Các loại sâm Việt Nam có giá trị cực cao không thua kém gì sâm các nước khác trên Thế Giới, những loại sâm rừng, sâm cao cấp được mệnh danh là “thần dược” của Việt Nam có thể kể tên ra là:
- Sâm ngọc Linh – Sâm chỉ có ở Việt Nam
- Đinh lăng nếp nhỏ
- Tam thất Bắc
- Củ Đẳng Sâm
- Sâm cau rừng
- Sâm Đá
- Sâm quy đá
- Sâm bổ chính (thổ hào sâm)
- Sâm Đương Quy
- Cây sâm rừng, sâm đất
- Cây Sâm Nam (Tục đoạn)
- Cây Đan sâm
- Cây Sa Sâm
- Cây Huyền Sâm (Hắc Sâm)
Những loại Sâm Việt Nam giá trị không kém sâm Hàn Quốc
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Sâm Việt Nam được biết đến có một số loại giá trị cao gấp 3-4 lần sâm Hàn Quốc như sâm Ngọc Linh nhưng còn rất nhiều loại sâm giá trị cao mà bạn chưa biết.
Nước Việt Nam ta 70 % là đồi núi và có vô vàn thảo dược quý ít hoặc chưa được biết đến trong đó có rất nhiều loại sâm Việt Nam giá trị được khoa học chứng minh chẳng thua kém sâm hàn quốc trồng mà giá thành có khi chỉ bằng 1/10 sâm Hàn Quốc.
Rất nhiều loại sâm ít biết đến nhưng lại bị Thương lái Trung Quốc thu mua ồ ạt mà giá trị dược liệu cực lớn do vậy bài viết này Kiến Thức Bệnh xin tổng hợp các loại sâm Việt Nam giá trị cực lớn để Quý độc giả tham khảo.
1. Hình ảnh và tác dụng Sâm ngọc Linh – Sâm chỉ có ở Việt Nam
Số 1 Sâm Ngọc Linh – Loại Sâm Việt Nam tốt nhất thế giới chỉ có ở Việt Nam. Sâm Ngọc Linh đây là loại sâm thứ 20 được các nhà khoa học tìm thấy trên thế giới, cây chỉ mọc ở nơi có độ cao từ 1200 mét so với mực nước biển trở lên, Cây được phát hiện lần đâù ở Việt Nam vào năm 1973 trên đỉnh núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum)
Đặc điểm của sâm ngọc linh
Cây thân thảo sống lâu năm có nơi đào được cây gần 100 năm , cây cao 40 cm – 100 cm, thân rễ có các sẹo và các đốt khúc như đốt cây trúc, màu lục hoặc hơi màu tím, kích thước đường kính thân độ 4-8mm.
Sâm Ngọc Linh còn có nhiều tên gọi là sâm Việt Nam, sâm Trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), sâm Khu Năm (sâm K5), củ cây ngải rọm con hay cây thuốc giấu.
Tác dụng của sâm Ngọc Linh được đánh giá là loại sâm tốt nhất thế giới
Cây sâm Ngọc Linh các bộ phận của cây được nhiều nhà khoa học đánh giá là loài sâm tốt nhất thế giới hiện nay. Rất nhiều nghiên cứu khoa học từ năm 1978 của Bộ Y Tế nước ta, Sâm Ngọc Linh phân tích có số lượng chất Saponin cao hơn rất nhiều lần so với các loại sâm khác trên thế giới.
Các nhà khoa học xác định được có 52 loại Saponin trong rễ, thân và lá, trong đó có 26 chất Saponin có cấu trúc hóa học tương tự trong sâm Mỹ, sâm Triều Tiên, sâm Nhật Bản và 26 chất Saponin có cấu trúc mới, hoàn toàn không tìm thấy trong các loại sâm khác.
Như vậy so với các loại sâm so sánh trên thì Sâm Ngọc Linh là một trong những loại cây sâm có hàm lượng chất Saponin nhiều nhất. Ngoài ra, các bộ phận của sâm như lá, thân (cọng) Sâm Ngọc Linh cũng đã phân lập được 19 Saponin Dammaran và trong đó có 8 Saponin có cấu trúc mới chưa từng được phát hiện.
Các thành phần khác khi phân tích trong Sâm Ngọc Linh cho thấy có tới 20 chất khoáng, vi lượng 17 acid amin và hàm lượng tinh dầu là 0,1%.
Chính vì thế sâm ngọc linh có thể nói có giá trị về chất lượng và kinh tế nhất trên thế giới đã từng có củ sâm 100 năm được thương lái mua tới giá 300 – 400 triệu đồng.
Do giá trị kinh tế cao nên loại sâm Việt Nam này đang bị các Thương lái bất lương trà trộn tam thất hoang một loại dược liệu rất giống với sâm Ngọc Linh dù giá trị của tam thất hoang ruột tím và tam thất hoang vàng rất cao nhưng giá thành chỉ bằng 1/10 so với sâm Ngọc Linh có khi bị trà trộn tam thất hoang ruột trắng lại không có giá trị gì.
Giá thành tam thất hoang ruột tím dao động 3-5 triệu tùy loại. Do vậy khi Quý khách mua hàng sâm Ngọc Linh nên tìm hiểu những nơi uy tín và cần yêu cầu người bán đưa giấy tờ xuất xứ cũng như kiểm nghiệm đi cùng sâm Ngọc Linh
2. Hình ảnh và tác dụng Đinh lăng nếp nhỏ
Số 2 trong các loại sâm Việt Nam là Đinh lăng nếp lá nhỏ – Loại cây phổ biến trong gia đình Việt
Cây đinh lăng là loại trồng phổ biến trong các gia đình Việt nên cũng được coi là sâm Việt Nam. Cây đinh lăng không chỉ làm cảnh hay sử dụng làm rau ăn sống mà còn là một vị thuốc rất tốt có tác dụng bồi bổ sức khỏe, điều trị được nhiều chứng bệnh mà bạn không thể ngờ tới.
Công dụng của đinh lăng
Danh y Hải Thượng Lãn Ông người đã gọi cây đinh lăng là cây “sâm của người những nghèo” – sâm Việt Nam vì những giá trị dược tính quý như nhân sâm nhưng lại rẻ và dễ tìm vì được trồng nhiều ở nhà nhiều người dân Việt để làm cảnh và lấy lá ăn sống.
Củ đinh lăng có công dụng tăng sức khỏe, bồi bổ cơ thể, giúp bổ thận và tráng dương,giúp hỗ trợ điều trị bệnh sốt lâu ngày, bị háo khát hoặc đau tức ngực, bệnh đau nhức đầu, nước có tiểu vàng hoặc thiếu máu; chữa tắc tia sữa thiếu sữa …
Ngoài ra lá cây sâm Việt Nam này cũng có tác dụng chống giật mình cho trẻ em, chữa tác tia sữa…
Phân tích khoa học trong củ đinh lăng tươi có chứa nhiều hoạt chất Saponin có nhiều giống như Nhân sâm Triều Tiên, Sâm Mỹ, và các Vitamin quan trọng của cơ thể , ngoài ra củ của cây còn phát hiện có chứa khoảng 13 loại axit amin cơ thể không thể thay thế rất quan trọng Dó đó sâm Việt Nam – đinh lăng có tác dụng rất tốt để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể.
Cây đinh lăng giúp làm tăng trí nhớ cho bộ não và tăng cường sức khỏe cơ thể nên một số đơn vị y dược trong nước đã nghiên cứu và ứng dụng chiết suất các hoạt chất từ cây để làm thuốc hoạt huyết dưỡng não bán rất nhiều trên thị trường.
3. Hình ảnh và tác dụng Tam thất Bắc
Số 3 là Tam thất Bắc – Thảo dược còn được ví là Kim Bất Hoán (Vàng không đổi). Tam thất bắc thực chất là loại dược liệu có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng được du nhập và trồng nhiều ở Việt Nam cây được xếp vào họ sâm vì các thành phần hóa học phân tích có nhiều hoạt chất saponin là hoạt chất thường có trong nhân sâm.
Ngày xưa khi tam thất bắc chỉ mọc hoang thì loại thảo dược này được ví như quý hơn vàng có tác dụng bồi bổ sức khỏe tuyệt vời không thua kém gì sâm Hàn Quốc.
Ngày nay khi việc trồng phổ biến thì giá trị của củ cũng bớt đi nhưng những củ tam thất hoang chúng tôi phải nói rõ là tam thất hoang loại ruột tím và ruột vàng thì giá trị chẳng thua kém sâm triều tiên là mấy thậm chí nhiều người bán sâm Ngọc Linh giả còn trà trộn để bán làm giả sâm Ngọc Linh.
Ở Việt Nam Cây tam thất bắc được trồng nhiều ở Lào Cai, Hà Giang…ở những nơi có độ cao trên 1500 m so với mực nước biển khí hậu và thổ nhưỡng tốt nhất cho cây phát triển.
Các loại tam thất hoang ruột tím và ruột vàng có giá trị rất cao khoảng 3-5 triệu còn loại tam thất hoang ruột trắng lại không có giá trị gì
Tác dụng của củ tam thất bắc
Theo các tài liệu Đông Y: Củ tam thất bắc có vị ngọt, hơi đắng, có tính ôn, đi vào 2 kinh can và vị. Có tác dụng giải nhiệt, làm mát, điều hòa chức năng của tạng và can, giúp hạ huyết áp và an thần
Thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị và điều trị các chứng và bệnh như cao huyết áp , trong hội chứng thiểu năng tuần hoàn não, chóng mặt hoa mắt, rối loạn tiền đình, …,tai điếc, tai ù tai, viêm họng …
Vì củ thuộc họ sâm nên có công dụng bổ bồi bổ cơ thể giúp tăng cường thể lực dùng cho người mới ốm dậy, những người già. Râu tam thất sử dụng tần gà cho sản phụ hoặc phụ nữ đang mang bầu rất bổ dưỡng.
Theo y học hiện đại tam thất với các thành phần chính là hoạt chất saponin tương tự nhân sâm Rb2, Rb1 nên có công dụng cực kỳ quan trọng giúp ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh.
Có thể sử dụng dạng ngâm rượu, tẩm mật ong hay sắc thuốc uống đều rất tốt cho sức khỏe
Ngoài ra phải kể như các nguyên tố rất tốt cho sức khỏe mà phân tích trong củ tam thất thấy có Fe, Ca acid amin, sterol, đường.
Tác dụng của tam thất bắc, nam – Nụ, hoa và bột tam thất mật ong
4. Hình ảnh và tác dụng củ Đẳng Sâm
Số 4 Phải kể đến Củ Đẳng Sâm – Bài thuốc giá rẻ thay thế Nhân Sâm. Củ đẳng sâm mọc phổ biến ở các tỉnh phía Tây Bắc như Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái…Về hình dạng củ tương đồng.
Tác dụng của đẳng sâm rừng
Nhiều nhà khoa học đã thử nghiệm và phấn tích các thành phần của củ đẳng sâm rừng phát hiện các hoạt chất saponin tương tự nhân sâm nhưng ít hơn. Các thầy thuốc Đông y Việt thường sử dụng đẳng sâm để thay thế nhân sâm trong điều trị bệnh thông thường.
Về công dụng của loại sâm Việt Nam này có các tác dụng sau:
– Đẳng sâm có công dụng chống mệt mỏi và tăng cường sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường thời tiết nhiệt độ cao và các tác nhân ngoại cảnh khác
– Đối với hệ tiêu hóa, củ đẳng sâm có công dụng tăng cường trương lực của hối tràng và tăng cường độ co bóp càng tăng nếu tăng nồng độ sử dụng
– Đối với hệ tim mạch: Sâm rừng giúp làm tăng cường độ co bóp của hệ tim, giúp tăng lượng máu cho não, chân và các bộ phận nội tạng
– Đối với máu và hệ thống máu: Củ Sâm rừng có công dụng làm tăng số lượng huyết sắc tố, hồng cầu, làm giảm số lượng bạch cầu, làm tăng nhanh máu đông khô mà không có tác dụng tán huyết.
– Ngoài ra, đẳng sâm rừng còn có tác dụng giúp hạ huyết áp.
5. Hình ảnh và tác dụng Sâm cau rừng
Số 5 là Sâm cau rừng – Thảo dược bổ dương số 1 miền núi. Loại cây sâm Việt Nam này mọc ở vùng núi phía Tây Bắc Việt Nam như ở các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái … Cây dạng cây thân thảo dạng cỏ nhưng sinh trưởng và phát triển lâu năm bộ rễ to, có tên gọi khoa học là Curculigo Orchioides.
Tác dụng của sâm cau theo đông y
Theo Đông Y tiên mao – sâm cau tính ấm, có độc nhẹ, vị cay hơi đắng, đi vào kinh thận có tác dụng bổ thận tráng dương, giúp cường gân cốt, trừ hàn thấp,chủ trị chứng dương suy và lãnh tinh.
– Bổ thận tráng dương với sâm cau rừng
– Tác dụng của sâm cau giúp quý ông sung mãn hơn trong chuyện chăn gối
– Ở Ấn Độ người dân thường dùng sâm cau rừng làm thuốc bổ ngoài ra được dùng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị ho , trĩ…
Công dụng của sâm cau qua các nghiên cứu hiện đại
Theo nghiên cứu y học hiện đại: Sâm cau rừng có tác dụng giúp tăng cường sức miễn dịch và giúp nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể trong các điều kiện thiếu ô-xy; giúp trấn tĩnh trung khu thần kinh; tác dụng như một loại hormone sinh dục nam (tetoterol).
Thí nghiệm khoa học như sau: tiêm cồn thuốc chiết suất từ củ sâm cau rừng cho con chuột cống thí nghiệm đã bị cắt 2 tinh hoàn, với liều lượng 10g / kg. Kết quả thu được là trọng lượng của túi tinh tăng lên rõ ràng
Tác dụng nữa của sâm Việt Nam này là giúp chống đột biến và làm ức chế sự phát triển và hình thành mới của một số loại tế bào ung thư .
Cây sâm cau – Tác dụng của sâm cau đỏ, đen, sâm cau ngâm rượu
6. Hình ảnh và tác dụng Sâm Đá
Số 6 Là Sâm Đá – Sâm xuyên đá loại sâm Việt Nam rất quý ít được biết đến. Đây là loại sâm Việt Nam rất quý thường mọc trên vùng núi đá vôi như ở Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái…
Đặc điểm của củ sâm xuyên đá này khá nhỏ, có màu vàng nhạt. Thân nhỏ chỉ bằng cái đũa, nhưng củ của cây to hơn thân cũng chỉ bằng ngón tay trỏ. Mùi vị của củ thơm mát và dễ chịu và đặc trưng của saponin là một hoạt chất thường thấy trong các loại sâm.
Đặc điểm sinh trưởng của loài cây này cũng rất kỳ lạ khi còn nhỏ thì cây dài ra như các cây thân gỗ mọc thẳng tắp nhưng khi càng lớn thì phần ngọn của cây dài ra rồi mềm sau đó phát triển dạng như dây leo và mọc bám vào các cây gỗ lớn
Củ của cây cũng vậy càng lớn càng dài ra chứ không to ra, nếu củ mà to ra thì là củ ít năm tuổi do đó khi thu hoạch sâm này thì người ta chỉ cần nhìn vào củ là đoán được năm tuổi của củ
Tác dụng của sâm đá – sâm xuyên đá
Theo các nghiên cứu của Cục Quân y Việt Nam đã về loài sâm này từ đã đánh giá hàm lượng chất Saponin tổng hợp rất cao chỉ thấp hơn Ngọc Linh rừng tự nhiên một chút . Nhưng lại cao hơn sâm ngọc linh trồng 5 năm tuổi và sâm triều tiên trồng. Đặc biệt là cả thân và lá của cây đều có chứa saponin thậm chí bằng 70% của củ.
Dù chưa có nhiều công trình khoa học công bố về loài sâm này nhưng đối với đồng bào dân tộc thì đây là loại sâm quý vì có khi đi rừng vài ngày mới được vài cân trong khi Trung Quốc lại thu mua rất mạnh loại sâm này có khi 500.000 nghìn đồng/kg mà không có hàng
Vì có chứa các hoạt chất saponin nên Sâm đá có công dụng tái tạo tế bào mới, giúp cơ thể hồi phục và tăng cường sức khỏe nhanh chóng, giúp thể lực sung mãn và giải độc tố mạnh mẽ.
7. Hình ảnh và tác dụng Sâm quy đá
Số 7 Là sâm quy đá hay sâm đá – loại sâm giàu saponin. Sâm quy đá có nguồn gốc Trung Quốc nhưng được trồng rất nhiều ở Việt Nam như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu hay Đà Lạt…nơi có khí hậu mát mẻ nên cũng được xếp vào sâm Việt Nam.
Đặc điểm của sâm quy đá
– Sâm có vỏ ngoài màu đen củ dài
– Sâm quy đá có mùi thơm mạnh, củ vị ngọt, cay tính ấm.
– Sâm quy đá có chứa hàm lượng chất saponin lớn là hoạt chất thường có trong các loại sâm giúp bồi bổ cơ thể, lưu thông khí huyết.
Tác dụng của sâm quy đá
– Sâm đá hỗ trợ điều trị các bệnh về máu như: thiếu máu, suy nhược cơ thể.
– Sâm quy đá rất tốt cho người mắc bệnh huyết áp thấp.
– Sâm đá Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan tới tiêu hóa, điều trị hiệu quả bệnh táo bón.
– sâm quy đá Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, bế kinh, đau bụng kinh ở phụ nữ.
– Tác dụng kích thích hoocmon sinh dục nam nữ.
– Sâm quy đá hỗ trợ điều trợ phong thấp, đau nhức xương khớp.
Sâm quy đá có thể được dùng ngâm rượu hay sắc nước uống đều được và rất tốt cho sức khỏe.
Thận trọng và chống chỉ định khi dùng sâm quy đá
Đầu rễ của củ có công dụng bổ máu hơn. Phần cuối rễ tốt cho hoạt huyết. Phần thân rễ: hoạt huyết và bổ máu.
Khi dùng phối hợp sâm đá với rượu có thể làm tăng tác dụng bổ máu.
Kiêng kỵ: Không dùng sâm quy đá cho các trường hợp thấp quá mức ở tỳ và vị và ỉa chảy hoặc phân lỏng.
8. Hình ảnh và tác dụng Sâm bổ chính (thổ hào sâm)
Số 8 Sâm bố chính – thổ hào sâm – nhân sâm Phú Yên thuốc bổ giá rẻ. Sâm bố chính loại sâm rất giống với sâm Hàn Quốc và đẳng sâm tuy công dụng không bằng nhưng là loại sâm rất tốt cho sức khỏe và được các thầy thuốc đông y ưa dùng để thêm vào các vị thuốc bồi bổ cơ thể, chữa thiếu máu…
Đặc điểm của sâm bố chính
Cây thảo cao 0,3-1m. Rễ mập thành củ to bằng ngón tay cái màu vàng nhạt. Lá mọc so le, có cuống dài. Lá ở gốc hình bầu dục không xẻ, lá giữa và lá ngọn xẻ 5 thuỳ hình dải, cuống lá ngắn hơn phiến, có lông.
Hoa sâm bố chính màu hồng hay nâu đỏ, có pha ít màu vàng, mọc riêng lẻ ở nách lá. Quả hình trứng nhọn, có 5 mảnh vỏ phủ lông ở cả mặt trong lẫn mặt ngoài. Hạt hình thận, màu nâu. Cây ra hoa vào tháng 6-7.
Tác dụng của sâm bố chính
- Sâm bố chính có Vị ngọt đắng, tính mát
- Chữa cơ thể suy nhược, ít ngủ, lao phổi, kém ăn, trẻ em cam mồm, gầy còm chậm lớn,
- Sốt và ho dai dẳng, viêm họng, viêm phế quản,
- Kinh nguyệt không đều,
- Đau lưng, đau mình, hoa mắt, chóng mặt, khí hư.
9. Hình ảnh và tác dụng Sâm Đương Quy
Số 9 Sâm Đương Quy – Sâm quý bổ máu, bổ dưỡng cực tốt cho Phụ Nữ. Đương quy cũng có nguồn gốc Trung Quốc nhưng trồng nhiều ở Việt Nam vào những năm 60 nên chúng tôi cũng xếp sâm đương quy vào 1 trong 9 loại sâm Việt Nam.
Sâm đương quy được trồng nhiều ở Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai độ cao trên 1000 m so với mực nước biển nơi có khí hậu mát mẻ.
Tác dụng của sâm đương quy
Sâm đương quy là vị thuốc bổ máu, chữa tiêu hóa, xương khớp, kinh nguyệt không đều ở Phụ Nữ rất phổ biến. Sâm đương quy có vị Ngọt, cay và ấm. Quy kinh Can, Tâm Tỳ.
Khoa học phân tích thành phần sâm đương quy thấy rằng loại sâm này chứa nhiều tinh dầu và các loại vitamin tốt cho sức khỏe. Tinh dầu (0,02%), Glucose, Vitamin B12…Trong đó Vitamin B12 rất quan trọng trong việc sản sinh ra tế bào nhất là các tế bào máu
Cách dùng sâm đương quy
Có nhiều cách dùng trong đông y thường dùng dạng khô phơi khô dùng trong các bài thuốc chữa hội chứng do thiếu máu, loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, vô kinh, chảy máu tử cung, thiếu máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu, trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết đều kém, cơ thể gầy yếu, kém ăn, kém ngủ, trị ra mồ hôi trộm, trị bại liệt tứ chi và đau cột sống…
Ngoài ra sâm đương quy còn được dùng ngâm rượu trong đó nổi tiếng là bài ngâm rượu đương quy tửu hoặc ngâm rượu tươi hoặc ngâm rượu đương quy khô.
10. Hình ảnh và tác dụng cây sâm rừng, sâm đất
Cây sâm đất là loài cây thuộc họ rau sam, thân cỏ sinh trưởng nhiều năm, có thể cao tới 150 cm nhưng thường gặp thân cao 50-60 cm. Lá cây hình trứng ngược, đầu lá tù hoặc gần tròn, đuôi lá nêm và men cuống.
Các lá cây mọc so le xung quân thân, tập trung gần gốc. Hoa nhỏ màu hồng đào, ra hoa và đậu quả vào thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 trong năm.
Sâm đất thích nghi được với rất nhiều loại đất và hoàn cảnh sinh thái khác nhau từ ngang mực nước biển tới độ cao 2.200m hay từ bãi biển cho tới sa mạc hay các sa-van cho tới bờ ruộng hoang. Cây sâm đất kích thích tiết ra sữa và phục hồi tử cung sau sinh rất tốt.
Tên tiếng việt: Sâm nam, sâm rừng, sâm đất
Tên khoa học: Boerhaavia repens L. (B. diffusa L., B. procumbens Wight, Axia cochin chinensis Lour)
Họ: Hoa phấn Nyctaginaeeae.
Công dụng: Tại Ấn Độ, rễ này được dùng làm thuốc thông tiểu tiện và nhuận tràng, dùng trong các bệnh sũng nước, chứng thũng toàn, chứng bụng nước, các bệnh gan và lá lách, với liều 15g, ngày dùng 2 lần
A. Mô tả cây
– Sâm rừng là một loại cỏ có rễ trụ hình thoi mẫm. Thân mọc toả, hình nan hoa xe đạp, bò màu đỏ nhạt. Dáng và kích thước cành rất thay đổi.
– Lá mọc đối, hình trái xoan, mẫm, mềm, mép lượn sóng, mặt dưới màu trắng bạc có nhiều lông, mặt trên nhẵn và có màu lục sẫm, dài 2-4cm, rộng 15-30mm. Hoa đỏ tía, mọc thành chuỳ ở kẽ lá hay đầu cành.
– Cuống nhỏ tận cùng mang 2-5 hoa. Quả hình trụ hai đầu nhỏ lại thành hình thoi dài 3mm, trên có rãnh rộng và sần sùi màu vàng nhạt trông như được phủ một lớp phấn màu vàng nhạt.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
– Mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, nhiều nhất ở quanh nhà, dọc đường xe lửa. Rễ đào về rửa sạch phơi hay sấy khô.
C. Thành phần hoá học
– Trong rễ cây này có tinh dầu, tinh bột và chất gôm-kali nitrat. Basu và Lal (1947, Investigations on Indian Medicinal Plants, Quart. J. Pharma. Pharmacol, Gr. Br. 20: 38, 42) đã chiết được từ cây này một ancaloid có tinh thể gọi là punamavin vì tên cây này ở Ấn Độ gọi là punamava.
D. Tác dụng dược lý
– Được nhiều người nghiên cứu, nhất là ở Ấn Độ. Rễ cây có tác dụng tăng lượng nước tiểu nhưng với liều cao có thể gây nôn mửa và ra nhiều mồ hôi.
– Đối với thần kinh có tác dụng trấn tĩnh.
E. Công dụng và liều dùng
– Mặc dù mang tên sâm rừng, sâm nam nhưng ít thấy dùng trong nhân dân ta.
– Tại Ấn Độ, rễ này được dùng làm thuốc thông tiểu tiện và nhuận tràng, dùng trong các bệnh sũng nước, chứng thũng toàn, chứng bụng nước, các bệnh gan và lá lách, với liều 15g, ngày dùng 2 lần.
– Còn có nơi dùng chữa ho dưới dạng thuốc bột, thuốc sắc, hoặc pha như pha chè.
– Nếu pha rượu chỉ dùng với liều từ 2 đến 5g một ngày.
Cây sâm đất có tác dụng gì, chữa trị bệnh gì và Cách ngâm rượu
11. Hình ảnh và tác dụng cây Sâm Nam (Tục đoạn)
Tục đoạn thuộc loại cây thảo, cao khoảng im, thân có cạnh, trên mỗi cạnh có một hàng gai quắp xuống dưới. Lá mọc đối, có cuống dài, phiến lá chia thành 8 – 9 thùy, mép có răng cưa.
Hoa tự hình đầu, màu trắng. Quả bế có 4 cạnh màu xám trắng. Tục đoạn mọc hoang nhiều ở các tỉnh như Sơn La, Lào Cai, Hà Giang và những vùng núi cao, mát mẻ hay trên nương rẫy có bóng cây râm mái.
Thuốc có tác dụng làm thóat mủ (bài nùng) đối với ung nhọt, cầm máu, giảm đau, có tác dụng tăng sữa và làm tăng nhanh tổ chức tái sinh.
Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam của Đỗ Tất Lợi: nghiên cứu tác dụng dược lý loài Dypsacuspilosus (cùng chi khác loài với Tục đoạn), có nhận xét với liều 0,2 – 0,3g cao đối với một thể trọng của chó và mèo thì thấy huyết áp cao lên, nhịp tim nhanh lên, đồng thời biên độ mạch cũng tăng, hơi thở mau và sâu. Thử trên tủy sống của ếch thấy cao Dypsacus pilosus có tác dụng gây mê mạnh.
Chỉ định
– Can thận hư biểu hiện Đau lưng mỏi gối hoặc yếu chân. Tục đoạn phối hợp với Ðỗ trọng và Ngưu tất.
– Rối loạn các kinh Chong và Ren do can thận hư, biểu hiện băng kinh, rong huyết và doạ sảy thai (động thai). Tục đoạn phối hợp với Ðỗ trọng, A giao, Ngải diệp, Hoàng kỳ và Ðương qui.
– Ngoại thương. Tục đoạn phối hợp với Cốt toái bổ và Huyết kiệt để giảm sưng và giảm đau.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Tục đoạn
– Trị đau lưng và chân (thuộc thể hư và hàn thấp), chân gối mỏi, gân cốt co cứng
Tục đoạn, Tỳ giải, Ngưu tất sao, Đỗ trọng, Mộc qua, mỗi thứ 80g, nghiền bột mịn luyện mật làm hoàn. Cứ mỗi viên nặng 10g, mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 2 – 3 lần, uống với nước nóng hoặc rượu nóng.
– Trị té gây đau lưng gối, chân tay đau sưng hoặc trường hợp gãy xương kín, bong gân
Tiếp cốt tán: chích Nhũ hương, chích Một dược, Đồng tự nhiên, Thổ miết trùng, Huyết kiệt, Tục đoạn, Đương qui, Cốt toái bổ, Hồng hoa, mỗi thứ 12g, Mộc hương 8g, tán bột mịn, mỗi lần uống 12g, ngày 2 – 3 lần, uống với nước sôi nguội hoặc hòa với dấm rượu đắp ngoài.
– Trị phụ nữ băng lậu, khí hư, bạch đới, hoặc động thai, thai lậu (dọa sẩy) dùng bài
Tục đoạn, Đương qui, Hoàng kỳ, Long cốt, Xích thạch chỉ, Địa du mỗi thứ 12g, Thục địa 16g, Xuyên khung, Ngãi diệp mỗi thứ 6g, tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần.
– Chữa động thai
Tục đoạn (tẩm rượu) 80g, Đỗ trọng (tẩm nước gừng sao cho đứt tơ) 80g. Hai vị tán nhỏ trộn với thịt táo tàu (Đại táo) viên bằng hạt ngô, ngày uống 30 viên với nước cơm.
TỤC ĐOẠN là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng. mà trang mua bán Hatgiongtihon.net uy tín chất lượng nhất ở Quận Thủ Đức HCM đã chia sẽ lại , nếu ai thật sự muốn tìm hiểu về quy trình hạt giống thì tham khảo thêm >> cách làm hạt giống nảy mầm nhanh nhất
12. Hình ảnh và tác dụng cây Đan sâm
Cổ nhân có câu “Nhất vị Đan sâm ẩm, công đồng Tứ vật thang”, nghĩa là Đan sâm có tác dụng ngang với bài thuốc quý Tứ vật – bài thuốc “bổ huyết điều huyết” kinh điển của y học cổ truyền. Đan sâm được mệnh danh là “huyết bệnh yếu dược” tức thứ dược quan trọng trị các bệnh liên quan đến huyết.
Vị thuốc Đan sâm từ rễ phơi hoặc sấy khô của cây Đan sâm (Salvia mitiorrhiza Bunge), họ Bạc hà (Lamiaceae), còn có tên gọi khác là Xích sâm, Huyết sâm, Hồng căn. Đan sâm được dùng rộng rãi ở các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Trước đây, vị thuốc Đan sâm thường được nhập từ Trung Quốc, trong những năm gần đây, cây Đan sâm đã được trồng tại các tỉnh miền núi Việt Nam. Cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và hàm lượng hoạt chất cao.
Vị thuốc Đan sâm theo y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, Đan sâm có vị đắng (khổ) sắc đỏ (đỏ thuộc tâm hỏa), nhập tâm và tâm bào lạc. Đan sâm có tác dụng phá túc huyết (huyết lưu ứ lại), sinh ra huyết mới (ứ khử nhiên hậu tân sinh), dưỡng huyết an thai, trụy tử thai (khứ ứ), điều kinh mạch (phong hàn thấp nhiệt, tích tụ lâu ngày làm tổn thương khí huyết,kinh mạch không điều hòa, gây huyết hư, huyết ứ, khí trệ, đàm trở… kinh mạch điều hòa thì bệnh tự tán).
Chủ trị các chứng hư lao, cốt tiết thống (đau nhức xương khớp), phong tý bất tùy (chân tay mệt mỏi, ngại vận động, không theo chủ ý), trường minh phúc thống (đau bụng, sôi bụng), băng đới trưng hà (trưng là khối không di động, hà là khối trong bụng di động được, lúc tụ lúc tán; đều là huyết bệnh), mục xích (mắt đỏ), sán thống ( chỗ rỗng trong thân thể bị trở ngại, làm cho gân thịt co rút, rồi phát ra đau đớn đều gọi là sán 疝), sang giới, thũng độc.
Đan sâm dưỡng thần định chí, thông lợi huyết mạch; giúp dưỡng huyết, điều huyết, quy thủ thiếu âm, thủ quyết âm kinh giúp công năng của tâm, tâm bào được điều hòa. Vì vậy, Đan sâm là dược vị không thể thiếu trong các phương thuốc trị các chứng bệnh về tâm, về huyết.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của Đan sâm. Trong Đan sâm, có các hoạt chất có tác dụng sinh học chính gồm: các hợp chất diterpen, trong đó các hợp chất quan trọng là danshensu, tanshinon IIA, cryptotanshinon và acid salvianolic A, B.
Qua nghiên cứu cho thấy, hiệu quả của dịch chiết Đan sâm lên hệ tim mạch (in vitro, in vivo) bao gồm ức chế ngưng tập tiểu cầu, tăng lưu lượng máu, cải thiện chức năng tâm trương (thất trái) ở bệnh nhân tăng huyết áp.
Đan sâm cũng làm giảm sự sản xuất fibrin nên có tác dụng giảm sự hình thành cục máu đông và làm tan huyết khối.Thực nghiệm từ chuột, Đan sâm có tác dụng tăng tỉ lệ sống, kéo dài thời gian sống trong điều kiện thiếu oxy, giúp cải thiện tuần hoàn ngoại vi, chống đông máu, hạ huyết áp, giảm triglicerid máu, giảm thoái hóa mỡ trên giải phẫu bệnh gan.
Ngoài ra, Đan sâm còn có tác dụng kháng khuẩn, an thần, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trên thực nghiệm.
Theo nghiên cứu lâm sàng của một nhóm nghiên cứu từ Nhật Bản và Trung Quốc chứng minh, tác dụnglàm giãn và lưu lượng máu động mạch vành của các hoạt chất danshensu, tanshinon IIA trong vị thuốc Đan sâm.
Nghiên cứu đã so sánh tác dụng của Đan sâm với thuốc Isosorbide dinitrat trên 1536 bệnh nhân đau thắt ngực do bệnh lý mạch vành. Kết quả cho thấy, nhóm bệnh nhân sử dụng Đan sâm giảm đau thắt ngực, chức năng tim được cải thiện tốt hơn ở 93,4% số bệnh nhân so với 73,8% ở nhóm bệnh nhân dùng Isosorbidedinitrat.
Acid Salvianolic B (SAB) trong Đan sâm được chứng minh có tác dụng ức chế chức năng tiểu cầu, cụ thể là ức chế sự kết dính tiểu cầu với collagen bất động, bằng cách can thiệp với thụ thể collagen α2β1. Trên động vật thực nghiệmSAB, Đan sâm có tác dụng bảo vệ não khỏi tổn thương thiếu máu.
Ngoài ra,SAB còn có một số tác dụng khác trên tim mạch như kích thích các tế bào nội mô sản xuất NO và ức chế sự tạo thành angiotensin II, giúp điều hòa huyết áp và chống nhồi máu cơ tim.
Chất này cũng đã được nghiên cứu về tác dụng làm giảm glucose máu, tăng độ nhạy với insulin, giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL-cho và tăng HDL – cho trên chuột bị gây đái tháo đường type 2 thực nghiệm. SAB là chất oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các gốc tự do có hại, có tác dụng chống viêm và bảo vệ tế bào.
Tại Trung Quốc, Đan sâm còn được dùng với dạng dịch chiết truyền tĩnh mạch. Phương pháp này, được áp dụng trong nghiên cứu lâm sàng trên những bệnh nhân viêm gan cấp, viêm gan mạn, suy thận, bệnh mạch vành, bệnh lý mạch máu não, xơ cứng bì, ung thư lympho… đều cho những kết quả điều trị tốt.
Cách dùng và liều dùng
Đan sâm được dùng độc vị hoặc là thành phần trong những bài thuốc chữa các bệnh về tâm, huyết mạch, phụ khoa… với liều dùng từ 6 – 12g, sắc uống hoặc hoàn tán. Cần lưu ý, Đan sâm úy diêm thủy, kỵ giấm, phản Lê Lô.
Trong y học hiện đại, người ta có thể dùng Đan sâm dưới dạng cao chiết toàn phần hoặc dịch chiết phân đoạn, có thể dùng để điều trị đơn độc hoặc dùng làm bán thành phẩm kết hợp với những hoạt chất từ dược liệu khác để tạo ra những chế phẩm, có tác dụng chữa bệnh hiệu quả cao có nguồn gốc tự nhiên.
Tuy nhiên, đối với những chế phẩm cụ thể, cần phải được nghiên cứu về tính an toàn (độc tính cấp, độc tính bán trường diễn) và hiệu quả để có được chỉ định và liều dùng phù hợp nhất.
13. Hình ảnh và tác dụng cây Sa Sâm
Sa sâm là vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. Được ví như một vị sâm, nên sa sâm chủ yếu được dùng như một vị thuốc bổ.
Sa sâm còn có tên là Pissenlit maritime. Giải thích từ sa sâm. Sa có nghĩa là: Cát, Sâm: nghĩa là nhân sâm. Vì vị thuốc này có công dụng như nhân sâm mà lại mọc ở cát nên được gọi là Sa sâm.
Tên khoa học: Launaea pinnatifida Cas, thuộc họ hoa cúc
Khu vực phân bố: Sa sâm là một loại cỏ sống lâu năm. Cây thường mọc ở các vùng ven biển có nhiều cát ở nước ta và các nước có biển.
Bộ phận dùng: Rễ chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc của sa sâm.
Cách chế biến và thu hái: Vào tháng 8-9 hàng năm người dân tiến hành thu hái vị thuốc này. Củ sa sâm khi thu hái về sẽ được rửa sạch bằng nước vo gạo, rồi đồ chín và thái lát mỏng phơi khô để làm thuốc.
Hiện nay ở nước ra rất hiếm vị thuốc này và hầu như nguồn nguyên liệu đều phải nhập.
Thành phần hóa học: Trong Sa sâm có một dược chất quý đó là Saponin. ( Theo Trung hoa y dược tạp chí )
Công dụng
– Đông y dùng sa sâm làm thuốc trong các trường hợp sau: Cảm Sốt, miệng khô khát nước, phổi nóng mà ho, ho ra máu.
– Ngoài ra Sa sâm còn được phối kết hợp cùng với các vị thuốc khác như: Ba kích, dâm dương hoắc, nhục thung dung để ngâm rượu thuốc giúp tăng cường chức năng sinh lý và bồi bổ sức khỏe.
Đối tượng sử dụng
– Bệnh nhân mắc cảm sốt. Bệnh nhân ho hen, ho khan, ho lao
– Bệnh nhân suy giảm chức năng sinh lý dùng sa sâm ngâm rượu với ba kích, dâm dương hoắc và nhục thung dung.
Cách dùng, liều dùng
– Dùng làm thuốc điều trị ho lao, ho khan: 10 – 15g sắc nước uống hàng ngày.
Dùng ngâm rượu
- Ba kích tươi 1Kg
- Nhục thung dung (loại khô): 0.5kg
- Dâm dương hoắc (loại khô): 0.5kg
- Sa sâm, cẩu kỷ tử, đỗ trọng, đương quy, cam thảo, đại táo: Mỗi loại 100gram, ngâm với 7 lít Rượu trắng.
14. Hình ảnh và tác dụng cây Huyền Sâm (Hắc Sâm)
Cây bắc huyền sâm là một loại cỏ cao l,5m đến 2m. Thân vuông, màu xanh có rãnh dọc, 4 góc hơi phồng lồi ra. Lá hình trứng, đầu nhọn, mọc đối chữ thập, cuống ngắn, phiến lá dài 3- 8cm, rộng l,8-6cm, mép có răng cưa nhỏ và đều. Lá phía dưới to hơn, cuống dài hơn (2-3cm), lá phía trên nhỏ hơn, cuống ngắn (chừng 5mm).
Hoa mọc thành chùm với cuống ngắn trông như bông ở đầu ngọn hoặc đầu cành. Hoa hình ống hơi phình ở giữa, thắt ở phía trên, dài 18mm, rộng 3-4mm, trên mép có 5 cánh 1 cánh cao hơn. Nhị 4. Hoa màu trắng vàng nhạt. Cây huyền sâm Scrophularia ningpoensis khác cây bắc huyền sâm ở hoa mọc thành tán, màu tím.
Tên tiếng việt: Huyền sâm, Hắc sâm, Nguyên sâm
Tên khoa học: Scruphularia buergeriana Miq.
Họ: Scrophulariaceae.
Công dụng: Chữa sốt, viêm họng, viêm Amygdal, loét mồm, ho (Rễ củ). Người bị huyết áp thấp không dùng.
Phân bố, thu hái và chế biến
– Cây mới di thực vào nước ta. Nay phát triển ở nhiều nơi. Trước kia nhập của Trung Quốc.
– Trồng bằng hạt vào mùa xuân, mỗi hecta cần chừng l,5kg hạt giống. Thu hoạch rễ vào tháng 10-11. Mỗi hecta cho chừng 5 tấn rễ tươi.
– Đào lấy rễ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, cắt đầu chồi thừa 3 mm, tách riêng từng rễ, phân loại to nhỏ.
– Phơi hoặc sấy ở 50 oC đến 60 oC đến gần khô. Đem ủ 5 ngày đến 10 ngày đến khi trong ruột có màu đen hoặc nâu đen, rồi tiếp tục phơi đến khô.
Cách ủ: Dược liệu sau khi phơi gần khô đem tãi ra trong nong nia thành một lớp dày chừng 15 cm, để chỗ mát, hàng ngày đảo vài lần, có thể đậy lên trên bằng một lớp rơm mỏng hay bằng một cái nong hoặc nia khác.
– Trong khi ủ phải đảo luôn, không để dày quá, không đậy kín quá dễ bị hấp hơi, thối hỏng.
– Khi dùng rửa sạch, ủ mềm, thái lát phơi khô.
Thành phần hoá học
– Thành phần hóa học chính là các chất iridoid glycosid. Hai chất chính được biết là harpagid và harpagosid.
Tác dụng dược lý
Năm 1936, hai tác giả Kinh Lợi Bân, Thạch Nguyên Cao có chế cao lỏng huyền sâm (rượu) rồi nghiên cứu tác dụng trên tim, huyết quản, huyết áp, hô hấp, huyết đường và giảm sốt đối với động vật, thu được những kết quả sau đây:
1. Tác dụng trên tim. Pha cao lỏng huyền sâm với nước Locke Ringer rồi cho tác dụng trên tim ếch cô lập với nồng độ thấp (0,01-0,02%) thấy sức bóp của tim mạnh lên, với nồng độ trung bình (0,1%) thấy lực của tim yếu đi, nhịp đập trở nên chậm, với nồng độ cao (10%) làm cho tim ngừng đập.
2. Tác dụng lên mạch máu. Huyền sâm gây dãn mạch.
3. Tác dụng giảm sốt.
4. Tác dụng trên lượng huyết đường. Định lượng huyết đường của thỏ bằng phương pháp Denigea, sau tiêm dung dịch huyền sâm vào dưới da, (5ml/kg thể trọng) sau đó cách mỗi giờ định lượng đường trong máu một lần, làm như vậy 5 lần.
Thí nghiệm trên 4 con thỏ tiêm huyền sâm, thấy lượng đường huyết thấp hơn so với mức đường trong máu bình thường là 15mg/100m) máu.
5. Tác dụng kháng sinh. Theo Trịnh Vũ Phi (Trung Hoa y học tạp chí, 1952) huyền sâm có tác dụng kháng sinh đối với nhiều loài vi trùng bệnh ngoài da.
Công dụng và liều dùng
– Huyền sâm được dùng làm thuốc mạnh tim, giảm sốt, chống viêm trong các bệnh viêm cổ họng, viêm amiđan, lở loét trong miệng.
– Liều dùng 10-12g dưới dạng thuốc sắc.
– Theo tài liệu cổ, huyền sâm có tác dụng tư âm, giáng hoả, trừ phiền, chỉ khát, giải độc, lợi yết hầu, nhuận táo, hoạt trường.
– Dùng chữa các bệnh nhiệt, phiền khát, điên cuồng, yếu hầu sưng đau, ung thũng, tràng nhạc, táo bón. Người tỳ hư tiết tả không dùng được.
Đơn thuốc có huyền sâm
- Chữa viêm cổ họng, viêm amiđan (đơn của Diệp Quyết Tuyền).
- Huyên sâm l0g, cam thảo 3g, cát cánh 5g, mạch môn đông 8g, thăng ma 3g, nước 600ml.
- Sắc còn 200ml chia làm nhiều lần uống trong ngày hoặc làm thuốc súc miệng.
THÔNG TIN TƯ VẤN & ĐẶT HÀNG MUA HẠT NHÂN SÂM
Hạt giống tí hon luôn dành cho quý khách những ưu đãi tốt nhất. Không chỉ chất lượng hạt giống mà còn cả dịch vụ vận chuyển & thanh toán.
-
- Giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
- Thanh toán khi nhận hàng tại HCM.
- Hotline: 037.447.9046. Or Zalo: 037.447.9046 (Ngọc Huyền)
- Địa chỉ: Hẻm 58, đường 12, KP A, P.Tam bình, Q. Thủ Đức, TP HCM.
- Website : Hatgiongtihon.net
Tác dụng của hà thủ ô đỏ, hà thủ ô trắng – Hình ảnh và đặc điểm
Nếu thấy những kiến thức trên hữu ích với bạn, hãy Like hoặc Comment để khích lệ tinh thần đội ngũ phát triển web. Thân chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!