các bệnh về đường ruột cũng như dạ dày. Bên cạnh đó, thành phần kháng khuẩn có trong lá tía tô còn kích thích hệ miễn dịch. Giúp xoa dịu các triệu chứng đau nhức cơ bắp.

– Lá tía tô có tác dụng chữa mề đay, mẩn ngứa

Người bị mề đay mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng, do tiếp xúc với khí lạnh, nước lạnh, dị ứng thực phẩm,… có thể dùng lá tía tô giã nhỏ, vắt lấy nước uống, phần bã để xát vào chỗ da bị nổi mẩn sẽ đỡ rất nhiều, ngứa ngáy cũng giảm đáng kể.

Lưu ý, sau xát lá tía tô, khi khô đi thì cần bỏ hết bã và tắm lại bằng nước ấm thật sạch.

– Trị căng thẳng và mất ngủ

Mất ngủ và căng thẳng là căn bệnh phổ biến ngày nay. Kết hợp lá tía tô với các loại thảo dược khác như cúc La Mã hoặc cây nữ lang có thể làm giảm 2 triệu chứng trên. Bên cạnh đó.

Chất chống oxy hóa trong lá tía tô cũng có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do gây hại cho tế bào giúp ngăn ngừa bệnh ung thư.

– Lá tía tô trị ho, tức thở

Nếu sức khỏe của bạn không được tốt, thường xuyên bị ho, thì tía tô là một trong những phương thuốc giúp bạn chữa bệnh hiệu quả. Bạn có thể lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng, đun lấy độ 1 chén nước uống.

– Lá tía tô có tác dụng chữa bệnh gút

Đới với người bị bệnh gout, thì hàng ngày nên dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát.

Còn khi lên cơn đau bị sưng tấy lên, nên dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại. Bên cạnh đó, có thể uống nước lá tía tô (sắc như sắc thuốc băc), cơn đau sẽ giảm rất nhanh.

– Cảm sốt bí mồ hôi, ho tức ngực

Lá tía tô tươi 15g, 3 củ hành tươi cả rễ sắc nhỏ cho vào cháo nóng, ăn xong đắp cho ra mồ hôi. Lấy 20g lá tía tô tươi giã nát, cho nước sôi vào lọc lấy nước uống.

– Trúng độc hay dị ứng thuỷ sản

Lá tía tô tươi sức nước uống nóng hoặc dùng tía tươi, giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp chỗ bị dị ứng.

– Lá tía tô có tác dụng chữa trị bụng trướng

lấy lá tía tô giã nhuyễn vắt lấy nước cốt hoà với chút muối rồi uống một lần.

– Chảy máu ngoài da

Dùng lá tía tô non,nhai nhuyễn đắp kín vết thương sau đó dùng lá tía tô khô hay tươi sao vàng, tán nhuyễn rắc lên vết thương.

– Cảm lạnh

Dùng một nắm lá tía tô nấuvới nước uống hoặc dùng lượng lớn lá tía tô nấu với nước để xông, khi xông để chân vào thau nước.

– Lá tía tô có tác dụng điều trị bị lở loét

Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh hiệu quả của tía tô trong điều trị chứng nhạy cảm, dị ứng theo mùa và hen suyễn.

Tất cả nhờ các thành phần tuyệt vời của nó bao gồm quercetin, acid alpha-lineolic, luteolin và rosmarinic acid, perilla có thể ức chế trực tiếp sự phóng thích histamine từ tế bào, giảm cytokine gây viêm và viêm da tiếp xúc. Dùng lá tía tô già ngâm nước, giã nát đắp lên chỗ lở.

– Cảm sốt, nhức đầu, nghẹt mũi

Hạt tía tô 12g, vỏ quít 8g, 3 củ gấu tẩm gừng sao khô, cam thảo nam 10g, gừng tươi 3 lát sắc với nước uống nóng, 1lần/ngày. Uống xong đắp chăn cho ra mồ hôi.

Không chỉ có vậy, lá tía tô sẽ còn là một cách làm trắng da hiệu quả và an toàn. Làm đẹp bằng lá tía tô sẽ mang đến cho bạn một làn da mịn màng, giảm mụn trông thấy, nhất là những mụn thịt, mụn cóc…

– Bệnh đường hô hấp – hen suyễn

Trong một nghiên cứu kéo dài 4 tuần được xuất bản trong tạp chí “Archives of Allergy and Immunology” vào tháng 6 năm 2000, đã kiểm tra ảnh hưởng của dầu hạt tía tô cho những người mắc bệnh suyễn.

Vào cuối tuần thứ tư, những bệnh nhân dùng dầu tía tô đã gia tăng đáng kể năng lực phổi và tăng cường khả năng lưu thông khí.

Các nhà nghiên cứu cho rằng dầu hạt tía tô có lợi cho bệnh hen suyễn, ngăn chặn sự sản xuất leukotriene, chất chống viêm có liên quan đến giảm chức năng hô hấp.

– Lá tía tô có tác dụng chống oxi hóa

Tinh dầu tía tô Perilla dễ bay hơi, chứa chất chống oxy hoá aldehyde, giúp ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra đối với tế bào và DNA của bạn. Dầu hạt tía tô đang được sử dụng phổ biến để giúp bảo quản, khử trùng thức ăn nhờ khả năng chống ô xy hóa.

– Ngộ độc thực phẩm

Ở châu Á, lá tía tô được dùng làm rau thơm ăn kèm giúp tăng hương vị món ăn và đồng thời cũng là thuốc giải độc đối với ngộ độc thức ăn.

– Trị viêm khớp dạng thấp

Tía tô có tác dụng giảm đau kinh nguyệt, giảm nguy cơ, ngăn ngừa ung thư vú và điều trị các bệnh tự miễn dịch như lupus và viêm khớp dạng thấp.

– Ngăn ngừa bệnh tim

Dầu hạt tía tô ngăn ngừa bệnh mạch vành và giảm nguy cơ huyết khối (do đó ngăn ngừa cơn đau tim và đột tử). Dầu hạt tía tô cũng giàu omega-3 và chất chống oxy hóa làm giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) là cơ sở cho chứng xơ vữa động mạch.

– Giảm đau dạ dày – khó chịu dạ dày ruột

Lá tía tô có tác dụng giúp giảm bớt sự khó chịu trong dạ dày và ruột. Nhờ vào thành phần trong la tía tô gồm flavonoid, axit rosmarinic và acid caffeic.

Nghiên cứu cho thấy tía tô có thể giúp cải thiện tình trạng đầy bụng, bụng sôi, cảm giác đầy,.. giúp tăng cường cơ vòng thực quản dưới, do đó ngăn ngừa trào ngược acid và chống co thắt (ngăn ngừa và giảm co thắt) hiệu quả.

– Lá tía tô có tác dụng thư giãn tinh thần

Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, nghiên cứu sơ bộ cho thấy tía tô chứa axit rosmarinic, axit caffeic và apigenin giúp ngăn ngừa và điều trị chứng trầm cảm.

Đặc biệt khi khuếch tán tinh dầu tía tô, hấp thu qua đường hô hấp cho thấy hoạt động chống trầm cảm giống, có tác dụng lên nâng cao tinh thần, cải thiện tâm trạng.

– Da liễu

Chiết xuất lá tía tô đã được chứng minh là ức chế sự tổng hợp tyrosinase và melatonin của chuột. Đây là gợi ý cho ứng dụng tiềm năng dùng tía tô giúp làm sáng da.

– Tốt cho sức khỏe người ăn kiêng

Chế độ ăn kiêng với dầu tía tô giàu alpha-linolenat có lợi ích sức khoẻ, giảm cholesterol và triglyceride. Một xu hướng giảm peroxidation lipid đã được quan sát thấy trong một nghiên cứu nhỏ với một số người tình nguyện khỏe mạnh, tiêu thụ 5 g bột lá tía tô trong 10 ngày.

Cần lưu ý: thông tin trên mang mục đích giáo dục và chưa có nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng nào hỗ trợ cách dùng tía tô cho bất kỳ trường hợp nào ở trên.

– Lá tía tô có tác dụng làm đẹp da

Lá tía tô rửa sạch, phơi khô và pha như pha trà, uống hàng ngày để làm trắng da, tăng độ ẩm cho da, chống lão hóa, làm mềm những vết chai sần trên da.

Để tăng hiệu quả, bạn có thể dùng cành và lá tía tô tươi, thái nhỏ, rửa sạch ngâm vào nước sôi trong khoảng 15 phút. Hòa cùng với nước lạnh đến độ ấm vừa đủ tắm khoảng 4 lần/tuần.

Với những vùng da có nhiều mụn thịt, mụn cóc, chị em hãy giã nát 1 nắm lá tía tô tươi rồi chà lên vùng da có mụn thịt, mụn cóc. Sau đó lấy băng gạc hoặc băng dính cố định bã tía tô ở vùng da này.

Thực hiện phương pháp này liên tục trong vòng 1 – 2 tháng thì sẽ thấy mụn giảm dần hoặc biến mất.

2. Lưu ý cần tránh khi dùng lá tía tô

Tía tô vừa dùng làm thức ăn vừa dùng làm thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nếu dùng vị thuốc này lâu ngày có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ…

Chú ý, không dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi sử dụng cần thận trọng.

Các chuyên gia khuyến cáo, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt là với thai phụ. Vì vậy, tốt nhất không nên tự ý dùng bừa bãi với liều lượng quá nhiều.

III. Cây tía tô tím và tía tô xanh khác nhau như thế nào?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia lá tía tô Nhật Bản có hàm lượng tinh dầu cao hơn hẳn so với tía tô Việt Nam. Tía tô Nhật Bản phổ biến có hai loại là tía tô xanh và tía tô tím. Vậy tía tô xanh và tía tô tím khác nhau như thế nào?

Loại cây tía tô nào có công dụng chữa bệnh tốt hơn? là câu hỏi mà được rất nhiều người đang sử dụng tía tô Nhật Bản quan tâm, thắc mắc. Hãy cùng giải đáp thắc mắc này.

1. Tía tô tím Nhật Bản hay còn gọi lá tía tô đỏ (akajisho)

Đây là giống tía tô cả 2 mặt lá của nó đều có màu đỏ tím, mép lá hình răng cưa. Ở Nhật tía tô tím thường chỉ có vào mùa hè.

Người Nhật thường sử dụng tía tô đỏ làm mơ muối – một món ăn rất thân thiết phổ biến với người Nhật giống như người Việt ta muối cà pháo.

Tía tô tím Nhật Bản hay còn gọi lá tía tô đỏ (akajisho)

Tía tô tím Nhật Bản hay còn gọi lá tía tô đỏ (akajisho)

Tía tô tím Nhật có mùi vị thơm đặc trưng, cùng màu đỏ rất bắt mắt và tác dụng làm thuốc rất tốt nên chúng thường được sử dụng để lấy màu cho các thực phẩm khác. Ngoài ra người Nhật còn dùng tía tô đỏ để làm nước giải khát có vị chua chua ngọt ngọt vô cùng lạ miệng.

2. Tía tô xanh Nhật Bản

Tía tô xanh Nhật Bản, chúng ta được nghe nói khá nhiều tới giống tía tô xanh Nhật Bản, tía tô xanh là loại rau gia vị ăn kèm không thể thiếu trong các món ăn truyền thống của người Nhật như sashimi, Sushi…

Rau tía tô xanh thường được dùng ăn sống, ăn kèm hải sản vừa có tác dụng sát khuẩn, vừa có tác dụng tiêu độc của các loại hải sản. Người Nhật sẽ không thể ăn các món ăn truyền thống của mình mà thiếu đi rau tía tô xanh.

Giống tía tô xanh của Nhật Bản

Giống tía tô xanh của Nhật Bản

Rau tía tô Nhật không chỉ có tác dụng làm tăng thêm hương vị của các món ăn, phòng trừ bệnh gút mà nó còn có tác dụng làm đẹp, giảm cân nên rất được phụ nữ Nhật ưa thích. Lá tía tô xanh ở Nhật được trồng quanh năm có giá bán khoảng 100 yên/ 1 xấp chừng 10 lá.

Ở Việt Nam thì chủ yếu phổ biến giống tía tô mặt trên xanh, mặt dưới tím và thường được sử dụng ăn sống, ăn kèm trong các món gỏi, rau sống… Hiện nay nước ta có một số cơ sở trồng các giống tía tô xanh, tía tô tím Nhật rồi xuất khẩu lại sang thị trường Nhật Bản cho giá trị kinh tế cao.

Những thông tin trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi tía tô tím và tía tô xanh khác nhau như thế nào rồi đúng không. Rau tía tô đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe vậy nên hãy sử dụng rau tía tô thường xuyên trong các bữa cơm của gia đình bạn nhé.

IV. Cách dùng lá tía tô trị mụn thịt, mụn cóc, mụn trứng cá, sạm nám, tàn nhang hiệu quả

Mụn trứng cá, mụn mủ, mụn cơm, mụn cóc, mụn thịt là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Môi trường ô nhiễm, khói bụi càng khiến cho tình trạng mụn nặng lên.

Bạn đã sử dụng rất nhiều phương pháp trị mụn nhưng được một thời gian mụn trứng cá lại nổi lên, mụn cóc, mụn thịt thì không thể điều trị dứt điểm. sử dụng các loại kem, phấn son che đi những đốm mụn càng làm cho tình trạng của mụn nặng thêm.

Lá tía tô thường được sử dụng làm rau gia vị trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, lá tía tô với chất kháng khuẩn, kháng viêm còn có tác dụng trị mụn

Lá tía tô thường được sử dụng làm rau gia vị trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, lá tía tô với chất kháng khuẩn, kháng viêm còn có tác dụng trị mụn

Mụn trứng cá gây sưng viêm gây đau, mụn thịt , mụn cóc gây mất thẩm mĩ, làm làn da bạn kém sắc khiến bạn tự ti, ngại giao tiếp, chẳng muốn ra ngoài. Bởi mỗi lần ra ngoài bạn thường tốn rất nhiều thời gian để trang điểm che bớt đi những đốm mụn xấu xí.

Hay da bạn bị mụn mủ, dị ứng kem mĩ phẩm do trước đây sử dụng tràn lan khiến làn da bạn bị nổi đốm mụn viêm mủ xấu xí gây đau đớn, mất thẩm mĩ. Bạn không dám sử dụng các loại mĩ phẩm khác để điều trị vì lo ngại da nhạy cảm, tình trạng mụn lại nặng thêm.

Trong lá tía tô có chứa các hợp chất Vitamin A, C, và khoáng vi lượng như canxi, sắt, photphos, kẽm và một số tinh dầu.

Các hợp chất này trong lá tía tô thấm sâu vào trong lớp biểu bì làm tăng quá trình sản sinh tế bào mới, lấp đầy lớp da sạm đen, nám, tàn nhang trước đó. Kiên trì sau một thời gian da sẽ trở nên trắng mịn, không tì vết.

ên cạnh tác dụng làm đẹp da, lá tía tô còn có công dụng điều trị mụn, rôm xẩy và làm mịn da rất hiệu quả.

ên cạnh tác dụng làm đẹp da, lá tía tô còn có công dụng điều trị mụn, rôm xẩy và làm mịn da rất hiệu quả.

Dùng lá tía tô trị mụn là giải pháp an toàn, hiệu quả mà rất lành tính cho làn da của bạn. Vậy cách sử dụng lá tía tô trị mụn như thế nào? Lá tía tô trị mụn thịt, mụn cóc, mụn trứng cá hiệu quả không? Trị mụn bằng lá tía tô có gây kích ứng da như những loại mĩ phẩm khác không?

1. Mặt nạ bột tía tô trị mụn cóc, mụn thịt, mụn trứng cá

Tía tô trị mụn là một phương pháp dân gian được lưu truyền cho tới ngày nay. Bởi trong thành phần tinh dầu của tía tô có chất sát khuẩn, kháng khuẩn nên nó giúp giảm hẳn tình trạng viêm nhiễm tại các đốm mụn gây ra.

– Cách làm mặt nạ tía tô trị mụn

Làm mặt nạ tía tô trị mụn bằng cách lấy lá tía tô vò nát hay giã nát với vài hạt muối tinh rồi dùng nước lá tía tô bôi trực tiếp lên mặt, kết hợp mát xa nhẹ nhàng. Hoặc khi giã nhỏ lá tía tô thì có thể đắp cả phần bã lá tía tô trực tiếp lên vùng da bị mụn.

Hiện nay bạn có thể dùng bột tía tô đắp mặt nạ rất thuận tiện, không mất công sơ chế, bạn chỉ cần dùng bột tía tô hòa sệt với sữa tươi không đường, sữa chua không đường, hoặc mật ong, rồi đắp lên mặt, vùng da bị mụn.

Phương pháp trị mụn bằng bột tía tô đắp mặt này không chỉ giúp da bạn sạch mụn mà còn giúp da sáng đều màu hơn. Các tinh chất trong sữa, mật ong còn giúp cung cấp độ ẩm, làm da bạn căng bóng mềm mượt hơn.

Sau khi đắp mặt nạ tía tô trị mụn khoảng 20ph bạn rửa lại bằng nước ấm, một tuần thực hiện khoảng 2 -3 lần/tuần.

2. Xông hơi mặt trị mụn bằng lá tía tô

– Để làm nước lá tía tô xông mặt bạn lấy một nắm lá tía tô tươi đem nấu nước rồi dùng nồi nước đó khi còn nóng để xông mặt trị mụn.

– Hoặc sử dụng 15 – 20gr bột tía tô khô pha với nước nóng già, có thể cho thêm vài giọt nước cốt chanh rồi dùng chậu nước đó để xông mặt.

– Sau khi chuẩn bị được nước tía tô để xông mặt bạn dùng một chiếc khăn to chùm kín đầu rồi cúi gần xuống chậu nước lá tía tô sao cho lượng hơi nước tía tô bốc vào mặt được nhiều nhất. Bạn tiến hành xông mặt trị mụn bằng nước bột tía tô như vậy cho tới khi nào nước nguội.

– Khi xông hơi bằng nước bột tía tô, các tinh dầu trong cây tía tô sẽ thẩm thấu qua da mặt, kích thích tuyến bã nhờn đào thải hết độc tố tích tụ trong da, sát khuẩn da, tẩy tế bào da chết từ đó góp phần hỗ trợ đều trị mụn trứng cá , mụn thịt rất hiệu quả khiến cho da bạn trắng hồng mịn màng, se khít lỗ chân lông.

3. Sử dụng nước lá tía tô tắm toàn thân

– Dùng tía tô tươi nấu lấy nước, hoặc dùng bột tía tô pha với nước nóng già qua túi lọc trà rồi pha thêm với nước cho đủ tắm, bạn có thể dùng luôn nước đó để rửa mặt.

– Khi tắm bằng nước lá tía tô bạn cố gắng ngâm mình thư giãn trong bồn tắm khoảng 20ph để các tinh dầu trong tía tô hấp thụ hết được vào da bạn.

– Sau khi bạn tắm bằng nước bột tía tô một thời gian bạn sẽ thấy tình trạng mụn ở lưng, mụn mông của bạn được cải thiện rõ rệt, các đốm mụn sẽ dần biến mất.

– Bạn sử dụng nước bột lá tía tô để tắm trị mụn 2- 3 lần / tuần.

4. Sử dụng nước lá tía tô, trà bột tía tô hàng ngày

Bạn có thể kết hợp sử dụng nước lá tía tô, hoặc bột tía tô uống thay trà mạn hàng ngày cũng góp phẫn hỗ trợ trong điều trị mụn.

Trà bột tía tô nóng giúp tăng cường khả năng bài tiết của cơ thể thông qua mồ hôi và nước tiểu cho nên giúp đào thải các độc tố, bã nhờn tích tụ dưới da, lỗ chân lông ra ngoài từ đó giúp giảm tình trạng mụn mới mọc lên. Giúp da sáng đều màu hơn.

Không chỉ là loại rau quen thuộc, lá tía tô nấu với nước để uống hàng ngày sẽ mang đến rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với làn da

Không chỉ là loại rau quen thuộc, lá tía tô nấu với nước để uống hàng ngày sẽ mang đến rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với làn da

Khi bạn sử dụng trà tía tô nóng thường xuyên còn giúp bạn giảm béo, kiểm soát cân nặng của mình rất tốt, giữ eo thon dáng đẹp, an toàn với cả phụ nữ sau sinh.

Lưu ý khi sử dụng lá tía tô, bột tía tô trị mụn

– Test thử trước khi dùng trên diện rộng: lá tía tô trước nay chúng ta đều sử dụng rất thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày nhưng bạn vẫn nên test thử trước tránh trường hợp da bạn quá mẫn cảm, hay dị ứng với thành phần nào trong lá tía tô.

– Tẩy tế bào chết thường xuyên, và trước khi sử dụng để giúp da luôn được sạch sẽ, hạn chế bít tắc lỗ chân lông, tinh dầu trong bột tía tô thẩm thấu tốt hơn từ đó cho hiệu quả trị mụn bằng tía tô cao hơn.

– Không sử dụng nước tía tô đã để qua đêm bởi các thành phần trong tía tô đã bị biến đổi gây hại cho da

– Hạn chế ra nắng: bạn nên hạn chế ra nắng, tiếp xúc với ánh nắng để tránh gây tổn thương cho da và giữa da được trắng sáng hơn.

– Kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, thể dục thể thao để hiệu quả sử dụng tía tô, mặt nạ tía tô trị mụn đạt hiệu quả cao nhất.

Trên đây là hướng dẫn cách sử dụng lá tía tô trị mụn thịt, mụn cóc, mụn trứng cá hiệu quả nhất. Hi vọng qua bài viết chị em phụ nữ đã tìm được cho mình giải pháp trị mụn từ thiên nhiên an toàn mà hiệu quả.

5. Bôi nước lá tía tô nguyên chất

Bạn lấy 2 nắm lá tía tô rửa sạch đất rồi để ráo nước. Cho tía tô vào cối giã nát cùng với một chút muối.

Sau đó, bạn chắt phần nước đặc ra một cái chén nhỏ; Sau khi rửa sạch mặt rồi dùng bông tăm tẩm nước tía tô chấm lên nốt mụn và xoa đều ra xung quanh mặt.

Bạn để trên mặt khoảng 30 phút, rồi rửa lại nhẹ nhàng bằng nước ấm. Sau 2 lần đắp mặt nạ này trong 1 tuần, vết thâm và mụn trên da mặt bạn sẽ giảm xuống rõ rệt.

Bạn cũng có thể hòa tan phần nước tô với nước ấm rồi tắm để trị mụn ở phần lưng( nếu bạn bị mụn trứng cá ở lưng)

6. Rửa mặt hàng ngày với lá tía tô

Không mang lại tác dụng nhanh chóng như cách 1, song rửa mặt bằng lá tía tô cũng là cách trị vết thâm mụn rất hữu hiệu. Bạn chỉ cần giã nát một nắm lá tía tô, rồi hòa thêm ít nước để rửa mặt hàng ngày, những vết mụn sẽ giảm đi nhanh và làn da trở nên trắng sáng hơn.

V. Bà bầu ăn lá tía tô được không và ăn như thế nào là tốt?

Theo kinh nghiệm dân gian, lá tía tô được xem là một thần dược giúp bà bầu có thể sinh nở dễ dàng. Tuy nhiên, thực tế lá tía tô có tác dụng gì, bà bầu ăn lá tía tô được không và ăn như thế nào là tốt?

Tía tô còn có các tên é tía, tên Hán tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím), là loại cây được trồng rất nhiều ở làng quê Việt Nam. Lá tía tô được dùng để ăn sống cũng như nấu chín.

Lá tía tô còn được dùng cuốn chả nướng tương tự như chả lá lốt hay chả xương xông. Tía tô tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, không độc.

Bà bầu ăn lá tía tô được không và ăn như thế nào là tốt?

Bà bầu ăn lá tía tô được không và ăn như thế nào là tốt?

Các bộ phận của cây tía tô: lá tía tô (tô diệp), hạt tía tô (tô tử), cành tía tô (tô ngạnh) còn là vị thuốc quý chữa nhiều bệnh. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, tía tô được dùng như một vị thuốc được dùng để tạo hưng phấn, trị cảm, nhức mỏi, ho suyễn.

Còn theo Đông y, lá và cành non cho vị thuốc tử tô, có vị cay, tính ấm, được xếp vào loại thuốc chữa cảm lạnh.

1. Bà bầu ăn tía tô được không? – Hoàn toàn được

Hạt tía tô có chứa tinh dầu có tính nhanh khô (can tính), giúp bảo quản và khử trùng thức ăn. Ngoài ra, còn dùng để chữa các chứng đầy bụng, ho, giải độc tôm cua, giải độc mật cá, nôn mửa… Lá tía tô rất tốt cho bà bầu. Sử dụng tía tô trong thai kỳ có thể chữa một số bệnh như sau:

An thai, giảm ốm nghén: Chị em thường nôn, chán ăn, người mệt mỏi, thèm ăn những thứ chua, chát…: tía tô 20g, ngải diệp 16g, bạch truật 16g, đương quy 16g, phòng sâm 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 10g, sơn tra 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, liên kiều 12g, sinh khương 3 lát, đại táo 5 quả, cam thảo 12g, phục long can 16g. Sắc uống ngày 1 thang. .

Thai phụ bị đau bụng, đau lưng, ra huyết: Lá và cành tía tô 20g, bạch truật 16g, sa sâm 16g, ngải diệp 12g, a giao 6g, thục địa 16g, hoàng cầm 12g, gừng nướng cháy 6g, đỗ trọng 10g, đương quy 12g, bạch thược 12g, cam thảo 10g, phục long can 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 7 – 10 ngày liền.

Giảm táo bón: Đương quy 16g, lá và cành tía tô 16g, bạch truật 12g, chi tử 12g, liên kiều 16g, hoàng cầm 10g, đỗ trọng 10g, ngân hoa 10g, rau má 20g, a giao 6g, thục địa 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, khởi tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang. 7 – 8 ngày là một liệu trình.

Trị phù nề: tía tô 16g, bạch truật 16g, ngũ gia bì 16g, ngải diệp 12g, cao lương khương 10g, thăng ma 10g, sài hồ 12g, trần bì 12g, xa tiền 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, hương nhu trắng 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Chữa ho: tía tô 16g, cát cánh 16g, kinh giới 12g, trần bì 10g, mơ muối 10g, rau tần dày lá 12g, cam thảo 12g, lá xương sông 12g, tang bạch bì 10g, bối mẫu 10g, bạch linh 10g, bạch quả 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

2. Chú ý khi sử dụng tía tô

Theo BS Trần Văn Thanh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, BV Châm cứu Trung ương (Hà Nội) trả lời trên báo Vnexpress, trong thai kỳ nói chung, cơ thể thai phụ đã nóng, nếu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp.

Đối với thai sản, trong Đông y truyền thống, chỉ thấy nói đến tác dụng an thai. Chủ yếu là dùng cành tía tô để chữa động thai và không nói đến tác dụng giúp bà bầu sinh nở dễ dàng.

Vì vậy, bác sĩ Trần Văn Thanh khuyến cáo, đó là những kinh nghiệm được truyền tai nhau. Có thể có tác dụng với người này nhưng không tác dụng với người kia do cơ địa.

Chính vì vậy, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt là với thai phụ. Mọi người không nên tự ý dùng bừa bãi.

VI. Hãy ăn lá tía tô trước khi tiêm phòng cho con vì ích lợi sau

Lá tía tô là một loại rau rất mát và ngon miệng trong bữa ăn gia đình. Bên cạnh đó, nó còn là một vị thuốc trong Đông Y. Dân gian truyền miệng rằng mẹ nên ăn lá tía tô trước khi tiêm phòng cho con. Nhờ đó vết tiêm sẽ mát và không lên sốt. Thực hư chuyện này là thế nào?

Lá tía tô mà chúng ta thấy bán đầy ngoài chợ lại có những tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Không cần các loại thập toàn đại bổ, cũng không cần kì hoa dị thảo xa xôi mới khiến cơ thể khỏe khoắn lên từng ngày.

Chỉ với những lá tía tô trong vườn nhà, trên hàng rau ngoài chợ, cũng có thể giúp bạn đem lại một sức khỏe tốt và một tinh thần minh mẫn cho bạn và gia đình.

Hãy ăn lá tía tô trước khi tiêm phòng cho con vì ích lợi sau

Hãy ăn lá tía tô trước khi tiêm phòng cho con vì ích lợi sau

Trên đây là những lợi ích trực tiếp từ việc ăn, uống, xông hay đắp lá tía tô mang lại. Nhưng kì lạ là, lá tía tô còn có một tác dụng gián tiếp mà không phải ai cũng biết.

Đó chính là việc: Mẹ ăn lá tía tô trước khi tiêm phòng cho con, con sẽ ít bị sốt, viêm, sưng tấy như các trẻ khác. Đây hoàn toàn là sự thật.

Theo lương y Lê Xuân Hải (Chủ tịch Hội Đông Y quận Đống Đa), lá tía tô từ lâu được biết đến như một loại thuốc có tác dụng trừ phong hàn, giải cảm, hạ sốt và giải độc rất tốt.

Với các bé nhỏ chưa thể dùng trực tiếp hay uống nước từ lá tía tô, mẹ có thể áp dụng một cách hữu hiệu hơn rất nhiều.

Đó là: Mẹ ăn lá tía tô trước khi tiêm phòng cho con. Sau đó tích cực cho con bú, con sẽ hấp thu dưỡng chất từ lá tía tô qua dòng sữa ngọt ngào của mẹ.

Cụ thể, trước ngày tiêm phòng cho con khoảng 2 – 3 ngày mẹ mua lá tía tô về rửa sạch. Sau đó nấu canh ăn mỗi ngày. Mẹ cho con bú càng nhiều càng tốt.

Sau khi con đi tiêm phòng về vài ngày, mẹ vẫn tiếp tục ăn để củng cố thêm dưỡng chất. Như thế, tình trạng sưng viêm, nóng sốt của con sẽ hầu như không xuất hiện.

VII. Ăn lá tía tô có làm mất sữa không?

Lần đầu làm mẹ chắc hẳn các bà mẹ bỉm sữa rất lo lắng cho sức khỏe của cả mẹ và bé, không biết những thực phẩm nào là tốt cho bé yêu nhà mình, ăn món gì cũng đắn đo suy nghĩ, nhiều khi ngay cả món yêu thích nhất hàng ngày cũng phải kiêng cử vì con.

Vậy lá tía tô thì sao, đây có phải thực phẩm tốt cho cả mẹ và bé thì còn là điều phân vân của nhiều người. Bài viết sẽ cùng bạn đi tìm hiểu thực hư việc ăn lá tía tô có bỉm sữa có bị mất sữa không.

Lá tía tô gây mất sữa là những tin đồn không có căn cứ khoa học, vì chưa có một nghiên cứu nào chứng minh điều này cả. Sở dĩ nhiều người ăn lá tía tô và gây mất sữa vì không hợp cơ địa. Hiện nay có rất nhiều bà mẹ vẫn dùng lá tía tô để trị chứng mất sữa.

Cách thực hiện: dùng lá tía tô và lá dừa nước nghiền nát tạo thành hỗn hợp cho vào khăn và chườm lên ngực để trị chứng mất sữa.

VIII. Uống nước lá tía tô khi chuyển dạ gúp dễ sinh có thật không?

Đang mang thai ở tuần thứ 29, chị Dương Minh Hằng (28 tuổi, Bắc Ninh) đã tích trữ rất nhiều cành và lá tía tô trong tủ lạnh để nấu nước uống cho tới ngày sinh.

Theo chị Hằng chia sẻ, nghe mói người nói chỉ cần uống nước lá tía tô sẽ dễ dàng vượt cạn hơn và không phải sinh mổ nên chị cũng làm theo.

Chị Hằng sinh trước thời gian dự sinh 2 ngày, trong lúc đau đẻ vẫn không quên dặn chồng phải mang nước lá tía tô đi để uống. Không biết nhờ nước lá tía tô hay dễ sinh mà vào viện nửa ngày đã sinh con.

Thời gian gần đây, rất nhiều chị em dùng mạng xã hội cũng đang tin rằng, uống nước lá tía tô không chỉ dễ sinh mà còn giảm đau lúc đẻ sisho.

Để tìm câu trả lời lá tía tô có thực sự giúp dễ sinh như lời đồn thổi, truyền tai nhau của các chị em, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam).

Lương y Vũ Quốc Trung cho hay, tía tô trong Đông y còn có tên gọi khác là tô diệp, tử tô, tô ngạnh. Tía tô có tác dụng trị cảm mạo, sốt, ho. Cành của cây tía tô là một trong những vị thuốc có tác dụng an thai. Phụ nữ bị cảm khi uống nước tía tô sẽ nhanh lành bệnh.

Uống nước lá tía tô khi chuyển dạ gúp dễ sinh có thật không?

Uống nước lá tía tô khi chuyển dạ gúp dễ sinh có thật không?

Trong y học cổ truyền không có nội dung nào ghi chép uống nước lá tía tô sẽ giúp dễ sinh. “Nếu có trường hợp uống lá tía tô mà dễ sinh thật thì cần phải có nghiên cứu và số liệu cụ thể.

Và không phải ai uống lá tía tô cũng đều có tác dụng, có thể phù hợp với người này nhưng lại không phù hợp với cơ địa của người kia”, Lương y Vũ Quốc Trung nói.

Lương y Bùi Hồng Minh – Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình cho biết: “Tía tô trong Đông y là vị thuốc chữa cảm rất hiệu quả. Cành của cây tía tô có tác dụng an thai khi bị động thai. Tôi chưa từng nghe thấy dùng lá tía tô đun nước uống giúp dễ sinh”.

Cũng theo khuyến cáo của lương y này, khi mang thai, không nên dùng nước lá hay cành tía tô uống hàng ngày thay nước. Vì tía tô có tính ấm, dùng thường xuyên và nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, bà bầu có nguy cơ bị tăng huyết áp. Tía tô là một vị thuốc, khi không có bệnh chỉ nên dùng như một gia vị.

“Dùng lá tía tô uống hay ăn sống để chữa bệnh nhất là đối với bà bầu cần phải được đảm bảo sạch. Tốt nhất là chỉ nên dùng lá nhà trồng được để tránh nguy cơ có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật”, lương y Bùi Hồng Minh nói.

Chủ đề: lá tía tô có tác dụng gì, lá tía tô trị mụn, lá tía tô chữa bệnh gì, lá tía tô trị nám, lá tía tô trị bệnh gì, rửa lá tía tô để sinh con trai, lá tía tô trị mụn thịt, ăn lá tía tô trước khi tiêm phòng, lá tía tô xông mặt, lá tía tô xanh, lá tía tô trị ho, lá tía tô với bà bầu, lá tía tô làm trắng da, lá tía tô có làm mất sữa không, xông mặt lá tía tô, ăn lá tía tô có tác dụng gì, lá tía tô chữa bệnh gút, lá tía tô hạ sốt.

4.5/5 - (6 bình chọn)

You may also like