Củ tam thất có hai loại: Tam thất bắc và tam thất nam. Tác dụng của tam thất như là một vị thuốc quý dành cho phụ nữ, đặc biệt ở tuổi sinh đẻ. Bên cạnh đó, nụ hoa tam thất và bột tam thất trộn mật ong cũng có tác dụng chữa bách bệnh và bồi bồ sức khỏe.
I. Cây tam thất (tam thất bắc) là gì, tác dụng của tam thất chữa bệnh gì?
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Củ tam thất và hoa tam thất có lẽ không còn xa lạ trong cuộc sống của chúng ta. Trong Đông Y, tam thất (tam thất bắc, tam thất tươi) và hoa tam thất là một trong những bài thuốc kì diệu chữa được nhiều bệnh.
Từ xưa chúng ta luôn được thấy ông hay bà của mình chữa bệnh bằng tam thất và hoa tam thất.
Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao tác dụng của tam thất và tác dụng của hoa tam thất lại kì diệu đến vậy? Và chữa được những căn bệnh gì? Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tác dụng của tam thất và hoa tam thất bạn nhé!
1. Cây tam thất (tam thất bắc, tam thất tươi) là gì?
Tam thất bắc là cây thuốc quý hiếm, thuộc họ Nhâm sâm, tam thất Bắc rất hiếm ở Việt Nam bởi vì cây này chỉ mọc ở các vùng núi có độ cao 1.500m trở lên, cây thích hợp với khí hậu lạnh.
Tam thất Bắc khác hoàn toàn với Tam thất nam (Cây thuốc thuộc họ gừng, bởi vậy mà giá bán Tam thất Bắc đắt gấp 10 lần Tam thất nam, hiện nay Tam thất nam có giá chỉ từ 300.000đ đến 400.000đ/1Kg).
Độc giả chú ý tránh nhầm lẫn, kẻo mua phải tam thất nam (Tam thất gừng) một cây ít giá điều trị .
– Tam thất còn được gọi là tam thất bắc, sâm tam thất, kim bất hoán, nhân sâm tam thất, điền thất… Tên khoa học của tam thất là: Panax Pseudoginseng Wall (Panax repens Maxim), thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
– Tam thất phải trồng từ 3-7 năm mới thu hoạch được củ, đem sấy khô và làm thuốc. Tam thất có vị ngọt hơi đắng, tính ôn.
Tam thất có hai loại: Tam thất bắc và tam thất nam. Tam thất bắc còn gọi là sâm tam thất, thổ sâm, kim bát hoàn. Họ nhân sâm (Araliaceae), Tên tiếng Anh là False gingseng. Tam thất nam còn gọi là tam thất gừng, khương tam thất, thuộc họ ngừng. Tam thất là một vị thuốc quý dành cho phụ nữ, đặc biệt ở tuổi sinh đẻ. Rễ củ tam thất có tác dụng dược lý rất phong phú.
Trong thí nghiệm trên chuột nhắt trắng cái cắt bỏ buồng trứng và chuột cống cái non, tam thất có tác dụng kích thích chức năng nội tiết sinh dục nữ thể hiện ở các hoạt tính osetrogen và hướng sinh dục.
Cùng với những nhân sâm, linh chi… tam thất cũng được coi là một vị thuốc quý. Do có sự phổ biến rộng rãi, nên nhiều người dùng đã coi tam thất như một vị “thuốc tiên”, có thể trị được nhiều bệnh, ngay cả đối với căn bệnh ung thư…
Theo Chuthapdo.org, trong củ tam thất có chứa chất acid amin và hợp chất có nhân Sterol, đường, các nguyên tố Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất Saponin. Theo Đông y, tam thất có vị ngọt hơi đắng, tính ôn và có tác dụng hóa ứ, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau hiệu quả.
Cũng theo như Dược điển Việt Nam thì tam thất có tác dụng dùng để trị thổ huyết, băng huyết, rong kinh, sau khi đẻ huyết hôi không ra, ứ trệ đau bụng, kiết lỵ ra máu. Bên cạnh đó còn có tác dụng làm tan ứ huyết, sưng tấy, dùng cho người thiếu máu nặng, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ít ngủ.
Trong cuốn sách Đông y nổi tiếng Trung Quốc “Bản thảo cương mục” có ghi tam thất là thứ thuốc “vàng cũng không đổi”(quý hơn vàng). Có thể dùng hoa tam thất để pha trà uống hoặc dùng bột tam thất để uống trực tiếp, nấu với canh, pha vào rượu để uống.
Theo chuyên gia Trường, tam thất chính là “món quà trời ban” dành cho sức khỏe và sắc đẹp phụ nữ. Mỗi dịp tặng quà cho nhau, hàng hiệu cũng không tốt bằng tặng một ít tam thất, đó là món quà không chỉ thể hiện sự sang trọng mà còn mang theo sự quan tâm sự thân thiết và giá trị lành mạnh.
Đông y cho rằng, phụ nữ quan trọng nhất là khí huyết, muốn xinh đẹp thì phải dựa vào khí huyết khỏe mạnh. Kẻ thù số 1 của sắc đẹp phụ nữ chính là chứng thiếu máu, khí huyết không đủ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho kinh nguyệt không đều, thiếu máu, da mặt tối màu, nhiều nếp nhăn.
Phần lớn củ Tam thất bắc đều có hình con quay hay hình thoi, độ dài trung bình là khoảng 3cm, đường kính trung bình 1.5cm, không phân nhánh, đầu củ sần sùi, thành nhiều mấu, có nhiều vết vằn dọc theo hết củ, vỏ ngoài cứng mầu xám hoặc xám đen (dạng sống) sau chuyển màu đen (dạng sơ chế), ruột đặc màu xám, chắc nặng, vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm nhẹ.
Cắt ngang củ thì sẽ thấy được phần thịt màu xám xanh. Nếm một tý sẽ có cảm giác vị đắng hơi ngọt kèm theo một ít mùi thơm.
Trong nhóm sâm, tam thất được xem là “vua” vì từ xưa đến nay được Đông y coi đây là “ân huệ trời ban” dành cho phụ nữ để chữa bệnh thiếu máu và điều hòa kinh nguyệt.
Sách cổ ghi rằng tam thất có tác dụng “thiếu máu thì bổ, máu tắc thì thông”. Sau đây là những tác dụng cụ thể của tam thất được Đông y ghi chép lại.
2. Tam thất bắc có tác dụng gì, hỗ trợ trị bệnh có tốt không?
2.1. Tam thất có tác dụng bổ máu
Do công việc bận rộn, phụ nữ hiện đại đa phần đều bị thiếu máu ở những mức độ khác nhau, vì thế, bổ máu là một trong những việc đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ.
Tam thất được xem là vị thuốc bổ máu hàng đầu trong nhóm dược liệu, giúp phụ nữ cải thiện tình trạng thiếu máu. Khi khí huyết đầy đủ thì da sẽ nhuận sáng, khuôn mặt hồng hào rạng rỡ.
2.2. Loại bỏ tàn nhang ở phụ nữ sau sinh, bà bầu
Tam thất còn được gọi là “thợ nạo vét huyết quản” nhờ chức năng thanh lọc mạch máu. Thành phần hoạt huyết trong tam thất rất mạnh, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, lọc máu và loại bỏ cặn bã trong thành mạch máu.
Khi làm tốt chức năng này, sẽ giúp ích cho làn da, làm mờ các vết thâm nám, giảm nhăn, có tác dụng phòng ngừa rất hiệu quả làn da xấu đi theo thời gian.
2.3. Điều hòa kinh nguyệt phụ nữ
Thành phần hoạt tính trong tam thất có tác dụng giống hooc môn điều chỉnh trục sinh dục dưới, buồng trứng từ đó điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ổn định.
2.4. Chống lão hóa
Thành phần hoạt tính saponin và flavonoids trong tam thất có thể cải thiện khả năng vận hành của các cơ quan liên quan trong cơ thể, mạnh mẽ chống lại các gốc tự do, chống oxy hóa, có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc trì hoãn lão hóa.
2.5. Duy trì và chăm sóc tử cung
Tử cung là cơ quan đặc biệt nhất mà phụ nữ cần phải chăm sóc cẩn thận. Bệnh u xơ tử cung là căn bệnh phổ biến. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, tam thất có tác dụng ngăn chặn sự ứ đọng máu trong tử cung, có tác dụng trị liệu tốt khi gặp các vấn đề trục trặc ở tử cung.
Đối với các bệnh như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, phụ nang và các bệnh liên quan khác, sử dụng tam thấy cũng có hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt.
2.6. Bảo vệ tim mạch và mạch não
Tam thất là một trong những thảo dược thiên nhiên tốt trong việc bảo vệ và duy trì sức khỏe của tim mạch và mạch máu não.
Chất noto gin sen osid có trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và giúp tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi cơ thể bị thiếu oxy.
Đồng thời, tam thất còn có tác dụng bổ dưỡng, tăng lực, tăng sức đề kháng và điều hòa hệ miễn dịch cho cơ thể.
Nếu sử dụng lâu dài một lượng tam thất phù hợp có thể làm mềm, làm giãn mạch máu, ức chế huyết khối, thúc đẩy huyết dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa có hiệu quả và điều trị các bệnh tim mạch vành, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, cholesterol cao, bệnh tim mạch và mạch máu não.
2.7. Tam thất có tác dụng giúp cầm máu, tiêu sưng
Trong các trường hợp chảy máu do chấn thương thì tam thất có tác dụng giúp tiêu máu ứ trong phẫu thuật hay do va đập trở nên bầm tím phần mềm. Chỉ cần rắc chút bột tam thất vào nơi vết thương thì sẽ giúp cầm máu tốt.
2.8. Tam thất có tác dụng phòng chống ung thư
Tam thất có tác dụng giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của các tế bào ung thư và kéo dài cuộc sống cho người bị bệnh ung thư.
Lưu ý: Dù là loại thảo dược tốt, nhưng cách sử dụng tam thất cần phải thận trọng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Đông y. Không tùy tiện sử dụng thuốc không đảm bảo chất lượng và liều lượng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
3. Cách sử dụng tam thất hằng ngày để hiệu quả cao
Chúng ta biết rằng, Tam thất Bắc hiện được sử dụng khá phổ biến trên thị trường nước ta. Loại Tam thất bắc này rất gần với cây nhân sâm và có tác dụng cầm máu, rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh.
Theo y học hiện đại, Tam thất bắc có vị đắng ngọt, tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau…. hiệu quả.
Có hai cách sử dụng Tam thất bắc đó là dùng sống và dùng chín. Chúng ta sử dụng Tam thất bắc sống dưới dạng bột, cắt lát ngậm, nhai hoặc mài với nước uống, sử dụng Tam thất bắc chính trong những trường hợp thiếu máu, suy nhược, phụ nữ sau khi đẻ.
Với những người bình thường, có thể sử dụng Tam thất bắc thường xuyên, mỗi ngày để có thể cải thiện sức khỏe, giữ cho cơ thể luôn được khỏe mạnh.
Nhưng những người quá nóng, nếu sử dụng Tam thất bắc trong một thời gian dài có thể gây nên những tác dụng phụ như gây ngứa, mụn nhọt, dị ứng…
Điều này không chỉ khiến nhiều người hoang mang, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà còn làm giảm giá trị của loại thảo dược quý hiếm này.
4. Có nên sử dụng tam thất hàng ngày hay không?
Theo PGS.TS Phùng Hòa Bình, tam thất bắc có vị đắng, ngọt và tính hơi ôn: Đối với những người bình thường và sử dụng để chữa u nếu cơ địa hoàn toàn bình thường không quá nóng và không quá lạnh thì có thể dùng tam thất thường xuyên.
Đối với những người quá nóng thì có tác dụng bất lợi là nếu uống trong thời gian dài có thể gây ra phản ứng mẫn cảm gây ngứa, mụn nhọt hoặc dị ứng… trong trường này dùng tam thất tùy theo cơ địa.
5. Một số bài thuốc từ tam thất bắc chữa trị bệnh
– Chữa thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): Ngày uống 5 g bột tam thất, uống 1 lần, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.
– Phòng và chữa đau thắt ngực: Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước ấm.
– Đau thắt ngực do bệnh mạch vành: Tam thất 20g, đan sâm 20g sắc uống hoặc lấy nước nấu cháo. Ăn liên tục trong vài tháng.
– Chữa thấp tim: Ngày uống 3 g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.
– Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.
– Chữa đau thắt lưng: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.
– Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống.
– Những trường hợp chảy máu bầm tím do chấn thương, ho ra máu, rong kinh rong huyết, chảy máu cam: Dùng bột hòa nước ấm uống hàng ngày, mỗi ngày 20g.
– Tam thất còn phối hợp với kỷ tử, cúc hoa chữa các chứng bệnh về mắt.
– Tam thất với linh chi lại tăng cường miễn dịch, chống stress, cải thiện trí nhớ.
6. Những trường hợp không nên sử dụng tam thất
PGS.TS Phùng Hòa Bình khuyến cáo, tam thất bắc có nhiều công dụng, tuy nhiên những trường hợp sau không nên sử dụng tam thất:
- Đối với thai phụ
- Những người khi đang chảy máu
- Thận trong khi cho trẻ em sử dụng
- Khi bị tiêu chảy, có nguy cơ gây tử vong
II. Tác dụng của tam thất đối với phụ nữ hoặc phụ nữ sau sinh đẻ
Tam thất là một vị thuốc quý được YHCT sử dụng từ lâu, nó còn được gọi với cái tên rất cao sang “kim bất hoán”, nghĩa là có vàng cũng không thể đổi được.
Thành phần chủ yếu trong tam thất là saponin nhóm dammaran hàm lượng cao giống như trong nhân sâm, ngoài ra còn chứa các acid amin, các chất polyactylen, panaxytriol… Về khía cạnh nào đó, tam thất cũng bổ như nhân sâm.
Tuy nhiên, có những mặt thì nhân sâm lại không thể sánh được với tam thất, như tác dụng cầm máu thì tam thất được coi như đầu vị.
Về sinh học, tam thất có tác dụng tăng lực rất tốt giống như nhân sâm; tác dụng cầm máu; tiêu các cục máu đông, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành của động vật thí nghiệm.
Làm tăng sức co bóp của cơ tim và giảm thấp sự tiêu hao ôxy của cơ tim; giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp; ngoài ra còn có tác dụng kích dục đối với chức năng nội tiết sinh dục nữ…
Theo y học cổ truyền, tam thất có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, vào kinh can, vị, là vị thuốc rất đa công dụng. Tuy nhiên, chủ yếu là tác dụng vào phần âm huyết để cầm máu, tiêu máu cục và bổ máu nên được ưu tiên dùng cho chị em phụ nữ sau khi sinh để nhanh chóng lấy lại sức khỏe:
Bài thuốc chọn một con gà nhỏ, loại gà ác (gà lông trắng, chân màu chì) tốt nhất. Sau khi giết gà, bỏ hết phủ tạng, cho khoảng 6 – 9g tam thất đã tán bột thô vào trong bụng gà, tần cách thủy.
Một tuần lễ dùng 2 – 3 con. Ăn liền 3 – 4 tuần. Cách này cũng dùng tốt cho trường hợp bị thương mất máu, trĩ xuất huyết, nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, băng huyết, đa kinh, sau sốt xuất huyết, sốt rét hoặc các trường hợp thiếu máu, da xanh gầy hay hoa mắt, chóng mặt…
Ngoài ra, có thể dùng tam thất dưới dạng thuốc hãm hay thuốc bột, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 3 – 5g. Nếu chảy máu do vết thương bên ngoài, dùng bột tam thất tán mịn, băng, dịt vào vết thương. Liều dùng chung của tam thất 3 – 9g.
Lưu ý: Những phụ nữ đang mang thai và những người đang chảy máu không nên dùng tam thất. Đặc biệt khi bị tiêu chảy, không nên sử dùng vì có nguy cơ gây tử vong.
Ngoài ra, có thể dùng tam thất cho các trường hợp sau:
Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi và phụ nữ sau sinh: Tam thất 12g, sâm bố chính 40g, kê huyết đằng 20g, hương phụ 12g. Tán bột mịn, mỗi ngày uống 20g.
Ngã chấn thương chảy máu, tụ máu, bầm tím, sưng tấy: dùng bột tam thất 5g, chiêu với rượu.
Đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu: Tam thất 10g, hoa nhụy thạch (một loại sa khoáng, thành phần chứa cacbonat Ca và cacbonat Mg), huyết dư thán (tóc rối đốt tồn tính), mỗi vị 5g. Tất cả nghiền thành bột, mỗi lần uống 2g, ngày 2 lần. Uống liền 1-2 tuần tới khi hết các triệu chứng.
Viêm loét đường tiêu hóa, trong bụng đau nhói: bột tam thất chiêu với nước sôi để nguội, mỗi lần 3-5g, ngày 4 lần.
Trị viêm gan thể cấp tính: Tam thất 12g, nhân trần 40g; hoàng bá 20g; huyền sâm, thiên môn, mạch môn, bồ công anh, thạch hộc mỗi vị 12g, xương bồ (sao cám) 8g, sắc uống ngày một thang. Uống liền 3 – 4 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Trị viêm cấp đường tiết niệu, tiểu ra máu: Tam thất 4g, lá tre, cỏ nhọ nồi, kim ngân hoa, mỗi vị 16g, sinh địa, cam thảo đất, nam mộc hương, mỗi vị 12g, sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 1-2 tuần.
Trong khi sử dụng tam thất cần tránh nhầm lẫn với một số cây khác cũng mang tên tam thất, như tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M. Feng), họ nhân sâm (Araliaceae), mọc hoang ở Sapa (Lào Cai).
Tam thất gừng (Stablianthu thorelli Gagnep.), họ gừng (Zingiberaceae) được trồng ở Ba Vì (Hà Nội). Thổ tam thất (Gynura pinnatifida L.), họ cúc (Asteraceae) được trồng ở Hưng Yên, Hải Dương với tên gọi nam truật.
Những phụ nữ đang mang thai và những người đang chảy máu không nên dùng tam thất. Đặc biệt khi bị tiêu chảy, không nên sử dùng vì có nguy cơ gây tử vong.
III. Tác dụng của bột tam thất mật ong ra sao?
Ăn tam thất với mật ong là một loại thuốc quý dùng để chữa bệnh và còn rất nhiều công hiệu khác. Đây chính là bí quyết là dân gian chúng ta truyền lại. Và khoa học đã chứng minh được đây là điều hoàn toàn đúng.
Ăn tam thất với mật ong chữa được rất nhiều bệnh và bột tam thất trộn mật ong chính là cách sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất của bột tam thất. Bạn nên chọn loại củ tam thất được trồng từ 7 năm tuổi trở nên, công dụng của nó mới được phát huy hết công suất.
Và cũng là cách để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, bạn nên chọn cách tự làm bột tam thất để dùng dần sẽ tốt hơn.
Tam thất sau khi rửa sạch, phơi khô (nên tránh ngâm lâu vì nước sẽ ngấm vào trong sẽ mất tác dụng) xong xay thành bột để sử dụng.
Sau đó trộn với mật ong, mỗi ngày dùng với một chén nhỏ. Dùng như vậy sẽ có tác dụng cho hệ tiêu hóa tốt, trị một số bệnh có liên quan như táo bón, bí đại tiện, viêm dạ dày, đau loét dạ dày.
Ngoài ra, đối với người già với trẻ em ăn tam thất với mật ong trị chứng ho khan và khử độc cho cơ thể. Để có cơ thể khỏe mạnh, nên bổ sung ăn tam thất với mật ong tăng cường sức đề kháng, lưu thông tuần hoàn máu.
Nếu cơ thể bị suy nhược, yếu thì đây là cách giúp bạn phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng sẽ thành tác dụng phụ. Nếu bạn thừa cân thì dùng quá nhiều là điều đáng lo ngại.
1. Tác dụng của bột tam thất trộn mật ong với sức khỏe của người sử dụng
Trong y học cổ truyền, tam thất vốn là một bài thuốc quý có tác dụng chữa bách bệnh và bồi bồ sức khỏe. Sự kết hợp giữa tam thất cùng mật ong được xem là hoàn hảo nhất nhờ vào công dụng của cả hai dược liệu.
– Theo Đông Y, bột tam thất mật ong có công dụng hoàn hảo trong việc khử độc tố bên trong cơ thể, trị các chứng bệnh như ho khan, đau bụng kinh, kiết lỵ, thiếu máu nặng, hoa mắt, chóng mặt, ít ngủ, nhức đầu,…
– Ngoài ra, bài thuốc còn có công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, chữa trị những bệnh có liên quan đến hệ tiêu hóa như táo bón, loét dạ dày,..
– Cải thiện tình trạng tim mạch, tăng cường lưu thông máu, tăng hệ miễn dịch trong cơ thể.
– Đặc biệt, sự kết hợp giữa tam thất và mật ong còn có tác dụng tuyệt vời đối với những người có cơ thể suy nhược, ốm yếu, … đem đến hiệu quả tăng cân nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, việc sử dụng tam thất mật ong trong thời gian dài là điều không nên, vì chúng có thể dẫn đến tình trạng mụn nhọt, ngứa, nóng trong người,..
Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn nên lựa chọn thời gian dừng thuốc đúng lúc. Nên sử dụng bài thuốc theo đúng liều lượng và hỏi ý kiến của bác sỹ khi cần thiết.
Phụ nữ có thai, trẻ em, người bị bệnh tiêu chảy nặng có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, người đang bị chảy máu không nên sử dụng bột tam thất trộn mật ong vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
2. Cách làm bột tam thất trộn mật ong
Bước 1: Chế biến bột tam thất
Để tạo nên phương thuốc bột tam thất mật ong, đầu tiên phải chế biến củ tam thất thành bột tam thất.
Trên thực tế, có nhiều cách chế biến bột tam thất, chúng tôi sẽ chọn lọc những cách đơn giản và dễ làm nhất để đưa đến cho bạn đọc.
– Củ tam thất phơi khô, chặt nhỏ sau đó cho vào máy nghiền để tạo thành bột tam thất.
– Củ tam thất còn tươi được cắt nhỏ, sau đó xay bằng máy xay sinh tố, lưu ý mồi thêm nước trong quá trình xay. Sau khi xay xong, bạn nên dùng vải lọc sạch để chắt nước và lấy phần bột riêng.
– Bạn cũng có thể xay củ tam thất thành bột ở những cửa hàng xay xắt, với loại máy xay thế hệ mới, dễ dàng nghiền nát. Vì củ tam thất khô sẽ rất cứng nên dễ làm hư hỏng máy xay gia đình.
– Mua bột tam thất làm sẵn cũng là sự lựa chọn hợp lý cho những người bận rộn. Tuy nhiên, bạn nên tìm những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc sản phẩm rõ ràng để mua bột.
Bước 2: Chế biến bột tam thất trộn mật ong
Việc trộn mật ong với tam thất có thể được thực hiện với bột ướt hay bột khô. Tỷ lệ trộn thích hợp sẽ là 3 lít mật ong với 800gr bột khô. Trộn đều sao cho chúng có thể trở thành dạng sệt, viên lại được hoặc bạn cũng có thể để nguyên và xúc ăn.
Bạn có thể sử dụng bài thuốc này để đem đến những tác dụng tuyệt với cho sức khỏe. Lưu ý sử dụng mật ong nguyên chất để hiệu quả sử dụng được tối đa nhất.
3. Cơ thể có béo lên nếu ăn tam thất với mật ong?
Uống tam thất có béo không hẳn là câu hỏi mà khá nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Đã biết tam thất với mật ong sẽ giúp cho bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên chúng ta đều biết mật ong được chiết xuất từ mật ngọt nên rất dễ tăng cân.
Chúng ta thường sử dụng vị thuốc này giúp tăng cân hiệu quả cho những người suy nhược cơ thể, ốm yếu cần hồi phục sức khỏe. Nếu bạn muốn sử dụng như một công cụ để làm hồng hào da, săn chắc da, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng vừa phải. Quá lạm dụng sẽ khiến bạn tăng cân nhanh không kiểm soát.
Để có hiệu quả mà lại không tăng cân, bạn nên có chế độ tập luyện và chế độ ăn hợp lý. Như vậy bạn vẫn có một cơ thể đẹp và sức khỏe tốt không cần phải lo lắng khi ăn tam thất với mật ong.
Nếu bị dạ dày nên sử dụng tam thất với mật ong sẽ giúp dạ dày của bạn dễ chịu khi kết hợp với cả bột nghệ.
Tam thất có khả năng chữa lành vết loét dạ dày và tổn thương bên trong niêm mạc dạ dày rất tốt. Nó còn được sử dụng trong việc chữa chảy máu nội tạng rất hiệu quả. công dụng của hoa tam thất
4. Nên ăn tam thất với mật ong như thế nào để không bị béo
– Nghiền bột tam thất thành bột nhỏ, mịn sau đó trộn với mật ong trong một chén nhỏ.
– Ngày uống tam thất với mật ong 1 lần bằng 1 chén nhỏ. Kiên trì dùng trong 2 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
– Nên sử dụng có liều lượng nếu không muốn bị phản tác dụng.
– Hãy tập thể dục đều đặn để tránh lượng đường trong cơ thể tăng cao khiến cân năng của bạn không thể kiểm soát.
– Ăn tam thất với mật ong là liều thuốc chữa bệnh hiệu quả, đối với bệnh nhân vừa mới khỏi bệnh cần bổ sung để phục hồi cơ thể nên có chỉ định của thầy thuốc.
– Nếu trong thời gian này cân nặng của bạn đang chưa xuống đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Nếu sợ cân nặng bị tăng lên thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ để điều chỉnh liều lượng.
5. Uống tam thất mật ong có nóng không?
Chúng ta đều biết, mật ong không nóng. Còn tam thất có tính ôn (hơi nóng). Tùy thể trạng và cơ địa mỗi người có cách dùng khác nhau. Đối với người có cơ địa bình thường, không quá nóng hay quá lạnh thì có thể dùng tam thất mật ong thường xuyên.
Còn những ai cơ địa nóng thì nếu dùng tam thất mật ong trong thời gian dài có thể gây ngứa, mụn nhọt,… Lúc này chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn rồi dừng, hoặc tùy mục đích chữa bệnh.
Lưu ý: Mặc dù có nhiều lợi ích trong việc chữa bệnh nhưng tam thất được xem là loại thuốc “hoạt huyết khóa ứ”, không nên sử dụng trong thời gian quá lâu.
Nên sử dụng theo đúng liều lượng dưới sự theo dõi, chỉ dẫn của bác sĩ. Khi sử dụng tam thất để cầm máu thì người bệnh không được sử dụng kèm gừng, tỏi.
6. Uống tam thất mật ong vào lúc nào là tốt nhất?
Như trên đã phân tích, cả mật ong và tam thất đều có tác dụng thải độc, kích thích hệ tiêu hóa.
Do vậy uống tam thất vào lúc bụng còn trống rỗng như lúc sáng sớm hoặc lúc đêm, bạn nên uống mật ong tam thất vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
7. Cách dùng bột tam thất hiệu quả, tốt cho sức khỏe
Có thể bạn đã từng dùng bột tam thất, tuy nhiên lại chưa biết cách dùng sao cho hiệu quả. Từ xưa, dân gian ta đã truyền tai nhau công dụng thần kì khó một loại thuốc nào có thể sánh bì được.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách dùng bột tam thất hiệu quả mà vô cùng tốt cho sức khỏe của bạn và gia đình nhé. Bột tam thất là loại thuốc vô cùng quý, được sử dụng như một vị thuốc thần kì, công dụng chữa bách bệnh.
– Dùng bột tam thất uống trực tiếp
Đây là cách phổ biến cũng như chuyên dụng và đơn giản nhất. Mỗi bữa dùng 1-2gr tùy từng loại bệnh, ngày 2 lần dùng bột tam thất.
– Trộn mật ong cùng bột tam thất để ăn
Chúng ta chia tỷ lệ 3 lít mật ong cùng 1 lít nước chắt từ bột tam thất ướt hoặc 800gr bột khô đều được. Mật ong có thể sử dụng được cả hai loại. Bài thuốc này giúp bạn tăng cân nhanh chóng, dễ tiêu hóa.
Nên sử dụng sau mỗi bữa ăn đặc biệt là nên sử dụng sau bữa sáng sẽ giúp bạn có một ngày tràn trề năng lượng. Có một lưu ý nhỏ : tam thất dùng ngâm rượu có tính nóng, dễ nổi mụn nhọt nên tránh dùng nhiều để đem lại hiệu quả tốt nhất.
– Dùng bột tam thất trộn với bột sâm
Đây quả là bài thuốc không tồi cho những người phụ nữ muốn làm đẹp. Tỷ lệ trộn của bột tam thất với bột sâm là 50-50. Có tác dụng làm hồng hào da, chống nếp nhăn, cho làn da săn chắc.
– Chữa đau thắt ngực với bột tam thất
Dùng nước ấm, chiêu với 3-6g bột tam thất. Ngày sử dụng một lần duy nhất.
– Bột tam thất chữa thiếu máu hoặc huyết hư (thường xảy ra sau sinh )
Bột tam thất uống 6g/ngày. Tần gà non với tam thất và ăn nguyên con.
– Chữa vết bầm do ứ máu, bầm tím với bột tam thất
Ngày uống 3 lần, dùng mỗi lần 2-3g. Cứ cách 6-8 giờ lại uống một lần, dùng với nước ấm.
– Dùng bột tam thất chữa đau lưng hoàn toàn
Trộn bột tam thất và bột nhân sâm với liều lượng bằng, ngày uống 4g, chia 2 lần. Mỗi lần uống cách nhau 12h, dùng với nước ấm là được. Thuốc rất phù hợp với những người mới ốm dậy, người bị suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh.
Bột tam thất rất hữu dụng trong cuộc sống, vì vậy hãy áp dụng nó trong việc chữa bệnh của mình và cả gia đình. Loại thuốc này cũng rất tốt cho trẻ nhỏ và mẹ. Tăng cường đề kháng và chống các loại vi khuẩn trong sữa của mẹ.
IV. Tác dụng của tam thất nam, Tam thất Bắc và Tam thất nam khác nhau ra sao
1. Phân biệt sự khác nhau giữa Tam thất Bắc và Tam thất nam
Hiện nay trên thị trường, có nhiều địa chỉ bán củ tam thất nam nhưng với giá rất cao, có những nơi bán đến cả triệu đồng, khiến người dùng tưởng đây là vị thuốc bổ (tam thất)
Tam thất bắc và tam thất nam là hai loại dược liệu có tên gọi gần giống nhau nhưng khác nhau hoàn toàn về đặc điểm thực vật và tác dụng điều trị bệnh.
Hiện nay trên thị trường, có nhiều địa chỉ bán củ tam thất nam nhưng với giá rất cao, có những nơi bán đến cả triệu đồng, khiến người dùng tưởng đây là vị thuốc bổ (tam thất).
Nguy hiểm hơn, khi mua bột tam thất nghiền sẵn, rất nhiều nơi quảng cáo bán bột tam thất bắc, nhưng bên trong chỉ toàn bột của củ tam thất nam loại rẻ tiền. Khiến ta mua nhầm phải một loại cây thuốc với giá quá đắt lại không có giá điều trị.
Sau đây chúng tôi xin thông tin thêm về hai loại cây thuốc này.
– Tam thất bắc
Cây thuộc họ nhân sâm, sống lâu năm
Lá mọc vòng gồm 3-4 lá một, lá nhỏ, có răng cưa
Hoa có: Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính tồn tại song song, hoa màu xanh
Có quả màu đỏ, trồng bằng hạt.
Trồng từ 5 đến 7 năm mới được thu hái
Củ sần sùi, có nhiều nhánh
Là một vị thuốc quý hiếm, được dùng nhiều trong y học như một vị thuốc bổ nên còn được gọi là sâm tam thất (được ví như kim bất hoán, hay vàng cũng không đổi được vị thuốc này)
Giá bán khá cao: khoảng 3 triệu đồng 1kg
– Tam thất nam
Cây thuộc họ gừng, sống hàng năm
Lá mọc thành từng tầu, lá to, không có răng cưa
Hoa có màu tím, chỉ có hoa lưỡng tĩnh
Không có quả, trồng bằng củ.
Thu hái quanh năm
Củ nhẵn, hơi tròn
Ít được sử dụng trong y học, không phải là một vị thuốc bổ
Giá bán chỉ bằng 1/10 của tam thất bắc, tức 300.000đ/kg
2. Tác dụng của tam thất nam như thế nào
Tam thất nam hay còn gọi là tam thất gừng hay khương tam thất là một loại thuốc quý trong đông y. Tam thất nam thường mọc tự nhiên trên các sườn đồi khu vực phía bắc Việt Nam.
Do có nhiều công dụng hữu ích cho cuộc sống sức khỏe con người mà ngày nay tam thất nam được ươm trồng rộng rãi tại một số khu vực phía bắc nước ta. Vậy tam thất nam có tác dụng gì mà được nhân giống và sử dụng rộng rãi như vậy?
2.1 Cách nhận biết tam thất nam
- Tam thất nam là loại cây thân củ, mọc thẳng thuộc họ nhà gừng
- Lá cây mọc ở gốc thường thuôn dài, màu lục pha màu tím hoặc nâu
- Cây có hoa màu tím
- Tam thất nam mọc quanh năm, nhân giống chủ yếu bằng củ
- Bộ phận sử dụng làm thuốc là phần củ tam thất
- Cách phân biệt tam thất nam với tam thất bắc là củ tam thất nam hơi tròn, nhỏ và nhẵn.
Tính chất của tam thất nam là có vị ngọt hơi đắng, có tính âm do đó mà có các công dụng giảm đau, cầm máu chống băng huyết, giảm sưng phù, rong kinh, đau nhức xương khớp, trị phong thấp, trị độc rắn…
2.2 Tác dụng của tam thất nam với phụ nữ sau sinh
Đối với phụ nữ sau sinh có rất nhiều các biến chứng không thể lường trước như trầm cảm sau sinh, băng huyết sau sinh, đau mỏi xương khớp sau sinh. Để ngăn chặn các chứng bệnh này phụ nữ sau sinh có thể dùng các bài thuốc từ tam thất nam. tam thất bắc
Bởi trong tam thất nam có chất Saponin Rg có tác dụng tạo hưng phấn thần kinh làm xua tan căng thẳng mệt mỏi tạo tinh thần thoải mái chánh trầm cảm. Ngoài ra do tính năng cầm máu tốt nên hạn chế các hiện tượng băng huyết sau sinh.
Một số bài thuốc cho phụ nữ sau sinh để bồi bổ cơ thể, tiêu huyết ứ, huyết xấu trong cơ thể sản phụ, hồi phục nhanh sức khoẻ.
- Gà ác hầm tam thất bồi bổ cơ thể
- Bột tam thất uống cùng nước cơm chữa ra máu nhiều sau sinh
- Uống bột tam thất với nước hàng ngày giúp khi huyết lưu thông, điều hòa cơ thể giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.
2.3 Tác dụng của tam thất nam với người bệnh tim
Do có công dụng làm giảm cholesterol trong máu, tăng tuần hoàn máu, hạ đường huyết, chống viêm, giảm đau…. Nên khi dùng tam thất với đan sâm, làm giãn mạch, tăng lưu lượng mạch vành tim sẽ có hiệu quả, tác dụng nhất định đối với người bệnh tim.
Giúp người bệnh tim chống lại chứng loạn nhịp tim, giãn tĩnh mạch, xơ vỡ động mạch. Tăng sức đề kháng, sức chịu đựng của cơ thể.
Tuy nhiên tam thất có tính ôn, tức nóng nên người có thân nhiệt thấp hoặc bình thường thì nên sử dụng còn đối với những người có thân nhiệt cao thì không nên.
Bởi khi sử dụng tam thất lâu dài, tính nóng phát tác trong cơ thể khiến bệnh nhân có thể bị nổi mụn, dị ứng và bị các bệnh về nóng trong người.
2.4 Công dụng chống cảm cúm, hắt hơi của tam thất nam
Củ tam thất nam không những dùng được cho các đối tượng cần hồi phục sức khỏe, hay đang điều trị bệnh mà tam thất nam còn dùng được cho nhiều lứa tuổi.
Uống tam thất nam đều đặn, vừa phải sẽ giúp người dùng đẩy lùi tính hàn trong người, tinh thần lạc quan mà từ đó đẩy lùi bệnh tật. công dụng của hoa tam thất
Đặc biết với khí hậu Việt Nam, thời tiết thay đổi thất thường làm cho mọi người mắc cảm cúm, dị ứng thời tiết dẫn đến hắt hơi, sổ mũi. Việc sử dụng tam thất nam giúp con người phòng chống được các bệnh về dị ứng thời tiết, nâng cao chất lượng cuộc sống.
V. Tác dụng của nụ hoa tam thất thế nào đối với sức khỏe
Củ tam thất có tác dụng chữa nhiều bệnh và hoa tam thất cũng không kém cạnh. Hoa tam thất có tác dụng thanh nhiệt, điều hòa chức năng của nội tạng, hạ huyết áp và trấn an tinh thần.
Bên cạnh đó, hoa tam thất còn có tác dụng giúp chữa các bệnh về tai như ù tai, điếc tai tạm thời, hoặc chữa các bệnh về họng như viêm họng cấp tính, tiêu viêm.
Hoa tam thất cũng có tác dụng giảm béo hiệu quả, chữa mất ngủ kéo dài và chữa chứng nghiến răng khi ngủ. Đồng thời, hoa tam thất cũng có tác dụng tăng sữa cho phụ nữ mới sinh.
Chị Vũ Thị Hồng (ở Pháo Đài Láng, Hà Nội) vốn có huyết áp khá thấp, chỉ khoảng 10/7 và đã nhiều lần bị tụt huyết áp đột ngột. Những ngày gần đây chị cảm thấy người luôn nóng bức, mất ngủ.
Nghe mọi người nói nụ hoa tam thất rất tốt với người mất ngủ lại có tác dụng giải nhiệt trong những ngày nắng nóng, chị đã sử dụng hàng ngày.
Có hôm, sau khi uống xong cốc nước hoa tam thất, chị Hồng bị tụt huyết áp đột ngột, hoa mắt chóng mặt phải đi khám. Bác sĩ kết luận, huyết áp tụt đột ngột lần này của chị chính là từ việc lạm dụng loại nước giải nhiệt từ hoa tam thất.
Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam) cho biết, trong y học cổ truyền tất cả các bộ phận của cây tam thất đều được dùng làm thuốc với nhiều giá trị chữa bệnh khác nhau.
Ngoài củ tam thất (kim bất hoán) là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến lâu nay, hoa của cây này cũng được sử dụng rất nhiều trong Đông y là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe.
Trao đổi rõ hơn về công dụng của nụ hoa tam thất, lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng cho biết, nụ hoa tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính mát khác với bột tam thất có tính nóng.
Chúng có tác dụng an thần, tốt cho hệ thần kinh giúp tạo giấc ngủ ngon, sâu và hết mê sảng; Tăng lực, giúp giảm căng thẳng mệt mỏi khi phải làm việc nặng nhọc với cường độ cao (đặc biệt trong những ngày mùa hè oi bức).
Loại nụ hoa này được chứng minh là vị thuốc rất tốt cho hệ tim mạch nên những bệnh nhân tim mạch nên sử dụng để có một trái tim khoẻ mạnh.
Các khảo cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, hoa tam thất có hoạt chất chính giống hoạt chất có trong nhân sâm như: Rb1, Rb2… có tác dụng thanh nhiệt giải nhiệt rất tốt, điều hòa chức năng của tạng can giúp hạ huyết áp và an thần, trấn tĩnh.
Nụ hoa tam thất thường được dùng để chữa các chứng bệnh như cao huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não, tai biến não, chữa những người kém trí nhớ, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người cao tuổi…
Ngoài ra, giúp ngăn ngừa, phòng chống bệnh ung thư, ức chế sự hình thành và phát triển của khối u.
1. Những lợi ích khi sử dụng Hoa Tam Thất
- Công dụng của hoa tam thất Giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon, ngủ sâu giấc
- Tốt cho trí não, an thần, làm giảm căng thẳng ( stress), mệt mỏi
- Giải độc gan, mát gan, hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, men gan cao
- Tác dụng ổn định huyết áp nên tốt đối với người Cao huyết áp
- Tốt cho hệ tim mạch, nên sử dụng hoa tam thất hàng ngày để có một trái tim khoẻ mạnh.
- Góp phần làm giảm cholesterol xấu (máu nhiễm mỡ): giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp tăng cường tuần hoàn máu.
- Phòng ngừa các biến chứng như : tim mạch, tai biến mạch máu não, tai biến não, ngăn ngừa chứng lú lẫn và kém trí nhớ ở người già .
- Lợi sữa cho phụ nữ mới sinh;
- Tốt cho người hay cáu giận do nóng gan
Chú Ý : Do tùy thuộc vào cơ địa của từng người nên sẽ có một số trường hợp sử dụng không đem lại kết quả điều trị cao, hoặc không phù hợp khi dùng
2. Liều lượng dùng mỗi ngày dùng từ 2- 4g
Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng cho biết, nụ hoa tam thất có 2 dạng tươi và khô, ngoài ra còn có loại được sấy khô tán thành bột mịn.
Người bệnh chỉ cần lấy vài nụ hoa tam thất cho vào cốc nước sôi, hãm như hãm trà mạn uống đến khi nào trà hết vị ngọt đắng thì thay bằng ấm mới.
Hoa tam thất có vị ngọt hơi đắng, hương thơm thanh mát nên rất dễ uống, có thể sử dụng hàng ngày từ 2 – 4g pha với nước sôi lấy nước uống cho đến khi hết vị ngọt đắng thì thôi. Không chỉ sử dụng độc vị hoa tam thất, mọi người có thể kết hợp với trà cúc hoa sẽ rất tốt.
Để đảm bảo sức khỏe cũng như tác dụng mang lại, các bạn cần chú ý về nguồn gốc của loại nụ hoa tam thất mà mình sử dụng.
Hiện tại trên thị trường có không ít các sản phẩm nụ hoa tam thất có nguồn gốc không rõ ràng, được tẩm hóa chất độc hại từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Các gia đình có thể dùng loại hoa chưa nở tự phơi sấy khô, đóng gói dùng dần. Nụ của loại hoa tam thất sẽ có nhiều hoạt chất quý hơn loại hoa đã nở.
Hiện trong nước phổ biến 2 loại nụ tam thất sấy khô và bột, giá bán giao động từ 150.000 – 1 triệu đồng/kg.
Riêng hàng tươi rất hiếm, khách phải tới tận vườn mới mua được, thậm chí phải đặt hàng từ trước. Cùng với đó, thị trường cũng xuất hiện mặt hàng nhập, chủ yếu là Trung Quốc.
Với nụ hoa tam thất Trung Quốc được nấu lên một lần nên sau khi phơi khô có hiện tượng ngả sang màu nâu đen. Trong khi sản phẩm trong nước phơi trực tiếp hoặc sấy khô sẽ có màu xanh và còn nguyên cẳng nụ.
Sản phẩm đã nghiền thành bột sẽ rất khó phân biệt. Để tránh nguồn gốc nhập nhèm và tận dụng tối đa tác dụng của loài hoa quý này mọi người nên dùng hoa tươi.
3. Cách sử dụng Hoa Tam Thất Khô
Chỉ cần bỏ từ 2-4 gram hoa vào cốc ~200ml, rót nước sôi 85-95 độ C, sau đó chờ nước ấm và thưởng thức. Mỗi đợt pha có thể dùng được 2 nước vẫn còn vị ngọt-đắng thơm đặc trưng của “Thuốc nam”.
4. Dùng Hoa Tam Thất Khô vào thời gian nào tốt nhất?
Ta có thể dùng Hoa tam thất như một loại trà để uống hàng ngày. Tuy nhiên theo kinh nghiệm thời điểm dùng Hoa tam thất tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng.
(Ví dụ: Bạn đi ngủ lúc 10 giờ, hãy dùng 1 ấm trà hoa tam thất vào lúc 8 giờ tối, chắc chắn bạn sẽ có một giấc ngủ ngon)
5. Tác dụng phụ của hoa tam thất có hay không?
Tác dụng phụ của hoa tam thất thường thấy là chóng mặt, đau bụng, buồn nôn… Những tác dụng phụ này chỉ xảy ra do sử dụng hoa tam thất quá nhiều hoặc chưa đúng cách.
Nụ hoa tam thất được khuyên nên sử dụng vào mùa hè để giải nhiệt, bổ máu, phòng ngừa bệnh tim, gan. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng thảo dược này. Ngoài ra, việc uống nụ hoa tam thất quá nhiều lại dễ gây hại cho sức khoẻ.
Báo Gia đình đưa tin, chị Vũ Thị Hồng thường xuyên mất ngủ, nóng bức nên mua nụ hoa tam thất về sử dụng. Sau một thời gian thường xuyên uống thảo dược này, chị thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.
Chị đi khám và được bác sĩ kết luận tụt huyết áp đột ngột do uống hoa quá nhiều hoa tam thất. Trước đó, chị đã có tiền sử bị bệnh huyết áp thấp.
Chị Minh (Hà Đông) đang mang bầu nhưng luôn thấy “nóng trong” vào những ngày hè cao điểm. Được biết tác dụng của nụ hoa tam thất giúp giải nhiệt, chị liền mua về để uống.
Chỉ sau một thời gian uống nước nụ tam thất, chị thấy mặt mày say sẩm, bụng đau quằn quạn. Quá hoảng sợ, chị đi khám thì được biết mình bị động thai.
Vậy những tác dụng phụ hoa tam thất trên có đúng hay không? Làm sao phòng tránh?
6. Tác dụng phụ của hoa tam thất xảy ra khi nào?
Tác dụng phụ của hoa tam thất chỉ gặp khi lạm dụng quá nhiều thảo dược này. Ngoài ra, người bị huyết áp thấp, người mang thai, trẻ em cũng không nên sử dụng nụ hoa tam thất.
Một số lương y cũng khuyến cáo người bị thận âm hư, đau bụng đi ngoài cũng không được dùng hoa tam thất. Những người này uống nụ hoa tam thất sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hoá, gây hại cho sức khoẻ.
7. Những tác dụng phụ hoa tam thất thường gặp
Một số tác dụng phụ của hoa tam thất thường thấy:
- Đau bụng;
- Đi ngoài nhiều;
- Chóng mặt, đau đầu;
- Bủn rủn chân tay;
- Buồn nôn;
Do nụ tam thất giúp thanh lọc máu, hạ huyết áp tốt. Uống nụ hoa tam thất quá nhiều sẽ làm hạ đường huyết, tụt huyết áp đột ngột gây ra các triệu chứng trên. Khi gặp các biểu hiện này, bạn cần dừng uống tam thất ngay sau đó uống nước đường sau đó đến bệnh viện để được xử trí kịp thời.
Một số trường hợp bị dị ứng, mẩn ngứa do uống nụ hoa tam thất. Có thể cơ địa của họ bị dị ứng với thành phần dược tính trong nụ tam thất. Họ không nên sử dụng nụ hoa tam thất thường xuyên. Bạn nên tham khảo những lưu ý khi sử dụng hoa tam thất ở phần sau của bài.
Tác hại, tác dụng phụ của hoa tam thất đều rất ít khi xảy ra. Bởi thảo dược này hoàn toàn không có độc tính. Tuy nhiên, những đối tượng nói trên vẫn không nên sử dụng để tránh gây hạ huyết áp đột ngột.
Bên cạnh đó, mặc dù thảo dược này tốt cho gan, nhưng uống quá nhiều và thường xuyên lại gây hại gan và thận. Đặc biệt, phụ nữ có bầu uống nụ hoa tam thất dễ gây động thai, sảy thai. Những người đang điều trị bệnh cũng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược này.
8. Làm sao tránh tác hại, tác dụng phụ của hoa tam thất?
Để tránh các tác hại, tác dụng phụ của hoa tam thất do lạm dụng, bạn nên lưu ý một số điểm dưới đây khi dùng thảo dược này.
9. Ai không nên uống hoa tam thất?
– 9.1 Bà bầu có nên uống nụ hoa tam thất?
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, nụ hoa tam thất giúp hoạt huyết, thanh lọc máu hiệu quả. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai uống thảo dược này sẽ gây hạ đường huyết có thể bị động thai, thậm chí là sảy thai.
Thế nhưng, phụ nữ sau sinh lại được khuyên nên sử dụng nụ hoa tam thất này để lợi sữa hiệu quả.
– 9.2 Huyết áp thấp có được uống hoa tam thất không?
Tác dụng phụ của hoa tam thất rất dễ xảy ra với người huyết áp thấp. Bởi thảo dược này có tác dụng chữa bệnh tăng xông. Vì vậy, người huyết áp thấp uống nụ hoa tam thất dễ gây tụt huyết áp đột ngột.
– 9.3 Đối tượng khác không nên sử dụng nụ hoa tam thất
Ngoài bà bầu, người bị huyết áp thấp thì người bị tiêu chảy, thậm ân hư, trẻ em dưới 5 tuổi đều không được sử dụng nụ hoa tam thất. Những đối tượng này uống nụ hoa tam thất có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ.
10. Ai nên dùng hoa tam thất?
Tác dụng phụ của hoa tam thất hầu như không xảy ra với người khoẻ mạnh. Những đối tượng dưới đây nên sử dụng thảo dược này thường xuyên với liều lượng phù hợp.
- Người khoẻ mạnh muốn tăng cường sức khoẻ, sinh lý;
- Người bị cao huyết áp;
- Người bị xơ vữa mạch máu;
- Người mắc bệnh mất ngủ;
- Người tai biến mạch máu não;
- Người mắc các bệnh về thần kinh;
- Phụ nữ sau sinh ít sữa;
- Người hay nóng trong;
Một số độc giả thắc mắc đàn ông có nên uống hoa tam thất không? Các lương y đều khẳng định thảo dược này rất tốt cho sức khoẻ sinh lý phái mạnh. Do đó, nam giới có thể sử dụng nụ hoa tam thất thường xuyên mà không hề lo ngại về tác dụng phụ.
11. Uống hoa tam thất có bị nóng không?
Bên cạnh thắc mắc về tác dụng phụ của hoa tam thất, nhiều người cũng lo ngại uống hoa tam thất có gây nóng trong hay không. Do rất nhiều người nhầm lẫn giữa hoa tam thất với tam thất.
Tam thất có tính nóng, uống lâu ngày có thể gây nóng trong. Tuy nhiên, nụ hoa tam thất lại có tính hàn nên rất tốt để thanh nhiệt. Vì vậy, bạn có thể yên tâm sử dụng thảo dược này hàng ngày mà không no lóng trong.
12. Có nên uống nhiều hoa tam thất?
Hoa tam thất rất tốt cho sức khoẻ, nhưng việc sử dụng với liều lượng cao rất dễ gây bệnh huyết áp thấp, hạ đường huyết trong máu. Vì vậy, các lương y cho rằng, chỉ nên dùng 2 – 4g nụ hoa tam thất khô mỗi ngày. Liều lượng này là vừa đủ giúp cơ thể giải nhiệt, tăng cường sức khoẻ.
13. Lưu ý khi sử dụng nụ hoa tam thất
Để tránh những tác dụng phụ của nụ hoa tam thất không mong muốn, bạn nên lưu ý:
- Không dùng nồi kim loại để sắc nước từ nụ hoa tam thất.
- Chỉ nên sử dụng nồi đất chuyên dụng sắc thuốc Nam tránh làm giảm dược tính.
- Nếu sử dụng nụ hoa tam thất để hỗ trợ điều trị bệnh lý, cần hỏi ý kiến bác sĩ.
- Nên dùng nụ hoa tam thất với liều lượng vừa phải.
- Chọn nơi bán nụ hoa tam thất uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
14. Những cách sử dụng nụ hoa tam thất an toàn
– 14.1 Cách dùng nụ hoa tam thất khô
Cách uống nụ hoa tam thất đơn giản nhất là pha trà. Bạn chỉ cần lấy 2 – 4g nụ hoa tam thất đem pha trà. Uống đến khi nào trà hoa tam thất hết vị đắng thì mới thay ấm mới. Mỗi ngày chỉ sử dụng từ 2 – 4g thảo dược này, không được sử dụng quá nhiều.
– 14.2 Cách dùng nụ hoa tam thất tươi
Bạn lấy 10 – 20g nụ hoa tam thất tươi đem sắc với 2 lít nước đến khi còn 1 lít. Đem uống hết dần trong ngày. Nụ hoa tam thất tươi chỉ để được 5 ngày.
Một số người chọn cách bảo quản trong ngăn đông của tủ lạnh để giữ được lâu. Tuy nhiên, sử dụng nụ hoa tam thất khô vẫn tiện lợi hơn.
15. Các bài thuốc chữa bệnh từ tam thất
Chữa đau bụng kinh: Dùng bột tam thất 1 lần/ngày bằng cách nấu cháo loãng hoặc pha với nước ấm.
Tam thất giúp phòng chữa đau thắt ngực: Mỗi ngày hòa bột tam thất với nước ấm uống từ 3-6g.
Tam thất hỗ trợ chữa thấp tim: Theo Sức khỏe và đời sống, mỗi ngày dùng 3g bột tam thất chia làm 3 lần, mỗi lần uống cách nhau từ 6-8 tiếng và uống trong 30 ngày. Áp dụng bài này để chữa vết thương do bầm tím, ứ máu cũng có hiệu quả tốt.
Tam thất có tác dụng chữa đau thắt lưng, bồi bổ cho người suy nhược thần kinh, người mới ốm dậy: Dùng bột tam thất và bột hồng nhân sâm với một lượng bằng nhau rồi trộn đều chia mỗi ngày uống 4g/2 lần, mỗi lần cách nhau 12h.
Lưu ý: Khi dùng tam thất để cầm máu, người bệnh không nên sử dụng gừng và tỏi hoặc các chế phẩm có gừng, tỏi.
VI. Top 10 câu hỏi hay nhất về củ Tam Thất Bắc không phải ai cũng biết
Củ Tam thất (hay được gọi là củ Tam thất bắc) là một loại dược thảo quý, được biết đến là một phương thuốc dân gian rất tốt cho sức khỏe. Chính bởi vậy mà từ lâu củ Tam thất đã rất thường được sử dụng và được nhiều người tin sử dụng.
Sau đây là những câu hỏi phổ thông và câu đáp lại phục vụ cho việc chọn lựa và sử dụng chính xác sản phẩm chất lượng cần biết.
1. Hai dạng chính của Tam thất.
Tam thất thường có dạng củ tươi và dạng bột. Nhưng hiện tại, bột Tam thất dễ làm giả nên cần lưu ý, khi muốn mua bột Tam thất thì tốt nhất nên chọn mua ở những nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, hoặc là mua Tam thất tươi rồi yêu cầu nhà thuốc tán bột.
Ngoài ra, có thể dùng Tam thất tươi và làm các bước sơ chế tại nhà, tối ưu nhất là dùng đến đâu sơ chế đến đó.
2. Có thể dùng Tam thất mỗi ngày không?
Vì Tam thất có tính ôn nên có thể dùng Tam thất mỗi ngày đối với người có cơ địa thông thường, còn với những người sở hữu cơ địa quá nóng hoặc quá lạnh sẽ xuất hiện các tác dụng phụ như: Mụn nhọt, ngứa, dị ứng…
3. Có nên nhai Tam thất sống?
Trên thực tế một vài người nhai Tam thất sống đã bị rộp màng nhầy miệng, vì vậy để tối ưu nhất, có thể dùng bột hoặc thái lát Tam thất hãm với nước sôi, sử dụng cả nước nhai cả bã vừa đơn giản, có thể giữ được hương vị, những hoạt chất dễ bay hơi không mất đi, vừa có hiệu quả trị liệu tốt.
4. Tam thất thật sự trị được bệnh ung thư?
Hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về việc Tam thất có khả năng chữa trị được ung thư cả. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thực tế đã áp dụng thì Tam thất có thể làm chậm quá trình tiến triển và di căn của khối u.
5. Làm thế nào để biến mất vị đắng của Tam thất?
Vị đặc thù của củ Tam thất bắc là đắng, gây khó sử dụng, tuy nhiên vị đắng ấy là vị biểu lộ các hoạt chất đưa lại hiệu quả tốt nhất của Tam thất trong đó, thành ra khi chế biến chỉ nên làm sao hạ bớt vị đắng đó đi, khuyến cáo không làm mất hoàn toàn, vì như vậy sẽ làm mất đi công hiệu của Tam thất.
6. Sử dụng Tam thất nhiều bị vô sinh?
Hiện chưa có công trình nghiên cứu nào tuyên bố việc dùng Tam thất sẽ gây vô sinh. Tuy nhiên, vì Tam thất có công hiệu tự bổ cường tráng, làm tăng nội tiết sinh dục, do vậy nếu sử dụng nhiều khi nhỏ tuổi có khả năng tác động đến hoạt động của các tuyến nội tiết về sau này.
7. Tại sao Tam thất không thể dùng cho bà bầu, nữ giới có thai?
Mặc dù Tam thất rất có lợi cho phụ nữ sau khi sinh nhưng khuyến cáo không được dùng cho phụ nữ đang mang thai. Vì Tam thất có tính ôn, mà trong khi đó, khi có mang cơ địa của người nữ giới thường nóng, nếu dùng sẽ gây ra những tác dụng phụ không tốt cho thai phụ và thai nhi
8. Tại sao củ Tam thất nam không đắt bằng củ Tam thất bắc?
Tam thất nam (họ gừng chứ không phải là họ nhân sâm như Tam thất bắc). Mọi người hay lầm lẫn giữa Tam thất bắc và Tam thất nam.
Tam thất nam chỉ được sử dụng để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, tán ứ, thông kinh, hoạt huyết, tiêu thũng, chỉ thống, nó không có hiệu quả như Tam thất bắc.
9. Không có bệnh nhưng vẫn dùng Tam thất được không?
Tam thất hiện tại rất tốt cho sức khỏe với cả người bệnh và người sức khỏe thông thường, vì vậy nên những người không có bệnh vẫn có thể dùng Tam thất. Tuy vậy, vì nó là một loại thuốc nên khi sử dụng vẫn cần có sự chỉ dẫn, chỉ định và dõi theo của bác sĩ.
10. Tam thất bắc được trồng và thu hoạch như thế nào?
Tam thất bắc thường được trồng từ 5 đến 7 năm mới cho thu hoạch, củ tam thất bắc rất cứng kể cả khi còn tươi. Người ta thu hái tam thất vào tháng 11 hàng năm sau khi cây đã đủ tuổi từ 5 năm trở lên, cây càng lâu càng quý hiếm.
Tam thất sẽ được cắt bỏ phần lá và thân giữ lại phần củ phơi khô làm thuốc. Ngoài ra trong năm người ta thu hái nụ và hoa tam thất bắc vào tháng 8 hàng năm để làm thuốc còn gọi là(Hoa tam thất) hiện nay có giá khoảng 800.000đ/1Kg hoa tam thất.
- Mời bạn xem thêm: Tác dụng của hà thủ ô đỏ, hà thủ ô trắng – Hình ảnh và đặc điểm
- Mời bạn xem thêm: Quả sung có tác dụng gì, ăn quả sung chữa bệnh gì, có tốt ko?
Tác dụng phụ của hoa tam thất là rất ít, vì vậy, độc giả có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng thảo dược này đúng cách. Bài viết được tổng hợp từ báo Gia đình, Sức khỏe đời sống và các báo khác nhằm đảm bảo tính chính xác thông tin.
Chủ đề: tác dụng của tam thất mật ong, tác dụng của tam thất đối với phụ nữ, tác dụng phụ của củ tam thất, cách dùng tam thất, giá củ tam thất, uống tam thất đẹp da, uống tam thất có béo không, rễ tam thất có tác dụng gì, cách sử dụng tam thất nam, cách trồng cây tam thất nam, hình ảnh cây tam thất nam, hoa tam thất nam có tác dụng gì, tam thất nam giá bao nhiêu, tam thất nam tươi, cách trồng củ tam thất nam, tam thất nam ngâm rượu, tác dụng của nụ hoa tam thất bao tử, tác dụng phụ của hoa tam thất, tác hại của hoa tam thất, giá nụ hoa tam thất, uống hoa tam thất có nóng không, uống hoa tam thất có tốt không, cách dùng hoa tam thất thanh niên, hình ảnh hoa tam thất.