Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅Món ngon ngày Tết ✅ 30 thực đơn món ngon ngày Tết truyền thống dễ làm, các món lẩu, món gỏi giải ngấy, ngon và lạ miệng

30 thực đơn món ngon ngày Tết truyền thống dễ làm, các món lẩu, món gỏi giải ngấy, ngon và lạ miệng

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Thực đơn món ngon ngày Tết phổ biến trong mâm cơm Tết Cổ Truyền Việt Nam

Tìm hiểu các món ngon ngày tết cổ truyền, du khách sẽ có thêm nhiều gợi ý cho mâm cỗ ngày đầu năm mới của gia đình mình. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, chính vì thế mà những những món ăn cũng thường được chuẩn bị rất cầu kỳ và thịnh soạn.

Tết đến gia đình nào cũng vậy, dù sang hay khó cũng chuẩn bị mâm cơm ngày Tết thịnh soạn với nhiều món ăn ngon và đặc biệt mà ngày thường không có trước là để cúng tổ tiên, ông bà mong tổ tiên sẽ phù hộ cho con cháu 1 năm mới ấm no, hạnh phúc, sau là để cả gia đình vui vầy sum họp.

Thực đơn 8 món ngon ngày Tết truyền thống dễ làm, lạ miệng đãi tiệc đãi khách

Thực đơn 8 món ngon ngày Tết truyền thống dễ làm, lạ miệng đãi tiệc đãi khách

Các món ăn cổ truyền ngày tết không chỉ đa dạng về món mà còn chú trọng về hình thức trình bày với các loại bát đĩa, cao thấp, đầy vơi và màu sắc của món ăn. Tết Nguyên Đán ngày khởi đầu cho một năm mới là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Vào những ngày đầu xuân chính là thời gian tất cả mọi người quây quần sum họp bên gia đình cùng đón mùa xuân mới về.

Mỗi một món ăn mang một hương vị riêng nhưng lại có một ý nghĩa chung là cầu mong sự ấm no, hạnh phúc cũng như ước mong một năm mới phát tài và bình an. Để có thêm những thông tin về các món ăn thường được dùng trong ngày Tết cổ truyền, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

  • Món 1: Bánh chưng xanh

Bánh chưng là món ngon không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của mỗi gia đình Việt Nam. Có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, bánh chưng tượng trưng cho mặt đất, là thức bánh mà hoàng tử Lang Liêu đời vua Hùng thứ 16 đã tạo ra, nhằm thể hiện lòng biết ơn với vua cha và đất trời.

Bánh chưng là món ngon không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán

Bánh chưng là món ngon không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán

Nhắc đến Tết là nhắc đến bánh chưng, món ăn thể hiện sự kết tinh của trời đất. Sự kết hợp giữa gạo nếp dẻo, đậu ngọt bùi, tiêu cay nhẹ và thịt mỡ béo ngậy đã đem đến cho ngày Tết một thứ bánh ngon tròn vị. Bên cạnh những lời chúc Tết Nguyên Đán hay nhất, du khách có thể dành tặng cho người tân hay bạn bè những chiếc bánh chưng vào dịp Tết Nguyên Đán này.

  • Món 2: Dưa hành

Dưa hành là món ăn dân dã và bình dị nhưng không kém phần hấp dẫn khi dùng chung với những món ăn truyền thống khác trong dịp Tết. Dưa hành không chỉ mang lại cảm giác ngon miệng cho người dùng mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.

Món dưa hành ngon đòi hỏi những củ hành phải trắng mịn, nổi vân xanh có độ giòn và vị chua vừa phải. Theo những người có kinh nghiệm thì bí quyết làm dưa hành ngon là nhờ cách pha nước ngâm. Món ăn này hứa hẹn sẽ đem đến cho du khách những bữa ăn ngon cùng gia đình của mình.

  • Món 3: Các loại mứt tết

Những sản phẩm này bạn có thể tự tay mình làm

Những sản phẩm này bạn có thể tự tay mình làm

Mỗi dịp Tết về bên cạnh đào mai nở thắm, nhâm nhi bên tách trà thơm ngát không thể thiếu khay mứt với đầy đủ màu sắc như mứt bí thanh mát, vị cay cay của mứt gừng, mứt dừa dẻo ngọt, mứt khoai…. Những sản phẩm này bạn có thể tự tay mình làm để mời mọi người cùng thưởng thức trong những ngày tết hoặc làm quà để biếu.

  • Món 4: Chả lụa

Trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt Nam, chả lụa luôn được đặt ở vị trí trung tâm và là một trong những món ăn chắc chắn phải có. Chả lụa là món ăn làm từ thịt heo được giã nhuyễn trong cối đá, gói bằng lá chuối và luộc chín. Khi sử dụng, chả lụa được thái thành khoanh tròn và bày lên dĩa.

Những miếng chả lụa trắng mịn, vị ngọt, giòn dai sẽ là món ăn ngon mà du khách có thể dành tặng cho những thành viên trong gia đình mình. Nếu thay thịt heo bằng thịt bò, du khách sẽ có được món chả bò thơm ngon, món ăn này thường được nhắc đến trong những blog đi du lịch khám phá Đà Nẵng.

  • Món 5: Canh măng kho giò heo

Canh mang khô giò heo là sự kết hợp tuyệt vời giữa vị giòn, ngọt thanh của măng và giai béo của chân giò. Đây là món ăn dân dã nhưng đặc sắc thường được sử dụng cùng cơm hoặc miến.

Canh măng kho giò heo là món ăn dân dã nhưng đặc sắc

Canh măng kho giò heo là món ăn dân dã nhưng đặc sắc

Để cân bằng dinh dưỡng cũng như đem lại sự đa dạng trong mâm cơm ngày Tết, du khách có thể chọn món canh măng khô giò heo. Nếu muốn chế biến món ăn này, du khách phải ngâm măng trước 2 ngày, bởi đây là loại măng khô nên rất cứng.

Chân giò được lựa chọn là giò trước của lợn, ít thịt sau đó chặt thành miếng to và tẩm ướp gia vị. Món canh măng khô giò heo sẽ được nấu trong nhiều giờ để gia vị thấm đều và măng mềm.

  • Món 6: Khổ qua nhồi thịt

Khổ qua nhồi thịt là món ngon phổ biến trong bữa cơm ngày Tết của người miền Nam. Không chỉ thơm ngon, món ăn này còn mang ý nghĩa cầu mong những khó khăn của năm cũ sẽ đi qua và chào đón những điều mắn mắn phía trước.

Bên cạnh vị đắng của khổ qua thì còn đậm đà vị ngọt của thịt và nước súp. Vào những ngày Tết, sử dụng canh khổ qua nhồi thịt sẽ giúp du khách giải độc mát gan, do các loại đồ ăn chiên xào hoặc rượu bia gây ra.

  • Món 7: Thịt kho trứng

Thịt kho trứng cũng là món ăn có mặt trong ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Món ăn truyền thống này còn có tên gọi khác là thịt kho tàu.

Thịt kho trứng món ngon mang nhiều ý nghĩa

Thịt kho trứng món ngon mang nhiều ý nghĩa

Thịt heo được cắt thành hình vuông, trứng được luộc chín vừa phải sau đó kho cùng với nước màu dừa. Thịt kho trứng là món ăn mang tính hài hòa âm dương với thịt heo vuông và trứng tròn.

Người dân Việt Nam sử dụng món ăn này trong suốt cả năm nhưng nhiều nhất vẫn là dịp Tết cổ truyền. Món ăn này đã góp phần trả lời cho câu hỏi Tết Nguyên Đán có gì hấp dẫn mà nhiều du khách đang thắc mắc.

  • Món 8: Bánh tét

Cũng giống như những món ăn khác, bánh tét là món ăn chính không thể thiếu trong những ngày đầu năm. Bánh tét được làm từ gạo nếp và gói thành những đòn dài với lớp lá chuối bọc bên ngoài.

Bánh tét là món ăn chính không thể thiếu trong những ngày đầu năm

Bánh tét là món ăn chính không thể thiếu trong những ngày đầu năm

Đối với người miền Nam, món bánh này có hai loại là bánh mặn với nhân đậu, thịt heo, bánh ngọt có nhận chuối hoặc đậu xanh. Ngoài việc được dử dụng để dâng cúng ông bà hoặc làm quà biếu, bánh tét kết hợp với tôm khô, dưa hành, củ kiệu còn là món ăn ngon miệng hấp dẫn người thưởng thức trong ngày Tết.

Trên đây là những món ăn cổ truyền trong ngày tết, mỗi món ăn mang một màu sắc, hương vị và có ý nghĩa riêng của từng món. Hãy tự tay mình chế biến những món ăn ngon và hấp dẫn để góp phần thêm hương vị tươi vui trong không khí ngày xuân. Dịp Tết chính là dịp các bạn thể hiện sự khéo léo của mình làm nên các món ăn ngon ngày Tết để mời cả gia đình cũng thưởng thức.

Để mâm cỗ ngày Tết thêm phần phong phú và thú vị du khách có thể lựa chọn những món ăn ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam mà Massageishealthy vừa chia sẻ trên. Chúc các bạn có cho mình một bữa cơm đầu năm thật ngon và tràn ngập niềm vui cùng với gia đình của mình.

A. Các món canh ngày Tết đơn giản chống ngán thịt mỡ ngày Tết

Trong những bữa cơm gia đình lúc nào cũng không thể thiếu các món canh, vì tính thanh mát, dễ ăn và đưa cơm nên canh được các chị em rất coi trọng.

Ngày Tết nên nấu những món ăn gì thật thơm ngon cho gia đình đây? Chắc hẳn những ngày đầu năm bạn và gia đình sẽ có rất nhiều những bữa tiệc linh đình. Vậy thì hãy cùng Massageishealthy xem qua những món canh ngày Tết vừa ngon vừa giúp bạn giải ngấy nữa đấy! Đừng bỏ qua nhé!

1. Canh chua dứa và cá ba sa

Canh chua dứa và cá ba sa

Canh chua dứa và cá ba sa

Nguyên liệu:

  • 1 con cá ba sa khoảng 300g
  • 2 quả cà chua: thái múi cau
  • 6 trái đậu bắp: cắt bỏ đầu và thái khúc chéo
  • 2 cây dọc mùng: tướt vỏ ngoài và thái khúc chéo
  • 1/4 quả dứa: bỏ cùi, thái miếng dày
  • 1 vắt me chua
  • Một nhúm giá đỗ
  • Ít ngò gai (rau mùi tàu), ngổ, ớt tươi, ớt bột, hành khô

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch và ướp cá với chút nước mắm, bột ngọt, ít ớt bột. Sau khoảng nửa tiếng, cho cá vào chảo chiên sơ qua.
  • Bước 2: Phi thơm hành với ít dầu, sau đó cho ½ số cà chua vào đảo cho lên màu trước khi thêm nước dùng vào.
  • Bước 3: Nước sôi, cho cá vào nồi, nấu chín với lửa vừa 15 phút. Sau đó hòa me, lấy nước đổ vào nồi canh chua và nêm nếm. Để khử vị tanh của cá, có thể thêm ít lát ớt tươi.
  • Bước 4: Tiếp tục, thêm dọc mùng, dứa và cà chua, đậu bắp và giá vào, nấu khoảng 2 phút, tắt bếp và dọn ra dùng.

Khi ăn, rắc thêm ít rau ngò gai và hành ngộ thái nhỏ. Nếu thích có thể cho thêm tỏi phi để tăng hương vị cho món canh.

2. Canh kim chi

Canh kim chi

Canh kim chi

Nguyên liệu:

  • 200g thịt heo nạc có lẫn mỡ hoặc thịt ba chỉ
  • Nửa bát nhỏ kim chi cải thảo, bạn có thể mua sẵn tại siêu thị bán đồ Hàn.
  • Nửa hộp đậu non
  • Hành lá hoặc barô, đường.

Cách làm:

Mặc dù là một món ăn nước ngoài nhưng cách làm món canh kim chi vô cùng đơn giản nhé cả nhà!

  • Bước 1: Thịt ba chỉ thái lát vừa ăn
  • Bước 2: Cắt nhỏ kim chi cải thảo
  • Bước 3: Đậu hủ non rửa sạch, cắt thành khối vuông nhỏ vừa ăn
  • Bước 4: Bắc nồi lên bếp, cho dầu vào nóng, phi thơm hành rồi cho thịt ba chỉ vòa xào chín
  • Bước 5: Cho kim chi vào xào cùng, sau đó cho nước lọc vào đun sôi
  • Bước 6: Vì kim chi đã mặn và chua nên chỉ cần thêm đường ,đậu hủ non nêm cho vừa ăn rồi hành cắt khúc vào là món canh kim chi đã hoàn thành rồi.

3. Canh nghêu nấu chua

Canh nghêu nấu chua

Canh nghêu nấu chua

Nguyên liệu:

  • 1kg nghêu sống
  • 1 cây bạc hà (dọc mùng): tướt vỏ ngoài và cắt khúc chéo
  • 1 trái cà chua thái múi cau
  • 5 trái đậu bắp thái khúc chéo
  • 1/4 thơm; 1 vắt me; 1 trái ớt sừng đỏ; vài tép tỏi
  • Thì là
  • Gia vị: mắm, tiêu, bột ngọt

Cách làm:

  • Bước 1: Ngâm nghêu với nước pha chút muối thật loãng cho nghêu nhả cát. Sau đó luộc với 3 lít nước.
  • Bước 2: Khi nghêu chín, chắt nước luộc trong để lại và gỡ thịt nghêu.
  • Bước 3: Bắc nồi nước luộc nghêu lên nồi, nấu sôi. Sau đó, xào nghêu với ít gia vị và hành phi thơm.
  • Bước 4: Nước dùng nghêu sôi lên, cho nghêu vào nấu trong khoảng 5 phút, sau đó thêm đậu bắp, bạc hà và nêm gia vị cho vừa miệng. Khi dọn canh, rắc thêm ít thì là cho thơm.

4. Canh tôm Yum Goong

Tôm Yum Goong là món ăn nổi tiếng của Thái Lan. Vị chua cay của món này sẽ làm hạ cơn ngán thịt mỡ.

Canh tôm Yum Goong

Canh tôm Yum Goong

Nguyên liệu:

  • 300g tôm sú tươi, luộc chín, lột vỏ
  • 150g mực tươi, luộc chín, thái thành từng miếng vừa ăn
  • 50g lá chanh, 3 quả ớt sừng
  • 100g nấm kim châm
  • 100g nấm rơm

Cách làm:

  • Bước 1: Đun 1 lít nước sôi, đập dập sả cho vào. Khoảng 5 phút sau cho riềng, cho lá chanh, nước mắm và sốt lẩu Thái vào.
  • Bước 2: Đợi 15 phút sau vớt xác sả, riềng và lá chanh ra. Cho tôm và mực vào.
  • Sau đó cho nấm kim châm và nấm rơm, ớt sừng cắt dọc đôi vào. Đợi nước sôi lên một lượt nữa rồi nhấc xuống.
  • Bước 3: Tôm Yum Goong dùng nóng, cho rau mùi thái sợi vào, có thể ăn với bún tươi, mì.

5. Cách nấu canh chua cá lóc ngon

Món này dùng nóng với cơm hay bún đều ngon. Ăn canh chua cá lóc muốn ngon thì nước chấm phải là nước chấm trong (chưa pha chế), dầm ớt vào cho cay.

5 món canh ngày Tết đơn giản dễ nấu - Món ngon ngày Tết

5 món canh ngày Tết đơn giản dễ nấu – Món ngon ngày Tết

Nguyên liệu:

  • Một con cá lóc khoảng 500g
  • 1 cây bạc hà, 5 quả đậu bắp
  • ¼ trái thơm, 2 quả cà chua, 50g giá sống
  • 1 vắt me chua. Rau ngò om, ngò gai
  • Nước mắm, muối, đường, hạt nêm, tỏi phi thơm.

Cách làm:

  • Bước 1: Đậu bắp cắt khúc, thơm cắt mỏng, cà chua cắt theo kiểu múi cam, bạc hà tước vỏ, cắt khúc xéo.
  • Bước 2: Cá lóc làm sạch, cắt ra từng khứa to. Nấu một nồi nước sôi, cho chút muối vào nồi, thả cá vào nấu khoảng 5 phút, cá chín tới, vớt ra.
  • Bước 3: Sau đó thả me vào rồi vớt ra dằm chắc lấy nước đổ lại vào nồi nấu sôi, nêm các loại gia vị cho có vị ngọt, chua, mặn vừa khẩu vị.
  • Bước 4: Tiếp đến cho đậu bắp, cà chua, thơm, bạc hà, giá vào nấu sôi trở lại, nêm nếm vừa ăn. Bỏ cá trở lại nồi cho nóng.

Múc canh chua, cá lóc ra tô, rắc ngò gai, ngò om, ớt và chút tỏi phi cho thơm là có ngay món canh chua cá lóc thơm ngon đãi gia đình ngày Tết rồi. Hãy tham khảo những món canh ngày Tết mà chúng tôi vừa giới thiệu trên và lựa chọn món yêu thích nhất để trổ tài chiêu đãi cả nhà nhé các bạn.

C. Món ăn chống ngán ngày hè, ngày Tết – Ngán thịt cá ăn gì?

Các món ăn chống ngán ngày hè – Những ngày hè, ngày tết, món ăn nào cũng chứa rất nhiều mỡ và đạm khiên chúng ta chẳng còn thiết gì ăn uống. Để lấy lại cảm giác ngon miệng các bạn có thể tham khảo một vài món ăn chống ngán ngày tết chúng tôi hướng dẫn dưới đây.

1. Canh tôm

Nguyên liệu

  • Tôm sú( 350g),mực tươi( 60g), lá chanh( 60g ), ớt ( 4 trái ), nấm kim ( 120g ), nấm rơm ( 120g ), sả ( 2 củ )
  • Nước ( 1000ml ), gói lẩu( 1 gói ) và các loại gia vị cần thiết.
Canh tôm - Cách làm các món ăn chống ngán ngày hè, giải ngấy ngày Tết

Canh tôm – Cách làm các món ăn chống ngán ngày hè, giải ngấy ngày Tết

Cách làm

  • Mực luộc chín thái miếng nhỏ, Tôm luộc rồi bóc vỏ,các nguyên liệu khác sơ chế rồi rửa sạch. Tiếp theo các bạn đun sôi 1 lít nước đã chuẩn bị thêm lẩu thái, lá chanh và nước mắm vào. Đun nhỏ lửa khoảng 15-20 p rồi vớt bỏ riêng lá chanh ra ngoài bỏ tôm và mực và nấm vào đun sôi là bạn đã có một bát canh tôm ngon tuyệt vời rồi

2. Nộm ngó sen rau muống

Nguyên liệu

  • Cải thảo, cá rốt, rau muống, ngó sen, củ sen và gia giảm các loại
Nộm rau muốn ngó sen - Cách làm các món ăn chống ngán ngày hè, giải ngấy ngày Tết

Nộm rau muốn ngó sen – Cách làm các món ăn chống ngán ngày hè, giải ngấy ngày Tết

Cách làm

  • Rau muống rửa sạch, nhặt bỏ lá giữ lại phần non. Củ sen gọt bỏ vỏ rồi thái mỏng, ngó sen cắt khúc rồi ngâm dấm gạo để tránh bị thâm, cải thảo lược bỏ bớt phần lá.
  • Trộn đều phần nguyên liệu cải thảo, rau muống, ngó sen, củ sen rồi thêm 1 thìa đường và 1 thìa muối.
  • Khoảng 20 phút sau các bạn tiếp tục bỏ thêm nước lọc tỏi, dấm, đường, ớt, gừng ngâm khoảng 2-3 tiếng là có thể dùng được món nộm rau muống ngó sen này rồi.

3. Dạ dày lợn trộn

Nguyên liệu thì thường ngày chỉ là cách chế biến khác lạ một chút, vừa ngon miệng vừa dễ ăn giúp bạn chống ngấy vô cùng hiệu quả trong những ngày tết.

Dạ dày lợn trộn - Cách làm các món ăn chống ngán ngày hè, giải ngấy ngày Tết

Dạ dày lợn trộn – Cách làm các món ăn chống ngán ngày hè, giải ngấy ngày Tết

Nguyên liệu

  • Dạ dày lợn ( 1 chiếc ), hành tây ( 1 củ ), giá đỗ ( 250g ), dưa chuột ( 1- 2 trái ), chanh, rau răm và các loại gia giảm khác.

Cách làm

  • Dạ dày mang về trước khi chế biến các bản rửa sạch rồi bóp qua với muối và rửa lại một lần nữa cho thật sạch. Mang dạ dạy đem đi luộc chín rồi bỏ vào nước lạnh pha nước cốt chanh để dạ dày không bị dai.
  • Sau đó bạn mang dạ dày thái thật mỏng thêm rau răm, hành tây, dưa chuột, giá đỗ trộn cùng tỏi, ớt, đường, nước cốt chanh và nước mắm rồi có thể dùng được luôn.

4. Nộm gỏi hoa chuối

Nguyên liệu

  • Hoa chuối ( 1 chiếc ) , tôm( 450 g), rau mùi, húng quế, vừng và đậu phộng rang, đường, tỏi và chanh tươi.
Nộm hoa chuối - Cách làm các món ăn chống ngán ngày hè, giải ngấy ngày Tết

Nộm hoa chuối – Cách làm các món ăn chống ngán ngày hè, giải ngấy ngày Tết

Cách làm

  • Hoa chuối chọn cái vừa cắt trong ngày, bỏ những bẹ đã già, rửa qua thái mỏng rồi ngâm với nước giấm rồi bỏ ra rổ để khô ráo nước. Tôm vỏ cứng rồi luộc chín, rau sơ chế rồi thái nhỏ.
  • Tiếp theo đem hoa chuối trộn với đường, gia vị và rau thơm và nước cốt chanh rắc thêm lạc rang đập nhỏ rồi rắc lên nộm hoa chuối là có thể dùng được luôn.

5. Nộm sứa, gỏi sứa

Nộm sức với hương vị thanh mát đem lại cảm giác ngon miệng cho các bạn trong những ngày tết.

Nộm sứa - Cách làm các món ăn chống ngán ngày hè, giải ngấy ngày Tết

Nộm sứa – Cách làm các món ăn chống ngán ngày hè, giải ngấy ngày Tết

Nguyên liệu

  • Sứa (đã sơ chế),dưa chuột, giá, rau thơm, rau cần, răm ,mùi và lạc rang.

Cách làm

  • Sứa mang đi rửa sạch với nước ấm rồi để khô. Rau cần đem bỏ lá, cắt khúc rồi tráng qua một lượt bằng nước sôi. Giá đỗ và rưa chuột rửa sạch rồi để khô.
  • Trộn các nguyên liệu, ớt, chanh và các gia vị rồi đảo đều nộm sứa lên, chờ khoảng 10-15 phút cho sứa ngấm gia vị rồi thêm lạc và rau thơm là có thể dùng được.
Nộm sứa, gỏi sứa - Cách làm các món ăn chống ngán ngày hè, giải ngấy ngày Tết

Nộm sứa, gỏi sứa – Cách làm các món ăn chống ngán ngày hè, giải ngấy ngày Tết

Mong rằng với những danh sách các món ăn chống ngán ngày hè, ngày tết trên đây chúng tôi giới thiệu các bạn sẽ có lựa chọn những bữa ăn vẫn vui vẻ và ngon miệng trọn vẹn hương vị tết. Chúc các bạn thành công và ngon miệng với các món ăn chống ngán ngày hè, ngày Tết này nhé.

D. Một số đồ uống giúp hạ dịu dạ dày ở trong ngày Tết

Ngập ở trong đồ ăn các ngày Tết cũng là lúc những vấn đề về hệ tiêu hóa như đau bao tử gia tăng. Chuẩn bị ngay những thức uống sau để hạ dịu dạ dày mỗi khi cơn đau “không mời mà tới” nhé! Danh sáchđồ uống dưới đây có tác dụng làm dịu hội chứng đau dạ dày . Chúng còn giúp kích thích hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn và giảm tình trạng đầy hơi nữa đấy!

Chè hoa cúc

Một số đồ uống giúp hạ dịu dạ dày ở trong ngày Tết

Trà hoa cúc chứa tác nhân chống viêm đó là chamazulene, chính chất này sẽ giúp bạn khiến giảm cơn đau bao tử khó chịu và tự đó hỗ trợ bạn cải thiện được bệnh lý đau dạ dày. Nghiên cứu cho biết, loại chè này có công dụng phòng hội chứng viêm dạ dày.

Đặc biệt, chúng giúp loại bỏ một nguyên nhân chủ yếu gây đau dạ dày đấy chính là căng thẳng. Để ý khi pha chúng bạn nên sử dụng nước ấm thay bởi vì nước nóng nhằm không khiến mất các dưỡng chất có trong chè.

Chè gừng

Chè gừng là một đồ uống được sử dụng ở trong trị một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như buồn nôn hay đau dạ dày. Gừng cũng được sử dụng không ít trong các cách chữa bệnh đau dạ dày sieunghe.com.

Gừng hỗ trợ thúc đẩy sự bài tiết của nước bọt và dịch dạ dày giúp khắc phục hoạt động của hệ tiêu hóa. Cacbonat có trong gừng cũng sẽ làm dịu dạ dày và giảm chứng đầy hơi bởi tích tụ khí. Nếu không có sẵn túi chè bạn có khả năng uống gừng pha bên cạnh nước nóng và một chút đường để uống.

Trà bạc hà

Một số đồ uống giúp hạ dịu dạ dày ở trong ngày Tết 2

Chè bạc hà sẽ giúp bạn khiến giảm chứng ruột kích thích và khiến loại bỏ một số cơn co thắt dạ dày. Bạc hà được biết đến với cả công dụng giảm hội chứng đau dạ dày được dùng rộng rãi trên thế giới.

Bạn có khả năng dùng chúng ở trạng thái túi lọc hay lá bạc hà tươi. Pha chúng cùng với nước ấm và để cỡ 5 phút là có khả năng dùng để làm dịu cơn đau bao tử! Bạn có thể sử dụng trà bạc hà mỗi ngày để khắc phục các cơn đau bao tử 1 cách triệt để.

Giấm táo và mật ong

Giấm táo và mật ong có công dụng trung hòa axit dạ dày, hỗ trợ giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa nhờ đấy nhưng mà những cơn đau dạ dày sẽ không tái phát vào dịp Tết.

1 Số axit có trong giấm táo còn giúp giảm tiêu hóa tinh bột, hỗ trợ khiến tăng cường 1 số lợi khuẩn cho đường ruột. Bạn chỉ nên pha hỗn hợp: ½ thìa cà phê giấm táo và một thìa nước chanh bên cạnh nước ấm nhằm uống mỗi khi gặp phải hiện tượng trên.

Nước cà rốt và bạc hà

Thoạt nghe có vẻ hơi băn khoăn, nhưng thức uống này vừa có khả năng giúp vượt qua cúm mùa lạnh, vừa làm nhẹ dạ dày bởi vì bổ sung dưỡng chất.

Cà rốt rửa sạch nguyên vỏ, cắt khoanh, đun chín với 4 tách nước và 1 muỗng nhỏ lá bạc hà khô (hoặc 1 nhúm lá bạc hà tươi). Nghiền cà rốt qua rây và uống khi còn nóng. Cho thêm một lát gừng để tăng công dụng xoa dịu hoặc là 1 ít nước chanh cho dễ dùng.

Chè gạo

Để loại bỏ đau dạ dày và ngăn chặn cơn đi ngoài, hãy đun 1/2 tách gạo với 6 tách nước ở trong 15 phút. Lọc bỏ gạo và cho thêm một ít mật ong hay đường vào trà và uống nóng.

Yogurt

Một số đồ uống giúp hạ dịu dạ dày ở trong ngày Tết 3

Khi bị đau bụng, chắc chắn mọi người không có hứng thú với cả những chế phẩm tự sữa, song với chất lượng của yogurt vi sinh, đồng nghĩa với cả lợi khuẩn sống, là một biện pháp hiệu quả bởi vì điều trị khỏi những khó chịu về hệ tiêu hóa cũng như kích thích hệ miễn dịch. Nên chọn sữa chua không đường, không béo và không mùi.

E. Các món ăn ngày tết của người miền Nam, những phong tục truyền thống

Các món ăn ngày tết của người miền Nam – Giống như mọi miền quê hương khác, vùng đất Miền Nam cũng mang trong mình phong cách ẩm thực đậm đà bản sắc văn hóa riêng của mình, nhất là trong những ngày lễ tết. Hãy cùng Massageishealthy khám phá xem ngày tết Miền Nam thường có những món ăn truyền thống gì các bạn nhé.

Các món ăn ngày tết của người miền Nam, những phong tục truyền thống

Các món ăn ngày tết của người miền Nam, những phong tục truyền thống

1. Xôi vò

Xôi vò - Các món ăn ngày tết của người miền Nam, phong tục truyền thống

Xôi vò – Các món ăn ngày tết của người miền Nam, phong tục truyền thống

Với vị ngọt thơm nhẹ nhàng ăn vào có vị béo ngậy và dẻo. Với cách làm đơn giản mang đậm phong tục truyền thống đó cũng là món ăn ít khi thiếu khi tết đến xuân về của người Miền Nam.

2. Củ kiệu ngâm

Nếu người Miền Bắc có món dưa hành thì người Miền Nam cũng có món củ kiệu ngâm chua rất đặc biệt.

Củ kiệu ngâm chua - Các món ăn ngày tết của người miền Nam, phong tục truyền thống

Củ kiệu ngâm chua – Các món ăn ngày tết của người miền Nam, phong tục truyền thống

Với thời gian ngâm chế biến khoảng 8-10 ngày khi đó ăn là ngon nhất. Thông thường người Miền Nam ăn củ kiệu muối với tôm khô để món ăn ngon miệng và đậm đà hơn.

3. Canh khổ qua nhồi với thịt

Canh khổ qua nhồi thịt là một món ăn đơn giản và mộc mạc mang đậm tính cách của con người Miền Nam. Không những là một món ăn ngon có tác dụng thanh nhiệt rất tốt cho cơ thể mà canh khổ qua nhồi thịt còn là sự tượng trung cho một năm mới hạnh phúc, may mắn và bình an.

Khổ qua nhồi thịt - Các món ăn ngày tết của người miền Nam, phong tục truyền thống

Khổ qua nhồi thịt – Các món ăn ngày tết của người miền Nam, phong tục truyền thống

4. Thịt kho trứng nước dừa

Cận kề những ngày tết để chuẩn bị sẵn để tiếp đãi khách và bạn bè người thân người Miền Nam thường nấu một nồi thịt kho trứng nước dừa lớn. Là sự kết hợp tinh tế với vị bùi của trứng, vị ngậy của thịt và ngọt của nước dừa tạo nên một món ăn ngon và đậm đà trong ngày tết.

Thịt kho trứng nước dừa- Các món ăn ngày tết của người miền Nam, phong tục truyền thống

Thịt kho trứng nước dừa- Các món ăn ngày tết của người miền Nam, phong tục truyền thống

5. Bánh tét

Đối với người Bắc ngày tết không thể không có món bánh chưng. Tương tụ với người Miền Nam cũng vậy ngày tết không thể thiếu món bánh tét. Với 2 loại nhận ngọt và mặn bánh tét thường được ăn kèm với củ kiệu chua và tôm khô đem lại cho người ăn cảm giác đặc trưng của hương vị tết cổ truyền.

Bánh tét - Các món ăn ngày tết của người miền Nam, phong tục truyền thống

Bánh tét – Các món ăn ngày tết của người miền Nam, phong tục truyền thống

Hy vọng với những món ăn chúng tôi đã giới thiệu ở trên phần nào đã giúp cho các bạn mường tượng ra một chút văn hóa cũng như phong tục truyền thống của người Miền Nam trong ngày tết.

F. Các món lẩu Việt Nam ngon bổ chống ngán những ngày Tết

Các món lẩu Việt Nam ngon – Ngày tết dương lịch sắp tới gần, với thời tiết lạnh lẽo như thế này thì lẩu dường như là một sự lựa chọn hợp lý để cho bạn và cả nhà cùng quây quần thưởng thức.

Có rất nhiều món lẩu để các bạn có thể lựa chọn thực hiện để làm. Sau đây Massageishealthy sẽ gợi ý cho các bạn các món lẩu Việt Nam ngon và hấp dẫn, tuy nhiên tùy vào sở thích và khẩu vị của bạn và gia đình mà có thể lựa chọn nhé.

Thực đơn các món lẩu Việt Nam ngon bổ rẻ chống ngán ngày Tết Truyền Thống

Thực đơn các món lẩu Việt Nam ngon bổ rẻ chống ngán ngày Tết Truyền Thống

1. Lẩu hải sản

Hải sản là một trong những món lẩu dường như được mọi người ưa thích nhất trong những dịp lễ tết. Với thời tiết lạnh như thế này thì khi chế biến các món ăn thông thường lẩu sẽ rất nhanh chóng bị nguội và lại còn tanh nữa. Vì thể các bạn hãy dũng hải sản để nấu lẩu nhé, vừa thơm ngon vừa nóng hỏi mà lại ngon nữa.

Lẩu hải sản

Lẩu hải sản – Danh sách các món lẩu Việt Nam ngon bổ rẻ chống ngán ngày Tết

2. Lẩu gà lá rang

Cách nấu lẩu gà lá rang có vẻ còn khá xa lạ với các chị em nội trợ, việc chế biến cũng đòi hỏi cần có những nguyên liệu đặc thù của vùng miền.

Lá giang là một loại cây leo có vị chua nhẹ và thường mọc hoang ở trong rừng. Lá giang thường được người dân nam bộ nấu canh hoặc dùng để làm các món ăn bổ dưỡng khác. Chính vì sư bổ dưỡng và góp phần làm món ăn thơm ngon hơn vì thế lá giang đã được du nhập về thành phố và được nhiều người sành ăn lựa chọn.

Lẩu gà lá rang

Lẩu gà lá rang – Danh sách các món lẩu Việt Nam ngon bổ rẻ chống ngán ngày Tết

3. Lẩu nhúng mẻ

Với hương vị nước dùng đặc trưng của mẻ, thơm và chua nhẹ nhàng làm cho người thưởng thức cảm thấy không những ngon mà không bị ngấy. Nguyên liệu để ăn kèm với nước lẩu mẻ thì rất nhiều và đa dạng, bạn có thể ăn với tôm, thịt bò, cá, thịt trâu, thịt gà…..

Lẩu mẻ với vị chua thơm ngon rất dễ ăn

Lẩu mẻ với vị chua rất dễ ăn – Các món lẩu Việt Nam ngon bổ rẻ chống ngán ngày Tết

Ngoài ra rau để nhúng cũng không thể thiếu khi ăn lẩu mẻ tùy sở thích các bạn có thể lựa chọn rau như rau mầm, nấm hoăc cải…. Với 3 cách nấu lẩu chúng tôi vừa giới thiệu ở trên mong rằng đây sẽ là gợi ý thú vị cho các bạn lựa chọn để có thể cùng gia đình bạn bè thưởng thức.

Danh sách các món lẩu Việt Nam ngon bổ rẻ chống ngán ngày Tết

Danh sách các món lẩu Việt Nam ngon bổ rẻ chống ngán ngày Tết

Tết đến xuân về hãy cùng mọi người đón một cái tết ý nghĩa với những món ăn tự tay làm các bạn nhé. Chúc các bạn thành công và ngon miệng.

Thuyết mình văn hóa đón Tết truyền thống 3 miền qua các món ăn

Tết Nguyên Đán được xem là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, là thời gian quý báu để các thành viên trong gia đình sum họp cùng nhau đón chào năm mới may mắn, sung túc. Đây cũng là lúc mọi người đoàn tụ cùng thưởng thức những món ngon truyền thống ngày Tết.

Đặc biệt, do sự khác biệt trong phong tục tập quán và điều kiện tự nhiên, mỗi vùng miền nước ta đều có những đặc trưng riêng trong văn hóa ẩm thực. Cùng Massageishealthy tìm hiểu kĩ hơn những món ngon 3 miền ngày Tết nhé!

Thuyết mình văn hóa đón Tết truyền thống 3 miền qua các món ăn

Thuyết mình văn hóa đón Tết truyền thống 3 miền qua các món ăn

1. Phong tục Tết cổ truyền miền Bắc

Với người miền Bắc, những món ăn ngày tết là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình. Phản ánh rõ nét văn hóa miền Bắc, mâm cỗ ngày Tết ở đây thường rất tinh tế, có sự kết hợp hài hòa giữa món nước và món khô, món thịt và món rau. Trong đó, phải kế đến 5 món đặc trưng dưới đây:

Bánh chưng

Bánh chưng chính là món đinh trong mâm cỗ ngày tết ở miền Bắc. Tết của người miền Bắc không thể trọn vẹn nếu thiếu đĩa bánh chưng đặt trên bàn thờ cúng tổ tiên. Chiếc bánh chưng vuông vức có màu xanh mướt của lá chuối hay lá dong, được làm từ gạo nếp dẻo thơm bọc ngoài phần nhân gồm đỗ xanh, thịt, hạt tiêu tượng trưng cho sự ấm no, đủ đầy trong năm mới.

Thịt đông

Thoạt nghe có vẻ kì lạ, nhưng thịt đông lại là một món ăn vô cùng hợp lý cho những ngày Tết se lạnh ở miền Bắc. Hầu như gia đình nào cũng chuẩn bị sẵn một nồi thịt đông đầy ngút từ khoảng tầm 27 – 28 Tết. Món thịt đông có nguyên liệu chủ yếu là thịt lợn ba chỉ hoặc thịt gà, mộc nhĩ, và bì heo.

Sau khi thịt được nấu chín nhừ, người ta mang nồi thịt ra để nguội sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh và sử dụng dần. Thịt đông thường được ăn kèm với cơm nóng, bánh chưng, dưa hành và nhiều món ăn khác rất ngon.

Thịt nấu đông là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết của người miền Bắc

Thịt nấu đông là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết của người miền Bắc

Dưa hành

Đây là món ăn chắc chắn không thể thiếu trong ba ngày tết của người dân Bắc Bộ. Dưa hành được coi là món ăn kèm thích hợp trong mọi mâm cỗ ngày tết nhờ vị chua dịu, cay nhẹ khi kết hợp với các món khác, giúp người ăn cảm thấy bớt ngấy và cơ thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn.

Giò heo

Giò heo là một món ăn vô cùng tinh tế của người miền Bắc, được làm từ thịt lợn nạc xay nhuyễn, nắn thành khoanh giò trắng mịn, bắt mắt. Khi ăn, người ta chỉ việc cắt khoanh nhỏ, đem bày biện cùng với những món ăn ngày Tết khác, vừa tiện lợi lại ngon miệng. Giò heo được coi là món ăn không thể thiếudđể khởi đầu cho năm mới đủ đầy cho cả gia đình.

2. Đón Tết Nguyên Đán ở miền Trung

Người miền Trung yêu thích sự cầu kỳ, tỉ mỉ nên những món ăn ngày Tết cũng vì thế mà luôn được chăm chút kỹ lưỡng:

Bánh tét

Nếu như bánh chưng là món chính trong những ngày Tết ở miền Bắc thì người miền Trung lại có cho mình chiếc bánh tét mang hương vị đậm đà đặc trưng. Đặc biệt, bánh tét được chế biến từ những nguyên liệu giống hệt như bánh chưng, nhưng được gói thành hình trụ dài như món giò heo thay vì hình vuông truyền thống.

Trong mâm cỗ đủ đầy của người miền Trung, đặt chính giữa luôn là dĩa bánh tét được cắt thành những khoanh tròn, bên trong nhân thịt mỡ và đậu xanh cực kì bắt mắt, tượng trưng cho một năm mới sung túc, ấm no.

Thịt heo ngâm nước mắm

Đây là một món ăn không thể không nhắc đến trong những ngày tết vùng Trung Bộ. Món ăn được chế biến cực kì đơn giản từ thịt heo luộc chín, ngâm trong nước mắm nấu đường tạo nên vị mặn ngọt đậm đà.

Thịt heo ngâm nước mắm được dùng chung với rau sống, bánh tráng, củ kiệu chua ngọt hay dưa hành, và chỉ cần ngâm từ 2-3 ngày là có thể lấy ra dùng được. Ngoài ra người miền Trung còn ngâm cả tai heo, bắp bò cũng hấp dẫn không kém.

Thịt heo ngâm nước mắm được cắt lát sắp ra dĩa cực hấp dẫn

Thịt heo ngâm nước mắm được cắt lát sắp ra dĩa cực hấp dẫn

Dưa món

Tương tự như dưa hành của người miền Bắc, người Trung sử dụng củ kiệu, củ cải, dưa leo, đu đủ, cà rốt để tạo nên món dưa chua mang hương vị đặc trưng riêng.

Tất cả các nguyên liệu trên được rửa sạch, phơi khô sau đó đem đi ngâm chua mặn trong khonảg 2-4 ngày là dùng được. Món ăn kèm này nhất định không thể thiếu trong bất kì mâm cỗ nào, giúp người ăn bớt ngấy và trung hòa cho bữa ăn nhiều dầu mỡ ngày tết.

3. Phong tục Tết miền Nam

Khí hậu miền Nam tương đối khác so với miền Bắc và miền Trung, vì thế những món ăn ngày Tết của người miền Nam cũng có phần khác biệt:

Bánh tét

Người miền Nam cũng đón năm mới bằng món bánh tét như người Trung, nhưng bánh tét lại được chia thành 2 phiên bản: nhân mặn và ngọt khá lạ miệng. Người miền Nam có phong tục cùng nhau xum họp gói bánh tét trước Tết 10 ngày để cúng tổ tiên và làm quà biếu Tết người thân, bạn bè.

Món bánh tét nhân ngọt của người miền Nam

Món bánh tét nhân ngọt của người miền Nam

Canh khổ qua

Người miền Nam quan niệm rằng ăn canh khổ qua vào ngày tết sẽ giúp xua tan khó khăn, chào đón những điều tốt đẹp đến trong năm mới. Vì thế, món ăn này luôn luôn không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết của người Nam. Ngoài ra, canh khổ qua còn có tác dụng giải mỡ, thanh nhiệt, rất thích hợp với thời tiết hanh nóng ở miền Nam.

Củ kiệu tôm khô

Nếu miền Bắc có dưa hành, miền trung có dưa món, thì người miền Nam cũng tự hào với món củ kiệu tôm khô. Củ kiệu phơi khô được ngâm chua ngọt cùng với tôm khô tạo nên một món ăn kèm ngon miệng, và có vị bùi bùi rất đặc trưng. Món ăn này nhất định không thể thiếu trong mâm cỗ, và đặc biệt rất được ưa thích khi nhắm cùng với bia nữa đấy.

Phong tục văn hóa ngày Tết Nguyên Đán 3 miền Bắc Trung Nam

Phong tục văn hóa ngày Tết Nguyên Đán 3 miền Bắc Trung Nam

Sự khác nhau về văn hóa, phong tục tập quán giữa ba vùng miền Việt Nam đã tạo nên sự đa dạng trong ẩm thực. Cùng chung 3 ngày Tết nhưng món ngon ngày Tết của ba miền lại khác nhau, tạo nên sự mới mẻ và thích thú cho du khách từ xa tới.

Massageishealthy sưu tầm và tổng hợp thực đơn món ngon ngày Tết từ nhiều nguồn.

Nguồn tham khảo:

Nét ẩm thực độc đáo đón Tết cổ truyền của người Châu Á, https://www.vietravel.com/vn/du-lich-bang-hinh-anh/net-am-thuc-doc-dao-don-tet-co-truyen-cua-nguoi-chau-a-v2656.aspx, 09/16/2017

Văn hóa ẩm thực ngày Tết Nam bộ, https://tuoitre.vn/van-hoa-am-thuc-ngay-tet-nam-bo-362929.htm, 09/16/2017

You may also like

You cannot copy content of this page