Cây sâm đất (địa sâm, sâm thổ cao ly, sâm quy bầu) có tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp giảm đau, tiêu viêm, hỗ trợ chữa trị các bệnh như sỏi thận, bàng quang, chữa tiểu đường, cao huyết áp, chữa vết thương ghẻ lở, làm liền sẹo, trị chứng khó tiêu , táo bón…
I. Cây sâm đất là gì, lá cây sâm đất có ăn được không
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Cây sâm đất hay còn gọi là địa sâm, sâm thổ cao ly, sâm quy bầu có tên khoa học là: Boerhaavia diffusa L. thuộc họ Hoa phấn Nyctaginaceae. Sâm đất là loại cây thảo dược, rễ cây to mập, thân được phân thành nhiều nhánh có màu đỏ.
Sâm đất mọc hoang ở nhiều nơi đặc biệt là ở các tỉnh miền núi. Cây sâm đất thường được biết đến với hai nhóm công dụng chính là làm thức ăn và làm thuốc.
Vì lá cây sâm đất có vị hơi đắng, cay; tính lạnh, có ít độc nên khi dùng với liều lượng cao có thể gây nôn mửa và ra nhiều mồ hôi nên bạn hạn chế ăn lá cây sâm đất nhé.
Lá cây mọc so le, hình trái xoan thuôn hay hình trứng ngược, thót lại ở gốc thành cuống rất ngắn, phiến lá dày, hơi mập, bóng cả hai mặt, mép lá hầu như lượn sóng.
Hoa nhỏ, màu hồng, xếp thành chùm thưa ở ngọn thân và các nhánh, dài khoảng 30cm. Quả nhỏ, khi chín có màu đỏ nâu hay xám tro. Hạt rất nhỏ, dẹt, màu đen nhánh. Cây sâm đất ra hoa vào tháng 6-7, có quả vào tháng 9-10.
Sâm đất thường mọc đứng với phần thân nhẵn và phân thành nhiều nhánh. Đặc điểm nổi bật loài cây này đó là hoa của chúng có màu hồng tím, mọc thành từng chùm nhỏ đẹp mắt. Quả sâm đất nhỏ, khi chín có màu sẫm như quả của cây rau mùng tơi.
Sâm đất loại cây nguồn gốc xuất xứ từ Trung Mỹ, du nhập sang Việt Nam vào khoảng những năm 1909, cây chủ yếu là mọc thành cây hoang, phát triển tự nhiên.
Cây sâm đất có củ tròn, dài khoảng 3cm, với thân mọc trên mặt đất cao khoảng 50 cm, hoa to màu lam tím đẹp.
Lá sâm đất mọc đối xứng với kích thước khác nhai, phiến xoay dài và mép lượn sống, mặt dưới lá có nhiều lông màu trắng.
Rễ và lá sâm đất thường dùng làm thuốc hoặc chế biến món ăn. Bạn cũng có thể phơi khô cả cây để ngâm rượu làm thuốc. Sâm đất ăn hoặc uống đều có tác dụng rất tốt với sức khỏe.
Đây là loài cây mọc hoang được tìm thấy ở nhiều tỉnh thành của nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi. Sâm đất thường mọc đứng với phần thân nhẵn và phân thành nhiều nhánh.
Một đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy ở loài cây này đó là hoa của chúng có màu hồng tím, mọc thành từng chùm nhỏ khá đẹp mắt. Quả sâm đất nhỏ, khi chín có màu sẫm như quả của cây rau mùng tơi.
Ở nhiều địa phương, lá và rễ của sâm đất được thu hái và sử dụng như một loại rau ăn hàng ngày. Người dân nhiều vùng thường chế biến phần này thành các món nấu hoặc xào chay với tỏi.
II. Cây sâm đất có tác dụng gì, hỗ trợ chữa trị bệnh gì?
Tác dụng của cây sâm đất là long đờm, lợi tiểu, nhuận tràng. Trong dân gian thường sử dụng cây sâm đất để nấu canh và ngâm rượu. Nếu bạn đang thắc mắc về loại cây này hãy tìm hiểu cây sâm đất có tác dụng gì qua bài viết dưới đây.
– Canh rau sâm đất ăn vừa có vị ngọt vừa có vị chua giống như bạn đang ăn rau mồng tơi những không nhớt như rau mồng tơi.
– Sâm đất không những thanh nhiệt, giải độc mà còn có tác dụng trị liệu, như trong chứng viêm khớp có khả năng giảm viêm sưng và giảm đau hiệu quả.
– Khi bạn gặp trường hợp ăn uống khó tiêu, có thể sử dụng sâm đất vì sâm đất sẽ giúp bạn giảm đau bụng, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
– Sâm đất được sử dụng giảm ho, hen suyễn, dùng trong trường hợp nam giới bất lực.
– Với những người dân Nam Bộ, họ sử dụng sâm đất để nấu nước uống làm thuốc bổ. Ngoài ra, ông cha ta cũng sử dụng sâm đất để điều trị bệnh sỏi thận, bàng quang hiệu quả.
– Tìm hiểu về sâm đất bạn biết thêm nhiều tác dụng của sâm đất – loại thảo dược tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên cần phải khẳng định việc sử dụng cây sâm đất để chữa bệnh mới chỉ đơn thuần là các bài thuốc dân gian truyền miệng.
Cho tới hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ một công trình khoa học nào nghiên cứu cụ thể về các thành phần cũng như công dụng của sâm đất một cách bài bản, khoa học.
Theo Đông y, sâm đất là loại cây có tính hàn với vị hơi đắng, cay và có thể gây độc nếu sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách. Trong các bài thuốc được lưu truyền hiện nay, sâm đất thường được sử dụng để chữa các bệnh như:
1. Cây sâm đất có tác dụng bồi bổ cơ thể
Trong trường hợp cơ thể bạn gặp phải các triệu chứng như suy nhược, ra nhiều mồ hôi, tăng giảm huyết áp đột ngột thì bạn có thể sử dụng sâm đất để hỗ trợ điều trị.
Cách làm phổ biến nhất thường thấy trong trường hợp này đó là bạn dùng lá sâm đất để đun lấy nước uống hàng ngày. Bạn có thể sử dụng phần lá tươi hoặc lá phơi khô để đun đều được.
2. Sâm đất giúp giảm đau, tiêu viêm
Nếu không may gặp phải những vẫn đề về đau khớp, sưng khớp… bạn cũng có thể tham khảo cách dùng sâm đất để điều trị. Cũng như trường hợp trên, bạn dùng lá sâm đất hoặc phần rễ, củ làm sạch và đun lấy nước uống hằng ngày.
Giúp giảm viêm sưng và giãm đau trong những khớp xương. Theo lương y Vũ Quốc Trung, củ sâm đất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, làm long đờm, giảm cơn ho và suyễn.
Dân gian thường lấy củ sâm đất ngâm rượu uống; lá nấu canh ăn giúp thanh giải thử nhiệt cơ thể, làm mát gan. Canh rau sâm đất ăn có vị ngọt, hơi chua giống như rau mồng tơi, nhưng không có nhớt.
3. Sâm đất giúp chữa một số bệnh về da
Một số bệnh về da có thể sử dụng đến sâm đất để điều trị như ghẻ lở, hắc lào… Để trị bệnh này, bạn cũng đun nước lá và rễ sâm uống, sau đó dùng bã đắp vào phần da bị tổn thương.
Ngoài ra, trong trường hợp da bị các vết mụn nhọt, nở trốc bạn cũng có thể dùng sâm đất để uống và đắp lên vết thương.
Ở nhiều địa phương, người dân cũng khai thác và sử dụng củ sâm đất để ngâm rượu. Tuy vậy, như phần trên đã đề cập, tất cả những quan niệm về sâm đất mới chỉ dừng lại là ở các quan điểm lưu truyền trong dân gian.
Do đó, khi sử dụng cây sâm đất, nhất là trong chữa bệnh bạn cần hết sức lưu ý, không được tuỳ tiện sử dụng. Tốt nhất, bạn nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ sâm đất.
Hạt quả sâm đất khi ngâm nước sẽ tạo ra một thứ keo như thạch có thể dùng đắp mụn nhọt và các vết đứt. Liều dùng 10-25 gr khô/ngày, dạng thuốc sắc.
4. Cây sâm đất có tác dụng trị sỏi thận, bàng quang
Sâm đất dùng trong bệnh sỏi thận và sỏi bàng quang, viêm thận; giải độc cho gan.
Liều dùng: 10-25 gr khô/ngày, dạng thuốc sắc. Có thể tán bột uống; hoặc pha uống như trà (10 gr trong 1 lít nước sôi), nếu pha rượu thì chỉ dùng liều 2-5 gr bột rễ trong 1 ngày.
5. Sâm đất trị các bệnh về đường ruột
Trường hợp khó tiêu, sâm đất hoạt động giúp làm giảm trừ gaz trong hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, dùng làm bài thuốc trị giun sán. Sâm đất còn giúp giảm táo bón.
6. Sâm đất dùng cho phụ nữ sau sinh
Sâm đất cũng được người Thái Lan dùng cho phụ nữ hậu sản nhằm kích thích tiết sữa và phục hồi chức năng của tử cung sau khi sinh.
TUY NHIÊN: Ở Thái Lan, theo nghiên cứu thử nghiệm trên loài chuột cho thấy dịch chiết từ cây sâm đất cũng có tác dụng gây xẩy thai ở loài chuột.
Tuy chưa có thực nghiệm và phân tích đầy đủ nào về tác động của dịch chiết sâm đất lên quá trình mang thai ở người nhưng phụ nữ mang thai nên tránh dùng tới loại thảo dược này.
7. Các công dụng khác của cây sâm đất
Sâm đất là một vị thuốc sử dụng rất nhiều ở Việt Nam hay ở các nước trên thế giới như Malaysia, Ấn Độ hay tại các nước Châu Phi hay Nam Mỹ với nhiều công dụng trị ho, lợi tiểu, hạ sốt…
Tại Việt Nam, nhân dân dùng rễ sâm cau đất trị ho, bệnh gan hoặc phù thũng.
Ở Malaysia, nước sắc phần trên mặt đất của sâm đất được dùng để lợi tiểu. Rễ sâm đất có tác dụng tẩy, trị giun và hạ sốt.
Tại Ấn Độ, sâm đất là thuốc bổ trợ dạ dày, trợ tim, bảo vệ gan, nhuận tràng, lợi tiểu, long đờm, trị đái són đau, phù, vàng da, cổ trướng, lách to, bệnh lậu và các viêm nội tạng khác. Với liều trung bình, sâm đất trị hen và với liều lớn có tác dụng gây nôn.
Nước sắc rễ được dùng trị loét giác mạc và quáng gà. Ngoài ra, nhân dân Ấn Độ còn dùng bột rễ sâm đất trộn với bột hạt tiêu uống để trị bệnh dịch tả.
Tại các nước Tây Phi, nước sắc rễ trị loét, áp xe và tẩy giun. Rễ và lá có tác dụng long đờm và với liều lớn lại gây nôn. Hay ở một số nước Nam Mỹ, lá và rễ có tác dụng kích thích, bổ, làm ra mồ hôi, tẩy giun và chống co thắt.
III. Cây sâm đất trị bệnh gì, chữa bệnh gì tốt?
Theo lương y Vũ Quốc Trung, với những đặc tính chữa bệnh tuyệt vời như vậy, chúng ta có thể sử dụng sâm đất để chữa bệnh.
Ở Việt Nam, người dân thường sử dụng sâm đất để trị ho, chữa bệnh gan hoặc phù thũng… Dưới đây là một số bài thuốc từ sâm đất bạn có thể dễ dàng áp dụng:
1. Chữa sốt nóng khát nước với cây sâm đất
Tác dụng của cây sâm đất là thanh nhiệt, giải độc chính vì vậy trong mùa hè bạn có thể sử dụng sâm đất nấu nước uống để giải khát.
Cách dùng: Vỏ rễ cây sâm đất 6gam sắc với 200ml nước cho tới khi chỉ còn 50ml nước. Sắc uống mỗi ngày.
2. Cây sâm đất chữa chứng chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi
Cách thực hiện với bài thuốc như sau: rễ và thân cây sâm đất mỗi loại 8gam sắc uống với 250ml nước. Sắc uống mỗi ngày, sau 1 tuần bạn sẽ thấy cơ thể không còn mệt mỏi, chóng mặt.
3. Cây sâm đất có tác dụng chữa tiểu đường
Sử dụng 75gam cây sâm đất tươi, nếu có sâm đất khô thì sử dụng với lượng 25gam sắc uống mỗi ngày. Duy trì uống mỗi ngày 1 thang, thực hiện trong nhiều ngày bệnh mới thiên giảm.
4. Cây sâm đất có tác dụng chữa cao huyết áp
Tác dụng của cây sâm đất chính là chữa bệnh cao huyết áp, chính vì vậy bạn có thể thực hiện với bài thuốc đơn giản, 12gam hoa sâm đất tươi hoặc khô sắc với lượng nước vừa đủ.
Uống mỗi ngày, không những cân bằng huyết áp mà còn hạn chế tình trạng cao huyết áp đột ngột.
5. Tác dụng của cây sâm đất chữa vết thương ghẻ lở, làm liền sẹo
Sử dụng gỗ cây sâm đất đốt thành than, sau đó tán than thành bột và rắc lên vết thương. Thực hiện thường xuyên vết thương sẽ nhanh chóng lành và liền sẹo.
6. Nhiều nơi còn thực hiện phương pháp này để chữa bệnh phong.
Thực tế trong dân gian Việt Nam, người ta sử dụng lá cây sâm đất nấu nước lá để uống, cành và rễ cây sâm đất nấu nước tắm cho người ghẻ lỡ và kể cả người bị phong.
7. Chữa trị bệnh sâu răng, viêm đường tiết niệu
Ngoài những tác dụng và bài thuốc trên, cây sâm đất còn có hiệu quả điều trị bệnh sâu răng, viêm đường tiết niệu hiệu quả.
8. Giải nhiệt cơ thể, làm mát gan
Lấy lá sâm đất đem nấu canh ăn hàng ngày sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc gan vô cùng hiệu quả.
9. Trị chứng khó tiêu , táo bón
Sâm đất uống còn giúp giảm trừ gaz trong hệ tiêu hóa, giảm đau bụng. Sâm đất còn giúp giảm tình trạng bị táo bón kéo dài rất tốt cho hệ tiêu hóa.
10. Bài thuốc chữa kiết lị từ lá sâm đất
Lá sâm đất cũng chữa kiết lị rất hay. Lấy 100g lá sâm đất, 100g cỏ sữa, đem rửa sạch, cho vào ấm đun với 400ml nước.
Đun cho đến khi nước cạn còn 100ml thì gạn ra lấy nước, ngày uống từ 1 đến 2 lần. Nếu kiết lị kèm hiện tượng hay đi ngoài nhiều thì có thể thêm vào 20g cỏ nhọ nồi.
Ngoài những tác dụng điều trị bệnh trên, bạn biết không, cây sâm đất còn có tác dụng điều trị cả bệnh sâu răng và viêm đường tiết niệu hiệu quả. Tác dụng của cây sâm đất và những bài thuốc đi kèm đã được giới thiệu.
Như vậy, cây sâm đất không chỉ đơn thuần có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, thanh nhiệt cơ thể mà mang nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
IV. Cây sâm đất ngâm rượu như thế nào đúng cách?
Cách ngâm rượu sâm đất như thế nào là đúng cách và thao tác thực hiện ra sao? Đây là câu hỏi của nhiều người khi muốn ngâm rượu sâm.
Sâm tươi ngâm rượu có rất nhiều công dụng, bởi vậy mà nhiều người mua sâm để ngâm nhưng không phải ai cũng biết cách ngâm rượu sâm đất đúng cách để đạt đạt được hiệu quả.
Nguyên liệu cho cách ngâm rượu sâm đất
- Sâm đất
- Rượu ngon
Cách ngâm rượu cây sâm đất Việt Nam đơn giản
– Bước 1: Rửa sâm tươi – Bước đầu tiên cho cách ngâm rượu sâm đất là sơ chế củ sâm tươi qua nước, dùng khăn mềm với nưới để rửa sạch phần đất bám trên củ sâm hay dùng bàn chải sạch để rửa từ đầu đến rễ với nước cho đến khi sạch.
– Bước 2: Sau khi rửa sạch bạn để ráo nước, khoảng 30 phút sau thì bỏ củ sâm đất vào bình thủy tinh theo chiều thẳng đứng, đầu rễ củ sâm cho xuống dưới, thân lên trên.
– Bước 3: Chọn rượu để ngâm sâm đất – Nên chọn rượu gạo tự nấu là tốt nhất hay rượu được sản xuất từ những công ty hoặc nhà máy uy tín.
– Tuyệt đối không dùng rượu từ những nơi không rõ nguồn gốc, xuất xứ hay những lò rượu thủ công không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vì như thế sẽ dễ gây ngộ độc.
Bước 4: Lựa chọn bình ngâm – Nên dùng bình thủy tinh dày để đảm bảo độ bền và khả năng chịu va chạm tốt, đặc biệt là khi bạn ngâm với lượng lớn.
– Kích thước bình phải tương xứng với sâm để đảm bảo khả năng chịu đựng áp suất cao. Tuyệt đối không sử dụng bình nhựa để ngâm, sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.
Bước 5: Tiến hành ngâm sâm tươi với rượu – Sau khi đã chọn được sâm, rượu và bình ngâm thì thao tác tiếp theo là ngâm sâm đất với rượu.
Bước 6: Bạn đổ rượu vào bình thủy tinh rồi thả từ từ củ sâm vào một cách nhẹ nhàng, chỉnh lại cho đẹp rồi đóng kín nắp để vào chỗ mát.
– Thời gian ngâm rượu sâm đất khoảng 3 – 6 tháng thì có thể lấy rượu sâm lần 1 để dùng. Hoặc lấy rượu cốt ra rồi tiếp tục ngâm lần 2, lần 3 và trộn đều phần nước rượu cốt lần 1 với nhau rồi mới dùng.
Lưu ý khi ngâm rượu sâm đất
– Nếu bạn ngâm sâm tươi với rượu thì nên ngâm càng sớm càng tốt vì sâm tươi không nên để lâu, chỉ nên để khoảng 3 tuần hay 1 tháng ở ngăn mát tủ lạnh.
– Ngâm sâm với rượu thì củ sâm vẫn phải giữ ở hình dáng như ban đầu.
– Khi ngâm rượu sâm đất thì thường 15 đến 20 ngày nên kiểm tra nếu thấy ẩm phả thay chất hút ẩm mới hoặc làm khô trở lại chất hút ẩm.
Cách ngâm rượu sâm đất thật đơn giản phải không nào, bạn chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết và thực hiện theo đúng trình tự như trên đây là sẽ có ngay một bình rượu sâm đất như ý muốn rồi.
V. Sự thật về những công dụng thần kỳ của củ sâm đất
Theo lương y Vũ Quốc Trung, củ sâm đất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, long đờm, có tác dụng trị liệu như giảm đau, sưng trong viêm khớp. Tuy nhiên khi sử dụng loại củ này, chúng ta cũng cần hết sức lưu ý.
1. Sâm đất không chỉ là thực phẩm mà còn là thuốc quý trong Đông y
Sâm đất là loại cây mọc hoang trong vườn nhà, trong rừng hoặc những nơi ẩm ướt. Từ lâu đời, dân gian ta đã biết sử dụng lá sâm đất để nấu canh, để luộc thành rau ăn vì đây là món ăn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Canh rau sâm đất có vị ngọt, hơi chua, ăn giống như rau mồng tơi nhưng không có nhớt.
Không chỉ có vậy, trong Đông y, củ sâm đất – loại củ được thu hoạch từ những cây sâm đất đã trưởng thành còn được coi là một vị thuốc quý, rất đáng được sử dụng để phòng chữa bệnh và nâng cao sức khỏe.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), Đông y ghi nhận sâm đất có tính hàn, vị hơi đắng, cay. “Củ sâm đất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, long đờm, có tác dụng trị liệu như giảm đau, sưng trong viêm khớp…
Dân gian thường lấy củ sâm đất ngâm rượu uống; lá nấu canh ăn giúp giải nhiệt cơ thể, làm mát gan”, vị lương y này cho biết.
Theo Nih.gov, củ sâm đất là một loại thực vật ăn được phổ biến trên toàn thế giới, được biết đến với các đặc tính ngăn chặn bệnh tiểu đường. Nó cũng được biết là có một số tính chất dược lý khác như chống viêm, chống oxy hóa, chống dị ứng và chống ung thư.
Theo Livestrong, lượng chất chứa trong rễ sâm đất có tác dụng giảm cân. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 4 năm 2009 trong “Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ”, những phụ nữ béo phì dùng 0,11-0,19 gram siro được chiết xuất từ rễ sâm đất trong 120 ngày đã đạt được hiệu quả giảm cân đáng mong đợi nhờ khả năng giảm sự thèm ăn, giúp luôn có cảm giác no bụng.
Chưa hết, củ sâm đất có chứa một loại đường gọi là fructooligosaccharide, có thể làm giảm mức triglycerides và lipoprotein đến mức thấp nhất, từ đó làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể.
Từ những tác dụng ấy, rất nhiều người hiện nay đang săn lùng củ sâm đất như một vị thuốc bồi bổ sức khỏe, phòng chữa bệnh thường gặp cũng như nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm.
2. Lưu ý khi sử dụng sâm đất, tránh những biến chứng nguy hiểm
Sâm đất có rất nhiều công dụng chữa bệnh, thời gian gần đây được nhiều người bán hàng quảng cáo. Mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng lương y Vũ Quốc Trung lưu ý, mọi thứ đều phải đúng liều lượng quy định, thực phẩm để làm thuốc như củ sâm đất cũng vậy.
“Sâm đất có thể gây độc nếu sử dụng quá liều hoặc sử dụng sai cách. Khi sử dụng với liều cao có thể gây nôn mửa và ra nhiều mồ hôi”, lương y Vũ Quốc Trung khẳng định.
Do đó, khi sử dụng củ sâm đất cũng như bất cứ bộ phận nào để làm thuốc nhất thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ, lương y trước khi sử dụng.
VI. Cách trồng cây sâm đất
Sâm đất có thể trồng từ hạt hoặc trồng từ thân hay rễ.
1. Trồng từ hạt
Hạt giống sau khi thu hái được xử lý bằng nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) ngâm khoảng 6 – 8 giờ, vớt ra để ráo, sau đó dùng que nhọn chọc lỗ sâu 1cm trên đất rồi cho hạt vào (2-3 hạt/ lỗ), lấp kín đất, dùng lưới che nắng cho luống gieo.
2. Trồng từ hom
– Chọn hom: Hom được lấy từ thân hoặc củ cây mẹ, lấy từ đoạn gốc đến hết phần bánh tẻ của thân, hạn chế lấy phần ngọn quá non, dễ bị thối gốc khi giâm.
– Dùng dao hay kéo sắc để cắt hom. Hom được cắt từ thân có chiều dài 10 – 20 cm và ít nhất trên mỗi hom có từ 3 – 4 mắt lá, tỉa bớt lá trên hom chừa khoảng 1/3 lá, đem giâm vào luống. Thường xuyên tưới ẩm. Sau khi giâm 10 -15 ngày hom giâm bắt đầu có rễ thì đem trồng.
Sâm đất có thể trồng trên các luống đất với kích thước rộng 1,2m x cao 10 – 20 cm, kích thước giữa các cây là 15 – 20cm. Cũng có thể trồng trong chậu hay thùng xốp. Đất trồng pha trộn theo tỉ lệ: 80% đất thịt + 10% tro trấu hoặc rơm mục+ 10% phân chuồng hoai.
3. Chăm sóc cây sâm đất
Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho đất, đặc biệt vào mùa nắng hạn. Kết hợp nhổ cỏ dại và phòng trừ sâu xám ăn lá và chồi non.
4. Thu hoạch cây sâm đất
Cây rau khi phát triển có chiều cao hoặc dài từ 20 – 30cm thì có thể cắt lấy rau. Dùng dao sắc cắt phần thân chồi lá non.
Sau thu hoạch, bón thúc bằng phân chuồng hoai mục hay phân trùn quế để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất và kích thích rau sớm ra lá mới. Nên thay thế và trồng mới hàng năm.
- Mời bạn xem thêm: Cách ngâm và tác dụng của rượu tỏi đen, rượu tỏi cô đơn Lý Sơn
- Mời bạn xem thêm: Tác dụng của tam thất bắc, nam – Nụ, hoa và bột tam thất mật ong
Nếu thấy những kiến thức trên hữu ích với bạn, hãy Like hoặc Comment để khích lệ tinh thần đội ngũ phát triển web. Thân chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!