Cùng Massageishealthy điểm qua về ý nghĩa của mứt Tết, khay bánh kẹo ngày Tết và các món ăn truyền thống ngày Tết cổ truyền dân tộc Việt Nam để bạn có thể giới thiệu nét tinh hoa ẩm thực Việt đến bạn bè Quốc Tế nhé.
Cảnh tượng nhà nhà đỏ lửa nấu đường làm mứt mỗi dịp Tết trong nhiều năm về trước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
Ngày nay, dù ít gặp những cảnh làm mứt truyền thống nhưng mứt Tết vẫn không thể thiếu trong “bàn tiệc” đầu năm của mỗi gia đình.
Là một nét đẹp trong văn hoá ẩm thực của Tết cổ truyền dân tộc, mứt Tết không chỉ là những món ăn chơi mà còn ấp ủ trong hương vị thơm ngon dân dã đó những ý nghĩa tốt lành cho một năm mới với mọi điều viên mãn.
Vì thế, cùng với bánh chưng, dưa hấu, mai vàng, khay mứt ngày Tết là một trong những điều không thể thiếu của gia đình Việt. Massageishealthy cầu chúc cho mọi người có một năm mới an khang thịnh vượng và tràn ngập niềm hạnh phúc nhé.
A Ý nghĩa của mứt Tết trong ngày Tết Cổ Truyền dân tộc Việt Nam
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Một khay mứt Tết luôn đầy đủ quất, gừng, dừa, lạc… tương ứng với chua, cay, ngọt, bùi như đặc trưng cho hương vị cuộc sống cũng như thể hiện khí trời của bốn mùa trong năm vậy. Hãy cùng Massageishealthy tìm hiểu ý nghĩa dân gian của những loại mứt tết quen thuộc trong khay bánh kẹo mứt ngày Tết nhé.
Theo người Trung Quốc, một khay mứt Tết được coi là đạt “chuẩn” thường có hình tròn, tượng trưng cho sự viên mãn và có 8 ngăn. Họ thường quan niệm rằng số 8 là một số đẹp, là biểu tượng của sự phát tài, đem đến vận may.
Mứt thường được chế biến từ các loại trái cây, và một số loại củ sên với đường. Mỗi loại có một màu sắc và hương vị đặc trưng riêng.
Thưởng thức mứt không thể vội vã mà phải thật khoan thai, chậm rãi nhâm nhi cùng tách trà nóng bên cạnh gốc mai, đào ngát đang tỏa hương thơm ngát.
Mỗi loại mứt có một hương vị riêng không thể lẫn vào đâu được, như vị cay nồng của mứt gừng tạo cảm giác thư thái nơi vòm họng hay vị ngọt, thơm của các loại mứt trái cây sẽ khiến ta ngỡ như đang được thưởng thức cả vườn trái cây đang chín rộ đâu đây.
1. Ý nghĩa của mứt dừa “gia đình quây quần, sum vầy, hạnh phúc”
Mỗi độ xuân về, gia đình quây quần hàn huyên bên tách trà nóng, cùng nhâm nhi những sợi mứt dừa dai dai, vui miệng, nhiều màu sắc, tất cả đã tạo nên không khí đoàn viên.
Mứt dừa từ lâu đã trở thành sự lựa chọn của rất nhiều gia đình trong ngày Tết, là một món cổ truyền không thể thiếu trong khay mứt ngày Tết.
Với cách chế biến không quá phức tạp, món mứt dừa ngày nay đã được sản xuất ra ngày càng phong phú và đa dạng hơn về màu sắc cũng như hương vị, tạo nên sự bắt mắt và thú vị cho người thưởng thức.
Mứt dừa không những thơm ngon, ngọt bùi mà còn mang ý nghĩa quây quần, sum vầy hạnh phúc cho cả gia đình, bạn bè trong năm mới.
Mứt dừa được nhiều gia đình lựa chọn trong khay mứt Tết, các bà nội trợ chỉ cần bỏ chút thời gian là có thể tự tay làm món mứt dừa vừa thơm ngọt, vừa đảm bảo vệ sinh cho cả gia đình.
Còn gì vui hơn và đầm ấm hơn khi gia đình, bạn bè quây quần bên khay mứt dừa, nhâm nhi ly trà nóng và trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp đầu năm.
Mời bạn xem thêm cách làm mứt dừa tại https://massageishealthy.com/cach-lam-mut-dua.html
2. Niềm vui và sự may mắn trong gói hạt dưa
Màu đỏ may mắn hiện diện khắp mọi nơi trong những ngày xuân đầu năm. Hạt dưa đỏ giống như những niềm vui nho nhỏ và thú vị, khi bạn tách lớp vỏ đỏ bên ngoài sẽ cảm nhận được hương vị ngọt bùi bên trong.
Tiếng cắn hạt dưa lép bép hoà cùng tiếng nói cười trong những ngày mùng 1 mùng 2, đó là âm thanh đặc trưng mà ngày Tết Việt Nam đã có từ bao đời.
3. Những viên kẹo nhiều màu sắc mang ý nghĩa cho cả năm sự ngọt ngào yêu thương
Trong khay mứt Tết đã có mứt nhưng vẫn phải có kẹo. Bởi theo quan niệm của người xưa, chỉ có sự ngọt ngào của những viên kẹo đa sắc vị được bao bọc trong những lớp giấy gói vô cùng đẹp mắt mới thể hiện trọn vẹn những mong muốn cho một năm tràn ngập yêu thương và thuận lợi trong tình cảm.
Vậy nên, bạn nhớ chuẩn bị cho gia đình mình những viên kẹo ngọt ngào tình cảm cho ngày Tết nhé.
4. Đậu phộng lạc mang ý nghĩa trường thọ cho sức khoẻ dồi dào
Không phải tự nhiên mà đậu lạc còn có tên gọi khác là “ hạt trường thọ “ . Với những dưỡng chất rất tốt cho sức khoẻ, loại hạt này không chỉ là một món ăn vui miệng, mà còn giúp cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể, chống lão hoá và các tác dụng tuyệt vời khác.
5. Ý nghĩa của mứt quất “mang vận may, an lành, thịnh vượng”
Quất là loại cây thường sai trái vào đúng dịp Tết Âm Lịch, những chậu quất đầy trái vàng ươm được rất nhiều người chọn làm cây trưng trong nhà vào những ngày Tết để cầu mong cả năm làm ăn thịnh vượng và phát tài.
Mang cùng ý nghĩa đó, mứt quất hoàng kim với màu vàng sóng sánh đẹp mắt cũng rất nên là một trong những món có mặt trong khay mứt Tết nhà bạn.
Vào những ngày đầu xuân tiết trời se lạnh, dùng một ít loại mứt này cùng trà nóng để làm ấm cơ thể, bạn sẽ tránh được bênh cảm ho, cũng như được kích thích tiêu hoá và cảm thấy ngon miệng hơn.
Mứt quất có màu vàng, mang ý nghĩa đặc biệt trong năm mới. Cây quất thường đơm hoa kết trái vào độ tháng 6 âm lịch. Lúc này, trái bắt đầu lớn dần, chín đúng vào dịp Tết và thường được dùng để làm mứt.
Khi ngậm một miếng mứt quất vào miệng để thưởng thức, cái vị ngòn ngọt, the the, tê tê ngay từ khi chạm vào đầu lưỡi như tạo một cảm giác ấm nồng giữa tiết trời xuân se lạnh. Mứt quất có tác dụng kích thích tiêu hoá, làm ngon miệng, chữa ho.
Quả quất thường có bảy cánh đều nhau, không nát, không mất cánh nào, màu vàng óng ánh của quả quất còn mang lại vận may, sự an lành, thịnh vượng cho năm mới.
Mời bạn xem về cách làm mứt quất (mứt tắc) tại https://massageishealthy.com/cach-lam-mut-tac-quat.html
6. Ý nghĩa của mứt hạt sen “năm mới sum họp, con cháu đầy nhà”
Vị thanh mát, bùi bùi của mứt hạt sen đem đến cho người thưởng thức sự thích thú nơi đầu lưỡi.
Không chỉ mang hương vị độc đáo, bổ dưỡng mà mứt hạt sen còn có ý nghĩa một năm mới sum họp, con cháu đầy nhà.
Để làm ra một đĩa mứt sen ngon và đạt yêu cầu thành phẩm thì mất khá nhiều thời gian và cầu kì từ việc lựa chọn, sơ chế và chế biến.
Mời bạn xem về cách làm mứt hạt sen tại https://massageishealthy.com/cach-lam-mut-hat-sen.html
7. Ý nghĩa của mứt cà chua “may mắn, phú quý, tài lộc”
Màu đỏ được các gia đình vô cùng ưu chuộng trong những ngày Tết. Màu đỏ mang lại nhiều may mắn, phú quý và tài lộc trong năm mới.
Vì thế mứt cà chua làm tăng hương vị phong phú cho khay mứt Tết, vừa tạo màu sắc bắt mắt.
Ngoài ra, cà chua có nhiều vitamin A tốt cho người suy dinh dưỡng và người lao động trong môi trường nóng bức hay ô nhiễm, có tác dụng giải nhiệt, giải khát và tăng lực. Vỏ cà chua có lycopen là một chất ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Mời bạn xem về cách làm mứt cà chua tại https://massageishealthy.com/cach-lam-mut-ca-chua.html
8. Ý nghĩa của mứt gừng “mang cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc”
Mứt gừng được ưa thích bởi hương vị thơm ngon đặc trưng và vị nồng ấm. Vì thế mứt gừng có ý nghĩa cho một cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc trong năm mới.
Hơn nữa, đây là loại mứt rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng làm ấm người, kích thích tiêu hóa, giải độc, chống nôn mửa, bụng đầy trướng, đau bụng do ăn uống không điều độ.
Mời bạn xem về cách làm mứt gừng tại https://massageishealthy.com/cach-lam-mut-gung.html
9. Ý nghĩa mứt đậu phộng “thể hiện sự trường thọ”
Mứt lạc với màu trắng ngần của đường bọc ngoài, bùi bùi của nhân lạc bên trong đem đến hương vị thú vị, không những thế nó còn là biểu tượng của sự trường thọ.
Thường xuyên ăn đậu phộng có thể giúp bạn bồi bổ sức khỏe tốt. Lạc cũng như các loại hạt nổi lên như món ăn vặt lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng tương đương với trái cây trong dịp lễ hội mừng năm mới truyền thống của người Việt.
Các loại hạt này lâu nay được xem là những món ăn chơi vui miệng. Nhưng thực ra chúng đã góp phần dinh dưỡng quan trọng đối với sức khoẻ để phòng chữa nhiều bệnh do chúng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quý.
10. Ý nghĩa mứt bí “cầu mong sức khỏe tốt, mang đến sự phát triển”
Mứt bí có ý nghĩa đem lại sức khỏe và sự phát triển trong năm mới. Đây là loại mứt duy nhất được dùng nhiều khi làm các loại bánh như bánh trung thu, bánh pía.
Nó được xem là món ăn vặt giòn, ngon, thơm phức mùi bí đao, không chỉ đẹp mắt mà còn hấp dẫn bạn bởi công dụng thanh nhiệt của nó.
Mứt bí còn là vị thuốc chữa bệnh có tác dụng lợi tiểu, giải khát, tiêu độc rất tốt trong những ngày Tết.
Mời bạn xem về cách làm mứt bí tại https://massageishealthy.com/cach-lam-mut-bi.html
B Ý nghĩa 7 “món ngon truyền thống” không thể thiếu trong ngày ngày Tết cổ truyền
Có một số món ngon không thể thiếu trong ngày Tết. Bạn hãy cùng điểm danh chúng là những món nào nhé.
1. Ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết
Món ăn này là một trong những nét truyền thống từ xưa đến nay để đón Tết. Bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời.
Nấu bánh chưng, bánh dày là cầu mong cho trời đất mưa thuận gió hòa trong năm mới. Mâm cỗ ngày Tết luôn có bánh chưng, bánh dày với tất cả gắn bó, thân thương.
2. Ý nghĩa của mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả chính là tình cảm và mong ước của con cháu kính gởi đến ông bà tổ tiên. Mỗi loại quả trong mâm ngũ quả đều mang ý nghĩa cầu khẩn những điều may mắn.
Mâm ngũ quả của 3 miền Bắc – Trung – Nam tuy có chút khác nhau ở các loại quả nhưng tinh thần chung vẫn là bày tỏ lòng thành kính đến người đã khuất và cầu ước cho năm mới.
3. Ý nghĩa truyền thống của khay bánh mứt Tết
Mứt là món ăn độc đáo của ngày Tết. Dù có thể làm mứt quanh năm nhưng chỉ đến ngày Tết người ta mới thật sự ăn mứt.
Các loại mứt cũng đa dạng, được làm từ đủ thứ hoa trái gần gũi trong đời sống như: me, dừa, gừng, đậu phộng, quất…
Mời bạn xem thêm cách làm các loại mứt dẻo ngày Tết truyền thống TẠI ĐÂY
4. Ý nghĩa của phong bao lì xì
Phong bao lì xì để ông bà cha mẹ lì xì cho con cháu nhỏ. Phong bao lì xì cũng để con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ già.
Với trẻ con, một trong những niềm mong đợi Tết nhiều nhất là những phong bào lì xì đỏ chói. Mỗi phong bao lì xì không nhất thiết phải nhiều tiền mà chỉ là một vài đồng tiền mới mang ý nghĩa mừng nhau 1 tuổi mới.
5. Thực phẩm ngày Tết
Thực phẩm ngày Tết luôn là vấn đề của các bà nội trợ. Các chợ và hàng quán sẽ nghỉ bán trong vài ngày Tết nên việc chuẩn bị đồ ăn thức uống sẵn cho nhiều ngày là quan trọng. Hơn hết là trong các ngày này còn có tổ chức tiệc tùng trong gia đình.
Những thực phẩm được sắm Tết phổ biến là: thịt lợn, thịt bò, rau cần, hành tây, giò, chả, trứng, bia, nước ngọt…
6. Ý nghĩa bông hoa cắm Tết
Các chợ hoa ngày Tết luôn nhộn nhịp rực rỡ nhất vì gia đình nào cũng muốn mua cho mình một chậu hoa rực rỡ để chưng bày trong ba ngày Tết.
Khá giả thì chọn những loại hoa đắt tiền, còn bình dân thì chọn những loại hoa bình dị như cúc, vạn thọ, thược dược… Hoa Tết mang đến không gian ấm áp , tươi tắn cho ngày đầu năm.
7. Quần áo Tết
Mua sắm một bồ đồ mới để đi chơi Xuân đã là thông lệ của tất cả mọi người. Ai cũng muốn diện những bộ quần áo đẹp nhất, mới nhất trong ngày đầu năm để đi thăm hỏi chúc mừng nhau.
Những bộ quần áo mới, xinh đẹp cũng làm nên không khí tươi vui cho ngày đầu năm nữa. Vậy nên quần áo Tết cũng được xếp vào danh sách những món đồ cần chuẩn bị cho ngày Tết không thể thiếu bạn nhé.
Chúc các bạn có một cái Tết thật đầm ấm và hạnh phúc. Massageishealthy sưu tầm và tổng hợp.
Chủ đề tìm kiếm: mứt tết truyền thống, giới thiệu về mứt tết, mứt tết giá sỉ, thuyết minh về mứt tết, các loại mứt lạ, hộp mứt tết, khay mứt tết xoay, mứt tết nhà làm